Các Nguyên Tắc Trong Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt

- Khó thực hiện giao dịch với quy mô lớn, khoảng cách xa

- Chịu tác động của sự biến động tỷ giá hối đoái.

- Không tạo điều kiện cho ngân hàng có nhiều khoản vốn.

3.2 Thanh toán không dùng tiền mặt

3.2.1 Khái niệm

Thanh toán không dùng tiền mặt là phương thức chi trả thực hiện bằng cách trích một số tiền từ tài khoản người chi chuyển sang tài khoản người thụ hưởng. Các tài khoản này đều được mở tại Ngân hàng.

Như vậy, thanh toán không dùng tiền mặt là nghiệp vụ trung gian của Ngân hàng, Ngân hàng chỉ thực hiện thanh toán khi có lệnh của chủ tài khoản bao gồm các tổ chức kinh tế, đơn vị và cá nhân mở tài khoản tại Ngân hàng. Thông thường tham gia thanh toán không dùng tiền mặt gồm có 4 bên:

- Bên mua hay nhận dịch vụ cung ứng.


- Ngân hàng phục vụ bên mua, tức là Ngân hàng nơi đơn vị mua mở tài khoản giao dịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

- Bên bán tức là bên cung ứng hàng hóa hay dịch vụ.

- Ngân hàng phục vụ bên bán là Ngân hàng nơi đơn vị bán mở tài khoản giao dịch trong quan hệ thanh toán không dùng tiền mặt, Ngân hàng đóng vai trò là tổ chức trung gian cung cấp dịch vụ tài chính cho cả bên mua và bên bán với mức phí dịch vụ thích hợp.

Nghiệp vụ thanh toán - Nguyễn Tiến Trung Biên soạn - 4

3.2.2 Bản chất của thanh toán không dùng tiền mặt

Lịch sử ra đời, sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa, cũng đồng thời gắn liền với sự ra đời và phát triển của tiền tệ. Từ cổ xưa đến cách đây vài trăm năm, các kim loại quý như vàng, bạc được coi như một phương tiện trao đổi trong xã hội trừ xã hội sơ khai nhất. Sự phát triển tiếp theo của hệ thống thanh toán là đồng tiền giấy, đồng tiền giấy có lợi hơn hẳn so với đồng tiền kim loại ở chỗ nó nhẹ hơn rất nhiều, việc cầm theo nó cũng dễ dàng hơn, nhưng vấn đề đặt ra khi công nghệ in ấn tiền phát triển tiên tiến thì tệ nạn in tiền giả cũng phát triền theo, chi phí in tiền, vận chuyển và bảo quản tiền rất tốn kém. Mặt khác, cả hai loại tiền này nổi lên một số yếu điểm đó là dễ bị lấy cắp, tốn thời gian vận chuyển, chi phí bảo quản in ấn cao.Để khắc phục khó khăn này, một bước tiến mới của hệ thống thanh toán đã xuất hiện với hoạt động Ngân hàng hiện đại- thanh toán chuyển khoản qua Ngân hàng.

Để thực hiện quá trình này phải có ít nhất ba chủ thể tham gia, đó là bên mua, bên bán và Ngân hàng đóng vai trò trung gian tài chính với chức năng là trung tâm thanh toán của nền kinh tế. Các Ngân hàng Thương mại hoàn toàn có khả năng tổ chức các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt thích hợp để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, góp phần lớn thực hiện chiến lược phát triển kinh tế, ổn định giá cả, đẩy lùi lạm phát, đẩy nhanh lưu thông hàng hóa, tăng thu nhập quốc dân. Vì có tính ưu việt như trên nên công tác thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng được khách hàng ưa chuộng, không ngừng phát triền và không thể thiếu được trong nền kinh tế thị trường

hiện nay. Do đó thanh toán không dùng tiền mặt ra đời là một tất yếu khách quan của lịch sử loài người.

Tóm lại, thanh toán không dùng tiền mặt là một nghiệp vụ trung gian của Ngân hàng, đây chính là cách thức mang lại hiệu quả cao nhất cho cả hai bên: đơn vị mở tài khoản và Ngân hàng, góp phần thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa.Việc thay thế thanh toán tiền mặt bằng thanh toán không dùng tiền mặt đã thực sự thu hút dòng tiền mặt chảy vào Ngân hàng, ngân hàng sẽ tăng nguồn thu và nguồn vốn tín dụng đồng thời qua đó Ngân hàng có thể kỉêm soát và điều hành chặt chẽ thông qua công tác thanh tóan. Còn khách hàng đơn vị mở tài khoản tại Ngân hàng đảm bảo được chi trả đúng thời hạn, tiết kiệm thời gian, an toàn nhất.

3.2.3 Các nguyên tắc trong thanh toán không dùng tiền mặt

Để công tác thanh toán không dùng tiền mặt qua Ngân hàng có thể thực hịên nhanh chóng, chính xác thì các bên mua, bên bán và Ngân hàng phải tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản sau:

Thứ nhất: Khách hàng có quyền lựa chọn Ngân hàng để mở tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán tại một Ngân hàng có cung cấp dịch vụ thanh toán.

Thứ hai: Việc mở tài khoản tại Ngân hàng, Kho bạc nhà nước và thực hiện thanh toán qua tài khoản được ghi bằng đồng Việt Nam. Trường hợp mở và thanh toán bằng ngoại tệ phải được thực hiện theo cơ chế quản lý ngoại hối của Chính phủ Việt Nam ban hành.

Thứ ba : Để đảm bảo thanh toán đầy đủ kịp thời các chủ tài khoản (bên trả tiền) phải có đủ tiền trên tài khoản.

Thứ tư: Ngân hàng và Kho bạc Nhà nước phải có trách nhiệm.


-Thực hiện các ủy nhiệm thanh toán của khách hàng phải chính xác, an toàn, nhanh chóng và thuận tiện, chi trả bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản trong phạm vi số dư tiền gửi theo yêu cầu của khách hàng.

- Nếu có thiếu sót trong quá trình thanh toán gây thiệt hại cho khách hàng thì Ngân hàng và Kho bạc Nhà nước phải bồi thường thiệt hại và tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý theo pháp luật.

Thứ năm: Ngân hàng và Kho bạc Nhà nước chỉ cung cấp số liệu trên tài khoản khách hàng cho cơ quan ngoài Ngân hàng và Kho bạc nhà nước khi có văn bản của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Thứ sáu: Khi thực hiện các dịch vụ thanh toán cho khách hàng, Ngân hàng được

thu phí theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

3.2.4 Ý nghĩa của thanh toán không dùng tiền mặt:

* Đối với Ngân hàng:

Thanh toán không dùng tiền mặt góp phần tăng nhanh nguồn vốn của Ngân hàng, mở rộng nghiệp vụ kinh doanh. Khi các doanh nghiệp mở tài khoản tại Ngân hàng sẽ mang lại cho Ngân hàng nguồn vốn tương đối lớn để cho vay, đầu tư phát triển kinh tế. Nó thúc đẩy ngiệp vụ tín dụng của Ngân hàng phát triển, giúp Ngân hàng hạn chế rủi ro trong kinh doanh tín dụng, qua đó nắm được đặc điểm tình hình kinh doanh của khách hàng. Khi khách hàng mở tài khoản tại Ngân hàng và ký thác vốn của mình vào đó sẽ tạo điều kiện cho Ngân hàng kiểm soát được một phần lượng tiền trong nền kinh tế, cũng như khả năng tài chính, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.Trên cơ sở đó ngân hàng tiến hành cung ứng một lượng tiền thích hợp cho nền kinh tế.

* Đối với chủ thể giao dịch:

Thanh toán không dùng tiền mặt góp phần thúc đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ chu chuyển vốn và quá trình tái sản xuất trong hoạt động kinh doanh.

Mặt khác, thanh toán không dùng tiền mặt còn giúp việc thanh toán đảm bảo sự an toàn về vốn cũng như tài sản của cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp... tránh được những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra trong quá trình thanh toán.

*Xét trên góc độ quản lý vĩ mô của Nhà nước

Đối với nền kinh tế việc tăng tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt trong lưu thông góp phần tiết kiệm chi phí. Đồng thời giúp Ngân hàng trung ương có khả năng điều tiết cung ứng tiền tệ cho phù hợp với nhu cầu thông qua việc tăng giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các Ngân hàng, đảm bảo ổn định sức mua của đồng tiền.

Có thể thấy, trong xu thế mở cửa của nước ta hiện nay thanh toán không dùng tiền mặt có những vai trò trực tiếp cũng như gián tiếp ảnh hưởng tới 3 thành phần quan trọng của nền kinh tế đó là : Doanh nghiệp, Ngân hàng và Nhà nước .

Thực hiện tốt công tác thanh toán không dùng tiền mặt sẽ giúp các thành phần này đạt hiệu quả cao trong hoạt động của mình, đồng thời thúc đẩy nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển.

3.3 Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

3.3.1 Hối phiếu

Hối phiếu là phương tiện đươc sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế. Hối phiếu là một bộ phận cấu thành quan trọng trong bộ chứng từ thanh toán, khi sử dụng phương thức thanh toán quốc tế như phương thức nhờ thu, phương thức tín dụng chứng từ.

Khi sử dụng hối phiếu, người sử dụng phải tuân theo các đạo luật chi phối nó.

Các nguồn luật chi phối hối phiếu bao gồm :

- Luật thống nhất về hối phiếu 1930 (Uniform law for bills of exchange - ULB) - Công ước Giơnevơ năm 1930-1931.

- Luật hối phiếu của Anh quốc năm 1882 (Bill of Exchange Act of 1882 - BEA)

- Luật thương mại thống nhất của Mỹ năm 1962 (UCC - 1962).

3.3.1.1 Khái niệm và đặc điểm của hối phiếu

* Khái niệm: Hối phiếu là một tờ lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho người khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy hối phiếu, hoặc đến một ngày cụ thể nhất định, hoặc đến một ngày có thể xác định trong tương lai phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó, hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác, hoặc trả cho người cầm hối phiếu.

Từ khái niệm trên ta thấy, các đối tượng liên quan đến hối phiếu bao gồm:

- Người ký phát hối phiếu (Drawer): là người bán hàng hay người xuất khẩu (Exporter).

- Người trả tiền hối phiếu (Drawee) : là người mua hàng hoặc người nhập khẩu (Importer), hoặc người thứ 3 do sự chỉ định của người nhập khẩu (thường là một ngân hàng đóng vai trò ngân hàng chấp nhận hoặc ngân hàng mở thư tín dụng).

- Người thụ hưởng hối phiếu : trước tiên là người ký phát hối phiếu, sau đó có thể là người nào đó do người ký phát hối phiếu chỉ định.

* Đặc điểm của hối phiếu: Hối phiếu có 3 đặc điểm

- Tính trừu tượng.

- Tính bắt buộc trả tiền.

- Tính lưu thông.

3.3.1.2 Một số quy định về việc lập và sử dụng hối phiếu :

* Những quy định về việc thành lập hối phiếu:

Hối phiếu là một văn bản, xác nhận một trái vụ trả tiền có tính chất thương mại cho nên hối phiếu phải có nội dung và hình thức nhất định phù hợp với luật lệ chi phối nó.

+ Về mặt hình thức:

Hình thức của hối phiếu được quy định như sau:

- Hối phiếu phải được lập thành văn bản

- Hình mẫu hối phiếu ở nước ta thường do ngân hàng nhà nước thống nhất in sẵn và phát hành. Đối với các nước khác hình mẫu hối phiếu thương mại do tư nhân tự định ra và tự phát hành. Hình mẫu của hối phiếu không quyết định giá trị pháp lý của hối phiếu.

- Ngôn ngữ tạo lập hối phiếu là ngôn ngữ viết, thống nhất một thứ tiếng nhất định, thường là tiếng Anh. Hối phiếu có thể tự thiết lập hoặc điền vào mẫu in sẵn bằng thứ mực không phai.

- Hối phiếu có thể lập thành một hoặc nhiều bản, mỗi bản đều phải đánh số thứ tự và các bản có giá trị pháp lý như nhau. Khi thực hiện thanh toán ngân hàng thường gửi 2 bản hối phiếu liên tiếp đến cho người trả tiền đề phòng sự thất lạc. Hối phiếu chỉ thanh toán một bản đến trước, bản nào đến sau sẽ trở thành vô giá trị. Vì vậy, trên hối phiếu thường ghi câu “Sau khi nhìn thấy bản thứ nhất của hối phiếu này (bản thứ hai có cùng nội dung và ngày tháng không trả tiền)…”ở bản số 1 của hối phiếu. Bản số 2 lại ghi “Sau khi nhìn thấy bản thứ hai của hối phiếu này (bản thứ nhất có cùng nội dung và ngày tháng không trả tiền )….”. Hối phiếu không có bản phụ.

+ Về mặt nội dung:

Một hối phiếu phải bao gồm những nội dung bắt buộc sau đây :

- Tiêu đề của hối phiếu

- Địa điểm ký phát hối phiếu

- Địa điểm trả tiền của hối phiếu

- Ngày tháng năm ký phát hối phiếu


- Mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện

- Số tiền của hối phiếu

- Thời hạn trả tiền của hối phiếu : gồm có hai loại

- Người hưởng lợi

- Người trả tiền hối phiếu

* Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan đến hối phiếu :

Ban đầu có 3 bên tham gia liên quan trực tiếp đến hối phiếu là : người ký phát, người trả tiền và người thụ hưởng. Tuy nhiên trong quá trình tham gia thanh toán hối phiếu, nếu là hối phiếu có kỳ hạn, hối phiếu có thể chuyển nhượng cho người khác thì

số thành viên tham gia và liên quan đến hối phiếu sẽ bao gồm cả người chuyển nhượng và người cầm phiếu.

+ Người ký phát hối phiếu:

Người ký phát hối phiếu trong ngoại thương là người xuất khẩu, người cung ứng các dịnh vụ có liên quan đến xuất khẩu hàng hoá.

Người ký phát hối phiếu có trách nhiệm :

- Ký phát hối phiếu theo đúng luật.

- Khi hối phiếu đã được chuyển nhượng và bị từ chối trả tiền thì người ký phát hối phiếu phải có trách nhiệm hoàn trả tiền cho người thụ hưởng của tờ hối phiếu đó.

Quyền lợi của người ký phát hối phiếu :

- Quyền được hưởng số tiền ghi trên hối phiếu.

- Quyền chuyển nhượng quyền hưởng lợi đó cho người khác.

+ Người trả tiền hối phiếu :

Trong hoạt động ngoại thương người trả tiền hối phiếu là người nhập khẩu (nếu hối phiếu được sử dụng trong phương thức nhờ thu), hoặc là ngân hàng mở thư tín dụng (L/C) hay ngân hàng xác nhận thư tín dụng (nếu hối phiếu được sử dụng trong phương thức tín dụng chứng từ)

Người trả tiền hối phiếu có trách nhiệm :

- Trả tiền hối phiếu theo những qui định đã ghi trên hối phiếu.

- Nếu là hối phiếu có kỳ hạn, người trả tiền hối phiếu phải ký chấp nhận trả tiền hối phiếu khi nhìn thấy hối phiếu. Việc chấp nhận này là vô điều kiện, phù hợp với luật ULB.

Quyền lợi của người trả tiền hối phiếu : Người trả tiền có quyền từ chối trả tiền hối phiếu khi chưa ký chấp nhận. Việc từ chối trả tiền phải phù hợp với luật ULB.

+ Người thụ hưởng hối phiếu :

Người thụ hưởng hối phiếu là người có quyền nhận được số tiền của hối phiếu. Người thụ hưởng có thể là người ký phát hối phiếu hoặc có thể là một người khác do người ký phát hối phiếu chỉ định, hoặc do người thụ hưởng chuyển nhượng quyền hưởng lợi hối phiếu của mình cho một người đó bằng thủ tục ký hậu hối phiếu.

+ Người chuyển nhượng hối phiếu :

Người chuyển nhượng hối phiếu là người đem quyền hưởng lợi hối phiếu của mình chuyển cho người khác bằng thủ tục ký hậu hối phiếu. Như vậy người chuyển nhượng đầu tiên là người ký phát hối phiếu.

+ Người cầm phiếu :

Người cầm phiếu là người có quyền nhận số tiền trên hối phiếu khi hối phiếu đến hạn thanh toán. Người cầm phiếu có thể là :

- Người ký phát hối phiếu, nếu người này không chuyển nhượng hối phiếu cho người khác.

- Đối với hối phiếu đã được chuyển nhượng, người cầm phiếu là người thụ hưởng cuối cùng của hối phiếu.

Cần lưu ý 2 trường hợp:

- Nếu hối phiếu không ghi tên người thụ hưởng ở mặt trước của tờ hối phiếu (tức là hối phiếu vô danh) thì bất kỳ người nào cầm hối phiếu cũng trở thành người thụ hưởng.

- Nếu hối phiếu được chuyển nhượng ở mặt sau bằng hình thức ký hậu để trống thì bất kỳ người nào cầm hối phiếu cũng đều trở thành người thụ hưởng.

3.3.1.3 Các nghiệp vụ liên quan đến việc sử dụng hối phiếu :

* Chấp nhận hối phiếu :

Hối phiếu sau khi ký phát phải được xuất trình cho người trả tiền để người này ký chấp nhận trả tiền (đây là hành vi cam kết trả tiền của người có nghĩa vụ trả tiền khi hối phiếu đến hạn thanh toán ), đặc biệt là đối với hối phiếu có kỳ hạn. Một hối phiếu đã được ký chấp nhận trả tiền mới có sự tin cậy trong thanh toán.

Thông thường hối phiếu được gửi tới tay người trả tiền, để người này ký chấp nhận trước ngày hết hạn xuất trình hối phiếu. Thời hạn chấp nhận có thể được giải thích trong 2 trường hợp :

- Trường hợp 1: Nếu hai bên không có thoả thuận gì khác thì theo luật ULB quy định thời hạn chấp nhận là 12 tháng kể từ ngày ký phát hối phiếu.

- Trường hợp 2: Nếu hai bên quy định rõ với nhau trong hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc trong thư tín dụng thời hạn cụ thể phải xuất trình hối phiếu để chấp nhận, thì hối phiếu phải được xuất trình trong thời hạn đó.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/01/2024