Qua quy trình thanh toán trên cho chúng ta thấy rằng, phương thức tín dụng chứng từ là một phương thức thanh toán rất chặt chẽ về mặt thủ tục. Hơn thế nữa, trong phương thức này, ngân hàng mở L/C không chỉ là một trung gian trong thanh toán mà còn là người có nghĩa vụ trả tiền cho nhà xuất khẩu trong thời hạn hiệu lực của L/C, nếu nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ phù hợp với L/C. Vì vậy đây là phương thức thanh toán đảm bảo chắc chắn quyền lợi cho nhà xuất khẩu.
3 Các loại thư tín dụng
Thư tín dụng là một văn bản pháp lý trong đó ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho người xuất khẩu nếu họ xuất trình được một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với nội dung của L/C.
Thư tín dụng được hình thành trên cơ sở của hợp đồng mua bán, tức là căn cứ vào nội dung và yêu cầu của hợp đồng để người nhập khẩu làm giấy đề nghị mở L/C. Nhưng sau khi L/C đã mở ra rồi thì nó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán, có nghĩa khi thanh toán ngân hàng mở L/C chỉ căn cứ vào L/C đã mở mà thôi.
Các loại L/C trong thanh toán quốc tế gồm có.
- Thư tín dụng có thể huỷ bỏ (Revocable L/C): là loại L/C mà nhà nhập khẩu có thể sửa đổi, hoặc huỷ bỏ tại bất cứ thời điểm nào mà không cần thông báo trước cho người bán. Nhưng muốn sửa đổi, hoặc huỷ bỏ phải tiến hành trước khi nhà xuất khẩu giao hàng và xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng thông báo.
- Thư tín dụng không thể huỷ bỏ (inrrevocable confirmed L/C): là loại thư tín dụng sau khi đã được mở ra và người xuất khẩu thừa nhận thì ngân hàng mở L/C không được sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ trong thời hạn hiệu lực của nó, trừ khi có sự thoả thuận khác của các bên tham gia L/C. Đây là thư tín dụng được áp dụng rộng rãi nhất trong thanh toán quốc tế, nó là loại L/C cơ bản nhất.
- Thư tín dụng không thể huỷ bỏ có xác nhận (inrrevocable confirmed L/C): là loại thư tín dụng không thể huỷ bỏ, đồng thời lại có sự xác nhận trả tiền của một ngân hàng khác theo yêu cầu của ngân hàng mở L/C.
- Thư tín dụng không thể huỷ bỏ miễn truy đòi (inrrevocable without Recourse
L/C)
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nguyên Tắc Trong Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt
- Nội Dung Và Quy Định Khi Sử Dụng Séc
- Quy Trình Thanh Toán Bằng Ủy Nhiệm Chi
- Một Số Chứng Từ Sử Dụng Trong Nghiệp Vụ Thanh Toán
- Phương Pháp Lập Chứng Từ Kế Toán Và Các Thủ Tục Thanh Toán Cho Khách Thường Dùng Trong Du Lịch
- Khi Khách Thanh Toán Bằng Phiếu Trả Tiền Trước (Voucher)
Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.
Là loại L/C mà sau khi người xuất khẩu đã được trả tiền thì ngân hàng mở L/C không còn quyền đòi lại tiền của người xuất khẩu. Khi sử dụng loại L/C này, người xuất khẩu (người hưởng lợi của L/C) phải ghi trên hối phiếu câu “không được truy đòi ngư- ời phát phiếu” và trong L/C cũng như vậy.
- Thư tín dụng không thể huỷ bỏ có thể chuyển nhượng được (inrrevocable Transferable L/C ).
Đây là loại thư tín dụng không huỷ bỏ, trong đó quy định quyền của ngân hàng trả tiền được trả toàn bộ hay một phần số tiền của L/C cho một hay nhiều người khác, theo lệnh của người được hưởng lợi đầu tiên. Loại L/C này chỉ được chuyển nhượng một lần. Chi phí chuyển nhượng thường do người hưởng lợi đầu tiên chịu.
- Thư tín dụng thanh toán dần dần (Deferred payment L/C) : Là loại L/C không thể huỷ bỏ, trong đó ngân hàng mở L/C, hay ngân hàng xác nhận L/C cam kết với người thụ hưởng sẽ thanh toán dần dần số tiền của L/C trong những thời hạn đã quy định rõ trong L/C đó.
- Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C)
Là loại thư tín dụng không thể huỷ bỏ sau khi sử dụng xong, hoặc đã hết hạn hiệu lực thì nó lại có giá trị như cũ, và cứ như vậy nó tuần hoàn cho đến khi nào tổng giá trị đồng mua bán ngoại thương được thực hiện xong.
- Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C)
Là một loại thư tín dụng được mở căn cứ vào L/C gốc. Loại L/C này thường được người xuất khẩu sử dụng để thanh toán với người cung cấp hàng hoá cho mình để xuất khẩu. Trong trường hợp này người xuất khẩu trao cho ngân hàng mở L/C giáp lưng bản L/C gốc mà người nhập khẩu đã mở cho mình làm cơ sở để yêu cầu ngân hàng mở cho người cung cấp hàng L/C giáp lưng. L/C giáp lưng thường phát sinh trong trường hợp mua bán hàng hoá thông qua trung gian, hoặc kinh doanh chuyển khẩu.
- Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C).
Là loại L/C chỉ bắt đầu có giá trị hiệu lực khi L/C đối ứng với nó đã mở ra. L/C đối ứng thường được sử dụng trong phương thức mua bán hàng đổi hàng.
- Thư tín dụng dự phòng (Stand - by L/C). Đây là loại L/C mà trong đó ngân hàng mở L/C cam kết với người nhập khẩu sẽ trả lại tiền cho họ trong trường hợp người xuất khẩu không hoàn thành nghĩa giao hàng theo L/C đã đề ra
- Thư tín dụng thanh toán dần dần (Deferred payment L/C) : Là loại L/C không thể huỷ bỏ, trong đó ngân hàng mở L/C, hay ngân hàng xác nhận L/C cam kết với người thụ hưởng sẽ thanh toán dần dần số tiền của L/C trong những thời hạn đã quy định rõ trong L/C đó.
3.3.6 Thanh toán bằng thẻ
3.3.6.1 Khái niệm
Thẻ thanh toán là phương tiện thanh toán hiện đại, một hình thức tiền điện tử được sử dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ hoặc rút tiền tại các chi nhánh và đại lý thanh toán thẻ.
Thẻ thanh toán chủ yếu phục vụ cho mục đích tiêu dùng, nó không thích hợp với việc mua bán hàng hoá có giá trị lớn. Hiện tại, nó được sử dụng khá phổ biến trong thanh toán ở lĩnh vực du lịch - khách sạn, khách du lịch sử dụng thẻ để thanh toán thì không phải dùng tiền mặt do đó vừa gọn nhẹ, an toàn lại vừa đảm bảo thanh toán nhanh chóng, thuận lợi. Trên thế giới hiện có một số loại thẻ thanh toán phổ biến sau :
- Visa cards : được phát hành từ năm 1960, đây là loại thẻ có quy mô phát triển lớn nhất hiện nay, một loại thẻ có thể chấp nhận thanh toán ở bất cứ nơi nào.
- Master cards : ra đời vào năm 1966 do hiệp hội ICA (Interbank Card American) phát hành thông qua các thành viên trên thế giới, đây cũng là một loại thẻ có quy mô rất phát triển. Có thể nói, hiện nay Master cards là một trong hai tổ chức thẻ lớn cùng với Visa cards cung cấp nhiều dịch vụ nhất trên thế giới.
- American Express (AMEX) cards : ra đời vào năm 1938, đây là tổ chức thẻ du lịch và giải trí lớn nhất thế giới. Không giống như Visa card và Master card, AMEX tự phát hành thẻ của chính mình và trực tiếp quản lý chủ thẻ. Để cạnh tranh với Visa cards và Master cards, AMEX đã cho ra đời một loại thẻ tín dụng mới, sử dụng tuần hoàn OPTIMA cards ra đời vào năm 1987.
- Diners Club cards : là một loại thẻ du lịch ra đời đầu tiên trên thế giới. Tuy nhiên, loại thẻ này không phát triển mạnh bằng 3 loại thẻ trên. Hiện nay số người sử dụng thẻ Diners Club đang bị giảm dần.
- JCB cards : ra đời vào năm 1967, của hiệp hôi tín dụng Nhật Bản, mục tiêu chủ yếu hướng vào thị trường du lịch và giải trí. Hiện nay JCB còn đứng sau AMEX nhưng đây là đối thủ cạnh tranh mạnh của AMEX. Giống như AMEX, JCB không nhận thành viên mà họ trực tiếp phát hành và quản lý khách hàng của mình. Ngày nay, JCB đang có
khuynh hướng mở rộng thị trường không chỉ phục vụ cho người Nhật mà còn phục vụ cho các đối tượng khác có yêu cầu.
3.3.6.2 Một số quy định liên quan đến thẻ tín dụng
*Mô tả thẻ :
- Thẻ tín dụng được làm bằng một loại thẻ đặc biệt theo kích thước tiêu chuẩn quốc tế là 8cm x 5cm x 1mm do các ngân hàng phát hành. Thẻ tín dụng có hai mặt.
+ Mặt trước bao giờ cũng có ba yếu tố được dập nổi lên :
- Số thẻ.
- Ngày hiệu lực thẻ.
- Tên người sử dụng thẻ.
Ngoài ra, còn một số nội dung như :
- Tên thẻ : Visa card, Master card, american Express, JCB, Diners club…
- Biểu tượng thẻ.
- Tên ngân hàng phát hành thẻ
- Hình chủ thẻ (nếu có)
+ Mặt sau có :
Băng từ đen chức đựng những nội dung sau :
- Số thẻ.
- Ngày hiệu lực thẻ.
- Họ và tên chủ thẻ.
- Địa chỉ của chủ thẻ.
- Mã số bí mật.
- Bảng lý lịch ở ngân hàng.
- Mức rút tiền tối đa và số dư.
* Băng màu trắng chữ ký mẫu của khách hàng.
Cả hai băng từ và băng chữ ký được ép chìm vào bên trong thẻ.
* Các bên có liên quan đến quá trình thanh tóan thẻ tín dụng :
+ Ngân hàng phát hành (Issuing bank) : Việc phát hành thẻ tín dụng do ngân hàng phát hành đảm nhận từ lúc trực tiếp nhận hồ sơ, mở quản lý tài khoản, phát hành thẻ, theo dõi thanh toán và quản lý rủi ro về thẻ
+ Chủ thẻ (Cardholder) : Là người được quyền sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ tại các điểm bán hàng hoặc rút tiền tại ngân hàng hoặc các máy rút tiền tự động. Mỗi thẻ đều được ngân hàng cấp hạn mức tín dụng trong một khoảng thời gian nhất định.
+ Điểm bán hàng (Merchant, Point of sale) : Là điểm tiếp nhận các thẻ như cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, công ty du lịch…
+ Tổ chức thanh toán (Acquirer) : Là nơi đại diện cho ngân hàng phát hành thanh toán tiền cho các điểm bán hàng khi họ xuất trình hóa đơn thanh toán thẻ thường là các ngân hàng đảm nhận này nên gọi là ngân hàng thanh toán (Acquiring Bank).
+ Hiệp hội thẻ tín dụng quốc tế (Visa, Master) : Đây không phải là tổ chức phát hành thẻ mà chỉ là tổ chức đứng ra liên kết các thành viên là các ngân hàng phát hành ở các nước khác.
3.3.6.3 Phân loại thẻ
* Căn cứ vào cơ chế thanh toán của thẻ:
- Thẻ tín dụng (Credit Card): là loại thẻ trong đó người chủ thẻ được phép nợ ngân hàng phát hành thẻ một số tiền nhất định không vượt quá số tiền ghi trên thẻ để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ hay rút tiền mặt.
Mỗi thẻ đều có một hạn mức tín dụng riêng theo sự thoả thuận giữa chủ thẻ và ngân hàng phát hành thẻ. Khi chủ thẻ sử dụng thẻ mà chưa đến ngày thanh toán nợ thì có nghĩa là họ đang sử dụng tiền của ngân hàng, tức là ngân hàng đang cấp tín dụng cho chủ thẻ. Chính vì thế, thẻ tín dụng vừa được xem như là một phương tiện chi trả, đồng thời cũng là một hình thức tín dụng hiện đại. Đây là loại thẻ ngày càng phát triển phổ biến, khẳng định tính tiện lợi và hữu dụng của nó , vì : Người dùng thẻ tín dụng được hưởng tiện lợi từ việc tiêu dùng trước trả tiền sau. Trong trường hợp khi tiêu dùng dịch vụ tại khách sạn, khách chỉ việc ký hóa đơn. Cuối tháng ngân hàng hoặc đại diện công ty phát hành thẻ sẽ gửi bản tổng hợp các chi tiêu trong cả tháng đến cho khách và khách phải hoàn trả số tiền này cho ngân hàng trong một khoảng thời gian nhất định.
Ở đây, công ty hoặc ngân hàng phát hành thẻ sẽ ủy quyền cho khách sạn nhận thanh toán bằng thẻ. Đồng thời khách sạn còn được thông báo "hạn mức tín dụng" - nghĩa là số tiền tối đa khách sạn được phép chấp nhận thanh toán đối với mỗi loại thẻ nhất định mà không cần phải điện thoại để xin phép ngân hàng. Các ngân hàng lớn và công ty thẻ thường có trung tâm cấp phép thanh toán hoạt động 24/24 giờ hàng ngày giúp nhân viên thanh toán thực hiện thủ tục xin kiểm tra tính hợp lệ hoặc xin cấp phép cho các khoản thanh toán vượt quá hạn mức tín dụng.
- Thẻ ghi nợ (Debit card) : là loại thẻ được dùng để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ hay rút tiền mặt. Khi chủ thẻ sử dụng thẻ này, ngay lập tức ngân hàng sẽ thu tiền của chủ thẻ bằng cách làm giảm số dư tài khoản tiền gửi của chủ thẻ. Thẻ ghi nợ thường được áp dụng đối với những khách hàng có mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng phát hành thẻ và mỗi thẻ cũng chỉ được ấn định một hạn mức nhất định. Loại thẻ này ít được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới mà chỉ được phát hành theo từng khu vực hoặc theo nước bởi tính chất ghi nợ ngay lập tức của nó.
- Thẻ ký quỹ (Cash card) : là loại thẻ mà chủ thẻ phải ký quỹ tiền gửi vào ngân hàng phát hành thẻ với số tiền bằng số tiền ghi trên thẻ. Loại thẻ này thường được sử dụng phổ biến đối với khách du lịch.
Ngoài ra, dựa trên các căn cứ khác nhau người ta còn có thể chia thẻ ra làm nhiều loại như sau :
* Căn cứ theo công nghệ sản xuất của các loại thẻ :
- Thẻ khắc chữ nổi (Embossed card) : Là loại thẻ mà trên bề mặt của thẻ được khắc nổi các thông tin cần thiết. Hiện nay, loại thẻ này được kết hợp thêm với những kỹ thuật mới như băng từ, thông minh.
- Thẻ băng từ (Magnenic stripe) : Thẻ được dựa trên kỹ thuật những thông tin của thẻ và chủ thẻ được mã hoá trên băng từ ở mặt sau của thẻ. Thẻ này hiện đang được sử dụng rộng rãi, tuy nhiên thẻ có thể bị lợi dụng gây mất tiền do thông tin ghi trên thẻ hẹp mang tính chất cố định áp dụng mã hoá an toàn, có thể đọc được dễ dựng qua hệ thống máy vi tính.
- Thẻ thông minh (Smart card) : là loại thẻ thế hệ mới, dựa trên kỹ thuật vi sử lý tin học, gắn vào thẻ một “chíp” điện tử có cấu trúc như một máy tính hoàn hảo. Thẻ có tính an toàn và bảo mật rất cao. Tuy vậy giá thành của thẻ rất cao nên thẻ này chỉ mới phổ biến ở những nước phát triển.
* Căn cứ vào chủ thể phát hành thẻ
- Thẻ do ngân hàng phát hành : Loại thẻ này giúp khách hàng sử dụng linh động tài khoản của mình tại ngân hàng, hoặc sử dụng số tiền do ngân hàng cấp cho vay trên tài khoản. Đây là loại thẻ được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay.
- Thẻ do các tổ chức phi ngân hàng phát hành : đó là các loại thẻ du lịch, giải trí do các tập đoàn kinh doanh lớn, các cửa hiệu phát hành, như thẻ Dinners Club, Amex….
* Căn cứ vào hạn mức của thẻ :
- Thẻ vàng (Gold card): là loại thẻ hạng ưu, phù hợp với mức sống và nhu cầu tài chính của khách hàng có thu nhập cao. Thẻ được phát hành cho những đối tượng có uy tín, có khả năng tài chính lành mạnh, có nhu cầu chi tiêu lớn. Điểm khác biệt của thẻ vàng so với thẻ thường là hạn mức tín dụng lớn.
- Thẻ thường (Standard card): là loại thẻ tín dụng, hạn mức tín dụng thấp hơn, loại thẻ này mang tính phổ thông, phổ biến được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
* Căn cứ vào phạm vi sử dụng :
- Thẻ nội địa : là loại thẻ được giới hạn trong phạm vi một quốc gia, do vậy đồng tiền giao dịch phải là đồng tiền nước đó.
- Thẻ quốc tế : là loại thẻ sử dụng các ngoại tệ mạnh để thanh toán, được chấp nhận trên phạm vi toàn cầu. Thẻ được hỗ trợ, quản lý trên toàn thế giới bởi các tổ chức tài chính lớn như Mastercard, Visa… hoạt động thống nhất đồng bộ. Thẻ quốc tế rất được ưa chuộng vì tính an toàn và tiện lợi của nó.
3.3.6.4 Việc ứng dụng thẻ thanh toán tại Việt Nam :
Thẻ thanh toán xuất hiện đầu tiên ở Mỹ vào năm 1949, và ngày càng được sử dụng rộng rãi, phổ biến trên toàn thế giới. Đối với Việt Nam, thẻ thanh toán được du nhập đầu tiên vào Việt Nam năm 1989 bằng sự hợp tác giữa ngân hàng BFCE (Pháp) và Vietcombank làm đại lý trả thẻ của Visa Card, chủ yếu phục vụ cho khách nước ngoài đến Việt Nam thanh toán bằng USD được thuận lợi.
Sau đó, ngân hàng Công thương liên doanh với một ngân hàng nước ngoài hình thành trung tâm thanh toán Visa Card tại thành phố Hồ Chí Minh và còn làm đại lý các loại thẻ thanh toán khác như JCB Card, Master Card. Đến nay, đã có nhiều ngân hàng của Việt Nam là thành viên của các tổ chức phát hành thẻ tín dụng quốc tế như : Vietcombank, Eximbank, ACB.....
Mặc dù Vietcombank và ngân hàng Công thương đã lần lượt mở rộng các điểm thanh toán tại các khách sạn, các trung tâm thương mại lớn nhưng việc sử dụng thẻ thanh toán ở nước ta vẫn chưa phổ biến, điều này cũng do nhiều nguyên nhân khác nhau và một trong những lý do đó là :
- Do tập quán của người Việt.
- Do cước phí mà chủ thẻ phải trả cho ngân hàng ở Việt Nam còn khá cao, không phù hợp với thu nhập của phần lớn người lao động.
- Do chúng ta chưa có đủ cơ sở vật chất máy móc để phục vụ cho việc thanh toán bằng thẻ.
Vì vậy, hiện nay các đối tượng sử dụng thanh toán bằng thẻ chủ yếu là các doanh nghiệp và những người có thu nhập cao trong xã hội. Ngoài ra, dịch vụ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là dịch vụ rút tiền bằng máy rút tiền tự động ATM.
7 Voucher
3.3.7.1 Khái niệm
Phiếu trả tiền trước còn gọi là phiếu thanh toán trọn gói (voucher) là hình thức thanh toán thay cho khách hàng trong du lịch, việc thanh toán do các nhân viên phục vụ du lịch đứng lên thanh toán theo các cam kết trong hợp đồng du lịch với khách hàng.
Phiếu trả tiền trước do các công ty du lịch phát hành, trên đó yêu cầu khách sạn cung cấp cho người cầm phiếu một số dịch vụ nhất định. Đại lý du lịch sẽ thanh toán cho khách sạn các khoản chi phí này.
3.3.7.2. Nội dung của voucher
Phiếu trả tiền trước có những nội dung cơ bản sau :
- Nơi phát hành voucher (công ty du lịch, hãng lữ hành...)
- Ngày phát hành
- Số seri
- Thông tin về chủ sử dụng (người thụ hưởng) voucher : tên, tuổi, số chứng minh
thư...
- Các thông tin về dịch vụ mà người thụ hưởng được chỉ định để tiêu dùng (ví dụ
: đi máy bay ghế ngồi hạng nào, ở tại khách sạn phòng tiêu chuẩn nào ?, ở mấy ngày ...)
- Thông tin về thời gian sử dụng, hạn sử dụng của voucher : cho biết thời gian khách sử dụng các dịch vụ đã được chỉ định trên voucher và voucher có giá trị hiệu lực đến ngày nào.
- Các thông tin cụ thể không gian, địa điểm : trên mỗi phiếu trả tiền trước đều chỉ định rõ địa điểm mà người thụ hưởng được tiêu dùng các dịch vụ ghi trên voucher.
3.3.7.3. Các loại voucher
Phiếu trả tiền trước bao gồm các hình thức sau :
- Các hợp đồng (thu tiền trước hoặc thu tiền sau) giữa khách hàng với các công ty lữ hành du lịch.....có tính chất trọn gói hoặc không trọn gói (chưa bao gồm các khoản lệ phí, các bữa ăn.....)
- Các loại phiếu tặng, cho biếu của tổ chức hoặc cá nhân này cho tổ chức hoặc cá nhân khác, cho những tua du lịch đã được ấn định về địa điểm, thời gian....
- Các loại phiếu trúng thưởng mà phần thưởng được trả dưới hình thức các tua du
lịch.
3.3.7.4. Cách sử dụng và thanh toán voucher
Khách du lịch, khi đi du lịch sẽ đến công ty du lịch mua voucher về các dịch vụ mà mình muốn sử dụng trong chuyến đi và xuất trình voucher đó trước những nhà cung cấp dịch vụ (khách sạn.....) mà voucher chỉ định để tiêu dùng dịch vụ.