Chuyển Dịch Cơ Cấu Trình Độ Của Cán Bộ Quản Lý Thủ Đô Viêng Chăn Qua Các Giai Đoạn


Có thể minh hoạ sự dịch chuyển về cơ cấu trình độ của đội ngũ quản lý qua 3 giai đoạn trên bằng biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.4: Chuyển dịch cơ cấu trình độ của cán bộ quản lý Thủ đô Viêng Chăn qua các giai đoạn

Từ những số liệu trên cho thấy nguồn nhân lực được đào tạo ở các trình 1

Từ những số liệu trên cho thấy, nguồn nhân lực được đào tạo ở các trình độ của thành phố đã không ngừng tăng nhanh giữa các năm 2001 - 2005 và 2006 - 2010 và 2011 - 2013. Đặc biệt, số lượng nguồn nhân lực ở các loại trình độ (cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ) đều tăng, trong đó số người có trình độ đại học, thạc sĩ tăng khá nhanh. Tuy nhiên, xét về quy mô nguồn nhân lực trình độ cao của đội ngũ quản lý còn hạn chế, số người có trình độ trung cấp còn chiếm khá cao: 5.705 người , đặc biệt là nữ là rất cao 3.456 người , thậm chí còn có cả sơ cấp.

- Về các chính sách vĩ mô của nhà nước đối với nguồn nhân lực

Với quan điểm, nhân tố con người có vai trò quyết định đối với sự phát

triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Giáo dục đào được coi là một trong 4


khâu đột phá được khẳng định tại Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng Nhân

dân Cách mạng Lào.

Trên quan điểm đó, nhiều chính sách đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo đã được xây dựng và thực hiện ở thành phố Viêng Chăn như sau:

Một là, chính sách phát triển đội ngũ giáo viên.

+ Thủ đô Viêng Chăn đã thực thi chính sách miễn học phí cho sinh viên đi học trường sự phạm trong nước và cấp học bổng cho những học sinh xuất sắc đi du học ở nước ngoài để sau này trở thành giáo viên giỏi. Hiện nay ở Việt Nam có 29 người và ở Liên Bang Nga 5 người là sinh viên của Thủ đô đang học ở các trường sư phạm.

+ Thực hiện chế độ phụ cấp cao cho giáo viên giảng dạy tại các trung tâm, cơ sở đào tạo nghề. Các trung tâm dạy nghề và trung tâm giáo dục thường xuyên trước đây hầu như không ai muốn đến lập nghiệp, nhưng nay đã có rất nhiều giáo viên giỏi đến dạy trình độ cao đẳng - đại học.

Hai là, xây dựng chương trình giảng dạy đáp ứng nhu cầu của thực tiễn.

Đồng thời với phát triển đội ngũ giáo viên Thủ đô đã quan tâm đổi mới và bổ sung giáo trình đào tạo theo sát với yêu cầu của thị trường lao động và sự phát triển của khoa học - công nghệ. Trong đó, chương trình dạy nghề được coi là trọng tâm của cải cách của Thủ đô. Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn vốn đầu tư và do đội ngũ cán bộ, giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm nên các chương trình, giáo trình dạy nghề đều lấy của nước ngoài là chính.

Ba là, xây dựng mới và hoàn thiện cơ sở vật chất của các cơ sở đào tạo của Thủ đô Viêng Chăn.

Thủ đô Viêng Chăn là một trong những tỉnh sớm hình thành hệ thống trường đào tạo khá hoàn chỉnh từ trường dạy nghề đến đại học. Trải qua các thời kỳ phát triển khác nhau, cùng với các trường đào tạo của Trung ương, hệ thống trường ở Thủ đô đã được củng cố và xây dựng mới. Các trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề được


Nhà nước đầu tư cả về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên. Thủ đô Viêng Chăn có 19 trung tâm đào tạo nghề với năng lực đào tạo là 3000 người/năm. Trong đó, đào tạo tổng hợp là 13 trung tâm; đào tạo ban đầu để chuẩn bị làm việc có 3 trung tâm. Trong các trung tâm đào tạo nghề đó, Thủ đô quản lý 2 trung tâm bồi dưỡng dạy nghề (đào tạo nghề) cho thanh niên, phụ nữ theo từng nghề nghiệp. Đó là Trung tâm phát triển Tay nghề của Thủ đô và Trường dạy nghề Hữu nghị Viêng Chăn - Hà Nội.

Bốn là, chính sách thu hút học sinh vào học ở các trường đại học trên địa bàn Thủ đô.

Mặc dù chưa có một trường đại học nào thuộc Thủ đô quản lý nhưng trên địa bàn Thủ đô có rất nhiều các trường đại học. Trong đó, Đại học Quốc gia Lào được coi là một trường có uy tín tại Thủ đô là nơi liên thông giữa các trường trung học - cao đẳng trong trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Để phát triển nguồn nhân lực cao của thủ đô, Thủ đô Viêng Chăn đã khuyến khích học sinh vào đào tạo các cơ sở đào tạo đóng trên địa bàn của mình bằng các chế độ học bổng hấp dẫn. Nhờ đó, năm học 2000-2001 có

13.079 sinh viên, đến năm 2004-2005 là 22.550 và năm học 2012-2013 đã lên tới 30.200 đến học tập ở các cơ trên, trong đó, trên 50% sinh viên là con em ở Thủ đô Viêng Chăn [137].

Năm là, bước đầu Thủ đô đã có chính sách giáo dục tạo nguồn cho phát triển nguồn nhân lực.

Thủ đô đã coi trọng giáo dục năng khiếu và bồi dưỡng nhân tài, Thủ đô đặt ra kế hoạch:

+ Hình thành và phát triển 01 trường Trung học phổ thông chất lượng cao cấp Quốc gia (ngoài học sinh là người Thủ đô Viêng Chăn, thu hút các học sinh giỏi từ các tỉnh trên khắp cả nước về học tập tại trường).

+Nghiên cứu tổ chức các lớp năng khiếu ở các trường Trung học cơ sở

(cấp II) để sớm phát hiện và bồi dưỡng nhân tài.


+ Chú trọng phát triển, mở rộng việc dạy các môn nghệ thuật (kể cả nghệ

thuật dân tộc truyền thống) trong các trường học.

+ Trong hệ thống các trường đại học, ngoài việc đào tạo chương trình đại học, còn triển khai đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến sĩ, góp phần quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao.

Sáu là, Thủ đô đã coi trọng hợp tác quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Thủ đô đã xây dựng kế hoạch và triển khai nhiều hoạt động hợp tác quốc tế để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao: Hợp tác với các nước trong khu vực và một số nước phát triển trên thế giới để đưa nhân lực nước Lào đi đào tạo hoặc mời chuyên gia đến Lào giảng dạy; Tận dụng khá hợp lý những hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức quốc tế và các nước phát triển dành cho các nước đang phát triển. Đặc biệt, Thủ đô Viêng Chăn đã gửi một số lượng đáng kể học sinh và cán bộ đi đào tạo ở Việt Nam và Liên bang Nga. Có thể thấy rằng, đây là một trong những chính sách hết sức hợp lý và cần thiết phải có trong điều kiện năng lực đào tạo của địa phương còn hạn chế. Nhờ đó đội ngũ cán bộ nhất là cán bộ quản lý Nhà nước các cấp của Thủ đô không ngừng được nâng cao

Bảy là,, chính đãi ngộ nguồn nhân lực và nhân tài của Thủ đô

Do nhận thức chưa thực sự đầy đủ về vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao nên trong một thời gian tương đối dài Nhà nước Lào nói chung và Thành phố Viêng Chăn nói riêng chưa chú trọng xây dựng chính sách đãi ngộ đối với nguồn lực này nhất là đối với nhân tài. Từ sau năm 2010 trở lại đây, Thủ đô mới bắt đầu xây dựng một số chính sách riêng cho lực lượng này.

+ Đối với giáo viên như đã phân tích ở trên đã có chế độ ưu đãi từ học bổng học trong nước đối với sinh viên sư phạm, gửi đi nước ngoài những học sinh giỏi để đào tạo thành giảng viên cho đến phụ cấp giảng dạy và một số ưu tiên dành cho những lĩnh vực mà Thủ đô có nhu cầu cao.


+ Đối với cán bộ quản lý các cấp có nhiều sáng kiến, đóng góp có hiệu quả cho công việc được đề bạt, lên lương trước thời hạn, được gửi đi đào tạo ở nước ngoài. Đối với cán bộ có học vị cao được cân nhắc để bổ nhiệm vào những vị trí quan trọng.

+ Đối với cán bộ KH-CN, Thủ đô đã cấp tài chính để họ tham gia các hội nghị, hội thảo quốc tế. Hiện nay các cơ quan chức năng đang nghiên cứu các cơ chế tài chính đặc thù cho ngành KH-CN (cơ chế chi trả, bồi dưỡng các chuyên gia đầu ngành, trí thức Lào ở nước ngoài, chuyên gia nước ngoài…).

Mặt khác, Thủ đô đã bước đầu xây dựng cơ chế khuyến khích hoạt động nghiên cứu của các tổ chức nghiên cứu khoa học - công nghệ với doanh nghiệp. Chính sách này tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ KH-CN có môi trường làm việc và cống hiến.

Cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ cao, được tôn vinh, khích lệ kịp thời, bên cạnh đó, Thủ đô cũng đã ban hành một số cơ chế chính sách như chế độ tiền lương, tiền thưởng, điều kiện làm việc, các ưu đãi đầu tư nhất là các dự án đầu tư nước ngoài, kí kết hợp tác nghiên cứu, các công trình, dự án lớn của Thủ đô nhằm thu hút cán bộ KH-CN của các cơ quan Trung ương, Thủ đô…

3.2.3. Về phân bổ, sử dụng nguồn nhân lực theo ngành nghề và vùng ở Thủ đô Viêng Chăn

3.2.3.1. Phân bổ nguồn nhân lực

+ Xét về cơ cấu nguồn nhân lực vùng

Nguồn nhân Thủ đô có xu hướng chuyển đổi theo hướng lao động nông thôn giảm dần, lao động thành thị tăng dần. Dân số thành thị năm 2005 là 56,2%, đến năm 2013 là 68%. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đô thị hoá thể hiện tính tích cực của chính sách thu hút đầu tư của Thủ đô.

Hiện nay nguồn nhân lực chất lượng cao chủ yếu tập trung ở những khu

công nghiệp đang phát triển và trung tâm hệ thống chính trị của Thủ đô. Các


khu vực nông thôn có tiềm năng phát triển kinh tế trang trại, du lịch, khai thác khoáng sản…, nhưng dân cư ít, nguồn nhân lực có trình độ cao càng ít và không phát triển đúng mức.

Theo báo cáo tổng kết phát triển nguồn nhân lực từ 2005 - 2010 của Ban Tổ chức Thủ đô, học kỳ 2001 - 2005, tổng số nguồn lực con người ở sở ngành cấp thủ đô và huyện là 8.007 người (thủ đô 1.815 người, nữ 594 người; cấp huyện 6.192 người, nữ 3.117 người). Học kỳ 2006 - 2010, tổng số là 11.547 người (thủ đô 7.956 người; cấp huyện 3.558 người; Trình độ thạc sĩ cấp huyện là 13 người, cử nhân 59 người. Đến giai đoạn 2011 - 2013, tổng số cán bộ, công chức Thủ đô là 15.081 người; Cấp thủ đô 7.980 người; cấp huyện 7.101 người.

Nói chung, số lượng cán bộ cấp huyện, thị có trình độ từ cao đẳng trở lên còn ít; nguồn nhân lực chất lượng cao ở các sở, ngành Thủ đô phân bổ không đều, chủ yếu tập trung trong khu vực hành chính, đặc biệt ở lĩnh vực quản lý Nhà nước. Nguồn nhân lực chất lượng cao có trình độ cao đẳng và đại học trở lên không đồng đều giữa Thủ đô và cấp huyện, cấp bản nông thôn.

+ Cơ cấu nguồn nhân lực theo ngành kinh tế

Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2011 - 2020 đã xác định: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH là một trong những giải pháp quan trọng để Thủ đô phát triển nhanh và bền vững. Cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, cơ cấu lao động ở Thủ đô cũng từng bước chuyển đổi theo hướng tăng tỷ trọng lao động trong khu vực công nghiệp và dịch vụ và giảm dần tỷ trọng lao động nông nghiệp. Trong thời gian qua, khu vực công nghiệp - xây dựng tạo thêm được nhiều việc làm mới, trong đó khu vực dịch vụ đã tạo thêm nhiều việc làm nhất; Tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng từ 56,06% năm 2002 lên 60,83% năm 2013, cụ thể bằng sau:


Bảng 3.13: Số lượng và cơ cấu lao động đang hoạt động trong các ngành kinh tế [106], [127], [155].


TT


Chỉ tiêu

2002

2010

2013

Số lượng

(Người)

Tỷ trọng

(%)

Số lượng

(Người)

Tỷ trọng

(%)

Số lượng

(Người)

Tỷ trọng

(%)


Tổng số

269.321

100,00

350.263

100,00

502.544

100,00

1

Nông nghiệp

88.872

32,99

89.318

25,5

104.830

20,86

2

Công nghiệp

29.448

10,93

56.113

16,02

92.016

18,31

3

Dịch vụ

151.001

56,06

204.832

58,48

305.698

60,83

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

Trong các ngành kinh tế, thì công nghiệp - xây dựng là ngành thiếu hụt nhiều lao động hơn, trong nhóm ngành này chủ yếu là công nghiệp chế biến và dệt may chiếm khoảng 80% số lao động của ngành công nghiệp - xây dựng; Ngành xây dựng của Thủ đô tăng khá nhanh khi quy mô đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội của Thủ đô tăng cao. Tuy nhiên, ngành này cũng đang có sự thiếu hụt lao động, chủ yếu là lao động có trình độ đào tạo sơ cấp nghề và trung cấp nghề.

+ Cơ cấu nguồn nhân lực theo các thành phần kinh tế

Theo các số liệu chuyên đề bàn về dân số, lao động và việc làm năm 2009, thì nguồn nhân lực của Thủ đô phân bổ không đều giữa các thành phần kinh tế. Cụ thể trong giai đoạn năm 2002: Lực lượng lao động trong thành phần kinh tế Nhà nước có 32.297 người, nữ 14.215 người (chiếm 44,0%); kinh tế tư nhân và liên doanh là 58.213 người, nữ 28.707 người (chiếm 49,3%); kinh tế hộ gia đình là 44.164 người, nữ là 22.769 người (chiếm 51,6%);

Đến giai đoạn 2013, lực lượng lao động trong thành phần kinh tế Nhà nước tiếp tục tăng, từ 54.283 người năm 2010 lên 75.381 người vào năm 2013; Kinh tế tư nhân và liên doanh tăng từ 99.817 người năm 2010 thành 155.789 người trong năm 2013; Kinh tế hộ gia đình tăng từ 64.787 người năm 2010 lên 100.509 người trong giai đoạn 2013.


Như vậy, sự phân bổ nguồn nhân lực theo ngành, thành phần kinh tế và vùng không chỉ là một yếu tố cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững mà còn thể hiện trình độ phát triển của nguồn nhân lực. Tuy nhiên, trong các khu vực sản xuất kinh doanh cá thể, nguồn lực con người còn thiếu cả về số lượng và yếu về chất lượng, nhất là các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ, các hộ sản xuất kinh doanh cá thể... không thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài, nhưng gần đây do Nhà nước có chính sách đầu tư đúng đắn đã thu hút được nhiều doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư vào Thủ đô làm cho bộ mặt kinh tế của Thủ đô thay đổi mạnh mẽ, đã giải quyết tạo ra công ăn việc làm cho một bộ phận lao động xã hội.

Những vấn đề đặt ra là trình độ lao động còn thấp, chủ yếu là lao động phổ thông, không qua đào tạo nên chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

3.2.3.2. Sử dụng nguồn nhân lực

Thời kỳ 2010 - 2013 dân số Thủ đô là 857.496 người, lao động có việc làm là 502.544 người, trong đó lao động nông nghiệp là 104.830 người, công nghiệp - xây dựng là 92.016 người và lĩnh vực dịch vụ là 305.698 người.

Việc bố trí, sắp xếp cán bộ công chức Thủ đô gắn với công tác quy hoạch có sự chuyển biến tích cực và phát huy hiệu quả. Hàng năm, Thủ đô tổ chức rà soát, đánh giá năng lực, phẩm chất đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý làm cơ sở cho việc điều chỉnh quy hoạch ở từng cấp. Qua đó, sẽ đưa ra khỏi quy hoạch những cán bộ không đảm bảo điều kiện, bổ sung những cán bộ trẻ đủ tiêu chuẩn vào quy hoạch. Cho đến nay, hầu hết cán bộ được bố trí, luân chuyển, bổ nhiệm, đề bạt đều trong diện quy hoạch; quy hoạch gắn với đào tạo; chú trọng về trình độ, tuổi đời, cán bộ nữ từng bước theo hướng mở và động…

Tuy nhiên, vẫn còn hạn chế ở tình trạng đóng khung biên chế một cách

giả tạo ở các cơ quan Nhà nước. Có những cán bộ trình độ, năng lực hạn chế,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/10/2022