Lưu trữ lịch sử tỉnh Đồng Nai có nhiều nguồn nộp lưu, thành phần tài liệu khoa học kỹ thuật ở đây phong phú và rất đa dạng, việc thu thập loại hình tài liệu này có ý nghĩa rất quan trọng và cần được quan tâm đúng mức.
1.2.3. Ý nghĩa, tác dụng của tài liệu khoa học kỹ thuật ở tỉnh Đồng Nai
Tài liệu lưu trữ khoa học kỹ thuật có ý nghĩa và tác dụng to lớn đối với tỉnh Đồng Nai trong việc sản xuất, phát triển kinh tế, lịch sử, xã hội và nghiên cứu khoa học.
Đồng Nai là tỉnh có nền kinh tế công nghiệp phát triển bậc nhất cả nước, tài liệu lưu trữ khoa học kỹ thuật ở đây được sử dụng để làm căn cứ nghiên cứu thiết kế những công trình xây dựng và những sản phẩm công nghiệp. Để thiết kế công trình hay sản phẩm mới bắt buộc người tư vấn thiết kế phải tham khảo, học tập kinh nghiệm đối với những công trình hoặc sản phẩm đã có. Trên cơ sở nghiên cứu các ưu điểm của nó để kế thừa những cái hay, cái tốt, cái đẹp của công trình phục vụ cho thiết kế công trình sản phẩm mới tốt đẹp hơn. Mặt khác, qua nghiên cứu những nhược điểm của các công trình hoặc sản phẩm đã có để loại bỏ những mặt chưa tốt. Tài liệu lưu trữ khoa học kỹ thuật cũng là nguồn tư liệu tin cậy và chính xác nhất để phục vụ công tác nghiên cứu thiết kế của tỉnh Đồng Nai.
Tài liệu lưu trữ khoa học kỹ thuật của các công trình xây dựng, của các sản phẩm công nghiệp trên địa bàn tình Đồng Nai được sử dụng làm căn cứ hướng dẫn thi công công trình, chế tạo sản phẩm, lắp ráp máy móc thiết bị. Các cán bộ kỹ thuật sử dụng tài liệu lưu trữ để chỉ đạo, điều hành công nhân xây dựng công trình thực hiện chính xác ý đồ của người thiết kế đã được phê duyệt của cấp có thẩm quyền. Đối với các cơ quan tổ chức thi công công trình như: Công ty Sonadezi, công ty Tín Nghĩa..., nhà máy chế tạo sản phẩm công nghiệp như Sanyo, Maiwa, Toshiba... thì tài liệu lưu trữ khoa học kỹ thuật coi như công cụ sử dụng làm việc hàng ngày. Tài liệu lưu
trữ khoa học kỹ thuật được các chủ đầu tư sử dụng để làm căn cứ kiểm tra, giám sát chất lượng, kỹ thuật thi công công trình hoặc chế tạo sản phẩm. Nó là cơ sở để ký kết hợp đồng và để nghiệm thu công trình theo đúng hợp đồng đã ký kết giữa các bên chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng.
Mỗi công trình xây dựng tại tỉnh Đồng Nai đều có mục đích, công năng sử dụng riêng. Nếu sử dụng công trình đúng công suất sẽ kéo dài tuổi thọ của công trình thì tài liệu lưu trữ khoa học kỹ thuật càng có tác dụng to lớn. Các cơ quan tư vấn thiết kế công trình sử dụng tài liệu lưu trữ khoa học kỹ thuật của nó để đề xuất các phương án thiết kế cải tạo công trình. Trong quá trình sử dụng công trình hoặc sản phẩm công nghiệp tại tỉnh Đồng Nai nếu xẩy ra sự cố hư hỏng trước tuổi thọ quy định thì tài liệu lưu trữ khoa học kỹ thuật được sử dụng làm bằng chứng tin cậy để quy định trách nhiệm cho những cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có liên quan. Tài liệu lưu trữ về nghiên cứu khoa học có tác dụng hướng dẫn các cơ quan, tổ chức và cá nhân triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn cuộc sống. Tài liệu lưu trữ về địa chất giúp tỉnh Đồng Nai nắm được các nguồn tài nguyên, khoáng sản hữu ích hiện có để hoạch định kế hoạch khai thác các nguồn tài nguyên đó phục vụ cho hoạt động khai thác, để liên doanh liên kết các cơ quan trong và ngoài nước để triển khai thăm dò khai thác khoáng sản, xây dựng các khu công nghiệp. Tài liệu lưu trữ khí tượng thuỷ văn được làm căn cứ để tư vấn thiết kế công trình phục vụ việc chống lún, chống rung, chống động đất, chống lũ lụt... bảo đảm an toàn cho công trình xây dựng. Tài liệu lưu trữ về trắc địa – bản đồ được sử dụng để các ngành xác định chính xác vị trí xây lắp các công trình xây dựng đúng với yêu cầu kinh tế – kỹ thuật của nó. Tóm lại tài liệu khoa học kỹ thuật có ý nghĩa lớn với sản suất, phát triển trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Tiểu kết chương 1
Có thể bạn quan tâm!
- Thành Phần, Nội Dung Và Giá Trị Tài Liệu Khoa Học
- Các Loại Tài Liệu Khoa Học Kỹ Thuật
- Ý Nghĩa, Tác Dụng Của Tài Liệu Khoa Học Kỹ Thuật
- Trách Nhiệm Và Thẩm Quyền Của Lưu Trữ Tỉnh Đồng Nai Trong Việc Thu Thập Tài Liệu.
- Nghiên cứu xây dựng qui trình thu thập tài liệu khoa học kỹ thuật vào Lưu trữ lịch sử địa phương nghiên cứu trường hợp tỉnh Đồng Nai - 8
- Biện Pháp Thu Thập Tài Liệu Khoa Học Kỹ Thuật Vào Lưu Trữ Lịch Sử Tỉnh Đồng Nai.
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
Thông qua chương này chúng tôi đã giới thiệu khái niệm cơ bản của khoa học và kỹ thuật. Các loại tài liệu khoa học kỹ thuật và ý nghĩa, tác dụng của tài liệu khoa học kỹ thuật.
Sự hình thành các loại tài liệu khoa học kỹ thuật của tỉnh Đồng Nai, xác định nguồn, thành phần thu thập tài liệu vào Lưu trữ tỉnh Đồng Nai. Các loại tài liệu khoa học kỹ thuật được sản sinh trong hoạt động quản lý điều hành của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh Đồng Nai rất phong phú và đa dạng, bao gồm nhiều loại khác nhau như: Tài liệu quy hoạch, tài liệu thiết kế, tài liệu khai khoáng, tài liệu đo đạc, trắc địa bản đồ...Những tài liệu khoa học kỹ thuật có đặc điểm riêng biệt khác với tài liêu hành chính về nội dung, phương pháp và kỹ thuật chế tác, có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức. Tài liệu lưu trữ khoa học kỹ thuật được sử dụng để làm căn cứ nghiên cứu thiết kế những công trình xây dựng và những sản phẩm công nghiệp. Trong khi đó tỉnh Đông Nai là tỉnh có nhiều công trình xây dựng mang tầm Quốc gia và khu vực, là tỉnh có số lượng các khu công nghiệp đứng đầu cả nước. Tài liệu lưu trữ khoa học kỹ thuật của các công trình xây dựng, của các sản phẩm công nghiệp được sử dụng làm căn cứ hướng dẫn thi công công trình, chế tạo sản phẩm, lắp ráp máy móc thiết bị.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU THẬP VÀ BỔ SUNG TÀI LIỆU KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀO LƯU TRỮ
LỊCH SỬ TỈNH ĐỒNG NAI
2.1. Khái quát về lưu trữ lịch sử tỉnh Đồng Nai
2.1.1. Sơ lược về sự hình thành Lưu trữ lịch sử tỉnh Đồng Nai
Tiền thân của Chi cục Văn thư và Lưu trữ tỉnh Đồng Nai là Tổ Lưu trữ có 03 biên chế thuộc Phòng Hành chính - Tổ chức, Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, có nhiệm vụ thu thập, chỉnh lý, bảo quản và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ phông Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai.
Thực hiện Thông tư 40/1998/TT-TCCP ngày 24/01/1998 của Ban Tổ chức- Cán bộ Chính phủ về Hướng dẫn tổ chức lưu trữ ở cơ quan nhà nước các cấp, ngày 19/5/1998 Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành Quyết định số 1674/1998/QĐ-UBT thành lập Trung tâm Lưu trữ nhà nước thuộc Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh với chức năng giúp Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về công tác văn thư - lưu trữ địa phương và thực hiện nhiệm vụ lưu trữ lịch sử. Biên chế cán bộ của Trung tâm được bố trí 05 người, nhiệm vụ Giám đốc do đồng chí Phó chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai kiêm nhiệm. Lúc này đội ngũ công chức của Trung tâm đã được đào tạo ở bậc Đại học (5/5 công chức có trình độ Đại học Lưu trữ và Đại học khác).
Đến năm 2002, Trụ sở Khối nhà nước tỉnh Đồng Nai được xây dựng và khánh thành. Trung tâm Lưu trữ tỉnh được bố trí tại tầng 7, tầng 8 trong Trụ sở khối nhà nước. Kể từ đây, Trung tâm Lưu trữ tỉnh đã phát huy được yêu cầu nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác văn thư, lưu trữ địa phương và lưu trữ lịch sử vì đã có hệ thống kho bảo quản tài liệu tương đối rộng, trang thiết bị hiện đại, đảm bảo cho việc thu thập tài liệu của các cơ
quan, đơn vị thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào lưu trữ lịch sử.
Ngày 10/4/2006, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành Quyết định 3413/QĐ-UBND về việc đổi tên Trung tâm Lưu trữ Nhà nước tỉnh Đồng Nai thành Trung tâm Lưu trữ tỉnh Đồng Nai, giao nhiệm vụ về quản lý và tổ chức thực hiện công tác văn thư, lưu trữ của tỉnh. Tại Quyết định này, Trung tâm Lưu trữ lại có thêm nhiệm vụ mới, là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên, có tư cách pháp nhân, có con dấu và được phép mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước để hoạt động theo quy định của pháp luật, biên chế được bố trí là 10 người để đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ.
Năm 2008, thực hiện Nghị định số 13/2008/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ngày 23/4/2008 Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã ban hành Quyết định số 1300/QĐ-UBND, chuyển Trung tâm Lưu trữ tỉnh Đồng Nai từ Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh sang Sở Nội vụ tỉnh Đồng Nai. Trung tâm Lưu trữ được chuyển giao nguyên trạng và chỉ thực hiện nhiệm vụ Lưu trữ lịch sử. Bên cạnh đó, Sở Nội vụ thành lập Phòng Quản lý Văn thư – Lưu trữ thuộc Sở để giúp Sở Nội vụ tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công tác văn thư – lưu trữ. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trình độ lý luận chính trị của đội ngũ công chức, viên chức được chuẩn hóa, đáp ứng tốt cho nhu cầu công việc.
Đến ngày 07/4/2011, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành quyết định số 948/QĐ-UBND thành lập Chi cục Văn thư - Lưu trữ là đơn vị trực thuộc Sở Nội vụ trên cơ sở hợp nhất Phòng Quản lý Văn thư – Lưu trữ và Trung tâm Lưu trữ tỉnh thuộc Sở Nội vụ. Chi cục vừa là đơn vị hành chính, vừa là đơn vị sự nghiệp; biên chế được tỉnh phê duyệt là 21 người; tuy nhiên, do điều kiện về cơ sở vật chất và yêu cầu thực tế của
công việc tại Chi cục nên tổng số công chức, viên chức hiện có của Chi cục là 17 người, gồm: Chi cục trưởng (do Phó Giám đốc Sở Nội vụ kiêm nhiệm); 02 Phó Chi cục trưởng; Phòng Hành chính – Tổng hợp: 04 công chức và 02 hợp đồng (01 lái xe và 01 tạp vụ); Phòng Quản lý Văn thư – Lưu trữ: 03 công chức; Phòng Nghiệp vụ và Kho Lưu trữ: 05 viên chức. Chi cục chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Sở Nội vụ, đồng thời chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước thuộc Bộ Nội vụ. Chi cục là tổ chức có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng, có trụ sở, kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp theo quy định của pháp luật. Nhiệm vụ và quyền hạn thực hiện theo Thông tư 02/2010/TT-BNV ngày 28 tháng 4 năm 2010 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của tổ chức văn thư, lưu trữ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp.
2.1.2. Chức năng của Chi cục Văn thư - Lưu trữ Tỉnh Đồng Nai
Chi cục Văn thư – Lưu trữ tỉnh Đồng Nai (sau đây gọi tắt là Chi cục Văn thư- Lưu trữ) trực thuộc Sở Nội vụ tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về văn thư, lưu trữ của tỉnh và trực tiếp quản lý tài liệu lưu trữ lịch sử của tỉnh theo quy định của pháp luật.
Chi cục Văn thư – Lưu trữ chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Giám đốc Sở Nội vụ; đồng thời chịu sự chỉ đạo và hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Cục Văn thư - Lưu trữ Nhà nước thuộc Bộ Nội vụ.
Chi cục Văn thư – Lưu trữ có tư cách pháp nhân, có con dấu, trụ sở làm việc và tài khoản theo quy định của pháp luật; kinh phí hoạt động do Ngân sách nhà nước cấp theo quy định của pháp luật và được tạo nguồn thu từ thực hiện dịch vụ công.
Trụ sở làm việc của Chi cục Văn thư – Lưu trữ đặt tại tầng 7 Trụ sở
Khối Nhà nước tỉnh, số 02 đường Nguyễn Văn Trị, phường Thanh Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
2.1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục Văn thư – Lưu trữ tỉnh Đồng Nai
Nhiệm vụ của Chi cục Văn thư – Lưu trữ tỉnh Đồng Nai
1.Giúp Giám đốc Sở Nội vụ thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy hoạch, kế hoạch dài hạn, hàng năm, các chương trình, đề án, dự án và tổ chức thực hiện các chế độ,quy định về văn thư – lưu trữ;
b) Hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện các chế độ, quy định về văn thư, lưu trữ;
c) Thẩm định ,trình cấp có thẩm quyền phê duyệt” Danh mục nguồn và thành phần tài liệu thuộc diện nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử của Tỉnh “;
d) Thẩm định ,trình cấp có thẩm quyền phê duyệt”Danh mục tài liệu hết giá trị” của Lưu trữ lịch sử của tỉnh;
đ) Thẩm định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt”Danh mục tài liệu hết giá trị” bảo quản tại cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu vào Lưu trữ lịch sữ của tỉnh ;
e) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ vào công tác văn thư, lưu trữ;
g) Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác văn thư,lưu trữ trên địa bàn tỉnh;
h) Phối hợp với Thanh tra Sở Nội vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo , xữ lý vi phạm pháp luật về văn thư,lưu trữ ;
i) Thực hiện báo cáo, thống kê về công tác văn thư, lưu trữ; sơ kết, tổng kết công tác văn thư, lưu trữ;
tỉnh :
k) Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng về văn thư, lưu trữ.
2. Giúp Giám đốc Sở Nội vụ thực hiện nhiệm vụ của Lưu trữ lịch sử
a) Hướng dẫn các cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu chuẩn bị hồ
sơ, tài liệu đến hạn nộp lưu;
b) Thu thập hồ sơ, tài liệu đến hạn nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử tình;
c) Phân loại, chỉnh lý, xác định giá trị, thống kê, sắp xếp hồ sơ, tài liệu được bảo quản tại Lưu trữ lịch sử tỉnh;
d) Bảo vệ, bảo quản, thống kê và báo cáo thống kê về tài liệu lưu trữ được bảo quản tại Lưu trữ lịch sử tỉnh;
đ) Tu bổ, phục chế và bảo hiểm tài liệu lưu trữ;
e) Xây dựng côngg cụ tra cứu và tổ chức phục vụ khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ;
g) Tổ chức nghiên cứu khoa học, áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ, công nghệ thông tin vào thực tiễn công tác tại Lưu trữ lịch sử tỉnh.
3. Thực hiện các nhiệm vụ khác của Chi cục Văn thư – Lưu trữ do Giám đốc Sở Nội vụ giao và theo quy định của pháp luật.
Quyến hạn Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh Đồng Nai
Đề nghị các sở, ban , ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa và các doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh báo cáo, cung cấp thông tin về các vấn đề có liên quan đến công tác văn thư, lưu trữ do Ủy ban nhân dân tỉnh giao hoặc theo văn bản chỉ đạo cuả cấp trên;
Triệu tập các cuộc họp với các sở, ban , ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa và các doanh nghiệp nhà