Diễn ngôn trên rò ràng có hàm ý thái độ mỉa mai bởi sự xuất hiện các từ ngữ: “nhưng”, “đành phải”, “lại phải”. Mức độ mỉa mai còn được nâng lên khi sử dụng từ nhấn mạnh “đặc biệt”. Khen thật thì không phải CV để khẳng định chất lượng lời nói của Bộ trưởng (có hay không). Còn nếu là cách nói mỉa mai (thì lại vi phạm lập luận sai tấn công cá nhân). Điều này cũng thường thấy trong lời của đại biểu cấp dưới CV đại biểu cấp trên:
(3.54) Lúc sáng Bộ trưởng (A) giải trình rất hay (x), cho nên để khẳng định tôi xin hỏi thêm 2 câu…
(XI, 10, C.24.11.2006, L20)
Hành vi hỏi hay CV tại Nghị trường Quốc hội không nhằm mục đích để đánh giá, khẳng định các đại biểu trả lời “hay” mà là để làm rò các vấn đề còn bất cập; cùng nhìn nhận, rút kinh nghiệm để định hướng chính sách phát triển của đất nước. Vì thế, chỉ có thể hiểu lời khen “hay” ở trên là một sự mỉa mai.
Mô hình lập luận/ tranh luận chưa thuyết phục này có dạng: (SĐS11)
Tiền đề: khen A đã x (hành vi khen là sự mỉa mai, chế giễu A).
Kết luận: phủ định x
a7. Lập luận viện dẫn quyền uy chưa thuyết phục
- Viện đến uy tín chuyên gia chưa thuyết phục:
Có các trường hợp sử dụng quyền uy chưa thuyết phục như sau: 1, người đó không có uy tín chuyên môn của vấn đề đang xem xét; 2, người đó có uy tín chuyên môn nhưng kết luận không dựa trên các số liệu là nghiên cứu, hoặc kết luận chỉ là bằng chứng vụn vặt. Ví dụ:
Có thể bạn quan tâm!
- Định Hướng Vai Trò Của Các Hành Vi Ngôn Ngữ Trong Lập Luận Khái Quát (Qua Phiên Chất Vấn )
- Đặc Điểm Lập Luận Qua Hành Vi Điều Khiển Của Người Điều Hành
- Những Tranh Luận Chưa Thuyết Phục 12 (Qua Phiên Chất Vấn)
- Nhận Xét Về Việc Sử Dụng Lập Luận Trong Hội Thoại Tranh Luận Trên Diễn Đàn Quốc Hội (Qua Phiên Chất Vấn )
- Phương Pháp Phản Biện Đối Với Tranh Luận Chưa Thuyết Phục Do Suy Luận Sai
- Phương Pháp Phản Biện Lập Luận Yếu/ Sai Suy Luận “Thiếu Căn Cứ” Để Hiểu
Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.
(3.55) Giám đốc Y tế (x) thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương (A) đã đi thăm ngẫu nhiên 3 huyện miền núi và ngẫu nhiên những trạm y tế xã. Trong hội nghị vừa rồi lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam họ khẳng định là “các đồng chí học về y tế, mạng lưới y tế cơ sở (y) không đi đâu xa hãy đến Việt Nam mà học”. Bởi vì, họ không tưởng tượng một người dân thu nhập 1000 đô mà có những trạm y tế xã kể cả vùng núi có thể làm đỡ đẻ, tiêm chủng, tỉ lệ tiêm chủng của chúng ta cũng là điểm sáng trong thiên niên kỷ, chăm sóc suy dinh dưỡng, hướng dẫn, vấn đề về tuyên truyền, các bệnh không nhiễm trùng, chương trình mục tiêu v.v... dự phòng và chăm sóc sức khỏe ban đầu và có cả quầy thuốc ở đó.
(XIII, 4, S.14.11.2012, L13)
Mô hình lập luận chưa thuyết phục trên có dạng như sau: (SĐS12)
Tiền đề 1: A là chuyên gia trong lĩnh vực x
Tiền đề 2: A cho rằng y tốt (y thuộc về lĩnh vực x) (ý kiến của A không dựa trên kết quả nghiên cứu, lí lẽ khách quan mà chỉ là “ngẫu nhiên”/ cảm nhận trực giác).
Kết luận: y tốt
- Viện đến quyền lực chưa thuyết phục:
(3.56) Đảng lãnh đạo quản lí trực tiếp tôi, hiểu rất rò về tôi và Đảng ta cũng là Đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo nhà nước và toàn xã hội. Đảng đã quyết định phân công tôi ứng cử làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ, tiếp tục làm nhiệm vụ Thủ tướng Chỉnh phủ, Trung ương phân công, Quốc hội đã bỏ phiếu bầu tôi làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ… cả cuộc đời tôi theo Đảng, hoạt động cách mạng dưới sự lãnh đạo quản lí trực tiếp của Đảng, tôi không có chạy, tôi cũng không xin, và tôi cũng không thoái thoác từ chối bất cứ nhiệm vụ gì mà Đảng, nhà nước quyết định phân công giao phó cho tôi. Tôi sẽ tiếp tục thực hiện và nghiêm túc thực hiện như tôi đã làm trong suốt 51 năm qua.
(XIII, 4, S.14.11.2012, L27)
LL trên có đề cập đến yếu tố quyền lực, uy tín của Đảng: Đảng đã bổ nhiệm Đại biểu làm Thủ tưởng (tôi không xin…), vì vậy, tôi sẽ vẫn phụng sự Đảng… Nhưng, quyết định, sự tin tưởng của Đảng chỉ đúng trong bối cảnh tại thời điểm đó. Thời điểm Đảng, Nhà nước bầu Đại biểu làm Thủ tướng có bối cảnh khác với thời điểm hiện tại. Điều này cũng đồng nghĩa rằng không có chuyện là lãnh đạo, dù có nhiều sai phạm thì vẫn được Đảng, nhân dân tín nhiệm… Và, thực tế đã cho thấy Đảng và Nhà nước đã và đang xử lí, bãi nhiệm, miễn nhiệm với nhiều vị trí lãnh đạo cấp cao. Mô hình lập luận chưa thuyết phục này có dạng:
(SĐS13)
Tiền đề 1: A có quyền lực trong lĩnh vực x
Tiền đề 2: A đã tín nhiệm/ bổ nhiệm B trong lĩnh vực x (tại một thời điểm nhất định)
Kết luận: B luôn luôn được tín nhiệm/ bổ nhiệm trong lĩnh vực x (dù hoàn cảnh có thay đổi).
a8. “Dịch chuyển khung thành” chưa thuyết phục
Đây là dạng lập luận mà lẽ ra trách nhiệm trả lời, giải trình… thuộc về “mình”, về ngành “mình” quản lí nhưng Đại biểu lại chuyển trách nhiệm sang đơn vị/ người đứng đầu đơn vị khác. Tại một phiên họp Khóa XI, khi được CV về việc đánh bắt xa bờ (x) không có các dịch vụ hậu cần (m), nhất là nước đá lạnh (m), ngư dân đã phải dùng hóa chất. Bộ trưởng Bộ thủy sản (A) khi đó đã trả lời rằng tất cả các chất cấm sử dụng trong bảo quản thủy sản đã được quy định, đã cố gắng khắc phục việc sử dụng chất cấm (n) nhưng vẫn chưa chấm dứt. Và rồi Bộ trưởng đã chuyển trách nhiệm sang bộ phận quản lí thị trường khi nói rằng quản lí thị trường (B) “liên quan phần nhiều hơn chúng tôi”. Mô hình lập luận yếu/ sai này có dạng:
(SĐS14)
Tiền đề 1: Cả A và B đều liên quan đến x (A liên quan đến x qua m, B liên quan đến x qua n), A được CV về trách nhiệm liên đới đến x qua m
Tiền đề 2: A cho rằng kết quả x do B nhiều hơn Kết luận: trách nhiệm trả lời/ giải trình sẽ là B
b. Tranh luận chưa thuyết phục do suy luận sai
b1. Lập luận có mối quan hệ nhân- quả chưa thuyết phục
Kiểu lập luận sai này có mối quan hệ tất yếu nhân- quả chưa thuyết phục (nguyên nhân không là điều kiện đủ):
(3.57) Trước hết tôi xin khẳng định nạn rửa tiền là một tệ nạn phổ biến trên thế giới. Ở Việt Nam do khuôn khổ pháp lí và các biện pháp phòng ngừa chưa được hoàn chỉnh, còn nhiều sơ suất (A), do đó có thể nói rằng ở Việt Nam có tệ nạn rửa tiền (x). Mức độ nghiêm trọng đến đâu thì cũng phải nói là cho đến nay cũng chưa xác định được.
(XI, 9, C.16.06.2006, L3)
Vấn đề là: Việt Nam có nạn rửa tiền không thể là hệ quả tất yếu từ thực tế “đó là nạn phổ biến trên thế giới” và càng không phải vì khuôn khổ pháp lí và các biện pháp phòng ngừa của Việt Nam chưa hoàn chỉnh, còn nhiều sơ suất… Kết luận rằng “Việt Nam có nạn rửa tiền” chỉ có tính khả năng cao, chứ không thể khẳng định tuyệt đối.
Lập luận dạng này có mô hình như sau: (SĐS15)
Tiền đề 1: A có thể sẽ x/ A là một trong những điều kiện để có x Tiền đề 2: Có A
Kết luận: chắc chắn có x
Nguyên nhân của các lỗi nhân quả này chủ yếu là việc sử dụng không hợp lí các kết tử lập luận, thiếu các số liệu cụ thể.
b2. Lập luận chưa thuyết phục kiểu “dốc trượt”
(3.58) Câu hỏi thứ hai: Cử tri cho rằng Quốc hội cần đặc biệt quan tâm đến mấy biểu hiện sau đây ở Bộ Tài chính:
Trước nhất, Bộ này ngày càng phình to ra (A) với nhiều cục, tổng cục và với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước thì Bộ Tài chính sẽ càng là một siêu Bộ với đầy quyền lực (x).
Thứ hai, đi đôi với đầy quyền lực (x), Bộ Tài chính luôn dành cho mình quyền lợi, kể cả du di từ ngân sách Nhà nước (y).
(XI, 9, C.15.06.2006, L2)
Đại biểu đã dẫn nguồn tin của cử tri, không có các số liệu, thực tế, khẳng định về bộ máy Bộ tài chính ngày càng “phình to”. Tiếp theo, Đại biểu đã liên tưởng đến
sự bành trướng về quyền lực. Cuối cùng đã khẳng định kết luận: Bộ Tài chính “luôn dành cho mình quyền lợi, kể cả du di từ ngân sách Nhà nước”. Đó là kiểu lập luận sai thiếu căn cứ. Thậm chi, kết luận cuối cùng là hệ quả được kéo theo từ một hệ quả khác dựa trên sự suy luận mang sắc thái “cá nhân”.
Lập luận dạng này có mô hình như sau: (SĐS16)
Tiền đề 1: Cho rằng A, nếu A thì sẽ có thể x Tiền đề 2: x thì có thể y (…)
Kết luận: A thì tồn tại/ chắc chắn là y
b3. Lập luận nguyên nhân chưa thuyết phục (/ nguyên nhân giả)
(3.59) Tuy nhiên, công việc này không phải một sớm một chiều (A) cho nên chúng tôi chưa bao giờ dám động vào phong trào nói không (x) cả mà đây là cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác và sẽ phải kéo dài.
(XIII, 6, S.14.11.2012, L6)
Đây là câu trả lời của Bộ trưởng X khi được chất vấn về sự cam kết, trách nhiệm trước tình trạng “nhận phong bì” trong ngành y là phổ biến. Lập luận trên có kết tử “nên” đánh dấu mối quan hệ nhân- quả. Nguyên nhân của việc “chưa bao giờ dám động vào phong trào nói không” là vì “không phải một sớm một chiều” (điều này có nghĩa là phải lâu dài và rất khó khăn). Tuy nhiên, đây rò ràng không phải là nguyên nhân sâu sa, bản chất.
Mô hình lập luận này có thể khái quát như sau: (SĐS17)
Tiền đề 1 (ngầm ẩn): A không phải là nguyên nhân đúng dẫn đến x Tiền đề 2: Có A
Kết luận: tồn tại/ có x
b4. Lập luận chưa thuyết phục do so sánh ẩu và lập luận chưa thuyết phục kiểu “trắng- đen”
(3.60) Tình hình này đã dẫn đến một bộ phận ngành có điều kiện làm thêm ngoài giờ (x) như y tế, giáo dục (A) v.v.... tạo sự thiếu công bằng trong thu nhập giữa cán bộ, công chức, viên chức với nhau. Một số ngành (B) không thể làm ngoài giờ được thì sẽ sinh ra tiêu cực, tham nhũng (y) như chuyện xảy ra ở Tổng công ty tàu thủy Việt Nam Vinashin mà nhiều Đại biểu Quốc hội đã phát biểu và phân tích.
(XII, 8, C.2.11.2010, L14)
Lập luận trên đã phạm phải lỗi so sánh ẩu, khái quát hóa vội vã và kết luận ẩu, lập luận chưa thuyết phục kiểu “trắng- đen”.
Mô hình lập luận này có thể được khái quát: (SĐS18)
Tiền đề 1: A thì x nên không y (x và y không có mối quan hệ tất yếu)
Tiền đề 2: A và B thuộc cùng một phạm trù, B thì không x (A và B không đủ cơ sở so sánh tương đồng, x là nguyên nhân giả)
Kết luận: Nên B sẽ y (B còn có thể có nguyên nhân từ m, l… không chỉ là x)
b5. Lập luận chưa thuyết phục do “kết luận ẩu”
Những trường hợp về lập luận sai thiếu căn cứ để hiểu, chứng cứ vụn vặt, hoặc lập luận sai dùng câu hỏi vượt cấp tiền giả định cũng đồng thời phạm phải lập luận sai “kết luận ẩu” (xem ví dụ 3.63- PL55).
b6. Lập luận dựa trên sự so sánh chưa thuyết phục
Dưới đây là trường hợp LL chưa thuyết phục dựa trên sự so sánh sai:
(3.61) Xin Bộ trưởng cho biết khi nào người dân Việt Nam được mua thuốc tân dược ngang bằng với giá thuốc của các nước trong khu vực.
Thứ hai, cử tri hiện nay lo lắng nhất thời gian qua giá thuốc ngoại mới, thuốc biệt dược tăng quá cao vượt quá khả năng của người dân, có nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân là vướng về cơ chế như Luật Dược quy định khuyến mãi thuốc theo pháp luật về Luật khuyến mãi, nhưng Luật Thương mại lại quy định rất lỏng doanh nghiệp được khuyến mãi tối đa 50%. Do vậy, các hãng dược khuyến mãi dưới 50% là rất khó xử lí. Đồng thời nghị định Chính phủ quy định về đấu thầu thuốc đối với hàng hóa là dịch vụ tư vấn là chưa hợp lí.
Thứ hai, về quản lí giá, hiện nay Bộ là đơn vị nhập thuốc đồng thời đưa ra giá thuốc cũng là đơn vị kiểm tra giá thuốc, tôi thấy vấn đề này rất bất cập, là trách nhiệm của Bộ trưởng đã có kiến nghị sửa đổi luật và nghị định của Chính phủ như thế nào để góp phần quản lí giá thuốc cho thống nhất trong cả nước.
(XIII, 4, S.14.11.2012, L13)
(3.62) Giá thuốc của Thái Lan hơn chúng ta 3,16 lần trung bình và giá thuốc của Trung Quốc gấp hơn 2 lần của Việt Nam. Về đánh giá trên mạng của tổ chức y tế thế giới là giá thuốc của Việt Nam cao gấp 40 lần thế giới, tổ chức y tế thế giới đã có văn bản khẳng định đó là hiểu nhầm vì họ đánh giá giá thuốc dựa vào chuẩn của giá quốc tế và chia giá thực cho giá đó để ra một chỉ số index, của Việt Nam là 40 còn như của Thái Lan là 72,7, nhìn vào đó là không phải, thực chất giá của chúng ta thấp hơn.
(XIII, 4, S.14.11.2012, L13)
Diễn ngôn trên có sự mơ hồ, nhập nhằng khi so sánh về giá thuốc. Tổ chức y tế thế giới có văn bản khẳng định hiểu lầm là về con số “40 lần” hay là hỗ trợ cho kết
luận biện minh của Bộ trưởng X là giá thuốc Việt Nam thấp? Giá thuốc Thái Lan và Trung Quốc cao hơn Việt Nam (thực chất giá của chúng ta thấp hơn) không có nghĩa rằng giá thuốc của Việt Nam là thấp so với thu nhập của người dân (NH nhấn mạnh nội dung này). Đồng thời, lập luận trên còn phạm phải lỗi dẫn chứng vụn vặt (so sánh với Trung Quốc, Thái Lan để khẳng định trong khu vực). Thêm nữa, LL này còn vi phạm lỗi quan yếu. Câu hỏi hướng đến chất vấn về giá thuốc tăng cao (biệt dược) vượt quá khả năng của người dân do một số nguyên nhân từ sự quản lí của Bộ.
Mô hình lập này có dạng: (SĐS19)
Tiền đề 1: Tập hợp I có các phần tử A, B, C, D…
Tiền đề 2: A có x thấp hơn/ nhỏ hơn B, C (thực tế B, C thuộc nhóm có x cao nhất trong tập hợp I)
Kết luận: Trong tập hợp I, A có x thấp.
b7. Lập luận chưa thuyết phục do dựa vào bằng chứng vụn vặt
Khi được CV về tai biến y khoa nói chung, và Đại biểu đã kể đến tai biến trong sự việc “cắt móng ngựa”, “cắt thận”, “phẫu thuật sản khoa” … nhưng Bộ trưởng Bộ y tế lại đưa ra các lí lẽ là do quá tải, tỉ lệ sinh nhiều… Đặc biệt nói nhiều về tai biến trong sản khoa với các lí do khách quan. Chỉ riêng sản khoa không thể trả lời đầy đủ, đại diện cho tai biến y khoa nói chung. Đây chính là trường hợp lập luận quy nạp sai. Tương tự, dưới đây là một trường hợp sử dụng lí lẽ thực tiễn nguồn tin nhưng là nguồn tin vụn vặt, phiếm định trong các câu hỏi khi nêu tình hình bất cập:
(3.63) Xin nói thêm theo lời của một cá nhân chuyên buôn điện thoại. Chỉ riêng một cửa khẩu Móng Cái thì mỗi ngày ước có độ khoảng 20.000 chiếc điện thoại di động thẩm lậu vào Việt Nam. Đó là một trong những ví dụ về một số mặt hàng điển hình trong vô vàn các loại hàng hóa nhập lậu được lưu hành trong thị trường.
Cũng theo một chủ cửa hàng chuyên buôn hàng Trung Quốc, việc đưa hàng lậu vào Việt Nam quá dễ dàng…
(XIII, 4, C.12.11.2012, L5)
Qua ví dụ trên, có thể thấy, trường hợp người nói sử dụng kiểu lí lẽ thực tế tồn tại nếu không đưa ra được nguồn tin hay các số liệu cụ thể sẽ tạo ra các lập luận yếu, thậm chí sai.
Mô hình lập luận này có dạng: (SĐS20)
Tiền đề 1: x, y, z, k, m… thuộc lĩnh vực A x’, x’’… thuộc x
y’, y’’… thuộc y
Tiền đề 2: x’, y’ có đặc điểm I/ x’, y’ được cho là có đặc điểm I Kết luận: A có đặc điểm I
b8. Lập luận chưa thuyết phục kiểu “vòng”
Đây là kiểu lập luận trong tiền đề đã chứa kết luận, khẳng định tiền đề cũng là khẳng định kết luận. Vì vậy, thực chất thông tin khẳng định vẫn mang tính vò đoán, thiếu căn cứ).
(3.64) Tôi xin báo cáo với các đồng chí, với các Đại biểu, với Quốc hội là chúng tôi sẽ làm không qua loa, làm nghiêm túc, cụ thể là gì, chúng tôi làm theo đúng quy trình, quy định của Đảng, đúng quy định của Nhà nước. Chúng tôi xin khẳng định điều đó và khi chủ trì phiên họp Chính phủ vừa rồi, thay mặt Chính phủ tôi đã kết luận điều này. Chúng tôi sẽ báo cáo lên Trung ương trước Hội nghị Trung ương lần thứ 14. Làm được, làm nghiêm túc, không qua loa, đúng quy định của Đảng, đúng quy định của Nhà nước và kết quả như thế nào, chúng tôi sẽ công khai. Tôi xin được trình bày với anh như thế. Đối với các bộ trưởng. Các bộ trưởng đã trình bày trước Quốc hội. Chúng tôi cũng đang tiến hành kiểm điểm, làm rò. Chúng tôi sẽ kiểm điểm nghiêm túc. Đồng chí bộ trưởng nào, liên quan đến đâu, trách nhiệm thế nào sẽ được kiểm điểm và có kết luận nghiêm túc đúng với thực tế.
(XII, 8, S.24.11.2010, L11)
Nguyên nhân của kiểu lập luận vòng này chính là sự lạc đề hoặc lảng tránh việc giải trình, chịu trách nhiệm về kết quả, hành động trong quá khứ hay một cam kết về hành động trong tương lai. Loại lập luận sai này thường được sử dụng khi hỏi đến trách nhiệm hành động x và yêu cầu đưa ra định hướng hành động cụ thể x1, x2…. Mô hình lập luận yếu/ sai này có dạng:
(SĐS21)
Sp1: Yêu cầu Sp2 giải trình/ cam kết định hướng chiến lược tương lai Sp2: Tiền đề 1: A sẽ x (lời hứa/ cam kết chung chung)
Tiền đề 2: x có nghĩa là x Kết luận: A sẽ là x
b9. Lập luận chưa thuyết phục do suy luận “thiếu căn cứ” để hiểu
(3.65) Chính phủ quyết như vậy, Thủ tướng quyết như vậy trên cơ sở cũng tham khảo kinh nghiệm quốc tế, người ta sau khi thống kê thủ tục hành chính và có những nước còn giảm trên 30%. Ngay như quốc gia chúng ta khi nêu vấn đề thì các đồng chí ở bên hải quan, bên thuế các đồng chí nói các đồng chí có thể giảm được trên 30% thủ tục. Chúng tôi xin báo cáo ở đây là cơ sở khoa học nào thì nói tham khảo kinh nghiệm của quốc tế và với ý chí cách mạng tiến công thì Chính phủ quy định như vậy.
(XII, 6, C.18.11.2009, L7)
Lập luận trên đã viện đến uy tín “thế giới” và lí lẽ “số đông” các nước. Tuy nhiên, cần phải tính toán đến độ “cồng kềnh” ban đầu của bộ máy hành chính. LL trên đã viện đến con số 30% mà không quan tâm đến “xuất phát điểm”. Ngoài ra, cũng viện đến dẫn chứng là trường hợp của hải quan và thuế, căn cứ “có thể”, “lời nói”. Những điều đó cho thấy đây là lập luận yếu. Lập luận này còn yếu bởi xuất phát từ cơ sở kinh nghiệm quốc tế và ý chí của Đảng (cách mạng). Kinh nghiệm quốc tế là căn cứ khách quan nhưng không có căn cứ cụ thể để hiểu về con số 30%. Ý chí cách mạng chỉ là yếu tố duy ý chí. Đáng lẽ, tiêu chí để xét giảm thủ tục hành chính phải được xây dựng dựa trên thực trạng về việc giải quyết các thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, lập luận này cũng đồng thời phạm lỗi so sánh ẩu do thiếu tí nh tương đồng về bối cảnh vận dụng so sánh.
Mô hình lập luận yếu/ sai này có dạng: (SĐS22)
Tiền đề: Trên thế giới, một số nước thực hiện một chính sách năng suất đạt x
%. (không rò thực trạng ban đầu trước khi thực hiện chính sách của các nước đó và các tiềm lực có tương đồng với Việt Nam không).
Kết luận: Việt Nam thực hiện chính sách đó cũng sẽ đạt được x %.
b10. Lập luận chưa thuyết phục do “nặc danh”
Lập luận chưa thuyết phục do thiếu căn cứ để hiểu hay kết luận ẩu dẫn đến kiểu LLCTP kiểu “nặc danh”. Biểu hiện cụ thể của lỗi LL này là: sử dụng các từ ngữ đánh giá nhận xét không cụ thể nguồn, phiếm chỉ (có người/ có một số cử tri…), thiếu sự thống kê hay những chứng cứ cụ thể. Trường hợp sử dụng các nguồn tin không xác định (đã trình bày tại mục 1.2.1.6 của chương 1) sẽ dẫn đến loại lập luận nặc danh, lợi dụng đám đông (thế giới, các nước, cử tri, “có người” …). Mô hình lập luận này có dạng:
(SĐS23)
Tiền đề: có ý kiến rằng/ một số/ đa số/ nhiều người nói rằng A Kết luận: tồn tại A
Ví dụ:
(3.66) Qua quá trình thực hiện các cấp các ngành cũng đã tổng kết dần để rút kinh nghiệm và chọn những đồng chí cán bộ có khả năng, có tư chất để làm việc này và từng bước đã được tiếng khen nhiều hơn là tiếng chê và nhiều địa phương đã dành kinh phí để mua phương tiện, để xây trụ sở, dành trụ sở cho các phòng giải quyết một cửa cấp huyện theo cơ chế liên thông cũng đã có tác dụng tốt và được dân đồng tình.
(XII, 6, C.18.11.2009, L15)