Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn - 19


tích cực, hạn chế loại trừ những mặt tiêu cực, giàu tình nhân ái và lòng vị tha,

thấm đượm chất nhân văn, sống mẫu mực.

- Tăng cường rèn luyện bản thân thông qua lao động cùng với công tác giáo dục thể chất, đa dạng hoá các môn thể dục thể thao, thường xuyên rèn luyện có sức khoẻ tốt và thân thể cứng tráng. Kết hợp hài hoà giữa giáo dục phẩm chất cao đẹp, vốn trí thức uyên thâm và phương pháp giáo dục phù hợp sẽ tạo sự hấp dẫn và có hiệu quả.

Hai là, mở rộng và nâng cao chất lượng dạy toàn diện.

Giáo dục kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, ngoại ngữ, trong đó chủ yếu là tiếng Anh và tin học vào tất cả các trường. Nâng cao năng lực tự học và thực hành cho học sinh. Nâng cao tỉ lệ biết chữ của dân trí, tăng cường tỉ lệ học sinh đến trường trong độ tuổi. Đối với giáo dục ngoài trường học, phải triển khai đa dạng hoá các hoạt động xoá mù chữ, bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo dục cho nhân dân; bồi dưỡng cán bộ viên chức...

Ba là, phát hiện, bồi dưỡng nhân tài, đặc biệt là tài năng trẻ.

Tổ chức bổ sung nội dung giảng dạy kiến thức, truyền thống văn hoá tốt đẹp của các dân tộc Lào. Nhà nước Lào cần có chính sách ưu đãi đặc biệt về tiền lương đối với đội ngũ giáo viên toàn quốc, vì đây là ngành tái sản xuất sự hiểu biết cho con người, là yếu tố quyết định sự phát triển của đất nước. Cần tuyển sinh sinh viên vào các trường sư phạm và không thu học phí, áp dụng chế độ học bổng ưu đãi cho các giáo sinh và sinh viên sư phạm. Tăng đầu tư kinh phí cho phục vụ việc giảng dạy, nghiên cứu của giáo viên, đáp ứng đẩy đủ thư viện, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành và vườn thực nghiệm.

Bốn là, chăm lo giáo dục mầm non.

Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai, việc giáo dục mầm non có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển theo hệ thống của nguồn nhân lực. Nhà nước phải chủ trương mở rộng khuyến khích động viên các gia đình cho con em đi học nhà trẻ mẫu giáo, nhất là ở các bản ngoại thị. Bảo đảm hầu hết trẻ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.


em 6 tuổi được học chương trình mẫu giáo lớn để chuẩn bị vào lớp 1. Chính quyền Thủ đô phải thực hiện chính sách định canh định cư đối với các dân tộc sống ở các bản nông thôn, thực hiện các chính sách ưu tiên đối với các gia đình nghèo, các gia đình có nhiều con và các gia đình chính sách xã hội.

Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn - 19

Ở bậc học mẫu giáo - mầm non cần tập trung giáo dục rèn luyện cho các cháu thiếu nhi có sức khoẻ tốt, có được trí lực hiểu biết những kiến thức sơ đẳng, được bồi dưỡng tâm hồn đạo đức trong sáng, bắt đầu từ việc thực hành các thao tác đơn giản trong sinh hoạt, thể dục, học tập một cách chủ động.

Đối với giáo dục mầm non, cần có nhiều biện pháp giúp trẻ em phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp 1. Cần cố gắng hoàn thành việc phổ cập giáo dục mầm non cho tất cả trẻ em 5 tuổi ở Thủ đô Viêng Chăn. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non trong những năm tiếp theo và cố gắng miễn học phí giáo dục mầm non. Từng bước chuẩn hoá hệ thống các trường giáo dục mầm non. Phát triển giáo dục mầm non dưới 5 tuổi có chất lượng phù hợp với điều kiện của từng địa phương và cơ sở giáo dục ở Thủ đô Viêng Chăn.

Để đạt được điều đó, Thủ đô phải tăng tỉ lệ ngân sách chi cho giáo dục đào tạo từ 15,51% tổng chi Thủ đô hiện nay lên 20%. Cần tích cực huy động các nguồn lực ngoài ngân sách, quản lý thu và sử dụng có hiệu quả các nguồn đóng góp cho giáo dục - đào tạo từ trong nhân dân. Củng cố trường mầm non

- mẫu giáo thuộc hệ thống giáo dục của Nhà nước. Cụ thể phấn đấu đến năm 2020 Thủ đô phải có trên 200 trường mẫu giáo; tỉ lệ trẻ em vào học trường mầm non đạt 80%; tăng cường đầu tư kinh phí, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật trang thiết bị, đồ dùng dạy học, sân chơi, xây dựng lớp học nhà cấp 3 trở lên....

Đa dạng hoá các loại hình lớp tư thục, dân lập, bán công và công lập với việc chuẩn bị kỹ càng đội ngũ giáo viên nuôi dạy; bồi dưỡng kiến thức


quản lý, nâng cao năng lực giảng dạy của cô nuôi dạy trẻ. Thường xuyên và định kỳ chế độ khám sức khoẻ cho các cháu và chăm sóc các cháu với chế độ dinh dưỡng tốt, củng cố quan hệ cha mẹ với nhà trường và thực hiện các chính sách tiền lương cao, chế độ đãi ngộ ưu tiên đặc biệt đối với đội ngũ giáo viên nuôi trẻ.

Năm là, đổi mới và phát triển giáo dục tiểu học, trung học cơ sở.

Thiếu niên là lực lượng đông đảo đang trong tuổi lớn lên, là rất nhạy cảm tìm hiểu tiếp thu những cái mới, là nguồn nhân lực to lớn cho phát triển đất nước tương lai. Giáo dục trung học cơ sở có vai trò lớn, quan trọng để định hình nguồn lao động cho đất nước. Đảng và Nhà nước Lào và Thủ đô Viêng Chăn rất coi trọng và có nhiều chính sách phát triển giáo dục trung học cơ sở khắp các miền trên Tổ quốc.

Giáo dục trung học cơ sở là giáo dục toàn diện trí, đức, thể, mỹ cho lứa tuổi đang lớn từ 6 tuổi đến 15 tuổi, lớp 1 đến lớp 9; thực hiện giáo dục đúng độ tuổi; phấn đấu cao nhất tất cả trẻ em đến tuổi học lớp 1 đều được đến trường (95% - 100%); các trường tiểu học dạy các cháu 6 - 9 môn (toán, văn, sử, sinh vật, thể dục, ngoại ngữ, nhạc...); đảm bảo cho các cháu đến trường tiểu học đến trường 2 buổi/ngày; chú trọng giáo dục văn hoá toàn diện; xây dựng hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất trường học khang trang, sạch sẽ, giữ cây xanh, bóng mát, có bàn ghế và các phương tiện, đồ dùng dạy học, có sân chơi, sân tập thể dục, thể thao... ; tăng cường giáo viên và có chế độ ưu đãi cho giáo viên ở cấp cơ sở.

Cố gắng phấn đấu trên 100% học sinh trung học cơ sở trong độ tuổi đến trường. Các trường trung học cơ sở phấn đấu đến năm 2015 đạt tiêu chuẩn quốc gia, xây dựng, đào tạo và bồi dưỡng giáo viên thường xuyên, xây dựng cơ sở vật chất..., đưa tin học sớm vào bậc trung học cơ sở và tạo điều kiện học ngoại ngữ, tin học nhanh hơn ở bậc trung học phổ thông.

Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực


công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, thực hiện giáo dục bắt buộc.

Sáu là, đổi mới và phát triển giáo dục trung học phổ thông.

Giáo dục phổ thông là nền tảng, cơ sở tạo ra nguyên liệu cho giáo dục và đào tạo nhân lực, là bước chuẩn bị cho thế hệ trẻ tự tin, sáng tạo trong cuộc sống. Giáo dục cấp phổ thông trang bị cho học sinh những hiểu biết kỹ thuật nghề nghiệp, có khả năng vận dụng vốn hiểu biết khi tham gia lao động sản xuất trong các lĩnh vực sản xuất. Cấp học này trang bị cho nguồn nhân lực thể lực, trí lực, đạo đức và tâm hồn sẵn sàng bước vào lĩnh vực nghề nghiệp, góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Nhà nước phải xây dựng mạng lưới các trường nội trú, hỗ trợ trẻ em các dân tộc nghèo ở nông thôn đi học cấp học mà không phải đóng học phí. Phát động phong trào toàn dân học tập, các đoàn thể, các tổ chức xã hội, mọi gia đình đều có trách nhiệm chăm lo giáo dục kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, cộng đồng và nhà trường trong giáo dục cho học sinh.

Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Cố gắng xây dựng chương trình giáo dục phổ thông toàn diện, hiện đại. Bảo đảm cho học sinh có trình độ trung học cơ sở (hết lớp 9) có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu sau khi học.

Trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng. Phấn đấu đến năm 2020, có 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục trung học phổ thông và tương đương.

Bảy là, đẩy mạnh đào tạo nghề và trung học chuyên nghiệp.

Giáo dục chuyên nghiệp bao gồm cả một hệ thống đào tạo trung học

chuyên nghiệp, dạy nghề trực tiếp tạo ra sản phẩm nguồn nhân lực - những


người lao động với tiêu chuẩn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Với điều kiện cụ thể kinh tế - xã hội và khả năng tài chính của đất nước, địa phương và các doanh nghiệp. Thủ đô cần xây dựng và mở rộng hệ thống đào tạo nghề, hình thành được cơ cấu đào tạo hợp lý về các cấp, chú trọng phát triển các trung tâm dạy nghề, dạy kỹ năng cho công nhân kỹ thuật, phổ biến kiến thức, chuyển giao công nghệ và khuyến nông, khuyến ngư cho người lao động ở các thôn bản trong Thủ đô. Tạo điều kiện cơ hội để học sinh học nghề khi ra trường thực sự có năng lực, chuyên môn hoá công việc họ đang làm hoặc công việc sẽ làm trong tương lai hoặc có điều kiện học lên cao.

Giáo dục đào tạo nghề và chuyên nghiệp được coi là trách nhiệm của các cấp, các địa phương, các thành phần kinh tế và các doanh nghiệp. Tận dụng triệt đề thế mạnh của làng nghề và khuyến khích các trường dạy nghề và trung học chuyên nghiệp trong việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng với nhu cầu thực tiễn, đặc biệt là cho các ngành kinh tế mũi nhọn. Cần thống nhất quản lý Nhà nước đối với mạng lưới dạy nghề và trung học chuyên nghiệp trên nội thành. Đầu tư xây dựng chương trình kế hoạch đào tạo khoa học với quy mô ngành nghề phải gắn chặt với mục tiêu, yêu cầu phát triển nguồn nhân lực theo tiêu chuẩn quốc tế.

Nhà nước phải điều chỉnh sự phân bố cơ cấu ngân sách theo hướng, ưu tiên hơn cho lĩnh vực dạy nghề so với đào tạo đại học, cao đẳng. Cần đầu tư mạnh vào các trường dạy nghề và huy động rộng rãi các nguồn đóng góp của xã hội cho lĩnh vực dạy nghề. Cần đặc biệt khuyến khích các doanh nghiệp mở lớp, trường dạy nghề tại doanh nghiệp. Nhà nước có thể dùng những chính sách ưu đãi về thuế, cho vay vốn để thực hiện các chương trình này.

Tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở đào tạo, dạy nghề trong nội thành Thủ đô thực hiện sự liên kết chặt chẽ với các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trong nước và ngoài nước trong lĩnh vực đào tạo nghề đào


tạo phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.

Đa dạng hoá các loại hình đào tạo nghề, cùng với phát triển hệ thống dạy nghề chính quy, khuyến khích và tạo điều kiện cho các cá nhân, các tổ chức xã hội, kể cả người nước ngoài tổ chức các cơ sở đào tạo nghề. Phát triển nhanh hình thức đào tạo nghề dài hạn, ngắn hạn theo hướng hiện đại tăng tỉ lệ lao động được đào tạo. Đào tạo lại đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ, các nhà quản lý kinh doanh, quản lý xã hội để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Đối với giáo dục nghề nghiệp, tập trung đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp. Hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp với nhiều phương thức và trình độ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật công nghệ của thị trường lao động trong nước và quốc tế.

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về phát triển, quản lý nguồn nhân lực. Chính quyền Thủ đô phải phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp đào tạo trong việc bồi dưỡng tay nghề ngắn hạn, dài hạn, tập huấn kỹ năng lao động cho người lao động ở các vùng dân cư. Xây dựng một số cơ sở dạy nghề lưu động, đáp ứng yêu cầu của người lao động, đặc biệt là các dân tộc ở ngoài thành bổ sung quan trọng lực lượng lao động lành nghề cho nền kinh tế.

Cần phải kết hợp đồng bộ việc đào tạo đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp với dạy nghề, chú trọng với cơ cấu và chất lượng đào tạo ở cả các trường chuyên nghiệp và trường nghề.

Cần tăng cường đầu tư ngân sách thoả đáng trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo theo hướng chú trọng ưu tiên củng cố, nâng cao, hiện đại hoá toàn diện hệ thống các trường dạy nghề đã có, xây dựng thêm các trường đào tạo nghề hệ đại học, tập trung vào các chuyên ngành đào tạo mũi nhọn.

Tóm lại, mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề để ngày càng có nhiều người lao động có tay nghề và giỏi nghề, tăng


nhanh lực lượng lao động có trình độ, đó là nguồn gốc làm tăng năng suất lao động xã hội, đưa nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững.

Tám là, đổi mới toàn diện giáo dục đại học, sau đại học.

Giáo dục đại học phải thực hiện tốt việc gắn đào tạo với sử dụng, trực tiếp phục vụ và chuyển đổi cơ cấu lao động, phát triển và hình thành nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao. Cần có cơ chế và chính sách gắn kết có hiệu quả giữa các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc và sở nghiên cứu khoa học với các doanh nghiệp để chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học - công nghệ vào sản xuất kinh doanh.

Tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học. Hoàn thiện mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia; trong đó, có một số trường và ngành đào tạo ngang tầm khu vực và quốc tế. Đa dạng hoá các cơ sở đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển công nghệ và các lĩnh vực, ngành nghề; yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.

- Cần phải đầu tư và huy động vốn để xây dựng một hệ thống các trường đại học có uy tín trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính ngân hàng, ngoại ngữ… để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.

- Giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển đồng thời cả về quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Tăng vốn đầu tư tập trung vào các mục tiêu được ưu tiên, các chương trình dự án phát triển giáo dục của Thủ đô, xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học hiện đại cho các trường đại học và cao đẳng kỹ thuật. Trên cơ sở đó, từng bước nâng cao và chuyển trường cao đẳng kỹ thuật thành trường đại học công nghệ cao, bằng cách liên kết chặt chẽ với các trường đại học ngoài nước, nhất là Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc...

- Đổi mới nội dung, chương trình giảng dạy theo hướng hiện đại, nhằm


đào tạo phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội. Nội dung chương trình và giáo trình là xương sống của giáo dục đại học tại tất cả các nước trên thế giới. Cải cách nội dung sách giáo khoa cho phù hợp với điều kiện mới, có thể tham khảo chủ yếu chương trình và sách giáo khoa của các trường đại học nổi tiếng của các quốc gia phát triển như Anh, Mỹ, Nhật, Singapore...

- Tăng cường thực hành phát triển tư duy sáng tạo của sinh viên, gắn lý thuyết trong sách vở với đẩy mạnh đào tạo kỹ năng thực hành trong hoạt động sản xuất kinh doanh… Nội dung giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành phẩm chất, nhân cách, đạo đức, kỹ năng nghiệp vụ của người học, nhằm nâng cao trình độ đào tạo, từng bước tiến gần trình độ của các nước khu vực và quốc tế. Việc đổi mới nội dung, chương trình ở bậc đại học cần được tiến hành theo các bước sau:

- Coi trọng những kiến thức cơ bản, hiện đại về khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật, cần nghiên cứu lại việc giảng dạy các môn khoa học xã hội, nhân văn, nhất là các môn học Mác - Lênin; tư tưởng của Chủ tịch Cay Xỏn Phôm Vị Hản; tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm giáo dục ý thức chính trị đúng đắn cho người học, hướng vào những mục tiêu lớn lao.

- Đổi mới phương pháp giảng dạy, ngoài sử dụng những kỹ thuật hiện đại như máy chiếu, màn hình lớn, các phần mềm hiện đại...cần tăng cường hoạt động đối thoại, thảo luận những tình hướng thực tiễn, hướng người học biết cách định hình tương lai chủ động.

Đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, tăng nguồn lực đầu tư, tạo môi trường phát triển, cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng của các loại hình trường theo pháp luật... Phát huy mọi tiềm năng về trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động nguồn lực của các ngành, các cấp, các tổ chức kinh tế - xã hội và cá nhân để phát triển giáo dục - đào tạo đồng thời tạo điều kiện cho toàn xã hội được hưởng thụ thành quả của giáo dục - đào tạo. Có chính sách thích hợp để thu hút cán bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, nghiệp vụ giỏi về công tác lâu