Tỉ Lệ Chuyển Dịch Cơ Cấu Theo Ngành Kinh Tế Thủ Đô [127].


Tuy nhiên chất lượng tăng trưởng và trình độ phát triển kinh tế chưa cao, tốc độ tăng trưởng chậm, chưa tương xứng với các tiềm năng và thế mạnh của Thủ đô.

Bảng 3.2: Tỉ lệ chuyển dịch cơ cấu theo ngành kinh tế Thủ đô [127].

Đơn vị tính: %



Ngành

Năm

2001 - 2005

2006 - 2010

2011 - 2013

Nông - lâm

20,78

17,65

20,1

Công nghiệp

43,34

45,88

45,3

Dịch vụ

35,88

36,47

34,2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn - 12

Sự phát triển nhanh chóng của các ngành kinh tế đã tạo ra lượng cầu nhất định về nguồn nhân lực, từ đó kéo theo sự thay đổi của cơ cấu lao động theo hướng giảm dần lao động nông nghiệp, tăng dần lao động công nghiệp và dịch vụ.

Đặc điểm truyền thống văn hoá nổi bật: Thủ đô Viêng Chăn là nơi hội tụ đồng bào nhiều dân tộc khác nhau cùng sinh sống. Các dân tộc anh em của Lào đều có truyền thống văn hoá đặc sắc và đa dạng, cần phải bảo tồn, giữ gìn và phát huy. Những truyền thống tốt đẹp của mỗi bộ tộc ở Thủ đô rất đa dạng, phong phú cả về văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần, với 4.000 di tích văn hoá nghệ thuật, đặc biệt CHDCND Lào nói chung và Thủ đô Viêng Chăn nói riêng có một nền văn hoá đa dân tộc (3 Bộ tộc Lào).

Đảng và Nhà nước Lào cùng với nhân dân các dân tộc Lào luôn phấn đấu xây dựng Thủ đô giàu đẹp, điển hình, giữ gìn và phát huy bản sắc, truyền thống văn hoá của các bộ tộc Lào.

Với diện tích 3.920 km2, chiếm 1,7% diện tích cả nước và dân số của

Thủ đô đứng thứ hai trong tổng số 18 tỉnh. Năm 2005 dân số của Thủ đô là

698.318 người, năm 2010 là 795.160 người, đến năm 2012 là 835.766 người

và 857.496 người vào năm 2013 chiếm gần 12,41% dân số cả nước. Thủ đô


Viêng Chăn có 46 dân tộc và có ba bộ tộc lớn là Lào Sủng, Lào Thơng và Lào Lùm. Trong đó 96,26% là dân tộc Lào Lùm, 2,44% là dân tộc Lào Sủng, 0,82% là dân tộc Lào Thơng và 0,46% là người nước ngoài.

Thủ đô Viêng Chăn hiện có 9 huyện với quy mô diện tích, dân số, mật độ dân số, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các huyện có sự chênh lệch nhau rất lớn. Trong đó khu vực thành thị chiếm tới 63% tổng số thôn bản, khu vực nông thôn ngược lại chỉ chiếm 37%. Tốc độ tăng của dân số cao, đạt trên 2,70% cao hơn mức trung bình của cả nước.

Bảng 3.3: Diện tích, dân số các đơn vị Thủ đô Viêng Chăn năm 2013 [127].


Tên huyện

Diện tích (km2)

Dân số

(Người)

Mật độ dân số (Người/km2)

Tổng số

3.920

857.496

202

1. Chăn tha buly

29

78.135

2.704

2. Si khot ta bong

140

115.348

813

3. Xay set tha

147

115.142

755

4. Si sat ta nac

31

84.340

2.523

5. Na xay thong

1.131

78.047

59

6. Xay tha ny

916

190.089

187

7. Hat xai phong

258

96.914

346

8. Sang thong

622

37.237

44

9. Pac ngừm

646

62.244

79

Qua bảng cho thấy, quy mô diện tích, dân số, mật độ của các huyện nội và ngoại thành có sự chênh lệch nhau rất lớn. Thủ đô có 481 bản, khu vực thành thị chiếm 63% tổng số thôn bản và ngược lại khu vực nông thôn chỉ chiếm 37%. Sự phân bố không đều đó cũng gây ảnh hưởng lớn trong việc phát triển dân số hình thành nguồn nhân lực.

Đại hội lần thứ IV của Đảng bộ thủ đô Viêng Chăn chỉ rõ: "Trước tiên phải chú trọng phát triển giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu để nâng


cao ý thức, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, nâng cao trình độ trí thức của nhân dân, coi trọng cả ba mặt: mở rộng về số lượng, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả của giáo dục".

Những năm qua giáo dục ở Thủ đô đã có những tiến bộ đáng kể; thực hiện cải cách và phát triển mạng lưới giáo dục ở khắp thành phố và địa phương dựa trên 3 dự án của Bộ giáo dục - Thể thao Lào. Gần 100% số giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đã qua đào tạo đạt tiêu chuẩn quốc gia; số trường học cũng đã tăng lên, năm 2010 đã mở ra lớp 13 trên toàn Thủ đô.

Chất lượng học sinh các cấp học đã được nâng lên đáng kể. Số học sinh khá, chăm ngoan, số học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi các Thủ đô và cấp quốc gia và thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng ngày càng tăng lên. Đến năm 2013, Thủ đô đã hoàn thành việc xoá mù chữ và phổ cập tiểu học cho nhân dân trong độ tuổi 15- 45, đã tổ chức học bổ túc lớp trung học cấp I, cấp II cho nhân dân trong độ tuổi 15 - 35 với 3.254 người, nữ 1.725 người. Ngoài ra, Thủ đô còn tổ chức lớp bổ túc trung học cấp III cho 537 cán bộ, bộ đội, công an, cho đến nay 99% số người trong độ tuổi đi học của Thủ đô đã được phổ cập tiểu học. Đặc biệt là năm học 2012 -2013, tỷ suất học sinh đến trường đạt 99,70%, thi các kỳ thi đạt 99,60% học sinh tiểu học, 94,30% trung học cơ sở và 94,8% trung học phổ thông.

Chính quyền Thủ đô đã đầu tư tăng lớp học, trường học và tăng các đội ngũ cán bộ giảng viên, huy động học sinh đi học. Sở Giáo dục và Thể thao của Thủ đô đã tổ chức đợt tập huấn cách thức giảng dạy cho giảng viên, gửi các giảng viên đi học nâng cao trình độ ở trong nước và ngoài nước.

3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn

3.1.3.1. Những thuận lợi

- Từ thực tế của đất nước và thời đại, nhận thức của Đảng và Nhà


nước Lào về nguồn nhân lực ngày càng đầy đủ hơn. Điều đó được thể hiện rõ trong quan điểm của Đảng và Nhà nước Lào: coi con người là nhân tố quyết định đối với sự phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Cụ thể hoá quan điểm trên bằng các chính sách về chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đã được Đảng và Nhà nước ban hành. Đây là những tiền đề quan trọng cho việc tạo lập cơ sở vật chất cần thiết cho phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

- Tăng trưởng kinh tế hàng năm của Thủ đô duy trì được mức khá cao, bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt mức 12,17%; năm 2011-2013 là 12,2%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 1.759 USD và lên 2.768 USD vào năm 2013. Đây là những điều kiện quan trọng để Nhà nước và bản thân người dân tăng tỷ lệ và mức độ đầu tư vào giáo dục - đào tạo và chăm sóc sức khoẻ nâng cao chất lượng của nguồn lực lao động.

- Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sự phát triển tương đối nhanh của ngành công nghiệp đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Công nghiệp tăng từ 43,34% giai đoạn 2001-2005 lên 45,88% trong giai đoạn 2006-2010 và giai đoạn 2011 - 2013 tăng thêm 15,4% chiếm 45,3% của GDP; tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP của tỉnh giảm từ 20,78% trong giai đoạn 2001-2005 xuống còn 17,65% trong giai đoạn 2006 - 2010. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch như trên kéo theo sự thay đổi cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ lệ lao động có trình độ chuyên kỹ thuật.

- Thủ đô Viêng Chăn là địa phương có chỉ số phát triển con người cao nhất so với các địa phương trong cả nước. Thủ đô Viêng Chăn với trình độ phát triển giáo dục và hệ thống y tế cao nhất trong cả nước đã tạo nền tảng thuận lợi cho nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

3.1.3.2. Những khó khăn

- Điểm xuất phát về kinh tế của Thành phố thấp, quá trình khai thác


tiềm năng và lợi thế chưa cao, mặc dù tăng trưởng kinh tế tăng cao nhưng cho đến nay GDP/ người và ngân sách của Nhà nước còn rất thấp. Hạn chế này cản trở rất lớn cho việc nâng cao chất lượng nguồn lực so với yêu cầu phát triển của Thủ đô, đặc biệt là nguồn lực tài chính đầu tư cho phát triển nhân tài.

- Phong tục tập quán của một số địa phương còn lạc hậu, mặt khác do những lợi thế sẵn có của Thủ đô như điều kiện tự nhiên ưu đãi cho phát triển nông nghiệp nên ý chí vươn lên của người dân chưa mạnh mẽ. Tác phong làm việc của nhân dân và cán bộ của Thủ đô chủ yếu theo thói quen, chưa có tính kỷ luật cao cũng là nhân tố gây trở ngại lớn cho công tác giáo dục đào tạo, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

- Cơ cấu kinh tế nhìn chung còn lạc hậu, sản xuất nông nghiệp nhìn chung chất lượng, hiệu quả chưa cao; áp dụng cơ giới vào sản xuất chậm; sự gắn kết giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm còn nhiều hạn chế. Công nghiệp phát triển nhưng chưa vững chắc, các doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng nhanh nhưng quy mô nhỏ, công nghệ tiên tiến còn ít; chưa có nhiều sản phẩm mang thương hiệu và tạo nguồn thu lớn cho ngân sách.

- Chất lượng giáo dục toàn diện giữa các vùng không đồng đều; bệnh thành tích trong giáo dục vẫn còn tồn tại ở một số nơi; tiến độ thực hiện chương trình kiên cố hoá, xây dựng cơ sở vật chất trường học còn chậm, quản lý, phân công giáo viên chưa hợp lý giữa các vùng, địa phương, giữa các môn học; đời sống của giáo viên ngoài biên chế giáo viên các địa phương còn nhiều khó khăn.

.- Công tác chăm sóc sức khoẻ, nhất là cho người nghèo, đồng bào địa phương còn nhiều hạn chế; thiếu các loại hình dịch vụ chất lượng cao và các chuyên gia đầu ngành giỏi; tinh thần, thái độ phục vụ bệnh nhân còn nhiều vấn đề cần xem xét; tập quán sản xuất sinh hoạt lạc hậu trong đồng bào các dân tộc thiểu số chưa được khắc phục nên việc nâng cao thể lực cho người lao động còn gặp rất nhiều khó khăn.


3.2. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN

3.2.1. Về số lượng cơ cấu nguồn nhân lực

Luật Lao động của CHDCND Lào (2007), quy định giới hạn độ tuổi lao động với nam giới là 15 - 60 tuổi tuổi, nữ là 15- 55 tuổi. Thủ đô Viêng Chăn là tỉnh đông dân đứng thứ hai so với 18 tỉnh cả nước. Năm 2013 số người trong độ tuổi lao động của Thủ đô là 592.218 người, chiếm 84,9%% tổng dân số.

Năm 2010 lao động lao động nhập cư vào Thủ đô là 7.360 người, phần lớn là nữ, chiếm 83,5%, đến năm 2013 là 13.061 người (nữ 9.941 người) tăng 5.701 người.

Bảng 3.4: Tình hình lao động và việc làm ở Thủ đô Viêng Chăn năm 2002, 2010, 2013 [106], [127], [148], [155].

Đơn vị: Người


Năm

Nội dung

2002

2010

2013

Lực lượng lao động (trên 15 tuổi)

(% so tổng dân số)

292.260

46,2

435.750

54,8

592.218

69,06

1. Số lao động có việc làm

(% so lực lượng lao động)

269.321

92,2

350.263

80,38

502.544

84,86

a. Phân theo ngành




- Nông nghiệp

88.872

89.318

104.830

- Công nghiệp - xây dựng

29.448

56.113

92.016

- Dịch vụ

151.001

204.832

305.698

b. Phân theo thành phần KT




- Nhà nước

32.297

54.283

75.381

- Tư nhân và liên doanh

58.213

99.817

155.789

- Kinh tế hộ gia đình

44.164

64.787

100.509

- Tự làm việc

134.647

131.376

170.865

2. Số lao động thất nghiệp

(% so lực lượng lao động)


3,98


1,52


1,33

Người có nhu cầu học việc

3.287

78.864

81.797


Qua bảng 3.4 cho thấy, nguồn lao động của Thủ đô có xu hướng tăng dần từ 292.260 người năm 2002 lên 435.750 người năm 2010; 592.218 người trong năm 2013. Trong vòng 8 năm tăng 299.958 người, tương ứng với lao động này chiếm gần 70% dân số. Lý do chính là ngoài việc thanh niên Thủ đô đến tuổi lao động còn có lao động đến từ các địa phương khác.

Tỷ lệ thất nghiệp của Thủ đô, nhìn chung giảm dần. Năm 2002 tỷ lệ

này là 3,98% giảm xuống 1,52% vào năm 2010 và xuống 1,33% năm 2013.

Nguồn lực quan trọng bổ sung vào nguồn nhân lực của Thủ đô là lực lượng học sinh, sinh viên tốt nghiệp THPT, THCN, CĐ, ĐH. Trong những năm qua, số lượng học sinh này đã phát triển rất nhanh, thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.5: Số học sinh tốt nghiệp các trường [137], [156], [157].

Đơn vị tính: Người


Năm

TT

2005

2010

2013

Tổng số

5.126

7.935

9.966

Đại học

3.742

6.562

7.233

Cao đẳng

184

591

1.937

Trung học chuyên nghiệp

1.200

782

796

Theo kết quả điều tra dân số năm 2005, quy mô và tốc độ tăng dân số của Thủ đô là 698.318 người. Đến năm 2010 là 795.160 người (nam: 404.736 người); năm 2013 là 857.496 người (nam: 428.177 người). Dân cư sống trong thành thị và nông thôn cũ có sự chênh lệch lớn.

Bảng 3.6: Dân số và tỷ lệ phát triển dân số của Thủ đô Viêng Chăn [148], [159].

Năm

Chỉ tiêu

2001-2005

2006-2010

2011-2013

1. Dân số trung bình (người)

698.318

795.160

857.496

2. Tỷ suất sinh (%)

4,0

3,85

3,7

3. Tuổi thọ trung bình

65

70

73

4. Tỷ suất tăng tự nhiên (%)

2,2

2,4

2,7


Qua bảng trên cho thấy, dân số Thủ đô có xu hướng tăng dần qua các năm từ 698.318 người trong giai đoạn 2001 - 2005, lên 795.160 người giai đoạn 2006 - 2010 và 857.496 người trong giai đoạn 2011 - 2013.

Sự biến động này là do việc gia tăng dân số tự nhiên tương đối cao, tỷ suất dân số tăng tự nhiên từ 2,2% trong giai đoạn 2001 - 2005, lên 2,4% trong giai đoạn 2006 - 2010 và tiếp tục tăng trong giai đoạn 2011 - 2013 là 2,7%. Mặt khác, do Thủ đô tiếp nhận sự di dân từ nơi khác tới, theo dự báo đến năm 2015 - 2020, số người nhập cư vào Thủ đô Viêng Chăn trung bình là 8.000 - 8.200 người/năm. Đây sẽ là một thử thách rất lớn đối với quá trình giải quyết việc làm.

Tỷ suất sinh của Thủ đô thời kỳ 2000 - 2005 xuống còn 3,85% cho thời kỳ 2006 - 2010, 3,7% cho thời kỳ 2011 - 2013 và đến thời kỳ 2016 - 2020 sẽ là 3,4%. Viêng Chăn có 481 bản thôn, trong đó khu vực thành thị chiếm 63% tổng số thôn bản, ngược lại khu vực nông thôn chỉ chiếm 37%. Dân số thành thị chiếm 68%, trong khi đó dân số khu vực nông thôn chiếm 32%. Tốc độ tăng dân số của Thủ đô cao nhất cả nước, trung bình (2000 - 2005) là 2,32%/năm. Giai đoạn trung bình là 2,25%/năm, tốc độ tăng dân số Thủ đô cao hơn tốc độ tăng trung bình của cả nước.

Bảng 3.7: Quy mô và cơ cấu dân số ở Thủ đô Viêng Chăn [127].

Đơn vị: Người


Năm

Chỉ tiêu

2000

2005

2010

2012

2013

Tốc độ

tăng (%)

Tổng số (Người)

524.107

698.318

795.160

835.766

857.496

2,9

Nam

261.529

348.460

404.736

417.326

428.177

1,13

Nữ

262.578

313.858

390.424

418.440

429.319

1,33

Thành thị

269.498

399.355

474.597

510.126

525.375

2,70

Nông thôn

254.609

298.963

320.563

325.640

332.121

1,96

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/10/2022