Nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán Phần 1 - Thái Bá Cẩn - 2

Thực hiện kiểm toán hàng năm về tài sản và hoạt động quản lý của Công ty quản lý Quỹ để đảm bảo các số liệu báo cáo cho nhà đầu tư là chuẩn xác.

- Tổ chức tư vấn luật:

Thực hiện tư vấn về pháp luật cho hoạt động của Quỹ đồng thời giám sát, quản lý chặt chẽ nhằm giảm thiểu rủi ro & bảo vệ lợi ích cho nhà đầu tư.

- Người lưu giữ chứng khoán:

Đóng vai trò là người bảo quản tài sản của quỹ đồng thời giám sát hoạt động của công ty quản lý quỹ nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.

Một số nước người lưu giữ chứng khoán là ngân hàng giám sát, do công ty quản lý quỹ lựa chọn. Ngân hàng giám sát có trách nhiệm:

+ Tách biệt tài sản của quỹ với các tài sản khác

+ Kiểm tra giám sát công ty quản lý quỹ sao cho đảm bảo việc quản lý quỹ phù hợp với pháp luật nhà nước và điều lệ quỹ, bảo vệ nhà đầu tư.

+ Thực hiện các quyền lợi thu chi của quỹ theo đúng hướng dẫn của công ty quản lý quỹ.

+ Xác định các báo cáo do công ty quản lý quỹ lập liên quan đến tài sản của quỹ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

+ Báo cáo UBCKNN khi phát hiện công ty quản lý quỹ hoạt động vi phạm pháp luật hoặc trái với điều lệ quỹ.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trên, đòi hỏi ngân hàng giám sát phải quản lý tài sản của quỹ tách bạch với tài sản khác của ngân hàng, ngân hàng giám sát được hưởng phí theo quy định của điều lệ quỹ.

Nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán Phần 1 - Thái Bá Cẩn - 2

- Nhà đầu tư:

Là người trực tiếp góp vốn vào qũy thông qua mua chứng chỉ quỹ đầu tư. Họ có quyền hưởng lợi từ hoạt động đầu tư của quỹ và yêu cầu công ty quản lý quỹ thực hiện việc đầu tư theo đúng điều lệ quỹ. Tuy nhiên nhà đầu tư không được phép trực tiếp thực hiện quyền, nghĩa vụ đối với tài sản của quỹ.

1.3.3 Các nhà phát hành

Là tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán bằng cách phát hành các chứng khoán ra thị trường, qua đó, nhà phát hành là

người cung cấp các loại chứng khoán- hàng hóa của thị trường chứng khoán.

Nhà phát hành lớn nhất trên thị trường là các tổ chức kinh tế, bao gồm các doanh nghiệp, các ngân hàng thương mại và các trung gian tài chính khác. Các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu, trái phiếu và các công cụ nợ ngắn hạn nhằm huy động vốn đáp ứng các nhu cầu sản xuất kinh doanh. Phần lớn lượng vốn này được dùng để đầu tư mua sắm các tài sản thực, do vậy làm tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế.

Các trung gian tài chính như các ngân hàng thương mại và các trung gian tài chính khác phát hành chứng khoán sơ cấp để huy động vốn dưới hình thức tiền gửi, tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn, phát hành kỳ phiếu ngân hàng, trái phiếu và cổ phiếu, v.v… Chứng khoán do các trung gian tài chính phát hành có khối lượng lớn và có độ an toàn cao, do vậy hấp dẫn đối với công chúng đầu tư. Hoạt động phát hành của các trung gian tài chính làm tăng khả năng tích tụ và tập trung vốn trên thị trường

Chính phủ và chính quyền địa phương phát hành trái phiếu và các công cụ nợ ngắn hạn nhằm huy động tiền để bù đắp thiếu hụt ngân sách và chi tiêu cho các dự án đầu tư. Phần phát hành để chi tiêu thường xuyên và phát triển dịch vụ công cộng có nguồn trả nợ từ thuế, do vậy được gọi là khoản thuế trả trước. Một phần khác được sử dụng đầu tư cho các dự án. Trong trường hợp này, nguồn thu của dự án chính là nguồn trả nợ cho trái phiếu Chính Phủ và chính quyền địa phương.

Xu thế khu vực hóa và quốc tế hóa thị trường tài chính tạo cơ hội cho các tổ chức phát hành có thể huy động vốn từ nước ngoài, đồng thời, cho phép các tổ chức phát hành nước ngoài có thể thực hiện huy động vốn ở thị trường trong nước. Khi đó các tổ chức tài chính trung gian có vai trò cầu nối quan trọng giúp cho các tổ chức phát hành và các nhà đầu tư tiếp cận thị trường

1.3.4 Các định chế tài chính khác

Ngoài các chủ thể trên, tham gia kinh doanh chứng khoán còn có các chủ thể sau:

- Công ty lưu ký & thanh toán bù trừ:

Là công ty cung cấp dịch vụ lưu ký & thanh toán bù trừ cho các giao dịch trên thị trường chứng khoán.

- Ngân hàng thương mại:

Tham gia kinh doanh chứng khoán thông qua các nghiệp vụ: đầu tư chứng khoán, lưu ký, thanh toán trên thị trường chứng khoán.

- Các tổ chức trung gian tài chính khác:

Công ty bảo hiểm, các quỹ lương hưu… các công ty này huy động một lượng vốn vốn trong nền kinh tế thông qua các nghiệp vụ kinh doanh đặc thù của họ. Với số vốn huy động được các công ty này sẽ thực hiện đầu tư vốn nhàn rỗi vào các tài sản tài chính, chủ yếu là các chứng khoán. Các dịch vụ bảo hiểm ngày càng phát triển giúp cho khách hàng san sẻ rủi ro, đồng thời được hưởng lợi trực tiếp và gián tiếp từ hoạt động đầu tư. Vì vậy trên thị trường chứng khoán các công ty này là các nhà đầu tư có tổ chức.

1.3.5 Các nhà đầu tư cá nhân:

Bên cạnh các nhà đầu tư có tổ chức, các nhà đầu tư cá nhân có vai trò trong việc làm tăng tính sôi động của thị trường. Các nhà đầu tư cá nhân thường thực hiện hoạt động đầu tư hưởng lợi thông qua mở tài khoản thanh toán và lưu ký chứng khoán tại các công ty chứng khoán. Các nhà đầu tư cá nhân thường gặp bất lợi về quy mô, do vậy chi phí đầu vào cao, khả năng phân tán rủi ro và đa dạng hóa đầu tư kém, tính chuyên nghiệp thấp, do vậy, rủi ro và chi phí đầu tư lớn, hiệu quả đầu tư không cao. Danh mục đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân ở Việt Nam thường đơn giản, chủ yếu là cổ phiếu, bao gồm cổ phiếu niêm yết và chưa niêm yết. Hơn nữa việc hoạch định danh mục đầu tư còn thiếu khoa học, danh mục được xây dựng khá tùy tiện và quản lý thụ động, các chứng khoán được lực chọn theo cảm tính, theo tin đồn là chủ yếu, do vậy chất lượng đầu tư không cao

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh chứng khoán

1.4.1. Môi trường pháp lý

Đối với các nhà đầu tư, chứng khoán là đối tượng kinh doanh đặc biệt, việc định giá chứng khoán rất phức tạp, hoạt động giao dịch phải tuân thủ các

quy định rất nghiêm ngặt do đó nhà đầu tư có thể gặp nhiều rủi ro. Đối với mỗi quốc gia thị trường chứng khoán có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nền kinh tế. Do đó kinh doanh chứng khoán chịu sự điều chỉnh của các quy định pháp lý khá chặt chẽ và buộc các chủ thể kinh doanh phải tuân thủ. Các quy định này được ban hành nhằm mục đích:

+ Bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nhà đầu tư

+ Đảm bảo thị trường hoạt động minh bạch và hiệu quả

+ Ngăn chặn các hoạt động tiêu cực trên thị trường chứng khoán

+ Giảm thiểu sự tác động tiêu cực của thị trường chứng khoán đến các hoạt động của nền kinh tế.

Các quy định pháp luật điều chỉnh trực tiếp đến hoạt động kinh doanh trên thị trường chứng khoán, vì vậy nó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh chứng khoán. Trong trường hợp các chủ thể được kinh doanh trong một môi trường pháp lý hoàn thiện, quyền lợi và trách nhiệm của các chủ thể tham gia thị trường, tạo điều kiện cho thị trường hoạt động có hiệu quả, ổn định và phát triển bền vững. Ngược lại hệ thống pháp luật chưa đủ, không thống nhất, tính tiên liệu thấp, sẽ tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh không hợp pháp phát sinh, ảnh hưởng đến quyền lợi của các nhà đầu tư, tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh chứng khoán nói riêng và hiệu qủ thị trường nói chung.

1.4.2. Cơ chế chính sách

Bên cạnh sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật, kinh doanh chứng khoán còn chịu sự chi phối của hàng loạt các cơ chế, chính sách của nhà nước, của ngành. Đặc biệt là cơ chế chính sách tài chính (thuế, phí, lệ phí, trợ cấp…) sẽ tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh. Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi & hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, các quy định về mức thuế phải nộp, các khoản phí, lệ phí… Các chủ thể kinh doanh được thu, phải nộp hợp lý sẽ giúp các chủ thể kinh doanh có nguồn thu chi hợp lý, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trong những điều kiện nhất định như khủng hoảng về tài chính hoặc thị trường chứng khoán chưa phát triển, hoạt động kinh doanh còn manh mún thì sự

hỗ trợ bởi cơ chế chính sách của nhà nước là rất cần thiết để củng cố và khuyến khích hoạt động này phát triển.

1.4.3 Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội:

Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động của nền kinh tế. Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như: lạm phát, tỷ giá hối đoái, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế… có tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán nói chung và đến hiệu quả kinh doanh chứng khoán nói riêng. Nếu lạm phát được duy trì ở mức hợp lý, tăng trưởng ổn định… là điều kiện thuận lợi để kinh doanh hiệu quả. Bên cạnh đó, sự ổn định về chính trị và xã hội sẽ tạo điều kiện để thị trường chứng khoán phát triển ổn định, hoạt động kinh doanh chứng khoán có điều kiện phát triển, từ đó tạo động lực cho hoạt động kinh doanh chứng khoán hiệu quả và phát triển.

1.4.4 Sự phát triển của thị trường chứng khoán

Sự phát triển của thị trường chứng khoán được xem xét ở một số khía cạnh chủ yếu:

+ Cung- cầu trên thị trường:

Thị trường chứng khoán phát triển khi có nguồn hàng hóa phong phú, đa dạng và có đông đảo các chủ thể tham gia mua bán.

+ Cơ sở hạ tầng thị trường:

Bao gồm hệ thống thông tin thị trường, hệ thống giao dịch, hệ thống lưu ký, thanh toán bù trừ… Thị trường phát triển khi cơ cở hạ tầng tiên tiến & đồng bộ sẽ tạo thuận lợi cho việc thực hiện các giao dịch, giảm thiểu rủi ro hệ thống.

+ Sự hiểu biết của công chúng về thị trường chứng khoán:

TTCK là thị trường bậc cao, các chủ thể tham gia thị trường nếu không am hiểu những kiến thức cơ bản về TTCK thì dễ bị rủi ro. Thị trường sẽ thực sự năng động, hấp dẫn khi nhà đầu tư có sự hiểu biết về chứng khoán và TTCK. Vì vậy, sự hiểu biết về TTCK cũng là một trong những nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh chứng khoán.

+ Quản lý nhà nước về TTCK là việc quản lý và giám sát các hoạt động phát hành, giao dịch, thanh toán… đối với các chứng khoán. Việc quản lý này được

chú trọng ở khía cạnh lập pháp và hành pháp

TTCK vốn chứa đựng trong bản thân nó những nguy cơ tiềm ẩn như hiện tượng thao túng thị trường, lừa đảo của những kẻ đầu cơ bất hợp pháp, mua bán nội gián, đây là một trong những nguyên nhân làm cho TTCK có nguy cơ sụp đổ, Với những hạn chế của TTCK thì cần thiết phải quản lý nhà nước về TTCK. Quản lý, giám sát chặt chẽ mọi hoạt động của TTCK là hoạt động tiên quyết để có một TTCK hoạt động có hiệu quả, trung htực đáng tin cậy. Một TTCK được quản lý chặt chẽ, đảm bảo sự công khai minh bạch trong các giao dịch sẽ làm tăng tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tăng lợi nhuận và giảm chi phí giao dịch.

1.4.5 Năng lực của chủ thể kinh doanh

Hoạt động kinh doanh chứng khoán muốn đạt hiệu quả đòi hỏi bản thân chủ thể tham gia kinh doanh phải là người có kỹ năng phân tích tốt, hiểu biết về lĩnh vực mình hành nghề. Chủ thể kinh doanh có năng lực chuyên môn, có đạo đức nghề nghiệp, làm việc có trách nhiệm sẽ tạo được uy tín trên thị trường và với khách hàng, từ đó có khả năng mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh doanh và ngược lại.

1.5 Đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh chứng khoán

1.5.1 Khái niệm đạo đức nghề nghiệp

Bản chất đạo đức của tất cả mọi nghề nghiệp là tính tin cậy, bất cứ cá nhân nào, bất kỳ ngành nghề nào đó khi được thực hiện đều phải dựa trên nguyên tắc có nghiệp vụ chuyên môn cao và có một quyền hạn nhất định xuất phát từ tính chất nghề nghiệp mang lại. Vì vậy khi cá nhân đó hành nghề thì xã hội quanh họ cần khẳng định là những người hành nghề đó có độ tin cậy và tin tưởng rằng việc sử dụng quyền hạn đó sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất cho xã hội, đồng thời quyền hạn đó sẽ không sử dụng vào việc gây ra thiệt hạ cho xã hội.

Bản chất đạo đức nghề nghiệp được thể hiện qua 4 nhân tố sau:

+ Có trình độ và năng lực tức là có khả năng thực thi công việc một cách hiệu quả và chất lượng cao hay còn gọi là giỏi

+ Đủ tiêu chuẩn hành nghề: thực thi công việc đúng tiêu chuẩn và quy trình đã

được quy định sẵn cho từng công việc.

+ Có đạo đức tức là thực hiện công việc một cách thẳng thắn, trung thực, trong sạch và công bằng hay còn gọi là tốt

+ Có niềm tự hào về nghề nghiệp tức là có quá trình thực thi công việc và có cuộc sống trong sạch, không có những hành vi làm cho người khác coi thường nghề nghiệp của mình.

Vì vậy phẩm chất ban đầu của mọi cá nhân khi làm bất cứ nghề gì cũng phải “giỏi một cách có chuẩn mực và tốt một cách có niềm tự hào”

Dựa vào bản chất của đạo đức nghề nghiệp và đặc thù của nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán, ta có thể khái quát một số nét chính của đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán như sau:

Đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động kinh doanh chứng khoán là tập hợp các chuẩn mực hành vi, cách cư xử và ứng xử được quy định cho nghề nghiệp kinh doanh chứng khoán nhằm bảo vệ và tăng cường vai trò, tính tin cậy, niềm tự hào của nghề nghiệp kinh doanh chứng khoán trong xã hội

1.5.2 Ý nghĩa đạo đức nghề nghiệp

Đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động kinh doanh chứng khoán là yếu tố quan trọng quyết định đến sự tin tưởng của khách hàng đối với những người làm nghề kinh doanh chứng khoán.

Các tổ chức thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán là các tổ chức cung ứng dịch vụ cho khách hàng. Để thu hút khách hàng thì yếu tố hàng đầu là phải tạo được sự tin tưởng. Bởi yếu tố đầu tiên đo lường chất lượng các sản phẩm dịch vụ là uy tín của đơn vị cung ứng dịch vụ. Trên phương diện này thì đạo đức nghề nghiệp còn quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngành kinh doanh chứng khoán.

Thông qua các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp sẽ quản lý được tiêu chuẩn về nghiệp vụ của các công ty chứng khoán.

Đạo đức nghề nghiệp sẽ góp phần xây dựng nên hình ảnh tốt đẹp của nhà kinh doanh chứng khoán

Đạo đức nghề kinh doanh chứng khoán góp phần tạo ra sự tin tưởng vào

trình độ, đạo đức của người kinh doanh chứng khoán. Thông quá đó tạo ra được uy tín và hình ảnh tốt đẹp cho khách hàng. Chính điều này sẽ góp phần tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa người kinh doanh chứng khoán và khách hàng, giữa những người kinh doanh chứng khoán với nhau. Từ đó tạo động lực cho sự phát triển của ngành kinh doanh chứng khoán.

1.5.3 Những lợi ích của đạo đức nghề nghiệp

- Đối với những người hành nghề kinh doanh chứng khoán

Đạo đức nghề nghiệp đem lại niềm tự hào cho cá nhân người hành nghề và cho nghề kinh doanh chứng khoán.

Đạo đức nghề nghiệp giúp cho những người hành nghề không phải thi hành những mệnh lệnh không đúng.

- Đối với những người sử dụng dịch vụ

Bản chất của đạo đức nghề nghiệp là tạo ra sự tin cậy đối với khách hàng, nên khi sử dụng dịch vụ khách hàng có thể tin cậy rằng những người này làm việc mang tính chuyên nghiệp, có tiêu chuẩn hành nghề, có trình độ năng lực và đạo đức mà mình có thể công khai tài chính, xin ý kiến tư vấn đầu tư và có thể ủy quyền cho họ làm đại diện trong việc mua bán chứng khoán và cơ bản họ là những người tin cậy để ta tham khảo ý kiến trong việc đầu tư mang lại hiệu quả cao nhất.

1.5.4 Yêu cầu đạo đức nghề nghiệp

1.5.4.1 Đối với công ty thành viên

Yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp của các công ty thành viên bao gồm:

- Tính trung thực trong hành nghề

Công ty thành viên phải hoạt động trung thực và trong sạch dựa trên dựa trên nguyên tắc bình đẳng trong việc cung cấp dịch vụ

- Phải chú tâm đến công việc và cẩn trọng trong khi hành nghề

Công ty thành viên phải xây dựng quy trình hoạt động theo tiêu chuẩn thống nhất, xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ, tận tụy và tinh thần trách nhiệm trong công việc

- Tính chấp hành các chế tài trong hoạt động kinh doanh

Xem tất cả 92 trang.

Ngày đăng: 13/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí