Ví dụ : thời hạn hiệu lực của thư tín dụng là 30 ngày kể từ ngày giao hàng, thì thời hạn chấp nhận hối phiếu chỉ trong vòng 30 ngày đó. Nếu quá 30 ngày tức là hết hiệu lực của thư tín dụng, ngân hàng mở L/C sẽ từ chối thanh toán tờ hối phiếu gửi đến (nếu là hối phiếu trả tiền ngay) hoặc từ chối chấp nhận hối phiếu (nếu là hối phiếu kỳ hạn).
* Ký hậu hối phiếu (Endorsement) :
Ký hậu là hành vi pháp lý dùng để chuyển nhượng hối phiếu. Khi người hưởng lợi muốn chuyển nhượng hối phiếu cho người khác thì phải ký vào vị trí quy định ở mặt sau của tờ hối phiếu rồi chuyển cho người đó.
Có 4 hình thức ký hậu khác nhau :
- Ký hậu để trắng (Blank endorsement): là hình thức ký hậu không chỉ định người thụ hưởng kế tiếp là ai. Người ký hậu chỉ ký tên vào mặt sau của tờ hối phiếu. Với loại ký hậu này, người nào cầm hối phiếu sẽ trở thành người thụ hưởng hối phiếu và việc chuyển nhượng kế tiếp hối phiếu này chỉ cần trao tay là đủ (nếu người ký hậu không muốn thay đổi hình thức ký hậu)
- Ký hậu theo lệnh (Oder endorsement): là hình thức ký hậu chỉ định một cách suy đoán ra người hưởng lợi hối phiếu do thủ tục ký hậu đem lại.
Người ký hậu chỉ cần ghi câu : “trả theo lệnh ông X” và ký tên. Như vậy người thụ hưởng hối phiếu trong trường hợp này chưa quy định rõ ràng, cần suy đoán theo ý định của ông X, nếu ông X ra lệnh trả tiền cho một người khác thì người đó sẽ là người thụ hưởng hối phiếu. Nếu ông X im lặng thì người thụ hưởng hối phiếu đương nhiên là ông X.
Với cách ký hậu này, hối phiếu sẽ được chuyển nhượng kế tiếp nhau đến khi nào người thụ hưởng cuối cùng không ký hậu chuyển nhượng nữa, và đến hạn hối phiếu sẽ được thanh toán. Vì vậy ký hậu theo lệnh là loại ký hậu rất thông dụng trong thanh toán quốc tế.
- Ký hậu hạn chế (Restrictive endorsement): là hình thức ký hậu chỉ định rõ người được thụ hưởng hối phiếu kế tiếp và chỉ người đó mà thôi.
Người ký hậu ghi câu : “chỉ trả cho ông X” và ký tên. Đối với loại ký hậu này, chỉ có ông X mới nhận được tiền của hối phiếu, do đó ông X không thể chuyển nhượng tiếp hối phiếu này cho người khác bằng thủ tục ký hậu được nữa.
- Ký hậu miễn truy đòi (Without recouse endorsement): là hình thức ký hậu mà sau đó người thụ hưởng kế tiếp không được đòi lại tiền của người ký hậu chuyển nhượng cho mình khi người thụ lệnh (người tra tiền) từ chối thanh toán tiền hối phiếu. Hình thức ký hậu này người ký hậu ghi thêm câu : “Miễn truy đòi người ký hậu" cùng với một trong 3 loại ký hậu trên.
Ví dụ : “Trả theo lệnh của ông X, miễn truy đòi” . Như vậy khi bị từ chối trả tiền thì ông X không được đòi tiền người ký hậu trực tiếp cho mình.
Nếu hối phiếu có nhiều người ký hậu theo lệnh đều ghi chữ “miễn truy đòi” vào chỗ ký hậu của mình, còn có một người không ghi chữ “miễn truy đòi” thì đương nhiên người này không được hưởng quyền miễn truy đòi đó. Khi hối phiếu bị từ chối thanh toán, họ phải có trách nhiệm thanh toán cho người thụ hưởng kế tiếp.
Ký hậu miễn truy đòi là một hình thức được sử dụng nhiều trong thanh toán quốc
tế.
* Ý nghĩa pháp lý của thủ tục ký hậu:
- Thừa nhận sự chuyển nhượng quyền hưởng lợi hối phiếu cho người khác
- Việc ký hậu mang tính chất trừu tượng và vô điều kiện, có nghĩa là người ký hậu không cần phải nêu lý do cũng như điều kiện của việc chuyển nhượng và cũng không cần phải thông báo cho người trả tiền biết về việc chuyển nhượng đó.
- Xác định trách nhiệm của người ký hậu về việc trả tiền hối phiếu đối với người hưởng lợi kế tiếp. Điều đó có nghĩa là người ký hậu chuyển nhượng cam kết rằng nếu người thụ lệnh không trả được tiền thì họ sẽ là người chịu trách nhiệm trả tiền cho người được chuyển nhượng kế tiếp trên hối phiếu.
* Bảo lãnh hối phiếu (Aval of B/E) :
Bảo lãnh hối phiếu là sự cam kết của người thứ 3 sẽ trả tiền cho người hưởng lợi khi đến hạn trả tiền.
Hình thức thể hiện của sự bảo lãnh trên hối phiếu được ghi bằng chữ “Bảo lãnh” và người bảo lãnh ký tên. Thông thường thì ngân hàng đứng ra bảo lãnh hối phiếu theo yêu cầu của người trả tiền. Khi bảo lãnh ngân hàng sẽ thu phí bảo lãnh và tiền hành thực hiện cam kết bảo lãnh với hai hình thức :
- Bảo lãnh ngay trên hối phiếu, thể hiện bằng chữ "Bảo lãnh" (as aval, Guarantee) và ký tên trên tờ hối phiếu.
- Bảo lãnh bằng một văn bản riêng thường gọi là bảo lãnh mật. Sở dĩ có hình thức bảo lãnh này là do người trả tiền không muốn cho người khác biết tình hình tài chính của mình đến mức cần phải bảo lãnh, nếu sự bảo lãnh ghi ngay trên hối phiếu. Chỉ có một số người cần thiết có liên quan mới được thông báo có sự bảo lãnh đó và sự bảo lãnh này có lợi ích đối với họ.
* Kháng nghị về việc trả tiền hối phiếu :
Khi đến hạn trả tiền của hối phiếu mà hối phiếu không được thanh toán, thì người hưởng lợi hiện hành có quyền kháng nghị người trả tiền hối phiếu trước pháp luật. Việc từ chối thanh toán của người trả tiền hối phiếu được xác nhận bằng một văn bản kháng nghị của người thụ hưởng hiện hành. Bản kháng nghị phải được lập ra trong thời hạn 2 ngày làm việc kế tiếp sau ngày hết hạn của hối phiếu. Sau khi lập xong bản kháng nghị, trong vòng 4 ngày làm việc, người bị từ chối trả tiền phải báo cho người chuyển nhượng trực tiếp để đòi tiền hoặc đòi tiền bất cứ người nào đã ký hậu chuyển nhượng hối phiếu hoặc đòi người ký phát hối phiếu.
Nếu không có bản kháng nghị về việc bị từ chối trả tiền thì những người chuyển nhượng được miễn trách nhiệm trả tiền hối phiếu, nhưng người ký phát hối phiếu và người chấp nhận trả tiền vẫn phải chịu trách nhiệm đối với người kháng nghị.
Ví dụ: A là người ký phát hối phiếu; B, C, D là những người được chuyển nhượng tiếp sau; E là người được chuyển nhượng cuối cùng. Khi E bị từ chối trả tiền, E sẽ chuyển hối phiếu để đòi tiền D kèm theo một bản tính tiền, gồm số tiền của hối phiếu, chi phí làm thủ tục kháng nghị và các chi phí khác. D hoàn trả tiền cho E và truy đòi ngược lại C, và cứ thế cho tới A.
3.3.1.4 Phân loại hối phiếu
* Căn cứ vào thời hạn trả tiền của hối phiếu
Căn cứ vào thời hạn trả tiền của hối phiếu người ta chia hối phiếu thành 2 loại :
- Hối phiếu trả tiền ngay: Là loại hối phiếu được trả tiền ngay sau khi người trả tiền nhìn thấy hối phiếu. Việc trả tiền này có thể mang ý nghĩa ngay lập tức, hoặc ngay sau khi nhìn thấy hối phiếu 5 đến 7 ngày. Việc trả tiền không chỉ phụ thuộc vào hối phiếu, mà còn phụ thuộc vào bộ chứng từ gửi hàng.
- Hối phiếu có kỳ hạn: Là loại hối phiếu được trả tiền sau một thời gian nhất định ghi trên hối phiếu.
* Căn cứ vào chứng từ kèm theo hối phiếu
Căn cứ vào chứng từ kèm theo hối phiếu, hối phiếu được phân thành 2 loại:
- Hối phiếu trơn (hối phiếu không kèm chứng từ ): là loại hối phiếu mà việc thanh toán tiền trên hối phiếu không có kèm theo điều kiện về việc phải trao bộ chứng từ gửi hàng. Thanh toán bằng loại hối phiếu này không đảm bảo được quyền lợi của người xuất khẩu cũng như người nhập khẩu, chỉ thường được dùng để thu tiền cước phí vận tải, bảo hiểm, hoa hồng…
- Hối phiếu kèm chứng từ : là loại hối phiếu mà việc thanh toán hoăc chấp nhận trả tiền hối phiếu đòi hỏi kèm theo điều kiện về việc trao bộ chứng từ thương mại cho người trả tiền hối phiếu. Nếu người trả tiền đã trả tiền, hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ cho người nhập khẩu để người nhập khẩu nhận hàng. Vì vậy loại hối phiếu này đảm bảo quyền lợi của người xuất khẩu hơn. Vì lẽ đó, trong thanh toán quốc tế, hối phiếu kèm chứng từ được áp dụng phổ biến.
Hối phiếu kèm chứng từ có hai loại :
+ Hối phiếu kèm chứng từ trả tiền ngay.
+ Hối phiếu kèm chứng từ chấp nhận.
* Căn cứ vào khả năng chuyển nhượng của hối phiếu
Căn cứ vào khả năng chuyển nhượng của hối phiếu, hối phiếu có thể chia làm 3
loại :
- Hối phiếu đích danh: là loại hối phiếu ghi cụ thể tên người được thụ hưởng.
Loại hối phiếu này không chuyển nhượng được.
- Hối phiếu vô danh: là loại hối phiếu không ghi tên người được thụ hưởng, thường ghi “trả cho người cầm phiếu”. Đối với loại hối phiếu này, ai nắm trong tay hối phiếu người đó được quyền hưởng lợi từ hối phiếu, nó có thể chuyển nhượng dễ dàng bằng cách trao tay.
- Hối phiếu theo lệnh: là loại hối phiếu không ghi đích danh tên người hưởng lợi, mà chỉ ghi “trả tiền theo lệnh của…”. Loại hối phiếu này có thể chuyển nhượng, nhưng
phải thông qua thủ tục ký hậu theo luật định. Đây là loại hối phiếu được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế.
* Căn cứ vào người ký phát hối phiếu:
Căn cứ vào người ký phát hối phiếu, hối phiếu được chia ra làm 2 loại :
- Hối phiếu thương mại: là loại hối phiếu do người bán ký phát đòi tiền người mua, việc lập hối phiếu không có sự tham gia của ngân hàng.
- Hối phiếu ngân hàng: là loại hối phiếu do ngân hàng ký phát đòi tiền một người nào đó, hoặc ra lệnh cho ngân hàng đại lý của mình trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi ghi trên hối phiếu.
2 Thanh toán bằng séc
3.3.2.1 Khái niệm
Séc là một tờ lệnh trả tiền vô điều kiện của người chủ tài khoản (khách hàng của ngân hàng), ký phát ra lệnh cho ngân hàng trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để trả cho người được chỉ thị có tên ghi trên séc, hoặc người cầm séc.
* Thành phần tham gia thanh toán séc
Những người có liên quan đến việc thanh toán bằng séc bao gồm :
- Người ký (phát hành) séc : là chủ tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng.
- Người thụ lệnh : là ngân hàng phục vụ người phát hành séc.
- Người thụ hưởng : là người được hưởng số tiền ghi trên tờ séc.
* Điều kiện sử dụng séc
Với khái niệm như trên có thể thấy để sử dụng được phương tiện thanh toán này cần đảm bảo được các điều kiện sau :
- Người sử dụng séc phải là khách hàng của ngân hàng, có tiền trên tài khoản mở tại ngân hàng.
- Số tiền trên tờ séc chỉ được phép trong số dư tài khoản. Tuy nhiên theo luật ULC 1931, người ký phát séc có thể ký phát hành tờ séc tại thời điểm không đủ số dư như số tiền ghi trên tờ séc, song đến thời điểm thanh toán séc trên tài khoản phải đủ tiền. Trường hợp không đủ, tờ séc đã phát hành vẫn có giá trị , nhưng người ký séc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật (kỷ luật sử dụng séc)
- Séc là ấn phẩm của ngân hàng giao cho khách hàng sử dụng, bởi vậy để thuận lợi trong ký phát và thanh toán, séc được in theo mẫu, người ký phát phải ghi đầy đủ chính xác các nội dung trên séc.
3.3.2.2 Nội dung và quy định khi sử dụng séc
* Nội dung:
Theo công ước Giơnevơ 1931, nội dung của tờ séc bao gồm các yếu tố sau đây:
- Tiêu đề của séc : “SEC”. Nếu không có tiêu đề này ngân hàng sẽ từ chối việc thực hiện lệnh của người ký phát.
- Địa điểm, ngày tháng năm ký phát séc. Yếu tố này liên quan trực tiếp đến thời hạn xuất trình và thời hạn hiệu lực của séc, đồng thời còn liên quan đến số dư trên tài khoản của người ký phát séc tại thời điểm đó.
- Số tiền ghi trên séc : Phải ghi đầy đủ, rõ ràng cụ thể, ghi cả bằng số và bằng chữ, có đơn vị tiền tệ cụ thể. Số tiền ghi bằng số và bằng chữ phải khớp nhau.
- Tên địa chỉ người trả tiền.
- Tài khoản được trích trả, ngân hàng trả tiền.
- Tên, địa chỉ của người được hưởng số tiền ghi trên séc (nếu có).
- Chữ ký, dấu (nếu có) của người ký phát séc. Chữ ký phải đúng với chữ ký mẫu đã đăng ký tại ngân hàng.
Tất cả các yếu tố trên đây của tờ séc phải được ghi rõ ràng chính xác tuyệt đối, không tẩy xoá, phải được ghi cùng một loại chữ, một thứ mực, không được ghi bằng bút chì và mực đỏ.
* Một số quy định khi sử dụng séc :
Séc ra đời từ chức năng làm phương tiện thanh toán, được sử dụng rộng rãi trong những nước có hệ thống ngân hàng phát triển cao. Séc có giá trị thay thế tiền mặt trong lưu thông, nên séc cũng có khả năng chuyển nhượng cho nhiều người liên tiếp trong phạm vi thời hạn xuất trình của séc bằng phương thức ký hậu (tương tự như nguyên tắc ký hậu của hối phiếu)
- Thời hạn xuất trình và hiệu lực của séc :
+ Thời hạn xuất trình : là hạn thời gian mà người thụ hưởng phải chuyển giao tờ séc cho ngân hàng thụ lệnh để nhận tiền. Trong thời hạn này, người ký séc phải duy trì số dư tài khoản tiền của mình tại ngân hàng thụ lệnh để đảm bảo số tiền đã ký phát séc cho người thụ hưởng.
Theo luật ULC thời hạn xuất trình séc được tính từ ngày ký séc đến ngày người thụ hưởng xuất trình cho ngân hàng thụ lệnh, cụ thể quy định như sau :
- Đối với séc lưu thông trong phạm vị một quốc gia : 8 ngày làm việc.
- Đối với séc lưu thông giữa các nước cùng châu lục : 20 ngày làm việc.
- Đối với séc lưu thông giữa các nước khác châu lục : 70 ngày làm việc.
- Séc du lịch có giá trị vô thời hạn.
+ Thời hạn hiệu lực của séc đối với ngân hàng : là hạn thời gian mà trong đó ngân hàng thụ lệnh thực hiện việc chi trả cho người thụ hưởng, thường là 12 tháng kể từ ngày hết hạn xuất trình. Sau khi hết thời hạn hiệu lực của tờ séc, ngân hàng thụ lệnh không có nghĩa vụ thực hiện chi trả. Tuy nhiên, người ký phát vẫn còn nguyên nghĩa vụ thanh toán trên tờ séc cho người thụ hưởng, vì tờ séc vẫn còn hiệu lực pháp lý của một hợp đồng dân sự.
3.3.2.3 Sơ đồ lưu thông séc
* Sơ đồ 3.1: Lưu thông séc qua một ngân hàng
NGÂN HÀNG
(4
(3
(4)
(1)
NGƯỜI BÁN
NGƯỜI MUA
(2)
Chú thích:
(1) Người bán giao hàng cho người mua
(2) Người mua ký phát hành séc thanh toán cho người bán
(3) Người bán nộp séc vào ngân hàng để thanh toán
(4) Ngân hàng thu tiền của người mua và trả tiền cho người bán.
* Sơ đồ 3.2: Lưu thông séc qua hai ngân hàng
(5
NGƯỜI MUA
(1)
NGÂN HÀNG BÊN BÁN | thích | ||
C h ú |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiệp vụ thanh toán - Nguyễn Tiến Trung Biên soạn - 2
- Căn Cứ Vào Tính Chất Áp Dụng Của Tỷ Giá Hối Đoái
- Các Nguyên Tắc Trong Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt
- Quy Trình Thanh Toán Bằng Ủy Nhiệm Chi
- Việc Ứng Dụng Thẻ Thanh Toán Tại Việt Nam :
- Một Số Chứng Từ Sử Dụng Trong Nghiệp Vụ Thanh Toán
Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.
NGÂN | (5) | |
BÊN MUA |
NG
BÁN
(5 ƯỜI (3
HÀNG
(4
(2)
(1) Người bán giao hàng cho người mua
(2) Người mua ký phát hành séc thanh toán cho người bán
(3) Người bán nộp séc vào ngân hàng phục vụ bên bán
(4) Ngân hàng phục vụ bên bán chuyển séc cho ngân hàng phục vụ bên mua
(5) Ngân hàng phục vụ bên mua thu tiền của người mua và chuyển tiền cho ngân hàng phục vụ bên bán để ngân hàng phục vụ bên trả tiền cho người bán.
3.3.2.4 Phân loại séc
* Căn cứ vào khả năng chuyển nhượng của séc
- Séc đích danh : là loại séc ghi cụ thể tên người thụ hưởng, do đó chỉ người này mới được lĩnh tiền ở ngân hàng. Loại séc này không thể chuyển nhượng.
- Séc vô danh : là loại séc không ghi tên người thụ hưởng, chỉ ghi câu “trả cho người cầm séc”. Đối với loại séc này bất cứ ai cầm séc cũng có thể lĩnh tiền của tờ séc ở ngân hàng. Loại séc này có thể chuyển nhượng bằng hình thức trao tay, không cần thông qua thủ tục ký hậu.
- Séc theo lệnh : là loại séc không ghi đích danh tên người thụ hưởng, chỉ ghi “Trả theo lệnh của ông X”. Loại séc này có thể chuyển nhượng bằng thủ tục ký hậu giống như ký hậu hối phiếu.
* Căn cứ vào hình thức của séc
- Séc gạch chéo: là loại séc trên mặt trước của nó có 2 gạch chéo song song. Loại séc này thường dùng thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng, không dùng để rút tiền mặt.
Séc gạch chéo có 2 loại :
+ Séc gạch chéo thông thường : là loại séc mà giữa 2 gạch chéo song song không ghi tên ngân hàng lĩnh hộ tiền. Đối với loại séc này ngân hàng nào cũng có thể lĩnh hộ tiền cho người thụ hưởng.
+ Séc gạch chéo đặc biệt : là loại séc mà giữa 2 đường gạch chéo song song, có ghi tên của ngân hàng lĩnh hộ tiền của người thụ hưởng, với cách ghi như vậy chỉ có ngân hàng đó mới có quyền lĩnh hộ tiền cho người thụ hưởng mà thôi.