Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn - 16


nhưng chưa đến tuổi nghỉ hưu, trong khi sinh viên tốt nghiệp ra trường đang rất cần có việc làm, nhưng không xin được vào các cơ quan Nhà nước. Việc quy định các cơ quan hữu quan tổ chức thực hiện và cơ chế kiểm tra, đánh giá, bố trí sử dụng nguồn nhân lực còn nhiều bất cập, chưa quy định rõ trách nhiệm.

Tình hình sử dụng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp Thủ đô như sau: Tổng số doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô vừa và nhỏ hoạt động trên địa bàn Thủ đô năm 2005 là 776 đơn vị, sử dụng lao động 67.306 lao động (trong đó lao động nữ là 28.466 người) [123]. Lao động được sử dụng tập trung trong lĩnh vực công nghiệp xây dựng, khai thác mỏ, chế biến lương thực - thực phẩm là chính. Số công nhân kỹ thuật dần chuyển sang các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mấy năm qua tăng lên do tiền lương hấp dẫn hơn.

Tóm lại, từ năm 2005 - 2009, hàng năm Thủ đô giải quyết cho khoảng 276.669 người lao động có việc làm thông qua phát triển kinh tế và đã cấp giấy phép lao động cho 2.293 người lao động nước ngoài từ 28 quốc tịch khác nhau. Năm 2010 - 2012, Thủ đô tiếp tục giải quyết việc làm cho 104 lao động trong nước và đã đưa 73 người lao động sang làm việc tại thị trường nước ngoài. Năm 2013, Thủ đô đã cung cấp 262 lao động cho các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân và đã cấp giấy phép lao động cho 214 người nước ngoài làm việc tại thủ đô.

Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội đang gặp mâu thuẫn: cần sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo ra chất lượng, năng suất lao động cao để phát triển kinh tế - xã hội. Mặt khác, cần giải quyết việc làm đầy đủ cho người lao động, thì ít chú ý đến chất lượng và hiệu quả kinh tế - xã hội.

Mâu thuẫn đó chỉ có thể giải quyết được nếu sự lựa chọn ưu tiên hơn đến nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực phát triển kinh tế - xã hội. Không nên vì sức ép việc làm lớn mà chạy theo số lượng, coi nhẹ chất lượng nguồn lực con người, hạ thấp, coi nhẹ tiêu chuẩn lao động.


Cách giải quyết hợp lý vấn đề trên là lấy xu hướng số lượng làm tiền đề, làm cơ sở cho việc thực hiện xu hướng chất lượng. Đi đôi với giải quyết việc làm, cần tăng cường giáo dục - đào tạo nghề cho người lao động. Đây là khâu trung gian chuyển hoá nguồn nhân lực thành động lực thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG

3.3.1. Những kết quả đạt được

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

Hơn 25 năm đổi mới đất nước, Đảng bộ, Chính quyền Thủ đô đã thu

được những thành tựu đáng kể trong phát triển nguồn nhân lực, nhờ đó kinh tế

Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn - 16

- xã hội của Thủ đô đạt được thành tựu đáng khích lệ. Kinh tế tăng trưởng liên tục và cơ cấu kinh tế chuyển biến đúng hướng và phù hợp với thế mạnh, tiềm năng của Thủ đô. Tốc độ tăng trưởng GDP luôn cao hơn mức trung bình của cả nước và luôn ở mức cao hơn so với thành phố trực thuộc các tỉnh trong nước với tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12,12%, bình quân đầu người 2.768 USD/người/năm (2011- 2013); đời sống của nhân dân được nâng cao và ổn định. Kim ngạch xuất khẩu đạt 441.687.031,09 USD, các chương trình, dự án, chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong từng giai đoạn đã được triển khai và thực hiện, nguồn nhân lực của Thủ đô đã tăng lên về số lượng, chất lượng.

Một là, tốc độ gia tăng dân số phù hợp.

Đảng bộ và nhân dân Thủ đô đã sớm nhận thức rõ trong điều kiện còn thiếu số lượng lao động hiện nay, sự gia tăng dân số phù hợp sẽ là một động lực to lớn cho sự phát triển. Tuy nhiên dân số tăng nhanh sẽ tạo áp lực lớn về ổn định đời sống cũng như giải quyết các vấn đề xã hội.

Tốc độ tăng dân số của Thủ đô khá cao, trung bình là 2,37%/năm trong thời kỳ 1995 - 2000; 2,2%/năm trong thời kỳ 2001 - 2005; 2,4%/năm trong thời kỳ 2006 - 2010 và 2,7%/năm trong năm 2013. Tốc độ tăng lên cao hơn cả nước chủ yếu do tăng dân số cơ học. Đây là thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai.


Hai là, chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao.

Từ năm 2002 đến nay, chất lượng nguồn nhân lực của Thủ đô không ngừng được nâng lên. Đảng bộ và Chính quyền Thủ đô rất chú ý đến công tác đào tạo, dạy nghề; trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực ở Thủ đô không ngừng được nâng lên. Trước năm 2002, chất lượng nguồn nhân lực có CMKT chỉ chiếm dưới 15% lực lượng lao động toàn Thủ đô, thì năm 2013 đã tăng lên 27,53%, tức là tăng 12,53%.

Sự gia tăng tương đối nhanh của lao động qua đào tạo trong tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là điều kiện thuận lợi để phát triển từng ngành, từng vùng kinh tế và thành phần kinh tế, nhất là đẩy nhanh phát triển công nghiệp và dịch vụ, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ.

Ba là, sự nghiệp giáo dục có sự chuyển biến tích cực.

Đảng bộ và Chính quyền Thủ đô nhận thức đúng đắn phải phát triển mạnh giáo dục đào tạo cả về qui mô và nâng cao chất lượng. Đại hội lần thứ V của Đảng bộ Thủ đô đã chỉ rõ: "Mở rộng mạng lưới giáo dục từ thành thị đến nông thôn; xã hội hoá giáo dục ngày càng phát triển; đến nay 100% số người trong độ tuổi đi học của Thủ đô đã được phổ cập tiểu học..." [129, tr.10].

Việc mở rộng mạng lưới trường lớp, các ngành học, người học theo hướng đa dạng hoá cộng với biết sử dụng các nguồn lực sẵn có là yếu tố cơ bản trong quá trình phát triển bền vững. Trong những năm qua hệ thống giáo dục của Thủ đô đã có bước phát triển mới với qui mô ngày càng tăng lên, mạng lưới giáo dục được mở rộng đến từng huyện và nông thôn, số trường học ngày càng phát triển theo nhịp độ tăng trưởng của dân số.

Sự nghiệp giáo dục đã có bước tiến rõ rệt với quy mô ngày càng tăng lên, mạng lưới trường lớp được mở rộng từ nội thành cho đến ngoại thành, các mục tiêu xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học được thực hiện, nhiều địa phương nông thôn đã có các biện pháp, tạo mọi điều kiện để thu hút trẻ vào lớp mẫu


giáo, chuẩn bị cho trẻ vào lớp tiếp theo... Số học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông ở tất cả các vùng đều tăng, đặc biệt là các khu vực, trung tâm đào tạo và dạy nghề đã thu hút đông đảo người lao động tham gia học tập.

Qua điều tra cho thấy: Tỉ lệ đến trường của trẻ mẫu giáo là 32,4% năm 2005, đã tăng lên 43,98% năm 2010 và 74,0% vào năm 2013. Tỉ lệ đến trường của học sinh cấp I năm 2005 là 94,20% học sinh độ tuổi lên thành 98,68% học sinh trong độ tuổi vào năm 2010 và 99,77% năm 2013.

Tỉ lệ ở học sinh cấp II năm 2005 là 85,1% học sinh tốt nghiệp cấp I, đến năm 2010 là 80,03% (giảm 5,07%) và tiếp tục tăng lên 94,30% vào năm 2013. Học sinh cấp III là 27.513 em, trong đó tỉ lệ học sinh tốt nghiệp là 99,35% năm 2013.

Tỉ lệ biết chữ trong độ tuổi 15 - 40 năm 2005 là 85,5%; 98,5% năm

2010 và 99% trong năm 2013, trong khi đó, độ tuổi 15 - 35 tuổi đạt 63% năm 2013. Qui mô lớp mẫu giáo từ 45% năm 2010 lên 55% trong năm 2013; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ việc học tập ở các trường học được nâng lên từ 25% trong năm 2010 lên 50% trong năm 2013; ở cấp III được đưa máy tính vào chương trình học tập.

Hàng năm đa số giáo viên được đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo lại để nâng cao trình độ. Đến nay 100% số giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông toàn Thủ đô đạt tiêu chuẩn, 90% giáo viên mầm non đã qua đào tạo. Chất lượng học các cấp học đã được nâng lên đáng kể, thể hiện là số học sinh khá, chăm ngoan, số học sinh đoạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp Thủ đô, cấp quốc gia và thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng ngày càng tăng lên.

Bốn là, dịch vụ y tế được đảm bảo.

Việc thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống đã góp phần tạo thuận lợi cho phát triển nguồn nhân lực phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Các chính


sách hỗ trợ người nghèo được thực hiện nghiêm túc và đầy đủ, giúp cho người nghèo sớm tiếp cận được với các dịch vụ xã hội trong việc khám chữa bệnh, tạo thuận lợi cho quá trình đào tạo và tự đào tạo của đa phần nhân dân, góp phần quan trọng cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cho đất nước.

Năm là, hợp tác quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực được mở rộng.

Với sự mở rộng quan hệ với bạn bè quốc tế, cùng với kết hợp chính sách xã hoá giáo dục, quan hệ quốc tế được mở rộng là cơ hội và điều kiện tốt để phát triển nguồn nhân lực. Tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế tăng cường cơ sở vật chất cho các trường đào tạo, từng bước hiện đại hoá chương trình và phương pháp đào tạo, góp phần tạo nên cán bộ và nâng cao năng lực quản lý. Ngành giáo dục đã tranh thủ tối đa các nguồn vốn tài trợ quốc tế như vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA), vốn ngân hàng thế giới (WB), ngân hàng phát triển châu Á (ADB), vốn tổ chức SIDA, UNESCO, để củng cố xây dựng cơ sở vật chất trường học, đặc biệt là ở vùng nông thôn và một số cơ sở trọng điểm ở các bậc học. Trong thời kỳ 2012 - 2013, dòng vốn đầu tư của Thủ đô và nước ngoài vào sở giáo dục Thủ đô là 11.259 tỉ kíp, chiếm 70,16% tổng số vốn đầu tư và bằng 13,95% ngân sách chi cho giáo dục Thủ đô.

Việc tăng cường quan hệ với các tổ chức quốc tế tạo thêm điều kiện và cơ hội cho CHDCND Lào nói chung và Thủ đô Viêng Chăn nói riêng gửi hàng vạn học sinh đi đào tạo và bồi dưỡng những ngành nghề ở các lĩnh vực then chốt tại các nước như ở Việt Nam, Liên Bang Nga...

Sáu là, đường lối và chính sách phát triển nguồn nhân lực được quan tâm.

Với quan điểm coi con người là nhân tố quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, Đảng và Nhà nước Lào đã thực hiện nhiều chính sách phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế Lào trong mọi giai đoạn. Điều này, được thể hiện trong 4 khâu đột phá mà Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng nhân dân cách mạng Lào đề ra. Trong đó, việc đào


tạo đội ngũ lao động được củng cố và phát huy, chính sách phát triển, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh đối với nguồn nhân lực có trình độ cao và đội ngũ giáo viên có ý nghĩa rất lớn đối với sự nghiệp trồng người trong phát triển kinh tế tri thức. Vấn đề đặt ra là tiếp tục giữ vững và phát huy thành quả đã đạt được về giáo dục quốc dân từ mầm non đến đại học, về phát triển đội ngũ cán bộ công chức nhà nước về cơ cấu trình độ học vấn lẫn số lượng và chất lượng đủ đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Những nguyên nhân chủ yếu của thành công nêu trên là do sự đúng đắn trong đường lối lãnh đạo của Đảng, Chính quyền các cấp và các tổ chức kinh tế - xã hội coi con người là trung tâm của sự phát triển bền vững.

Những chủ trương chính sách về nguồn nhân lực đã được cụ thể hoá thành các biện pháp cụ thể, chính sách, chiến lược; tạo lập cơ sở vật chất cần thiết, tạo thuận lợi đẩy nhanh sự phát triển nguồn nhân lực.

Nhân dân Thủ Đô và xã hội ngày càng nhận thức đúng đắn và quan tâm hơn đến công tác giáo dục - đào tạo; có chỉ số phát triển giáo dục cao nhất; có hệ thống giáo dục khá hoàn chỉnh…

3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

3.3.2.1. Những hạn chế

Chất lượng nguồn nhân lực so với yêu cầu thực tiễn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay của Thủ đô Viêng Chăn còn nhiều bất cập và hạn chế. Riêng nguồn nhân lực có chất lượng cao đang thiếu nghiêm trọng cả về số lượng và yếu về chất lượng.

Tốc độ phát triển nguồn nhân lực còn chậm, nguồn nhân lực ít được đào tạo về tay nghề, nghề nghiệp, trình độ học vấn thấp. Nhận thức và trình độ dân trí còn thấp, kinh tế chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, giáo dục, y tế chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội, đặc biệt là ở nông thôn, gây sức ép lớn cho đào tạo nghề và tìm kiếm việc làm của đa


số người lao động.

Việc đào tạo còn phân tán, không đồng bộ và không hợp lý về cơ cấu, làm cho các huyện ở nông thôn rất thiếu kỹ sư thực hành và nhân viên kỹ thuật, những người chuyển giao công nghệ kỹ thuật vào sản xuất. Tình trạng đói nghèo chiếm tỷ lệ cao trong dân số, ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực của người lao động và cường độ lao động theo kiểu công nghiệp.

Hệ thống kết cấu hạ tầng như vật chất, máy móc, trang thiết bị dạy nghề tại các trường dạy nghề còn nhỏ bé, lạc hậu, nhất là phòng nghiên cứu, phòng thí nghiệm tại một số trường. Chất lượng đào tạo kém phần lớn chỉ hướng về lý thuyết nhiều ít thực hành, nên khả năng thực hành của sinh viên yếu kém ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của công việc sau khi ra trường.

Bên cạnh đó, việc gắn kết giữa đào tạo với quản lý sử dụng nguồn nhân lực qua đào tạo và giải quyết việc làm còn hạn chế. Một bộ phận không nhỏ lao động đã qua đào tạo nhưng gặp khó khăn khi tìm việc làm.

Trình độ, năng lực của một bộ phận cán bộ Thủ đô còn hạn chế giữa kiến thức lý luận chính trị và kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, và chưa đồng đều giữa các cấp, các ngành chưa đáp ứng kịp yêu cầu đòi hỏi của nhiệm vụ mới. Phần đông cán bộ, công chức yếu về ngoại ngữ, tin học, kiến thức quản lý kinh tế; chưa có tác phong lao động công nghiệp... Một bộ phận cán bộ chưa thật sự cố gắng, nhiệt tình trong công việc, còn tình trạng vừa thiếu, vừa yếu... Số cán bộ được đào tạo cơ bản chính quy còn ít, phần lớn vừa học, vừa làm, qua đào tạo từ xa, ngắn ngày…

Cơ cấu nguồn nhân lực giữa nội thành và ngoại thành chưa hợp lý, cán bộ trẻ còn ít; cán bộ công chức giỏi còn có trình độ chuyên môn cao trong một số lĩnh vực còn thiếu; cán bộ, công chức có năng lực nổi trội, năng động, dám nghĩ, dám làm chưa nhiều.


Tính chuyên nghiệp; trình độ và năng lực, kỹ năng lãnh đạo, quản lý... của một số cán bộ chưa ngang tầm yêu cầu của thời kỳ phát triển và tính hội nhập hiện nay. Một số cán bộ, công chức cao tuổi, đào tạo chắp vá, năng lực chuyên môn yếu chưa có hướng khắc phục. Chưa có chiến lược cụ thể về đào tạo cán bộ kế thừa; chính sách đãi ngộ cán bộ công chức chưa đủ sức thu hút mạnh và giữ chân người tài.

Giáo dục mầm non còn gặp nhiều khó khăn ở nhiều nơi, đặc biệt là vùng nông thôn. Kết quả xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học chất lượng thấp, chưa vững chắc, tỉ lệ biết chữ của nữ giới một số dân tộc chỉ khoảng 5%. Qui mô phát triển giáo dục giữa các vùng, địa phương chưa đồng đều, kế hoạch phát triển giáo dục chưa gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Nội dung, chương trình dạy học chưa được đổi mới hoàn toàn, chưa theo kịp các nước khu vực; cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ học tập còn thiếu thốn, lạc hậu, tỉ lệ giáo viên có xu hướng giảm dần về chất lượng. Đa số những người giỏi không muốn làm nghề giáo viên. Tỉ lệ học sinh sinh viên ra trường mỗi năm còn ít, chất lượng chưa cao so với yêu cầu của sự phát triển mới. Tham nhũng, tiêu cực trong giáo dục chưa được ngăn chặn kịp thời.

Những bất cập nêu trên đã cản trở quá trình nâng cao chất lượng nguồn

nhân lực của Thủ đô.

3.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

Những hạn chế, bất cập nêu trên do tác động khách quan và chủ quan.

- Nguyên nhân khách quan

Kết cấu hạ tầng về kinh tế của Thủ Đô còn lạc hậu, chậm phát triển. Hầu hết tất cả các nhà máy xí nghiệp của Thủ đô đều là quy mô nhỏ chiếm gần 93%. Sản xuất hàng hoá công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chưa phát

Xem tất cả 191 trang.

Ngày đăng: 06/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí