Thành Tựu, Tồn Tại Và Giải Pháp Cải Cách Thể Chế Khoa Học Kỹ Thuật Trung Quốc


các khâu trung gian trong quá trình chuyển giao thành quả kỹ thuật thành sức sản xuất; nâng cao năng lực sáng tạo, khai phát và ứng dụng khoa học kỹ thuật của các doanh nghiệp; thúc đẩy việc liên kết và hợp tác giữa các doanh nghiệp với các trường đại học, tổ chức nghiên cứu khoa học, thúc đẩy việc lưu thông nhân tài một cách hợp lý.

Nội dung này được thể hiện rất rõ trong chiến lược “Khoa giáo hưng quốc” và chiến lược “Nhân tài cường quốc”.

Trên cơ sở thực tiễn phát triển khoa học - kỹ thuật và giáo dục, chiến lược “Khoa giáo hưng quốc” đã xác định cần phải tăng cường thúc đẩy thực thi phát triển khoa học - kỹ thuật và giáo dục. Lĩnh vực khoa học - kỹ thuật phải tiến hành từ việc tăng cường nghiên cứu khoa học cơ bản, phát triển kỹ thuật mới công nghệ cao thực hiện công nghiệp hóa, thúc đẩy ứng dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, tăng cường đội ngũ nghiên cứu, xây dựng hệ thống sáng tạo quốc gia.

Đối với vấn đề lưu thông nhân tài một cách hợp lý, Trung Quốc tiếp tục loại bỏ những hạn chế về khu vực, ngành nghề, thân phận trong lưu thông nhân tài; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu nhân tài một cách xã hội hóa;



nghiên cứu có hàm lượng khoa học cao và triển khai các nghiên cứu quan trọng như: xây dựng kinh tế, phát triển xã hội và sự phát triển lâu dài của sự nghiệp quốc phòng. Hình thành lực lượng chất lượng cao, có sức đột phá lớn, nâng cao tổng thể năng lực khoa học kỹ thuật, trình độ khoa học kỹ thuật và phát triển hậu cần của Trung Quốc, đảm bảo xây dựng được một đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học tinh nhuệ có thể sánh bước cùng thế giới. Hai là định vị việc phân loại các cơ quan nghiên cứu, ưu hóa kết cấu và bố cục của cơ quan nghiên cứu khoa học cơ sở, nhằm chuyển bị mô hình thể chế tổ chức các Viện nghiên cứu hiện đại cho các Viện nghiên cứu khoa học “ổn định”. Nới rộng một loạt chính là mở rộng các cơ quan phát triển nghiên cứu phục vụ trực tiếp cho xây dựng kinh tế và phát triển xã hội, triển khai việc thương mại hóa các thành quả nghiên cứu khoa học, các hoạt động công nghiệp hóa, khiến chúng vận hành theo định hướng của thị trường. Ví dụ như khuyến khích các cơ quan nghiên cứu thực hiện nhất thể hóa kỹ thuật –công nghiệp và thương mại, hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp, khuyến khích cơ quan nghiên cứu thi hành quản lý doanh nghiệp hóa (chính là 3 cách: trở thành doanh nghiệp; thâm nhập vào doanh nghiệp, trở thành trung tâm nghiên cứu kỹ thuật của doanh nghiệp; hoặc kết hợp

cùng doanh nghiệp), duy trì hỗ trợ cơ quan kỹ thuật trung gian,v.v…)“科技体制改革, tại trang mạng

http://guoqing.china.com.cn/2012-11/03/content_26992984.htm(Thời gian truy cập 13/11/14).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.


khuyến khích các phương thức lưu thông nhân tài kỹ thuật chuyên nghiệp thông qua kiêm nhiệm chức vụ, phục vụ theo định kỳ, phát triển kỹ thuật, thu nạp các hạng mục, tư vấn kỹ thuật… Tăng cường sự chỉ đạo sâu rộng đối với vấn đề lưu thông nhân tài, thực thi có hiệu quả, thu hút nhân tài về những vùng xã hội đang có nhu cầu như miền Tây và những khu vực cơ sở khó khăn, khuyến khích nhân tài yên tâm công tác tại cơ sở. Đảm bảo quyền lợi hợp pháp của nhân tài trong đơn vị, bảo đảm tính cởi mở và có quy tắc trong vấn đề lưu thông nhân tài;

Cải cách thể chế khoa học kỹ thuật của Trung Quốc và gợi mở cho Việt Nam - 7

Hai là, xây dựng cơ chế vận hành kết hợp giữa sáng tạo khoa học và kinh tế thị trường; cải cách cơ chế giải ngân, phân bổ kinh phí; mở rộng thị trường khoa học công nghệ; đồng thời thực hiện quản lý kế hoạch đối với mục tiêu trọng điểm quốc gia; vận dụng cơ chế điều tiết thị trường; nâng cao năng lực tự phát triển và sức sống phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của các tổ chức khoa học kỹ thuật.

Trong nội dung này, Trung Quốc đã xác định cần phải từng bước hình thành và xây dựng tư tưởng phát triển theo định hướng kinh tế trong giới nghiên cứu khoa học kỹ thuật; tăng cường nhận thức của các cán bộ khoa học kỹ thuật đối với việc chuyển hóa những thành tựu cơ bản; nâng cao ý thức và quan niệm về thị trường; hình thành cơ chế thương mại hóa các thành tựu khoa học kỹ thuật; tiến hành cải cách thể chế hành chính; thành lập các Viện nghiên cứu có nguồn kinh phí hoạt động từ thị trường, các doanh nghiệp công nghệ cao của tư nhân; hình thành cơ chế đầu tư công nghệ đa dạng; hình thành cơ chế sáng tạo công nghệ trong doanh nghiệp; điều chỉnh cơ cấu hệ thống khoa học kỹ thuật để hình thành cục diện phát triển thịnh vượng theo hướng đa tầng, đa kênh và đa dạng về hình thức cùng tồn tại, phát triển; xây dựng một xã hội tôn trọng tri thức, trọng dụng nhân tài;


Ba là, xây dựng cơ cấu tổ chức hiện đại của các doanh nghiệp khoa học kỹ thuật và các tổ chức khoa học kỹ thuật, thực hiện việc phân chia chức năng hành chính rõ ràng, xác định rõ quan hệ quyền sở hữu trí tuệ, cải cách cơ chế nhân sự, phát huy đầy đủ tính tích cực và tài năng sáng tạo của đội ngũ làm công tác khoa học kỹ thuật. Điều này tương đương với việc mở rộng phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp từ nghiên cứu đào tạo đến sản xuất và dịch vụ khoa học kỹ thuật. Xây dựng các tổ chức khoa học kỹ thuật ngoài nhà nước, có nguồn kinh phí hoạt động từ thị trường, hình thành các cơ sở sản xuất trong các tổ chức khoa học kỹ thuật (viện nghiên cứu, trường đại học…) để ứng dụng nhanh chóng và hiệu quả kết quả nghiên cứu vào sản xuất. Xây dựng quy định về quyền sở hữu trí tuệ để nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ, khuyến khích các tổ chức nghiên cứu khoa học quan tâm khai thác, thương mại hóa các kết quả nghiên cứu. Để phát huy đầy đủ tính tích cực và tài năng sáng tạo của đội ngũ làm công tác khoa học kỹ thuật phải xây dựng một chế độ hợp đồng, khen thưởng hợp lý, chính sách trọng dụng nhân tài, phát huy quyền chủ động cho cán bộ khoa học và công nghệ;

Bốn là, xây dựng thể chế quản lý khoa học kỹ thuật vĩ mô để thích ứng với thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, chuyển đổi chức năng ở các cấp quản lý, tăng cường chức năng kiểm soát vĩ mô. Điều này đòi hỏi nhà nước phải xây dựng một thể chế quản lý khoa học kỹ thuật có sự thống nhất trong quản lý nhà nước về khoa học kỹ thuật, có sự phân công phân cấp rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật; tiến hành cải cách thể chế khoa học kỹ thuật được thực hiện một cách đồng bộ, phù hợp và trong mối tương quan với các lĩnh vực khác phụ trợ với nó, phù hợp với phát triển kinh tế xã hội; xây dựng quy hoạch khoa học kỹ thuật đặt trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội quốc dân.


2.4.Thành tựu, tồn tại và giải pháp cải cách thể chế khoa học kỹ thuật Trung Quốc

2.4.1. Thành tựu

Cải cách thể chế khoa học kỹ thuật được xem như một cuộc cách mạng trong việc giải phóng và đi tiên phong trong lĩnh vực nâng cao năng suất lao động khoa học kỹ thuật. Mười năm trở lại đây, cuộc cải cách đó đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, mang lại sức sống mở ra một diện mạo mới cho sự phát triển của nền khoa học kỹ thuật Trung Quốc.

Dưới sự chỉ đạo của phương châm, chính sách của Đảng Cộng sản Trung Quốc, công cuộc cải cách thể chế khoa học kỹ thuật của nước này đã đạt được rất nhiều thành tựu. Những thành tựu chủ yếu được thể hiện ở những khía cạnh sau:

Thứ nhất, chiến lược “Khoa giáo hưng quốc” đã đạt được những bước đi quan trọng. Đề cao năng lực sáng tạo tự chủ được đặt ở vị trí nổi bật trong công tác khoa học - kỹ thuật, tăng cường năng lực sáng tạo tự chủ đã trở thành chiến lược quốc gia, được quán triệt đến các địa phương, các ngành nghề, các lĩnh vực của sự nghiệp xây dựng hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa. Tăng cường xây dựng hệ thống sáng tạo khoa học kỹ thuật hoàn chỉnh trong các trường đại học, các nhà máy xí nghiệp và các tổ chức nghiên cứu khoa học kỹ thuật.

Dưới sự chỉ đạo của tư tưởng sáng tạo khoa học - kỹ thuật Đặng Tiểu Bình, đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật Trung Quốc đã khắc phục khó khăn, nỗ lực sáng tạo và đạt được một số thành tựu quan trọng như: Ngày 27/10/1966, Trung Quốc lần đầu tiên thử thành công tên lửa đạn đạo, mang đầu đạn hạt nhân; ngày 17/6/1967, quả bom khinh khí đầu tiên của Trung Quốc được thử nổ thành công tại một địa điểm ở miền Tây; ngày 23/9/1969, lần đầu tiên Trung Quốc thử vũ khí hạt nhân dưới lòng đất thành công; ngày


24/4/1970, lần đầu tiên Trung Quốc phóng thành công vệ tinh trái đất; tháng 12/1987, xây dựng hệ thống tính toán “Ngân hà”; ngày 20/2/1985 xây dựng trạm Nam Trường Thành; ngày 12/10/1985 lần đầu tiên tàu ngầm dưới nước phóng thành công tên lửa thể rắn, trở thành quốc gia thứ 5 sau Mỹ, Liên Xô, Pháp, Anh có năng lực phóng tên lửa dưới nước v.v...

Có thể nói, chiến lược “Khoa giáo hưng quốc” đã mang lại những cơ hội phát triển trước nay chưa từng có đối với sự nghiệp khoa học - kỹ thuật và giáo dục của Trung Quốc, từ đó cung cấp động lực to lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Thứ hai, hình thành tư tưởng phát triển theo định hướng kinh tế trong giới nghiên cứu khoa học kỹ thuật; tập trung giải quyết những khó khăn, vướng mắc và những vấn đề nóng trong quá trình xây dựng nền kinh tế quốc dân; nhận thức của các cán bộ khoa học kỹ thuật đối với việc chuyển hóa những thành tựu cơ bản được hình thành; ý thức và quan niệm về thị trường không ngừng được nâng cao; tác dụng của cơ chế thị trường trong việc vận hành khoa học kỹ thuật và sắp xếp nguồn tài nguyên ngày càng được nâng cao; hình thành cơ chế thương mại hóa các thành tựu khoa học kỹ thuật; tiến hành cải cách thể chế hành chính; thành lập một số lượng lớn Viện nghiên cứu có nguồn kinh phí hoạt động từ thị trường; hình thành cơ chế đầu tư công nghệ đa dạng, nhiều doanh nghiệp công nghệ cao của tư nhân được thành lập; tiến bộ khoa học kỹ thuật ở nông thôn từng bước được cải thiện; cơ chế sáng tạo công nghệ trong doanh nghiệp bắt đầu được hình thành; cơ cấu hệ thống khoa học kỹ thuật được điều chỉnh hình thành cục diện phát triển thịnh vượng theo hướng đa tầng, đa kênh và đa dạng về hình thức cùng tồn tại, phát triển; xã hội tôn trọng tri thức, trọng dụng nhân tài được hình thành; phát triển kinh tế dần đi vào quỹ đạo gắn với sự phụ thuộc vào tiến bộ khoa học kỹ thuật và


nâng cao tố chất của người lao động; nhận thức của xã hội về khoa học kỹ thuật ngày càng được nâng cao v.v... Tất cả những yếu tố trên góp phần tạo nền tảng cho việc xây dựng cơ chế khoa học kỹ thuật mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa và kinh tế thị trường. Các nhà khoa học đã cống hiến trí tuệ và sức lực, mang lại nhiều thành tựu cho sự phát triển kinh tế và nền văn minh khoa học.

2.4.2. Những vấn đề còn tồn tại

Cùng với việc khẳng định những thành tựu đã đạt được ở trên, nền khoa học kỹ thuật của Trung Quốc cũng còn những mặt hạn chế tồn tại như sau:

Một là, hệ thống quản lý “chồng chéo”. Căn nguyên của những vấn đề liên quan đến hạn chế phát triển sức sản xuất khoa học kỹ thuật Trung Quốc là ở thể chế quản lý vĩ mô. Những vấn đề này đã được khái quát như sau “cơ chế quản lý chồng chéo, cơ chế vận hành đóng, manh mún, thiếu sự gắn kết giữa doanh nghiệp và cơ quan khoa học, lãng phí nguồn lực”.17

Xét ở tầm vĩ mô, cơ chế quản lý chồng chéo dễ nhận thấy là tình trạng hiện có nhiều cơ quan khác nhau có chức năng quản lý nhà nước về khoa học kỹ thuật như: Bộ Khoa học Công nghệ, Ủy ban phát triển và cải cách, Ủy ban Khoa học Công nghệ thuộc Quốc phòng, Bộ Giáo dục. Các cơ quan này đều có những chính sách liên quan đến khoa học công nghệ, nhưng những chính sách này hiện không tương thích với nhau. Ngoài ra, trong vấn đề phân bổ nguồn kinh phí dành cho hoạt động khoa học kỹ thuật, kinh phí được phân bổ và giải ngân xuất phát từ nhiều cơ quan chức năng của chính phủ.



17 黄涛〃 中国科技体制改革面现六大突出现现”, 科技论论〃2010, 28(2).


“Cơ chế vận hành đóng” thể hiện ở chỗ: Rất nhiều các dự án, đề tài nghiên cứu từ giai đoạn xây dựng đề cương, tham gia bảo vệ đề cương, nghiệm thu chỉ tiến hành trong phạm vi cơ quan nghiên cứu và do người nghiên cứu không có sự tham gia giám sát của cơ quan cấp kinh phí, cơ quan này chỉ nhận được một bản kết luận cuối cùng của nhóm chuyên gia nghiệm thu đề tài.18

Sự “manh mún” trong nghiên cứu khoa học kỹ thuật chủ yếu thể hiện ở chỗ: Ngành nào, cấp nào, bộ nào cũng có chức năng quản lý khoa học kỹ thuật, thiếu một cơ chế quản lý điều tiết vĩ mô và thiết kế thượng tầng liên quan đến việc đầu tư cho tài nguyên công nghệ.

“Thiếu tính gắn kết” thể hiện ở chỗ: Hiện nay, các trường đại học, cơ quan nghiên cứu ở Trung Quốc còn thiếu mối liên hệ đối với doanh nghiệp - những nơi có nhu cầu rất lớn về ứng dụng thành quả khoa học kỹ thuật, dẫn đến mối liên kết lỏng lẻo giữa người sở hữu trí tuệ về khoa học kỹ thuật và người sử dụng khoa học kỹ thuật giàu tiềm năng.19 Điều này đã làm ảnh hưởng đến việc ứng dụng các thành quả khoa học kỹ thuật vào thực tế. Những người làm công tác nghiên cứu không nắm vững được nhu cầu thực tế về

khoa học công nghệ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn sử dụng thành quả khoa học công nghệ lại không nắm được nơi nào có thể đáp ứng nhu cầu khoa học công nghệ, và năng lực của các tổ chức nghiên cứu khoa học công nghệ đến đâu.20




18 现曾现。 现中国行政科技体制弊现及改革的迫切性.社会科学现现, 2008(4):52-63.

19 OECD. Reviews of innovation policy; China. OECD Publishing, 2008:47.

20 Chang Paolong, Shih Hsinyu. The Innovation systems of Taiwan and China: A comparative analysis.

Technovation, 2004(24): 529-539.


Hai là, cơ chế vận hành “mang nặng tính hành chính”. Thể chế khoa học kỹ thuật của Trung Quốc tuân theo mô hình với động lực là những thủ tục hành chính từ trên xuống dưới do chính phủ chỉ đạo, dẫn đến một số vấn đề như“quan bản vị21, luật bất thành văn, bệnh hình thức, coi trọng số lượng hơn chất lượng”.

“Quan bản vị” và “luật bất thành văn” gắn bó chặt chẽ với nhau, dẫn đến hiện tượng “mua bán chức tước” ngày càng nghiêm trọng. Kết quả là đội ngũ nhân tài ngày càng bị mai một, gây trở ngại cho sự xuất hiện của những thành tựu sáng tạo, gây ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình sáng tạo của đội ngũ những người làm khoa học. Việc thành lập các cơ quan khoa học kỹ thuật, xây dựng cơ chế hoạt động của các tổ chức nghiên cứu, biên chế và tiền lương của các nhà nghiên cứu khoa học kỹ thuật, thực hiện các kế hoạch nghiên cứu khoa học kỹ thuật, đều do chính phủ quyết định và xây dựng quy hoạch trước.

Hiện nay, Trung Quốc vẫn chưa chú trọng đến các nhu cầu ngày càng đa dạng hóa của giới khoa học và quy luật nội tại của lĩnh vực hoạt động khoa học kỹ thuật riêng của họ, làm triệt tiêu quyền tự chủ của cộng đồng khoa học, khiến các nhà nghiên cứu không thể tập trung cho hoạt động nghiên cứu “khoa học kỹ thuật”, làm tiêu hao nguồn lực và năng lực cho các hoạt động chính trị bên ngoài “khoa học kỹ thuật”.22 Việc quản lý khoa học kỹ thuật của Trung Quốc hiện vẫn đang trong giai đoạn “nhân trị”, các mối quan hệ xã hội trong giới nghiên cứu khoa học kỹ thuật ở nhiều tầng lớp vẫn giữ vai trò chủ



21官本位是中国几千年的封建社会现物。受其影响〃中国社会是重""的社会〃人现都想当官

〃又都怕官〃因现当官就会有特权〃官越大权越大〃享受待遇就越高〃地位就越现赫〃就可以现得 比 别 人 多 的 利 益 。 董 婷 〃 “ 官 特 权 源 自 官 本 位 ” 〃 tại trang mạng

http://cpc.people.com.cn/pinglun/n/2014/0912/c241220-25651241.html(Thời gian trích dẫn: 15/11/2014).

22 李建现.中国科技体制建现的基本现程及 路径依现性”. 湖南文理学院学论. 2005(1): 60-65.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/09/2023