Cơ Cấu Trình Độ Của Cán Bộ, Giáo Viên Dạy Nghề Năm 2013


- Về hệ thống đào tạo nghề.

Thủ đô Viêng Chăn là một trong những tỉnh sớm hình thành hệ thống trường đào tạo nghề đến đại học. Thủ đô Viêng Chăn có Sở lao động và Phúc lợi xã hội với 19 trung tâm đào tạo nghề; năng lực đào tạo là 3.000 người/năm. Trong đó, đào tạo tổng hợp là 13 trung tâm; đào tạo ban đầu để chuẩn bị làm việc có 3 trung tâm. Thủ đô quản lý 2 trung tâm bồi dưỡng dạy nghề cho thanh niên, phụ nữ theo từng nghề nghiệp. Đó là Trung tâm phát triển Tay nghề và Trường dạy nghề Hữu nghị Viêng Chăn

- Hà Nội đào tạo các ngành điều hành - kế toán cao cấp, kinh doanh - kế toán, quản lý văn phòng, kỹ năng điện, hệ thống điện nhà, điện máy lạnh, ngành nông lâm ngư, chế biến thức ăn, trang trí kiểu tóc nữ - nam, ngành dệt, thẩm mỹ và công nghệ thông tin...

Đội ngũ giáo viên dạy nghề của 2 cơ sở đó phát triển nhanh về số lượng, trình độ chuyên môn kỹ thuật có nhiều chuyển biến. Tính đến năm 2013 có 112 người, nữ 60 người; Về trình độ: Trên đại học 17 người chiếm 15,18%; đại học, cao đẳng 93 người chiếm 83,03% và trung cấp 2 người chiếm 1,78%.

Để trực quan hơn có thể thể hiện cơ cấu về trình độ của 2 cơ sở trên bằng biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.2: Cơ cấu trình độ của cán bộ, giáo viên dạy nghề năm 2013


Đối với Trung tâm phát triển Tay nghề Theo số liệu giai đoạn 2000 2005 đã 1


+ Đối với Trung tâm phát triển Tay nghề: Theo số liệu giai đoạn 2000 - 2005, đã đào tạo được 5.969 học sinh (nữ 3.053 người); Năm 2006 - 2010 đã đào tạo được 5.538 học sinh tốt nghiệp, trong đó nữ là 3.647 người; năm 2011

- 2013 là 1.458 học sinh, nữ 711 người. Trung tâm còn tổ chức bồi dưỡng cho những người dân và những người không có nghề nghiệp trong các ngành nuôi cá, ếch, trồng ngô, nấm, cây hoa quả..., sửa chữa xe máy, ô tô, di động... được tất cả 126 người (trong đó nữ 51 người).

+ Trường dạy nghề Hữu nghị Viêng Chăn - Hà Nội, thành lập năm 2003, năm 2004 - 2005 có 3 chuyên ngành trung cấp như kỹ thuật IT (máy tính), kế toán và quản lý văn phòng có 210 sinh viên học nghề, nữ 89 người.

Đến nay đã Trường có chương trình đào tạo cao đẳng và liên thông đại học với các chuyên ngành kinh doanh máy tính, Tecnologi thông tin và ngành IT tài chính - ngân hàng với số sinh viên năm 2013 là 1.673 người (trong đó nữ 696 người).

Các cơ sở đào tạo nghề đã triển khai mục tiêu chung là nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô, bảo đảm sự phù hợp về cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo, nâng cao hiệu dạy nghề để đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật trực tiếp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ…

Bảng 3.10: Số lượng lao động được đào tạo nghề tại Thủ Viêng Chăn trong các giai đoạn năm 2005, 2010, 2013 [156], [157].

Đơn vị: Người


Năm

Ngành

2005

2010

2013

Tổng số

Nữ

Tổng số

Nữ

Tổng số

Nữ

1. Điện lực

190

0

19

0

82

0

2. Ngành kỹ thuật IT máy tính

170

78

56

21

16

5

3. Ngành Informatic

(kế toán - kinh doanh)

184

128

148

113

183

153

4. Ngành quản lý văn phòng

348

290

73

63

96

70

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.


Để thể hiện rõ hơn có thể xem biểu đồ 3.3 dưới đây thể hiện một số

chuyên ngành chuyên môn kỹ thuật tại Thủ đô Viêng Chăn.

Biểu đồ 3.3: Cơ cấu đào tạo nghề trình độ chuyên môn kỹ thuật tại thủ đô Viêng Chăn năm 2005-2013

Nhìn chung tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật ở Thủ đô có xu 2

Nhìn chung, tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật ở Thủ đô có xu hướng giảm dần. Lý do là từ trước đến nay người Lào không thích học nghề với trình độ sơ cấp, trung cấp; mặt khác do Nhà nước chưa có chính sách khuyến khích học nghề và việc làm.

Tóm lại, tuy có phát triển nhưng các cơ sở đào tạo nghề còn ít, đầu tư cho các cơ sở dạy nghề còn có những hạn chế, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng. Nói chung Nhà nước chưa có chính sách hấp dẫn về khuyến khích đào tạo nghề và học nghề. Chương trình đào tạo, giáo trình giảng dạy chưa theo kịp công nghệ sản xuất mới. Chất lượng của công tác đào tạo nghề chưa được nâng cao, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn; tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm còn nhiều. Lực lượng lao động tập trung ở nông thôn chủ yếu là lao động phổ thông, chưa


qua đào tạo hơn 70%. Nhiều hộ dân nghèo không có cơ hội tiếp cận đến trình độ học nghề.

+ Về các trường đại học, hiện nay tại Thủ đô có rất nhiều các trường đại học nhưng chưa có một trường nào thuộc Thủ đô quản lý. Đại học Quốc gia Lào được coi là một trường có uy tín tại Thủ đô là nơi liên thông giữa các trường trung học - cao đẳng trong trong hệ thống giáo dục quốc dân. Ngoài việc đào tạo đại học, trường còn triển khai đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ. Đại học Quốc gia có 1.742 cán bộ, công chức. Trong đó có 1.315 giảng viên và 427 cán bộ quản lý nhà nước; Về trình độ học vấn: giáo sư 8 người (chiếm 0,45%); phó giáo sư 92 người (chiếm 5,28%); tiến sĩ 99 người

(chiếm 5,68%); thạc sĩ 694 người (chiếm 39,84%) và cử nhân 841 người

(chiếm 48,28)…

Nhờ sự phát triển của lĩnh vực giáo dục đào tạo, chất lượng dạy và học đã được nâng cao đáng kể. Để đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý theo hướng đồng bộ hoá về cơ cấu và chuẩn hoá về trình độ đào tạo, hiện nay cán bộ, giáo viên đang tiếp tục đào tạo nâng cao trình độ tại nước ngoài với trình độ tiến sĩ 72 người, thạc sĩ 180 người và cử nhân 5 người [137].

- Về hệ thống quản lý, cơ chế chính sách và điều kiện đảm bảo đào tạo nguồn nhân lực

Thủ đô đã triển khai đồng bộ hệ thống chính sách để phát triển nguồn nhân lực, tạo động lực cho các cơ sở đào tạo, giáo viên và đối tượng được đào tạo; đổi mới cơ chế chính sách về kế hoạch, tài chính, từng bước thực hiện cơ chế đấu thầu, đặt hàng chỉ tiêu đào tạo từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nước, phân cấp triệt để và hợp lý nhằm phát huy tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cấp và các cơ sở đào tạo. Đẩy mạnh xã hội hoá học tập và dạy nghề, khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân đầu tư cho lĩnh vực giáo dục đào tạo nguồn nhân lực.


Chính phủ đã chi ngân sách cho giáo dục Thủ đô bằng 6,51% trong tổng chi ngân sách giáo dục cả nước. Năm 2005 - 2006 số tiền chi cho giáo dục đào tạo là 32,3 tỷ kíp; năm 2008 - 2009 là 59,50 tỷ kíp và năm 2012 - 2013 là 172.953 tỷ kíp. Đi cùng với sự đầu tư của nhà nước, năm 2012 - 2013, chính quyền Thủ đô cùng với các tổ chức, cá nhân nước ngoài cùng đầu tư vào giáo dục của Thủ đô số vốn 11.259 tỷ kíp, trong đó vốn nước ngoài 29,84% và vốn của Thủ đô là 70,16%.

Thủ đô Viêng Chăn còn hợp tác với các thủ đô của các nước, các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực giáo dục đào tạo và học nghề như liên kết đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao với Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam) với 29 người học trình độ đại học, 3 người học trình độ thạc sĩ. Ngoài ra, Thủ đô còn hợp tác với Liên bang Nga, Chămpuchia và Thái Lan…. Tính đến nay, có hơn 70 sinh viên của thủ đô học tập tại nước ngoài.

- Về hệ thống y tế chăm sóc sức khoẻ

Thủ đô Viêng Chăn đã coi trọng, tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho việc chăm sóc sức khoẻ. Tuổi thọ trung bình của người dân Thủ đô từ 65 tuổi thời kỳ 2000 - 2005 lên 70 tuổi thời kỳ 2006 - 2010, 73 tuổi cho thời kỳ 2011 - 2013 và dự kiến 75 tuổi cho thời kỳ 2016 - 2020.

Thực hiện tốt Chương trình phòng chống các bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm, HIV, AIDS; tổ chức, chỉ đạo phòng chống các bệnh dịch lạ xảy ra. Hiện nay, Thủ đô có 4 bệnh viện lớn nhất thuộc Trung ương và 9 bệnh viện huyện, 42 trạm y tế, 108 phòng khám tư nhân và 493 hiệu bán thuốc; có 542 bác sĩ (bình quân 6,8 bác sĩ /10 nghìn dân); tỷ lệ này cả nước là 59 bác sĩ

/100 nghìn dân. Các y bác sĩ tại các bệnh viện Trung ương còn giúp 9 bệnh viện huyện của Thủ đô trong điều trị, phòng và khám bệnh. Ví dụ với bệnh sốt xuất huyết Sở Y tế phối hợp với chính quyền các địa phương tuyên truyền về vấn đề vệ sinh cho cộng đồng nhân dân, cho từng gia đình trong 9 thành phố với 760 bản, trong đó có 37.630 dãy nhà.


Công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em ở Viêng Chăn được quan tâm. Đến năm 2011, "Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi chỉ còn 10/1000 người (toàn quốc là 70 người/100.000 người); tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi chỉ còn 20/1.000 người (toàn quốc là 98/100.000 người); tỷ suất chết mẹ 25 người

/100.000 người (toàn quốc 405 người/10.000 người), tuổi thọ bình quân của dân Thủ đô là 72 tuổi, và hệ thống cấp nước sạch đáp ứng được 95,87% nhu cầu tiêu dùng của nhân dân Thủ đô so với cả nước đạt 74%. Chỉ tiêu đó được thể hiện: "trong thời kỳ 2001 - 2005 tỷ lệ được dùng nước sạch của dân Thủ đô là 85,77%, và 95,87% trong thời kỳ 2006 - 2010" [158], [160].

Bảng 3.11: Chất lượng dịch vụ y tế của Thủ đô giai đoạn 2005 -2010 [160].

Đơn vị tính: Người


TT

Năm

Nội dung

2005

2006

2007

2008

2009

2010

1

Khám định kỳ phụ nữ

mang thai


40.996


56.755


63.631


76.124


81.051


89.422

2

Sinh tại bệnh viện

8.707

7.540

10.973

11.386

12.202

12.477

3

Sinh tại làng

665

42

859

124

762

456

4

Mẹ tử vong khi sinh

4

2

5

4

4

1

5

Trẻ tử vong khi sinh

0

0

58

38

81

72

6

Trẻ sinh dưới 2,5kg

298

321

379

417

671

658

7

Tổng cộng :

50.670

64.660

75.905

88.093

94.771

10.3086

Ngành y là một ngành đặc biệt chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho dân. Vì vậy, cán bộ ngành y tế phải là những người đã được đào tạo qua một ngành, nghề chuyên môn. Thủ đô có đội ngũ nhân lực y tế tương đối với trình độ chất lượng cao.

Về trình độ học vấn của nhân lực y Thủ đô Viêng Chăn như sau: Thời


kỳ 2001 - 2005 số lượng cán bộ, nhân viên Sở y tế Thủ đô là 475 người (nữ 270), sau đại học 9 người chiếm 1,99%; thạc sĩ 6 người (chiếm 1,26%); cao

đẳng 95 người (chiếm 20%); trung cấp 165 người (chiếm34,73%); sơ cấp 202

người (chiếm 24,52%).

Thời kỳ 2006 - 2010 gồm 542 người (nữ 333 người) tăng 67 người: sau đại học 20 người tăng 11 người; tiến sĩ 2 người; Thạc sĩ 8 người tăng 2 người; cử nhân 64 người; cao đẳng 125 người, tăng 30 người; trung cấp 225 người, tăng 60 người và sơ cấp 171 người, giảm 30 người.

Tuy nhiên, ngành y tế và công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân của Thủ đô còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh có chất lượng, nhất là khu vực nông thôn; Khả năng và tiến độ đầu tư cơ sở vật chất cho ngành y tế còn chậm. Trang thiết bị y tế tuy có được bổ sung nhưng so với nhu cầu còn thiếu, chưa đồng bộ và lạc hậu, chất lượng dịch vụ y tế còn thấp chưa đáp ứng nhu cầu bảo vệ sức khoẻ ngày cao của nhân dân.

- Về đội ngũ cán bộ công chức

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức luôn được Đảng bộ và chính quyền Thủ đô quan tâm đào tạo văn hoá, chuyên môn, lý luận chính trị trong và nước ngoài. Đào tạo trong nước: Thạc sĩ 8 người (trong đó nữ 2 người); đại học 14 người (trong đó nữ 2 người); cao đẳng 492 người (trong đó nữ 79 người); trung cấp 215 người (trong đó nữ 30); sơ cấp 339 người (trong đó nữ 60 người); lý luận chính trị 5 tháng 18 người (trong đó nữ 3 người).

Đào tạo ở nước ngoài như Việt Nam, Trung Quốc, Singapore, Niudilân là 77 lượt người, trong đó, tiến sĩ 2 người, thạc sĩ 6 người, đại học 8 người và lý luận chính trị tại Việt Nam 11 người, Trung Quốc 5 người [102].

- Giai đoạn 2001 - 2005, cán bộ, công chức ở cấp thành phố và huyện là 8.007 người. Trong đó, cấp thành phố 1.815 người, nữ 594 người; cấp huyện 6.192 người, nữ 3.117 người Trình độ đào tạo của đội ngũ trên như sau: Cao đẳng 1.245 người (chiếm 15,54%), đại học 1.375 người (chiếm


17,17%), thạc sĩ 107 người (chiếm 1,33%), tiến sĩ 6 người (chiếm 0,07%).

- Giai đoạn 2006 - 2010, tổng số cán bộ, công chức của Thủ đô là

11.547 người (không tính lực lượng vũ trang), nữ 5.517 người. Trong đó, Trung ương quản lý 33 người, Thủ đô quản lý 7.956 người và 3.558 người thuộc cấp huyện quản lý. Về trình độ học vấn: Tiến sĩ 12 người, chiếm 0,11%, thạc sĩ 231 người, chiếm 2,1%, đại học 2.372 người, chiếm 21%, cao đẳng

2.010 người, chiếm 17,41%, trung cấp 5.408 người, chiếm 46,83%, sơ cấp

1.084 người, chiếm 9,39%, còn lại 430 người chiếm 3,72%.

- Giai đoạn 2011 - 2013, tổng số cán bộ, công chức là 15.081 người, nữ 7.615 người; Tăng 3.534 người so với giai đoạn 2006 - 2010; Trong đó Trung ương quản lý 30 người, Thủ đô 7.980 người, nữ 4.190 người và số còn lại là cấp huyện quản lý. Trình độ học vấn: Tiến sĩ 15 người, tăng 3 người; Thạc sĩ 355 người, tăng 124 người; Đại học 4.882 người, tăng 2.510 người; Cao đẳng 2.842 người, tăng 832 người; Trung cấp 5.705 người, tăng 297 người và sơ cấp 1.282 người, tăng 200 người.

Bảng 3.12: Trình độ cán bộ công chức Thủ đô Viêng Chăn năm 2001 - 2013 [101], [102].

Đơn vị tính: %



Trình độ

Tỷ lệ tăng trưởng qua các giai đoạn

2001 - 2005

2006 - 2010

2011 - 2013

Số lượng

(Người)

Tỷ lệ

(%)

Số lượng

(Người)

Tỷ lệ

(%)

Số lượng

(Người)

Tỷ lệ

(%)

Tiến sĩ

6

0,07

12

0,10

15

0,10

Thạc sĩ

107

1,34

231

2,00

335

2,22

Đại học

1.375

17,17

2.372

20,54

4.882

32,37

Cao đẳng

1.245

15,55

2.010

17,41

2.842

18,84

Dưới cao đẳng

5.274

65,87

6.922

59,95

7.007

46,46

Tổng

8.007

100%

11.547

100%

15.081

100%

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/10/2022