Thành Phần, Nội Dung Và Giá Trị Tài Liệu Khoa Học

- Phương pháp hệ thống: Chúng tôi sử dụng phương pháp này để hệ thống thông tin và các nguồn tư liệu tham khảo.

- Phương pháp khảo sát thực tế: Chúng tôi sử dụng phương pháp này để trao đổi với cán bộ quản lý phòng nghiệp vụ lưu trữ Chi cục Văn thư Lưu trữ tỉnh Đồng Nai và những cơ quan có liên quan; khảo sát và quan sát quá trình thực hiện nghiệp vụ thu thập tài liệu tại đây để có thể xây dựng quy trình thu thập tài liệu phù hợp và có tính khả thi.

- Phương pháp thu thập và xử lý thông tin: Chúng tôi tiến hành thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như: sách, tạp chí, internet… sau đó chọn lọc, phân loại và xử lý những thông tin liên quan đến đề tài.

- Phương pháp so sánh: So sánh quá trình thực hiện nhiệm vụ thu thập tài liệu của lưu trũ lịch sử tỉnh Đồng Nai trong thực tế với các quy định của Nhà nước để có thể xác định được quy trình phù hợp.

- Phương pháp thống kê: Phương pháp này được dùng để thống kê thành phần tài liệu khoa học kỹ thuật nộp lưu vào lưu trữ lịch sử.

- Phương pháp phỏng vấn: Phương pháp này dùng để trao đổi và phòng vấn trực tiếp các cán bộ làm công tác lưu trữ và công tác thu thập tài liệu tạo Chi cục Văn thư Lưu trữ Đồng Nai và một số cơ quan khác.

- Phương pháp phân tích: Phương pháp này được dùng để phân tích tài liệu và những thông tin khảo sát tại cơ quan.

- Phương pháp sơ đồ hóa: Phương pháp này được dùng để mô tả các bước thực hiện quy trình thu thập tài liệu khoa học kỹ thuật bằng lưu đồ.

6. Nguồn tài liệu tham khảo


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài chúng tôi đã sử dụng những nguồn tài liệu tham khảo sau:

- Giáo trình, bài giảng liên quan công tác lưu trữ cũng như nghiệp vụ

Nghiên cứu xây dựng qui trình thu thập tài liệu khoa học kỹ thuật vào Lưu trữ lịch sử địa phương nghiên cứu trường hợp tỉnh Đồng Nai - 3

thu thập và bổ sung tài liệu lưu trữ: Đào Xuân Chúc - Nguyễn Văn Hàm – Vương Đình Quyền - Nguyễn Văn Thâm: Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ, Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, H.1990; PGS,TS. Nguyễn Minh Phương, TS. Nguyễn Liên Hương, TS. Nguyễn Cảnh Đương: Giáo trình Lưu trữ tài liệu Khoa học công nghệ, H.2005; PGS.TS. Vũ Thị Phụng (chủ biên), CN. Nguyễn Thị Chinh, (2006), Giáo trình Nghiệp vụ Lưu trữ cơ bản, NXB Hà Nội, Hà Nội.

- Các quy định của pháp luật về công tác lưu trữ và lưu trữ tài liệu khoa học kỹ thuật.

- Các công trình nghiên cứu khoa học, luận văn thạc sĩ, các bài nghiên cứu trên tạp chí Văn thư lưu trữ có liên quan đến công tác thu thập tài liệu, quản lý tài liệu khoa học kỹ thuật.

- Các mục lục nộp lưu tài liệu vào lưu trữ lịch sử tỉnh Đồng Nai, các văn bản chỉ đạo về công tác lưu trữ tỉnh Đồng Nai;

7. Bố cục của luận văn


Bố cục đề tài của chúng tôi ngoài phần mở đầu và phần kết luận gồm ba chương:

CHƯƠNG 1. THÀNH PHẦN, NỘI DUNG VÀ GIÁ TRỊ TÀI LIỆU KHOA HỌC

KỸ THUẬT Ở TỈNH ĐỒNG NAI: Tại chương này chúng tôi khái quát giới thiệu về sự hình thành đặc điểm của các loại tài liệu khoa học kỹ thuật và ý nghĩa của tài liệu. Khái quát về các loại tài liệu, đặc điểm và ý nghĩa của tài liệu khoa học kỹ thuật của tỉnh Đồng Nai.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU THẬP VÀ BỔ SUNG TÀI LIỆU KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀO LƯU TRỮ LỊCH SỬ TỈNH ĐỒNG NAI:

Dựa trên khảo sát thực tế tại Chi cục Văn thư Lưu trữ tỉnh Đồng Nai về tình hình thu thập tài liệu khoa học kỹ thuật. Chúng tôi tìm hiểu về quá trình hình thành, chức năng, nhiệm vụ của Chi cục Văn thư Lưu trữ tỉnh Đồng Nai và thực trạng công tác thu thập tài liệu khoa học kỹ thuật và nhận

xét, đánh giá.


CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG QUY TRÌNH THU THẬP TÀI LIỆU KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀO LƯU TRỮ LỊCH SỬ TỈNH ĐỒNG NAI: Trên cơ sở nghiên

cứu tình hình thực tế của lưu trữ lịch sử tỉnh Đồng Nai và việc xây dựng quy trình thu thập tài liệu do nhà nước ban hành. Chúng tôi tiến hành xây dựng các bước thu thập tài liệu khoa học công nghệ vào lưu trữ lịch sử tỉnh Đồng Nai nói riêng và lưu trữ lịch sử địa phương nói chung.

Trong thời gian thực hiện đề tài chúng tôi đã nhận được sự quan tâm và giúp đỡ của các thầy cô giáo và bạn bè cũng như đồng nghiệp. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Tiến sĩ Nguyễn Liên Hương – người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.

Do hạn chế về mặt kinh nghiệm nghiên cứu, thời gian nghiên cứu, luận văn chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và những cán bộ chuyên môn để chúng tôi hoàn thiện luận văn.

Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2015


Phạm Thị Mận

CHƯƠNG 1


THÀNH PHẦN, NỘI DUNG VÀ GIÁ TRỊ TÀI LIỆU KHOA HỌC KỸ THUẬT Ở TỈNH ĐÔNG NAI


1.1. Khái quát về tài liệu khoa học kỹ thuật


1.1.1. Khái niệm về khoa học, kỹ thuật và tài liệu khoa học kỹ thuật


a. Khái niệm khoa học


Khoa học là hệ thống những tri thức về mọi loại quy luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, tư duy [13, tr12].

Khoa học là một hoạt động xã hội nhằm tìm tòi, phát triển quy luật của sự vật và hiện tượng, vận dụng các quy luật ấy để sáng tạo ra các nguyên lý, các giải pháp tác động vào các sự vật hiện tượng nhằm biến đổi trạng thái của chúng.

Khoa học là một hình thái ý thức xã hội, tồn tại mang tính độc lập tương đối với các hình thái ý thức xã hội.

Khoa học là toàn bộ hoạt động có hệ thống nhằm xây dựng và tổ chức kiến thức dưới hình thức những lời giải thích và tiên đoán có thể kiểm tra được về vũ trụ [69].

Từ những khái niệm trên chúng ta có thể khảng định, khoa học là hệ thống các tri thức về sự vận động, phát triển của tự nhiên và xã hội, là hoạt động tìm kiếm các giải pháp tác động vào các hiện tượng nhằm biến đổi chúng theo hướng có lợi hoặc có hại, là hoạt động có hệ thống và tìm ra quy luật vận động của tự nhiên và xã hội.

b. Khái niệm về kỹ thuật


Kỹ thuật là việc ứng dụng kiến thức khoa học, kinh tế, xã hội, và thực tiễn để thiết kế, xây dựng, và duy trì các cấu trúc, máy móc, thiết bị,

hệ thống, vật liệu, và quá trình.[21]


Kỹ thuật có thể bao gồm việc sử dụng sự hiểu biết sâu sắc để tìm ra, tạo mô hình, và thay đổi quy mô một giải pháp hợp lý cho một vấn đề hay một mục tiêu. Ngành kỹ thuật vô cùng rộng, nó bao gồm một loạt các lĩnh vực kỹ thuật đặc thù hơn, mỗi lĩnh vực nhấn mạnh đến những lĩnh vực công nghệ và những kiểu ứng dụng riêng. Những người hành nghề kỹ thuật được gọi là kỹ sư. Tổ chức ECPD của các kỹ sư Hoa Kỳ định nghĩa "kỹ thuật" là "Việc ứng dụng một cách sáng tạo những nguyên lý khoa học vào việc thiết kế, phát triển các cấu trúc, máy móc, công cụ, quy trình chế tạo, hay những công trình sử dụng chúng một cách riêng lẻ hay kết hợp với nhau; vào việc xây dựng hay vận hành những đối tượng vừa kể với sự ý thức đầy đủ về thiết kế của chúng; để dự báo hoạt động của chúng dưới những điều kiện vận hành nhất định; tất cả những việc vừa kể với sự chú ý đến chức năng đã định, đặc điểm kinh tế của sự vận hành, sự an toàn đối với sinh mạng và của cải".

Trong tiếng Việt, các từ "khoa học", "kỹ thuật", và "công nghệ" đôi khi được dùng với nghĩa tương tự nhau hay được ghép lại với nhau (chẳng hạn "khoa học kỹ thuật", "kỹ thuật công nghệ"). Tuy vậy, kỹ thuật khác với khoa học và công nghệ. Khoa học là toàn bộ hoạt động có hệ thống nhằm xây dựng và tổ chức kiến thức dưới hình thức những lời giải thích và tiên đoán có thể kiểm tra được về vũ trụ. Công nghệ là sự tạo ra, sự biến đổi, sử dụng, và kiến thức về các công cụ, máy móc, kỹ thuật là kỹ năng nghề nghiệp, hệ thống, và phương pháp tổ chức, nhằm giải quyết một vấn đề, cải tiến một giải pháp đã tồn tại, đạt được một mục đích, hay thực hiện một chức năng cụ thể.

Kỹ thuật là một ngành rộng và thường được chia thành nhiều ngành con. Những ngành này liên quan đến những lĩnh vực công việc kỹ thuật khác nhau. Mặc dù ban đầu người kỹ sư có thể được đào tạo trong một

ngành cụ thể, trong suốt sự nghiệp của mình người này có thể trở thành người làm việc liên quan đến nhiều ngành và trong những lĩnh vực công việc khác nhau. Kỹ thuật thường được xem là có bốn ngành chính:

Kỹ thuật hóa học: Ứng dụng những nguyên lý vật lý, hóa học, sinh học, và kỹ thuật trong việc thực hiện những quá trình hóa học ở quy mô sản xuất thương mại, như lọc đầu, chế tạo vật liệu và thiết bị ở kích thước micromét, lên men, sản xuất các phân tử sinh học.

Kỹ thuật xây dựng: Thiết kế và xây dựng những công trình công cộng và cho tư nhân, như hạ tầng cơ sở (sân bay, đường bộ, đường sắt, hệ thống cấp nước và hệ thống xử lý nước...), cầu cống, đập nước, và các tòa nhà.

Kỹ thuật điện: Thiết kế và nghiên cứu những hệ thống điện và điện tử khác nhau, như mạch điện, máy phát điện, động cơ điện, thiết vị điện từ hay điện cơ, thiết bị điện tử, mạch điện tử, cáp quang, thiết bị điện quang, hệ thống máy tính, hệ thống thông tin liên lạc, công cụ, những bảng điều khiển...

Kỹ thuật cơ khí: Thiết kế những hệ thống vật lý hay cơ học, như hệ thống cung cấp điện và năng lượng, sản phẩm hàng không và không gian, hệ thống vũ khí, phương tiện vận tải, động cơ đốt trong, bộ nén khí, tàu điện...

c. Tài liệu khoa học kỹ thuật


Trong thực tiễn của hoạt động nghiệp vụ lưu trữ, khái niệm khoa học và công nghệ hầu như vẫn chưa được quan tâm, sử dụng bởi các tài liệu lưu trữ thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ vẫn thường được hiểu là tài liệu khoa học kỹ thuật .

Tài liệu khoa học kỹ thuật là những tài liệu có giá trị thực tiễn, khoa học, kinh tế, lịch sử được sản sinh trong quá trình hoạt động của các cơ

quan tổ chức cá nhân về các lĩnh vực xây dựng cơ bản, chế tạo sản phẩm công nghiệp, điều tra khảo sát tài nguyên thiên nhiên...không kể sản sinh trong thời kỳ nào và trên vật mang tin gì. [21,38]

Theo quan niệm như trên thì tài liệu khoa học kỹ thuật hình thành trên hai khái niệm tài liệu và khoa học kỹ thuật (tài liệu + khoa học kỹ thuật

= tài liệu khoa học kỹ thuật). Khái niệm khoa học kỹ thuật đươc sử dụng trong cách phân loại các ngành khoa học, mà theo UNESCO các ngành khoa học bao gồm: Khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học nông nghiệp, khoa học nhăn văn, khoa học sức khoẻ.

Khoa học kỹ thuật được hiểu là các ngành khoa học liên quan đến việc phát triển kỹ thuật và thiết kế các sản phẩm. Cụ thể, các ngành khoa học kỹ thuật cổ điển bao gồm khoa học kỹ thuật xây dựng, khoa học chế tạo máy, khoa học điện tử. Các ngành khoa học kỹ thuật mới bao gồm: kỹ thuật an toàn, kỹ thuật công trình nhà, hoá kỹ thuật và vi kỹ thuật.

Căn cứ vào những nội dung đã phân tích ở trên thì tài liệu khoa học kỹ thuật trong hoạt động lưu trữ có một số vấn đề cần lưu ý như sau:

◘ Về nội dung và hình thức


- Về nội dung: tài liệu khoa học kỹ thuật do cơ quan, tổ chức, cá nhân làm ra theo chức năng, nhiệm vụ của mình. Trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, phản ánh kết quả thăm dò địa chất, thuỷ văn, về thiết kế các công trình xây dựng cơ bản bao gồm nhiều lĩnh vực như: xây dựng dân dụng, giao thông vận tải, thuỷ lợi, thuỷ điện, các công trình công nghiệp. Trong lĩnh vực công nghiệp tài liệu khoa học kỹ thuật phản ánh kết quả về thiết kế chế tạo các sản phẩm công nghiệp như máy móc, công cụ, máy công nghiệp, máy nông nghiệp, máy giao thông vận tải... Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học thì tài liệu khoa học kỹ thuật phản ánh những thành tựu nghiên cứu khoa học, những phát minh, sáng chế, những cải tiến kỹ thuật trong lao động. Trong lĩnh vực địa chất, khí tượng, thuỷ văn, trắc địa bản

đồ thì tài liệu khoa học kỹ thuật phản ánh kết quả quá trình điều tra khảo sát, thăm dò tài nguyên khoáng sản thiên nhiên.

Do có nguồn gốc hình thành từ hoạt động khoa học kỹ thuật, nên dù thể hiện dưới dạng nào thì tài liệu khoa học kỹ thuật cũng là tài liệu chứa đựng các tri thức khoa học được mã hoá dưới dạng chữ viết, âm thanh, hình ảnh và được chứa đựng trong các vật mang tri thức khoa học khác nhau.

- Về hình thức: tài liệu khoa học kỹ thuật có nhiều loại phong phú như: Bản luận chứng kỹ thuật, bản vẽ, tài liệu tính toán, dự toán, báo cáo kết quả nghiên cứu khảo sát, phim ảnh, bản đồ, tài liệu quan trắc, hướng dẫn ứng dụng tài liệu khoa học kỹ thuật, tài liệu thẩm định các đĩa cứng, đĩa mền.

◘ Về giá trị


Theo cách hiểu chung nhất "giá trị của một sự vật được hiểu là mức độ quan trọng, tính hữu ích của sự vật đó, như vậy giá trị của tài liệu khoa học kỹ thuật có thể được hiểu là mức độ quan trọng và tính hữu ích về số lượng và chất lượng của những thông tin chứa đựng trong tài liệu đó.

Tài liệu khoa học kỹ thuật có thể được nhận dạng theo giá trị bên trong và giá trị bên ngoài:

- Giá trị bên trong (giá trị khoa học) là giá trị của bản thân tài liệu khoa học kỹ thuật, chưa xét tới những giá trị phát sinh như: giá trị thông tin chứa đựng tri thức khoa học mới, giá trị hành động, giá trị về các giải pháp.

- Giá trị bên ngoài là giá trị xuất hiện sau khi áp dụng kết quả của hoạt động khoa học kỹ thuật cụ thể là: Giá trị kinh tế, là lợi ích kinh tế có được sau khi áp dụng kết quả của hoạt động khoa học kỹ thuật. Giá trị xã hội, là những hậu quả xã hội có thể xuất hiện, liên quan đến việc áp dụng kết quả các hoạt động khoa học kỹ thuật với sự biến đổi các truyền thống văn hoá.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/04/2023