Quy Trình Thanh Toán Bằng Ủy Nhiệm Chi

Séc gạch chéo không tên có thể chuyển thành séc gạch chéo có tên. Trái lại, séc gạch chéo có tên không thể chuyển thành séc gạch chéo không tên bằng cách xoá tên đi.

- Séc không có gạch chéo : là loại séc mà ở mặt trước của nó không có hai gạch chéo song song. Loại séc này được dùng để thanh toán bằng tiền mặt.

* Căn cứ vào công dụng của séc :

- Séc chuyển khoản : là loại séc được sử dụng để thanh toán bằng chuyển khoản cho người thụ hưởng. Có nghĩa là người ký phát séc ra lệnh cho ngân hàng trích một số tiền nhất định trên tài khoản của mình chuyển trả sang một tài khoản của người khác trong cùng ngân hàng hoặc khác ngân hàng. Séc chuyển khoản không thể rút tiền mặt và cũng không thể chuyển nhượng.

- Séc rút tiền mặt: là loại séc do chủ tài khoản tiền gửi phát hành để rút tiền mặt tại ngân hàng.

- Séc thanh toán bằng tiền mặt : là loại séc được sử dụng để thanh toán bằng tiền mặt cho người thụ hưởng.

- Séc du lịch (còn gọi là séc lữ hành) : là loại séc do ngân hàng phát hành, đây là lệnh của ngân hàng yêu cầu bất cứ chi nhánh, hay đại lý nào của ngân hàng trả tiền cho người cầm séc. Người thụ hưởng là khách du lịch có tiền gửi tại ngân hàng phát hành phát hành séc. Trên tờ séc du lịch đã in sẵn mệnh giá và có chữ ký thứ nhất của người thụ hưởng, khi lĩnh tiền tại ngân hàng, người thụ hưởng phải ký chữ ký thứ hai bên cạnh chữ ký thứ nhất tại chỗ để ngân hàng kiểm tra đối chiếu với chữ ký thứ nhất trên tờ séc du lịch khi người thụ hưởng mua tờ séc này, nếu khớp đúng ngân hàng mới trả tiền. Thời hạn hiệu lực của séc du lịch là vô thời hạn.

* Căn cứ vào khả năng thanh toán của séc

- Séc xác nhận : là loại séc được ngân hàng đảm bảo khả năng thanh toán, chi trả của tờ séc bằng xác nhận của ngân hàng trước khi người ký phát giao cho người thụ hưởng. Mục đích của việc xác nhận này là nhằm đảm bảo khả năng chi trả của tờ séc, chống phát hành séc quá số dư và phát hành séc khống, ngân hàng sẽ xác nhận trên tờ séc với công thức như : “Xác nhận số tiền ….trả đến ngày…..tại ngân hàng….” Ký tên. Bắt đầu từ lúc xác nhận séc, ngân hàng sẽ lưu ký tiền gửi trên tài khoản của khách hàng số tiền ghi trên séc sang tài khoản séc xác nhận trong suốt thời hạn của tờ séc. Như vậy việc thanh toán séc xác nhận hoàn toàn không phụ thuộc vào khả năng tài chính của người phát hành séc tại thời điểm thanh toán.

- Séc không được xác nhận (séc thông thường) : là loại séc mà việc thanh toán hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng tài chính của người phát hành séc tại thời điểm thanh toán.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

3.3.3Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi (UNC)

3.3.3.1 Khái niệm

Nghiệp vụ thanh toán - Nguyễn Tiến Trung Biên soạn - 6

Ủy nhiệm chi là lệnh viết của chủ tài khoản yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình trích một số tiền nhất định từ tài khoản tiền gửi của mình để trả cho người thụ hưởng sau khi mua hàng hóa , dịch vụ , nộp thuế…

Ủy nhiệm chi được áp dụng để thanh toán cho người thụ hưởng ở cùng Ngân hàng, khác Ngân hàng, khác tỉnh, khác hệ thống Ngân hàng…

3.3.3.2 Quy trình thanh toán:


Tại Ngân hàng bên mua: Sau khi nhận được hàng hóa, dịch vụ của đơn vị bán, đơn vị mua phải lập 4 liên Ủy nhiệm chi theo mẫu đúng nội dung quy định, có dấu, chữ ký của chủ tài khoản.

Trong trường hợp người mua, người bán mở tài khoản tại hai Ngân hàng thương mại khác nhau thì tùy theo hình thức thanh toán mà Ngân hàng bên mua phải lập thêm các chứng từ sau:

Nếu thanh toán bằng tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước thì phải lập thêm 2 liên bảng kê . Ủy nhiệm chi kế toán ghi:

- Nợ tài khoản tiền gửi đơn vị mua.


- Có tài khoản 1113- Tiền gửi tại ngân hàng nhà nước.

Gửi tới Ngân hàng Nhà nước bảng kê và liên 3, 4 Ủy nhiệm chi.

- Nếu thanh toán bù trừ thì lập thêm 2 liên bảng kê. Dựa vào Ủy nhiệm chi và bảng kê, kế toán ghi:

Nợ tài khoản tiền gửi đơn vị mua.


Có tài khoản 5012- Thanh toán bù trừ của ngân hàng thành viên. Gửi bảng kê và liên 3,4 tới ngân hàng bên bán.

- Nếu thanh toán qua liên hàng thì kế toán ghi: Nợ tài khoản tiền gửi đơn vị mua.

Có tài khoản 5211- liên hàng đi năm nay.

* Quy trình thanh toán bằng Ủy nhiệm chi:


Sơ đồ 3.3 quy trình thanh toán bằng Ủy nhiệm chi


Đơn vị mua


Đơn vị bán


(1)


(3a) (2) (4)



Ngân hàng


Ngân hàng bên bán

(3b)


Chú thích:

1. Đơn vị bán giao hàng.

2. Đơn vị mua nộp Ủy nhiệm chi vào Ngân hàng phục vụ mình.


3a. Ngân hàng bên mua ghi Nợ tài khoản đơn vị mua và báo Nợ bên mua.


3b. Ngân hàng bên mua làm thủ tục thanh toán qua Ngân hàng nhà nước, bù trừ hoặc liên hàng, gửi giấy báo có tới Ngân hàng bên bán.

4. Ngân hàng bên bán ghi có và báo có cho đơn vị bán.


- Tại Ngân hàng bên bán:


Tùy theo giấy tờ thanh toán nhận được từ Ngân hàng bên mua mà ghi Nợ:


+ Nếu nhận được bảng kê 11, ghi nợ tài khoản 1113

+ Nếu nhận được bảng kê 12, ghi nợ tài khoản 5012

+Nếu nhận được giấy báo liên hàng ghi Nợ tài khoản 5212- liên hàng đến năm nay ghi có tài khoản đơn vị bán.

4 Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu (UNT):

3.3.4.1 Khái niệm:

Ủy nhiệm thu là lệnh viết trên mẫu in sẵn, đơn vị bán lập Ủy nhiệm thu nhờ Ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền sau khi đã hoàn thành cung ứng hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho đơn vị mua theo hợp đồng thỏa thuận.

Ủy nhiệm thu chủ yếu sử dụng trong thanh toán giữa các bên mua bán tín nhiệm lẫn nhau, bên mua và bên bán phải thống nhất thỏa thuận dùng hình thức thanh toán Ủy nhiệm thu đồng thời phải thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng bên thụ hưởng để có căn cứ thực hiện Ủy nhiệm thu.

3.3.4.2 Quy trình thanh toán


Đơn vị bán hàng phải lập 4 liên Ủy nhiệm thu kèm theo hóa đơn giao hàng có vào Ngân hàng phục vụ mình.

Trường hợp 2 đơn vị mở tài khoản tại 2 Ngân hàng.


* Hạch toán tại Ngân hàng bên mua: Ngân hàng bên mua lập 2 liên bảng kê 11 nếu thanh toán qua 2 Ngân hàng Nhà nước, 2 liên bảng kê số 12 nếu thanh toán bù trừ, lập giấy báo liên hàng nếu thanh toán liên hàng. Đồng thời kế toán ghi:

Nợ tài khoản tiền gửi đơn vị mua. Có tài khoản 1113, nếu bảng kê 11. Có tài khoản 5012, nếu bảng kê 12.

Có tài khoản 5211, nếu lập giấy báo liên hàng.

* Hạch toán tại Ngân hàng bên bán: Khi nhận được Ủy nhiệm thu , ngân hàng bên bán phải tách riêng liên 4 Ủy nhiệm thu để theo dõi, lưu tại Ngân hàng mình, còn các liên 1,2,3 gửi tới Ngân hàng bên mua để ghi Nợ tài khoản đơn vị mua.

Khi Ủy nhiệm thu được bên mua thanh toán, tùy theo hình thức thanh toán mà Ngân hàng bên bán nhận được các chứng từ phù hợp để:

Ghi Nợ : - Nếu nhận được bảng kê 11, ghi Nợ tài khoản 1113.


- Nếu nhận được bảng kê 12, ghi Nợ tài khoản 5012.


- Nếu nhận được giấy báo liên hàng ghi Nợ tài khoản 5212 Ghi Có : tài khoản tiền gửi đơn vị bán


Hình thức thanh toán Ủy nhiệm thu áp dụng giữa các đơn vị mở tài khoản tại cùng chi nhánh Ngân hàng hoặc các chi nhánh khác nhưng cùng hệ thống Ngân hàng.


* Quy trình thanh toán bằng Ủy nhiệm thu :


Sơ đồ 3.4 quy trình thanh toán bằng Ủy nhiệm thu




Đơn vị chuyển tiền

( Word Reader - Unregistered ) www.word-reader.comNgười


(4b)


(1)

(2 )


Người đại diện

(4a)




Ngân hàng chuyển tiền


Ngân hàng chi trả chuyển tiền


Chú thích:

1. Người bán giao hàng hóa dịch vụ cho người mua

2. Bên bán nộp Ủy nhiệm thu kèm hóa đơn giao hàng có chữ ký nhận hàng

3. Ngân hàng bên bán chuyển Ủy nhiệm thu, bản sao hóa giao hàng cho ngân hàng bên mua.

4a. Ngân hàng bên mua ghi Nợ tài khoản và báo Nợ cho người mua. 4b. Ngân hàng bên mua thanh toán cho Ngân hàng bên bán.

5. Ngân hàng bên bán ghi có và báo có cho người bán


3.3.5 Thanh toán bằng thư tín dụng:

1 Khái niệm

Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở L/C) theo yêu cầu của môt khách hàng (người đề nghị mở L/C) sẽ trả một số tiền cho người khác (người thụ hưởng số tiền của L/C), hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó, khi người này xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp vời những quy định đề ra trong L/C.

Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán quốc tế được áp dụng phổ biến nhất hiện nay.

Các bên tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ thông thường gồm có:

- Người đề nghị mở thư tín dụng (The applicant for credit) là người mua, người nhập khẩu hàng hoá.

- Ngân hàng mở L/C, còn được gọi là ngân hàng phát hành L/C (The issuing bank hoặc Opening bank) là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu, nó cung cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu. Thông thường, đây là ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu, nhưng trong trường hợp bên bán không tin tưởng ngân hàng này thì có thể bất kỳ là một ngân hàng nào đó theo yêu cầu người bán.

- Người thụ hưởng thư tín dụng (The Beneficiary) là người bán người xuất khẩu hay bất cứ người nào khác được chỉ định hưởng lợi.

- Ngân hàng thông báo L/C (Advising bank) là ngân hàng chi nhánh hoặc ngân hàng đại lý của ngân hàng phát hành L/C, ngân hàng phục vụ người xuất khẩu ở nước người xuất khẩu.

2 Nội dung quy trình nghiệp vụ

* Sơ đồ 3.5 qui trình thanh toán L/C:



Ngân hàng mở L/C

Ngân hàng thông báo L/C

(8) (7)


(1)

(5)


(6)

(2)


(3) (5)


(6)


Người nhập khẩu

Người xuất khẩu

(4)


Chú thích:

(1) Người nhập khẩu dựa vào hợp đồng mua bán ngoại thương ký với người xuất khẩu làm đơn xin mở L/C gửi đến ngân hàng mở L/C, yêu cầu ngân hàng này mở một L/C cho người xuất khẩu hưởng.

Ở Việt Nam, giấy xin mở L/C được lập thành 2 bản có chữ ký của giám đốc đơn vị, theo mẫu in sẵn của ngân hàng. Khi viết giấy xin mở L/C người nhập khẩu cần ghi rõ những nội dung chủ yếu sau :

- Mở L/C loại nào, mở bằng điện hay bằng thư….

- Họ tên, địa chỉ đầy đủ của người được hưởng L/C (nói rõ cả địa chỉ, điện tín)

- Số tiền của L/C

- Ghi rõ ký hiệu quốc tế của loại ngoại tệ mở L/C

- Trình bày tóm tắt về hàng hoá, tên hàng, số lượng, chất lượng đơn giá….

- Yêu cầu về chủng loại chứng từ, số lượng từng loại, tên người ký phát chứng từ mà người xuất khẩu phải cung cấp.

- Nơi gửi hàng ( sân bay, nhà ga, bến cảng….) và nơi hàng đến.

- Hàng có được phép chuyển tải không.

- Hàng có giao từng phần hay không.

- Ngày giao hàng cuối cùng.

- Thời hạn xuất trình chứng từ để thanh toán.

- Ngày và địa điểm hết hạn hiệu lực của L/C

Khi đề nghị mở L/C người nhập khẩu thường phải ký quỹ mở L/C. Việc ký quỹ có thể thực hiện bằng ngoại tệ, hoặc VNĐ tương đương theo tỷ giá ngân hàng công bố. Số tiền ký quỹ nhiều hay ít tuỳ thuộc vào sức mạnh tài chính và uy tín của nhà nhập khẩu với ngân hàng mở L/C……Nếu nhà nhập khẩu không có tiền và có yêu cầu thì ngân hàng sẽ có thể cho nhà nhập khẩu vay để mở L/C.

Khi được ngân hàng chấp nhận mở L/C thì nhà nhập khẩu phải trả phí mở L/C ( ở nước ta quy định mức phí này bằng 1 % số tiền của L/C).

(2) Căn cứ vào đơn xin mở L/C, ngân hàng mở L/C sẽ lập một L/C cho người xuất khẩu và chuyển bản chính cho ngân hàng thông báo L/C ở nước người xuất khẩu.

(3) Ngân hàng thông báo L/C nhận L/C bằng văn bản và gửi L/C cho người xuất khẩu.

Nếu L/C được mở bằng điện thì ngân hàng phải chuyển nguyên văn bức điện và bản xác nhận của mình cho người xuất khẩu. Ngân hàng thông báo không được dịch, hay diễn giải nội dung của bức điện. Nếu ngân hàng diễn giải sai nội dung thì ngân hàng sẽ phải chịu trách nhiệm.

Nếu L/C mở bằng thư thì ngân hàng thông báo phải chuyển bản chính (bản gốc) L/C cho người xuất khẩu.

Ngân hàng thông báo được thu thủ tục phí thông báo (ai là người trả khoản phí này đã được ghi rõ trong L/C)

(4) Giao hàng

Sau khi nhận được L/C, người xuất khẩu sẽ phải tiến hành kiểm tra những nội dung đã ghi trong L/C, đối chiếu với các điều khoản thoả thuận trong hợp đồng ngoại thương. Nếu :

- Các nội dung trong L/C đã phù hợp với hợp đồng đã ký thì tiến hành giao hàng.

- Nếu có nội dung nào cần sửa đổi hoặc bổ sung thì phải điện thông báo cho người nhập khẩu. Nếu người nhập khẩu điện qua trả lời đồng ý (qua ngân hàng mở L/C) thì những nội dung sửa đổi bổ sung mới có hiệu lực thi hành. Và người xuất khẩu thực hiện việc giao hàng theo đúng các điều khoản ghi trong L/C

(5) Sau khi hoàn tất việc giao hàng, người xuất khẩu phải hoàn chỉnh ngay bộ các chứng từ hàng hoá và hối phiếu theo yêu cầu của L/C và xuất trình cho ngân hàng mở L/C, thông qua ngân hàng thông báo để xin thanh toán.

(6) Ngân hàng mở L/C kiểm tra bộ chứng từ thanh toán nếu thấy phù hợp với L/C thì tiến hành trả tiền cho người xuất khẩu hoặc chấp nhận hối phiếu qua ngân hàng thông báo L/C. Nếu không thấy phù hợp, ngân hàng sẽ từ chối thanh toán hoặc từ chối chấp nhận hối phiếu và gửi trả lại bộ chứng từ cho người xuất khẩu.

Trên thực tế, khi nhận được bộ chứng từ, ngân hàng mở L/C có thể chuyển ngay bộ chứng từ cho người nhập khẩu , nếu người nhập khẩu kiểm tra và thông báo kiểm tra và thông báo chứng từ phù hợp với yêu cầu của L/C thì ngân hàng mở L/C mới trả tiền, nếu không phù hợp sẽ từ chối trả tiền. Cách thanh toán này giúp ngân hàng tránh được những rủi do đáng tiếc có thể xảy ra do việc không cẩn thận trong việc kiểm tra chứng từ để trả tiền của ngân hàng.

(7) Ngân hàng mở L/C đòi tiền người nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ hàng hoá cho người nhập khẩu để người nhập khẩu làm căn cứ nhận hàng.

(8) Người nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C thì hoàn trả tiền cho ngân hàng, nếu không phù hợp thì có quyền từ chối trả tiền cho ngân hàng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/01/2024