Số liệu trong bảng 3.7 cho thấy được xu thế tăng cơ học dân số qua các năm rất lớn, thuận lợi trong việc chuẩn bị lực lượng lao động cho tương lai.
Cơ cấu dân số: Dân số Thủ đô Viêng Chăn là 857.496 người chiếm gần 12,31% dân số cả nước, mật độ 196 người/km2. Cơ cấu dân số khá cân bằng giữa nam và nữ; (nữ 50,1%, tỷ trọng nữ cả nước 49,4%). Tỷ lệ nam cao hơn tỷ lệ nữ và tuổi thọ tạo ra điều khác biệt so với cả nước:
Bảng 3.8: Cơ cấu dân số Thủ đô so với cả nước năm 2013 [119], [122].
Đơn vị: %
Thủ đô Viêng Chăn | Cả nước Lào | |
Tổng số | 100,0 | 100,0 |
1. Cơ cấu theo giới | ||
- Nam | 49,9 | 49,4 |
- Nữ | 50,1 | 50,6 |
2. Cơ cấu theo tuổi | ||
- 0 - 14 tuổi | 37,4 | 43,1 |
- 15 - 64 tuổi | 59,3 | 53,3 |
- 65 tuổi trở lên | 3,3 | 3,6 |
3. Cơ cấu thành thị, Nông thôn | ||
- Thành thị | 68 | 19,3 |
- Nông thôn | 32 | 80,7 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn - 10
- Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội Ảnh Hưởng Đến Nguồn Nhân Lực Cho Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Ở Thủ Đô Viêng Chăn
- Tỉ Lệ Chuyển Dịch Cơ Cấu Theo Ngành Kinh Tế Thủ Đô [127].
- Cơ Cấu Trình Độ Của Cán Bộ, Giáo Viên Dạy Nghề Năm 2013
- Chuyển Dịch Cơ Cấu Trình Độ Của Cán Bộ Quản Lý Thủ Đô Viêng Chăn Qua Các Giai Đoạn
- Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn - 16
Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.
Thông qua bảng trên cho thấy, cơ cấu giới tính có đặc điểm là tỷ trọng nữ của Thủ đô cao hơn nam (50,1% Thủ đô) và (50,6% cả nước). Đây là một lợi thế, một tiềm lực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.
Độ tuổi của dân Thủ đô già hơn độ tuổi của dân cả nước. Tỷ trọng trẻ em từ 0 - 14 tuổi ở Thủ đô chiếm tỷ trọng thấp khá nhiều so với tỷ trọng trẻ em cả nước, chỉ tiêu đó là 37,4% so với cả nước là 43,1%. Số lượng của các
nhóm dân số trong tuổi lao động của Thủ đô tăng nhanh hơn cả nước (59,3% so với cả nước là 53,3%), nguyên nhân là do mức sinh của Thủ đô khá cao so với những năm trước, do đó nguồn lực lao động được bổ sung ngày càng tăng; và ngược lại, tỷ trọng người già của Thủ đô lại thấp hơn mức trung bình của cả nước với chỉ số là 3,3% và 3,6%.
Chỉ số dùng xác định mức độ đô thị hoá là số phần trăm (%) dân số sống ở khu vực thành thị so với tổng số dân số. Tỷ lệ dân số đô thị Viêng Chăn lên tới 68%, có khoảng 32% dân số nông thôn, tỷ lệ trên cao hơn mức trung bình của cả nước. Dân cư nông thôn Viêng Chăn sống rải rác trong 481 bản với quy mô từ vài hộ cho đến vài chục hộ một bản. Điều đó gây khó khăn, tốn kém cho việc xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng.
Quá trình đô thị hoá Viêng Chăn dẫn đến hai mặt:
Một là, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để nhanh chóng nâng cao chất lượng, số lượng lực lượng lao động có tay nghề, chuyên môn cao, tiếp cận với các loại hình dịch vụ có hàm lượng chất xám cao.
Hai là, để lại nhiều tiêu cực kinh tế - xã hội đòi hỏi quy hoạch đồng bộ,
lâu dài và kiểm soát nghiêm minh, kiên quyết của Chính quyền Thủ đô.
Tóm lại, Thủ đô Viêng Chăn có quy mô, cơ cấu nguồn nhân lực dồi dào, cơ cấu dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động tăng nhanh. Đây là tiềm năng lớn, một trong những lợi thế thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Tiềm năng đó nếu được khai thác, bồi dưỡng, sử dụng có hiệu quả sẽ là nguồn nội lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh, bền vững.
3.2.2. Về chất lượng nguồn nhân lực
- Về chuyên môn kỹ thuật
Bảng 3.9: Nguồn nhân lực có chuyên môn kỹ thuật ở
Thủ đô Viêng Chăn năm 2002 và 2013 [106], [127], [148], [155]
Đơn vị: Người
2002 | 2013 | Tỷ trọng (%) | ||
2002 | 2013 | |||
Lực lượng lao động | 292.260 | 592.218 | 100,00 | 100,00 |
1. Lao động chưa qua đào tạo | 236.260 | 429.180 | 80,83 | 72,47 |
2. Lao động có CMKT | 55.527 | 163.038 | 19,17 | 27,53 |
Trong đó: | ||||
- CNKT không có bằng | 19.581 | 26.472 | 6,76 | 4,47 |
- CNKT có bằng | 6.721 | 28.072 | 2,32 | 4,74 |
- Sơ cấp | 5.845 | 8.824 | 2,01 | 1,49 |
- Trung cấp | 8.767 | 37.428 | 3,04 | 6,32 |
- Cao đẳng, đại học trở lên | 14.613 | 62.242 | 5,04 | 10,51 |
Từ số liệu ở bảng 3.9 cho thấy, cơ cấu nguồn nhân lực có sự chuyển dịch tích cực đã hình thành bước đầu đội ngũ công nhân có tay nghề, kỹ năng, kỹ xảo làm việc ở một số ngành kỹ thuật, dịch vụ như: điện tử, công nghệ thông tin, sản xuất, lắp ráp các sản phẩm ô tô, xe máy, điện, bảo hiểm, ngân hàng, tư vấn…, đặc biệt là bước đầu có một đội ngũ nhân lực có thể đáp ứng nhu cầu phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ trên địa bản. Trong đó, đã có một bộ phận nhân lực được tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực, phản ứng đúng và từng bước đáp ứng định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô theo hướng CNH, HĐH.
Tính đến năm 2013 lao động đã qua đào tạo mới chỉ đạt tỷ lệ 27,53% (trong đó tính cả lao động đào tạo có thời gian ngắn hạn 3 tháng, 6 tháng). Có thể xem xét cơ cấu trình độ nguồn nhân lực có CMKT Thủ đô giai đoạn 2002 - 2013 qua bảng 3.9. Nó cho thấy, tỷ trọng giữa đại học, cao đẳng/ trung học chuyên nghiệp/ công nhân kỹ thuật qua các năm. Tuy đã có những chuyển biến
tích cực ở chỗ số lượng nguồn nhân lực có trình độ đại học và cao đẳng có tỷ lệ tăng lên, nhưng số lượng nguồn nhân lực có chuyên môn sơ cấp và công nhân kỹ thuật không có bằng lại giảm xuống, là một cơ cấu bất hợp lý. Cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực của Thủ đô là đang trong tình trạng là thầy nhiều hơn thợ, là điều cần khắc phục trong tương lai cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu đào tạo. Đây là một thách thức rất lớn đối với một trung tâm kinh tế và chính trị của một nước. Có thể thấy sự biến động của nguồn nhân lực có CMKT qua Biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 3.1: Chuyển dịch cơ cấu nguồn nhân lực có chuyên môn kỹ thuật ở Thủ đô biến động qua các năm
429180
236260
163038
55527
62242
19581
5845
37428
14613
26472 28072
6721
8767
8824
LĐ chưa qua đào tạo LĐ có CMKT
CNKT không có bằng CNKT có bằng
Sơ cấp Trung Cấp
CĐ, ĐH trở lên
500000
450000
400000
350000
300000
250000
200000
150000
100000
50000
0
2002 2013
- Về phẩm chất đạo đức và trình độ văn hoá của nguồn nhân lực:
Kế thừa truyền thống yêu nước của các dân tộc Lào "Trung dũng, kiên cường, đoàn kết toàn dân đánh giặc", Đảng và Chính phủ và nhân dân Lào nói chung và Thủ đô Viêng Chăn đã nhận thức đúng đắn, tích cực chủ động thích nghi với đổi mới, mở cửa để phát triển. Đa số các dân tộc Lào ở Thủ đô là những người có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, thực sự vững vàng về chính trị, có
năng lực lãnh đạo, quản lý. Do vậy, mặc dù Thủ đô còn nhiều khó khăn về điều kiện làm việc, chế độ, chính sách, công tác ở địa phương, nông thôn…, nhưng nhân lực ở các ngành nghề, khu vực và các lĩnh vực kinh tế - xã hội đều thể hiện được sự tự tôn, tự lập, sống có mục đích, tình nghĩa, sáng tạo, hoàn thành tốt nghiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao, thật sự cầu thị, sáng tạo trong lao động, tích cực học tập, dần hình thành tác phong công nghiệp, kỹ thuật trong lao động, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp… Mong muốn đưa đất nước thoát khỏi nghèo trở thành một nước công nghiệp, phồn vinh, hiện đại.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một số bộ phận chưa thật sự vươn lên, chưa nhiệt tình trong công việc, thiếu rèn luyện về phẩm chất đạo đức; tác phong; lối sống thực dụng, coi trọng vật chất, lợi ích cá nhân xem nhẹ giá trị tinh thần, chính trị xã hội, lợi ích tập thể, lợi ích cộng đồng của một bộ phận cán bộ… Nhận thức về nghề nghiệp của lực lượng lao động trẻ còn nhiều biểu hiện chưa đúng đắn, muốn hưởng thụ không muốn đóng góp cho xã hội… Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu cục bộ và dư thừa lao động giả tạo…
- Về phong cách và tác phong của nguồn nhân lực:
Nổi trội là tính tích cực và hạn chế trong phong cách, tập quán, tính cách của người lao động Lào đã tạo ra những mặt mạnh và yếu về chất lượng của nguồn lao động. Về tác phong lao động, với lịch sử ra đời khá thăng trầm và nhiều đổi thay, người Lào đã anh hùng, kiên cường, bất khuất trong chống giặc ngoại xâm, đã cần cù chịu thương, chịu khó trong sản xuất và phát triển kinh tế.
Tính cộng đồng trong con người của Lào rất cao, đây là một trong những sâu xa về nguồn gốc của sức mạnh dân tộc, sức mạnh nhân dân trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm và khi đối mặt với thiên tai uy hiếp đến sự sống còn, thì tinh thần quên mình vì sự nghiệp lớn của họ trỗi lên rất cao. Họ sẵn sàng chấp nhận hy sinh, giám làm những việc nguy hiểm - thật là dũng cảm.
Về các cấp lãnh đạo, quản lý đã Lào có nhiều suy nghĩ hành động đổi
mới mạnh mẽ các chính sách phát triển nguồn nhân lực, sử dụng và đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, tạo động lực nâng cao chất lượng lao động Thủ đô. Lao động Thủ đô Viêng Chăn hiện nay, đã dần dần có tác phong công nghiệp, nhanh nhẹn, xông xáo, nhiệt tình hơn. Nhiều cá nhân lao động điển hình vượt trội đã được đề cao, khen thường và được đãi ngộ thích đáng, qua đó đã tạo ra động lực và sự phấn khích lớn cho người lao động trong làm việc, chuyên môn, nâng cao tay nghề.
Tuy nhiên, do còn ảnh hưởng dai dẳng của xã hội tiểu nông, phần lớn người lao động xuất thân từ nông dân, nông thôn vùng xa xôi, nên còn mang tính tư hữu và tác phong của tuỳ tiện, tự do, chưa quen với kỹ năng và thái độ của văn hoá công nghiệp. Do hệ quả của sự duy trì quá lâu cơ chế quản lý hành chính bao cấp nên hiện tượng bảo thủ, trì trệ, ngại đổi mới, ít chịu khó suy nghĩ
… còn tồn tại trong tiềm thức của một bộ phận không nhỏ cán bộ công chức và người lao động.
Ngoài ra, kinh tế thị trường và hội nhập, bên cạnh những tác động tích cực, cũng nảy sinh nhiều tư tưởng, ý thức và tiêu chí phi đạo đức, phi văn hoá, xa lạ với giá trị đạo đức, văn hoá truyền thống, chạy theo lối sống xa hoa, thực dụng, chạy theo đồng tiền…
Tóm lai, tác phong lao động của người lao động Thủ đô chưa được rèn luyện tác phong công nghiệp, tính kỷ luật còn chưa cao, cần được đào tạo, huấn luyện thêm để có thể đáp ứng được đòi hỏi của các doanh nghiệp và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Về chỉ số HDI
Chỉ số HDI của Thủ đô Viêng Chăn năm 2005 là 0,687, đạt mức cao hơn so với cả nước (0,460) và nhất các tỉnh trong nước, với các chỉ số thành phần đều ở mức cao hơn. Kết quả này đã làm cho khoảng cách phát triển giữa Thủ đô và mức bình quân chung của cả nước có sự chênh lệch lớn, vì Thủ đô
là tỉnh có chỉ số phát triển con người cao hơn hẳn so với các tỉnh trong nước và cả nước. Tính theo thời gian, trong vòng hơn 18 năm trở lại đây, Chỉ số HDI của Viêng Chăn từ 0,519 năm 1995 lên 0,687 năm 2005 và 0,692, năm
2010 và 0,698 vào năm 2013 [119], [121]. Thu nhập bình quân đầu người
cũng tăng lên từ 953 USD năm 2005 lên 1.755 USD năm 2010 và 2.768 USD năm 2013 [119]. Chỉ số tuổi thọ tăng nhẹ từ 0,5 năm giai đoạn 2000 - 2005 tăng lên 0,8 năm trong giai đoạn 2010 - 2013.
- Về giáo dục và đào tạo
Theo thống kê của Sở giáo dục - Thể thao Thủ đô Viêng Chăn, số trường mẫu giáo (cả trường công và tư) tăng từ 163 trường trong năm 2005 lên 197 trường trong năm 2010 và 205 trường trong năm 2013, tăng 4,06%. Tỷ lệ trẻ em vào trường mẫu giáo tăng từ 32,4% năm 2005 thành 43,89% năm 2010, đến năm 2013 là 74,0%. Số đông các cháu được hưởng lợi từ chương trình mẫu giáo. Tuy vậy, nhiều huyện thuộc Thủ đô, nhất là khu vực nông thôn các trường tư chưa có đủ các điều kiện vật chất và tinh thần để phục vụ trẻ...
Số trường học cấp I, tăng từ 487 trường năm 2005 lên tới 497 trường năm 2010. Đến năm 2013 là 501 trường, tăng thêm 4 trường, (trường tư 114 trường). Tỷ lệ vào cấp I tăng từ 94,20% năm 2005 lên 98,68% năm 2010 và 99,77% vào năm 2013.
Số trường học cấp II (cả trường công và tư) năm 2005 là 118 trường, tăng lên 133 trường năm 2010 và 147 trường năm 2013. Nhưng tỷ lệ học cấp II giảm xuống từ 85,1% năm 2005 xuống 80,03% năm 2010. Đến năm 2013
tỷ lệ này tăng 89,83% (nữ 86,98%, nam 92,64%).
Năm 2013 toàn Thủ đô có số trường học cấp III (cả công và tư) là 80 trường. Tỉ lệ học sinh cấp III giảm tương đối từ 55,8% năm 2005 xuống còn 55,50% trong năm 2010; đến năm học 2013 tỉ lệ này là 59,49% (nữ 57,01%, nam 62,02%).
Tổng số nhân lực trong lĩnh vực giáo dục 5.251 người, nữ 3.015 người.
Trong đó tuổi từ 19 - 29 chiếm 19,84%; từ 30 - 39 chiếm 42,60%; từ 40 - 49 chiếm 31,79%; từ 50 - 59 chiếm 5,77%. Như vậy, lực lượng lao động trong ngành giáo dục và đào tạo tỷ lệ trẻ khá cao dưới 40 tuổi chiếm khoảng 63,54% trong tổng số cán bộ giáo viên trong ngành, số lượng nữ là 4.813 người, chiếm 61,84%. Đến nay 100% số giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông toàn Thủ đô đạt tiêu chuẩn; 90% giáo viên mầm non đã qua đào tạo.
Trình độ học vấn nguồn nhân lực: Tốt nghiệp THCS chiếm tỷ trọng 0,97%; tốt nghiệp THPT chiếm tỷ trọng 99,03%. Chia theo trình độ chuyên môn - kỹ thuật và cơ cấu ngành nghề: Sự nghiệp giáo dục là 4.760, nữ 2.891 người, giáo viên mầm non 389 người, nữ 378 người; giáo viên THCS 1.403 người, nữ 751 người; giáo viên THPT 1.060 người, nữ 536 người; quản lý nhà nước là 729 người; Chia theo cơ cấu trình độ chuyên môn: tình độ sơ cấp 431 người, nữ 223 người; trung cấp 2.856 người, nữ 1.724 người; cao cấp 822 người, nữ 446 người; cao đẳng - đại học 1.123 người, nữ 602 người và thạc sĩ 19 người, nữ 10 người [145, tr.8].
Nhờ đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện tốt các cuộc vận động và các phong trào thi đua đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên đã có thói quen làm việc tuân thủ theo những quy định, có ý thức kỷ luật và có trách nghiệm với công việc được giao.
Như vậy, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của ngành giáo dục Thủ đô Viêng Chăn cơ bản được đào tạo đạt chuẩn và luôn được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định, tuy nhiên khả năng sử dụng tin học, ngoại ngữ còn hạn chế. Nguyên nhân là do điều kiện cơ sở vật chất các đơn vị trường học ở các vùng nông thôn còn nhiều thiếu thốn chưa đáp ứng được yêu cầu, thiếu đội ngũ giáo viên cốt cán ở một số môn học. Khả năng tự học, tự bồi dưỡng của một số ít cán bộ, giáo viên còn hạn chế, biện pháp khắc phục yếu kém hiệu quả.