trên địa bàn chiếm tới 30% so với cả nước; đội ngũ cán bộ, công chức khối hành chính sự nghiệp các cấp, các ngành đã có hơn 138 nghìn lượt người được đào tạo, bồi dưỡng trong nước và gần 2.500 lượt người được đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài.
Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã có những chính sách riêng cho đào tạo, phát triển nguồn nhân lực như hình thức các trung tâm dịch vụ việc làm, khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp tuyển dụng lao động, kết hợp với các trường đại học, cao đẳng với phương hướng tạo nguồn nhân lực vừa có trình độ khoa học, vừa có kỹ năng thực tế và hiệu quả phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp. Chính quyền Thành phố đã rất coi trọng đặc biệt tớ việc phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề: trong thời gian qua, đội ngũ giáo viên dạy nghề đã tăng đáng kể với hơn 5.350 người. Trong đó, có 1.056 người có trình độ sau đại học, còn lại là đại học và cao đẳng. Thành phố còn đưa nhiều nghề mới thuộc lĩnh vực công nghệ mới, có trình độ cao vào chương trình giảng dạy tại các trường dạy nghề với nhiều hình thức đa dạng hoá đào tạo. Quá trình đào tạo đã đạt được kết quả nhất định như: 300 tiến sĩ, thạc sĩ quản lý nhà nước và quản trị kinh doanh; đào tạo 300 tiến sĩ, thạc sĩ ngành giáo dục và đào tạo,...
Thành phố Hồ Chí Minh luôn dẫn đầu cả nước về chính sách thu hút nhân tài, thu hút lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao, các chuyên gia, các nhà khoa học,…trong nước và ngoài nước về phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; đã ban hành quy định về một số chính sách đối với người có trình độ cao, chuyên gia giỏi làm việc trên địa bàn Thành phố; Chẳng hạn như tuyển dụng không phân biệt quốc tịch, tôn giáo, hộ khẩu… trả lương đúng với tài năng và trình độ; người chưa có nhà ở được ưu tiên giải quyết mua nhà ở khu chung cư và có chính sách miễn phí, giảm; những người ở xa Thành phố được bố trí nơi ở không phải trả tiền thuê, bố trí phương tiện đi lại thuận tiện, những người nuôi dưỡng cha mẹ già được trợ cấp hàng tháng.
Kinh nghiệm của chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh là phải xây
dựng các chương trình phát triển nguồn nhân lực. Đó là các chương trình:
- Chương trình nâng cao chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng;
- Chương trình nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nghề;
- Chương trình đào tạo đội ngũ doanh nhân;
Có thể bạn quan tâm!
- Đầu Tư Cho Giáo Dục Từ Gdp Và Ngân Sách Nhà Nước [91].
- Vai Trò Của Nguồn Nhân Lực Trong Quá Trình Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội
- Kinh Nghiệm Quốc Tế Về Đảm Bảo Nguồn Nhân Lực Cho Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Thủ Đô Viêng Chăn
- Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội Ảnh Hưởng Đến Nguồn Nhân Lực Cho Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Ở Thủ Đô Viêng Chăn
- Tỉ Lệ Chuyển Dịch Cơ Cấu Theo Ngành Kinh Tế Thủ Đô [127].
- Cơ Cấu Dân Số Thủ Đô So Với Cả Nước Năm 2013 [119], [122].
Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.
- Chương trình nâng cao chất lượng, phát hiện bồi dưỡng năng khiếu, nhân tài lĩnh vực văn hoá - nghệ thuật, thể dục - thể thao;
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hệ thống chính trị
thành phố;
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho lĩnh vực y tế thành phố;
- Tổ chức hệ thống truyền thông, xây dựng chương trình thông tin về đào tạo và việc làm;
- Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên; củng cố, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy;
- Chương trình nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng;
- Cơ chế, chính sách về tài chính, thuế để thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thành phố.
Nhờ có chính sách đúng đắn trên, Thành phố Hồ Chí Minh luôn là địa phương đi đầu trong cả nước về giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, phát triển kinh tế - xã hội và hiện đã trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học - công nghệ đứng đầu trên cả nước Việt Nam.
Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Nai
Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam của Việt Nam, có diện tích 5.903.940 km2, dân số
2.569.401 người. Trong những năm qua, kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai đã có bước phát triển khá; GDP bình quân đầu người đạt 1.629 USD, cơ cấu kinh tế: công nghiệp chiếm 57,2%, dịch vụ chiếm 34,1% và nông nghiệp là 8,7%.
Năm 2010 dân số trong độ tuổi lao động 1.451.911 người, chiếm 56,5%
dân số, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo là 50%. Trong đó, số lao động có trình độ công nhân kỹ thuật chiếm 32%; cơ cấu lao động trong ngành nông nghiệp là 28,68%, công nghiệp 36,87% và dịch vụ là 34,45%. Với nguồn nhân lực dồi dào về số lượng lẫn chất lượng đã tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; số người trong độ tuổi lao động có tỷ lệ cao trong tổng dân số và số người có khả năng lao động trong tổng số người trong độ tuổi lao động có tỷ lệ cao tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho tỉnh thực hiện tốt mục tiêu CNH, HĐH.
Đồng Nai rất coi trọng trong phát triển nguồn nhân lực, đã trực tiếp tiếp nhận đầu tư vốn, kỹ thuật công nghệ hiện đại của nước ngoài. Hiện nay Đồng Nai đã có một nền công nghiệp hiện đại với công nghệ kỹ thuật cao, cùng với một đội ngũ lao động trí thức hoá trong sản xuất công nghiệp hiện đại, trong đội ngũ nhân lực đông đảo đa dạng của Đồng Nai, có đặc trưng cơ bản của giai cấp công nhân hiện đại.
Giáo dục đào tạo của Đồng Nai có vai trò quan trọng là cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh. Đó là lực lượng sinh viên tốt nghiệp trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, nó được thể hiện số sinh viên đỗ đại học, cao đẳng trong mỗi năm tăng rất nhanh, năm 2006 cả tỉnh có 15.236 sinh viên, đến năm 2009 lên tới 30.283 sinh viên; với chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, Đồng Nai đã thể hiện quyết tâm đẩy mạnh CNH, HĐH để trở thành một trung tâm mạnh về nhiều mặt của cả nước, đã thu hút đông đảo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong đó, đội ngũ giáo viên dạy nghề được tỉnh quan tâm đầu tư nâng cao cả về chất lượng và số lượng, hiện toàn tỉnh có đội ngũ giáo viên dạy nghề là 2.569 người, giáo viên có trình độ từ thợ bậc cao, cao đẳng, đại học chiếm 87,7%, sau đại học chiếm 12,3%. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị của Đồng Nai phải đạt yêu cầu tiêu chuẩn theo chức danh ngạch bậc. Hiện nay cán bộ công chức, viên chức đã tốt nghiệp trung học phổ thông chiếm tới 98%.
Chính quyền Đồng Nai rất quan tâm đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thông qua các chủ trương bồi dưỡng, đào tạo sau đại học. Chỉ tính riêng thời kỳ từ năm 2006 - 2010 đã có 613 người tham gia đào tạo, trong đó, lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo chiếm tỷ lệ cao nhất; ngoài ra hàng trăm cán bộ, công nhân viên ở các thành phần kinh tế khác cũng tham gia chương trình đào tạo sau đại học bằng các hình thức khác nhau.
Đồng Nai đã thực hiện có hiệu quả việc quy hoạch và đầu tư hệ thống các cơ sở đào tạo, dạy nghề trên địa bàn, thực hiện đa dạng hoá hình thức đào tạo; quan tâm đầu tư các cơ sở đào tạo, dạy nghề phục vụ chuyển đổi nghề cho người lao động, chỉ tính trong 5 năm qua, tổng mức đầu tư lên tới gần 500 tỷ đồng và 241,821 Euro.
Chính quyền Đồng Nai có Nghị quyết số 51/2005/NQHĐND về phát triển nguồn nhân lực phục vụ kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ từ năm, nhờ đó mà nguồn nhân lực chất cao của tỉnh đã phát triển cả về chất lượng lẫn số lượng. Đảng bộ và Chính quyền tỉnh đặc biệt coi trọng công tác giáo dục đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, củng cố và nâng cao hệ thống đào tạo, mở rộng các trường đào tạo nghề, đa dạng hoá ngành nghề đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo, phổ cập giáo dục tiểu học và trung học..
Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng
Đà Nẵng là thành phố động lực của vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam, có diện tích 1.256,54 km2 và có trên 951.572 người dân số (2011). Cơ cấu kinh tế thay đổi theo hướng Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp; ngành Du lịch dịch vụ, bưu chính viễn thông, tài chính ngân hàng, giáo dục đào tạo được tập trung đầu tư phát triển, đã tạo việc làm cho hàng chục nghìn lao động. Chỉ tiêu cụ thể: ngành dịch vụ chiếm 52,98%; công nghiệp - xây dựng 43,84% và nông nghiệp là 3,18%.
Đà Nẵng là thành phố ven biển thuộc Trung bộ, nằm trên trục giao
thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và hàng không; là một
trong những cửa biển quan trọng của khu vực miền Trung nối với các nước trong khu vực dẫn đến các vùng Đông Bắc Á. Đà Nẵng có lợi thế về giao lưu rất quan trọng, có lợi thế về phát triển các dịch vụ cao cấp như: Hàng không, vận tải biển, bưu chính viễn thông, thương mại, tài chính… Đà Nẵng đã phát triển nền kinh tế đa dạng về công, nông, lâm nghiệp, thuỷ, hải sản…với một nền văn hoá phong phú (Việt Hoa, Chăm…).
Đà Nẵng là thành phố có trình độ học vấn rất cao chiếm 84,2% dân số có bằng từ tiểu học trở lên, trong đó 44,6% có bằng trung học phổ thông và 94,6% phường, xã đạt chuẩn phổ cập trung học phổ thông. Trình độ học vấn của người lao động: tình độ tiểu học chiếm 16%, trình độ trung học cơ sở chiếm 39% và trung học phổ thông là 43%. Năm 2011 lực lượng lao động của thành phố là 435.400 người, chiếm 48% tổng dân số. Trong đó công nhân kỹ thuật 37.130 người; trình độ trung cấp 25.500 người; đại học - cao đẳng 81.770 người; Về trình độ chuyên môn kỹ thuật tỷ lệ lực lượng lao động của thành phố đã qua đào tạo không ngừng tăng lên, tăng từ 32% năm 2004 lên 35% năm 2006 và 52% năm 2011, trong đó lao động qua đào tạo nghề chiếm 39%, bình quân khoảng 2%/năm.
Hơn 25 năm kể từ đổi mới Đà Nẵng đã đạt được kết quả to lớn về phát triển nguồn nhân lực với hàng trăm tiến sĩ, thạc sĩ ở nước ngoài; hỗ trợ ngân sách đào tạo bậc đại học trong nước và ngoài nước. Đặc biệt, đã thành công trong việc triển khai có hiệu quả chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đến làm việc tại thành phố.
Thành phố Đà Nẵng đã có hệ thống các cơ quan nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực. Đại học Đà Nẵng với 6 trường thành viên (đại học Kinh tế, đại học Bách khoa, đại học Sư phạm, đại học Ngoại nữ, cao đẳng Công nghệ và cao đẳng Công nghệ thông tin); Đại học Dân lập Duy tân; Cao đẳng Kế hoạch; Cao đẳng Thể dục - Thể thao Trung ương III; Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh - Phân viện Đà Nẵng chuyên đào tạo đội
ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ chủ chốt cho các ngành kinh tế - xã hội của miền Trung và Tây Nguyên. Như vậy, với những tiềm năng này, về cơ bản nguồn nhân lực đã đáp được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
2.3.1.2. Kinh nghiệm của Thái Lan
Thái Lan có diện tích 514.000 km2, dân số 66,72 triệu người. Năm 2011, GDP đạt 616,783 tỷ USD, bình quân đầu người là 9.396 USD. Suốt hai thập kỷ gần đây Thái Lan đạt được thành tựu lớn về tăng trưởng kinh tế; mức tăng GDP trung bình hàng năm là 7,5%, đứng trong nhóm phát triển nhất thuộc khu vực các nước đang phát triển. Thái Lan đã rất chú trọng đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và có chính sách thu hút đầu tư từ 35% đến 45% GDP. Thái Lan là nước có môi trường rất thuận lợi cho đầu tư nước ngoài. Xuất khẩu tăng nhanh vào các thị trường chủ yếu như vào Mỹ: 22%; EC: 20%; Nhật: 17%; các nước NICS: 12%. Thái Lan ít buôn bán với các nước Đông Nam Á, tỷ lệ xuất khẩu cho Đông Nam Á chỉ chiếm 4%. Để có được kết quả đó,
Thái Lan là nước có tỷ lệ tăng dân số giảm trong 25 năm qua. Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch mạnh từ thập kỷ 80 đến nay. Tỷ trọng sản xuất nông nghiệp đã giảm xuống thấp hơn 15% GDP. Để chuyển sang kinh tế công nghiệp, Thái Lan coi phát triển nguồn nhân lực, tạo cơ hội cho mọi người được học tập. Giáo dục của Thái Lan phát triển mạnh từ thập kỷ 60, thế kỷ XX với các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học, các trường cao đẳng, trường dạy nghề, viện đại học mở cả công lập và dân lập.. Nhà nước chủ trương mở rộng diện và hình thức đào tạo để có nguồn lao động thích ứng với nhu cầu thị trường luôn thay đổi. Chính phủ Thái Lan rất chú trọng vào việc đầu tư phát triển hệ thống giáo dục đại học và Thái Lan được đánh giá là một trong những nước có hệ thống giáo dục hàng đầu trong khu vực. Việc đào tạo kỹ năng chuyên ngành được tập trung cho một số ngành chuyên sâu để đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trên thị trường.
Các trường đại học và Viện nghiên cứu được đầu tư kinh phí khá cao cho thực hiện nghiên cứu khoa học - công nghệ (khoảng 400 triệu USD năm 2010). Những đóng góp tiêu biểu của nhân lực khoa học- công nghệ ở Thái Lan là ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp, công nghệ chế biến nông sản, hải sản, công nghệ dệt may, công nghệ điện tử và máy tính, công nghệ vật liệu và kim loại. So với các nước ở trình độ phát triển tương tự thì nguồn nhân lực chất lượng cao của Thái Lan không nhiều, đầu tư cho khoa học - công nghệ không cao nhưng kinh tế Thái Lan phát triển là nhờ nguồn nhân lực có khả năng ứng dụng công nghệ tiên tiến của nước ngoài. Chính phủ rất chú trọng đến việc kết giữa đào tạo - nghiên cứu khoa học và sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực đời sống xã hội.
Ngoài ra chính phủ Thái Lan còn thực hiện phổ cập khoa học - công nghệ, tích cực, chủ động tiếp nhận công nghệ nhập từ nước ngoài, khuyến khích sáng tạo khoa học - công nghệ. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Thái Lan dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau:
- Giáo dục cho tất cả mọi người có được năng lực tối đa.
- Phát triển kỹ năng đáp ứng được nhu cầu của các ngành công nghiệp và doanh nghiệp.
- Khuyến khích tiếp tục đào tạo và đào tạo lại để thích ứng với sự phát
triển nhanh chóng của kỹ thuật và tiếp thu những kỹ năng mới.
2.3.1.3. Kinh nghiệm của Singapore
Singapore là một quốc gia nhỏ bé với dân số 5,1 triệu người, tài nguyên thiên nhiên ít, nhưng tốc độ phát triển kinh tế mạnh hơn nhiều nước. Chỉ số phát triển con người (HDI) là 0,846. Tổng GDP 314,911 tỷ USD, GDP bình quân đầu người là 59.711 USD (năm 2011). Chính phủ Singapore có chiến lược phát triển nguồn nhân lực đúng đắn với nội dung chính:
Một là, chú trọng đầu tư, chỉ đạo sát phát triển giáo dục - đào tạo, phát
triển kỹ năng con người. Những năm 1960 và 1970 nước này đã phổ cập giáo
dục tiểu học và trung học; sau đó là phát triển giáo dục và đào tạo kỹ thuật, hướng tới sáng chế công nghệ cao; chú trọng kết hợp giữa đào tạo - nghiên cứu khoa học và sản xuất kinh doanh coi đó vừa là mục đích, vừa là động lực của giáo dục đào tạo. Tính đến năm 2010 có khoảng 40.000 chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ với trình độ và tay nghệ cao.
Hai là, chính sách thu hút nhân tài nước ngoài tới làm việc tại Singapore. Đây là một trong hai chính sách quan trọng của Singapore trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Đẩy mạnh thu hút nhân tài là nhằm tranh thủ trí tuệ của đội ngũ này để nhanh chóng bắt kịp trình độ phát triển của các nước đi trước và hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao ở trong nước. Chính phủ Singapore đã hoạch định chính sách sử dụng người nhập cư để bù vào sự thiếu hụt lực lượng lao động bản địa. Nguồn nhân lực có kinh nghiệm và chất lượng tốt nước ngoài được tuyển dụng một cách tích cực, chủ động và có hệ thống. Chính phủ không đòi hỏi du học sinh quốc tế phải chứng minh tài chính; chi phí học tập vừa phải, môi trường học tập hiện đại, các ngành nghệ đào tạo đa dạng... Đặc biệt, chính phủ có nhiều chính sách linh hoạt thu hút nhân tài bằng các chính sách lương bổng thoả đáng.
2.3.1.4. Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Hàn Quốc là một nước thực hiện công nghiệp hoá nhanh, trong khoảng 30 năm trở lại đây đã đạt được sự phát triển thần kỳ về kinh tế với chiến lược phát triển hướng ngoại, xuất khẩu. Chính phủ có sự đầu tư thích đáng vào việc phát triển vốn nhân lực trên hai điểm chính:
Thứ nhất, coi giáo dục đào tạo, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực chất lượng cao là nhân tố quan trọng hàng đầu tiếp cận kinh tế tri thức. Ngay từ những năm 60, tỷ lệ dân số biết chữ của Hàn Quốc đạt 80%, gần 90% dân số trong độ tuổi tiểu học đã hoàn thành chương trình tiểu học. Năm 1970, tỷ lệ hoàn thành chương trình tiểu học đã đạt 100%. Đối với cấp học cao đẳng và đại học, Hàn Quốc cũng có tỷ lệ sinh viên đại học rất cao: Năm 1995, 80% số