đều thuộc thành phần Phông Lưu trữ Quốc gia. Nội dung tài liệu lưu trữ quản lý hành chánh phản ánh quá trình hoạt động quản lý Nhà nước, quản lý hành chính ở các tổ chức, của cơ quan; còn nội dung tài liệu lưu trữ khoa học kỹ thuật phản ánh quá trình hoạt động thực hiện chức năng khoa học kỹ thuật của các tổ chức, các cơ quan. Hình thức tài liệu lưu trữ hành chính có các loại như: Hiến pháp, Luật, Nghị định, Thông tư, Chỉ thị...Thể thức trình bày các loại văn bản này tương đối giống nhau (Quốc hiệu, tác giả, số và ký hiệu, trích yếu, thời gian...) và thường được đánh máy, chế bản điện tử hoặc in trên giấy có kích thước nhất định. Hình thức tài liệu lưu trữ khoa học kỹ thuật có các loại: văn bản, bản vẽ, bản tính toán, bản dự toán, phim, bản đồ, đồ thị...Mỗi loại tài liệu đó có hình thức trình bày khác nhau, phương pháp thể hiện khác nhau, thậm chí vật liệu chế tác những loại tài liệu đó cũng có khác nhau. Tuy nhiên, giữa tài liệu lưu trữ hành chính và tài liệu lưu trữ khoa học kỹ thuật có mối liên hệ với nhau. Trong thành phần của tài liệu lưu trữ khoa học kỹ thuật có một số tài liệu lưu trữ hành chính. Nội dung những tài liệu này thường để quản lý hoạt động khoa học kỹ thuật, quy định những chỉ tiêu, nhiệm vụ kinh tế – kỹ thuật, những văn bản trao đổi giữa các cơ quan hữu quan để giải quyết những vấn đề thuộc về chủ trương, chính sách, về quản lý hoạt động khoa học kỹ thuật, về cấp vốn. Ngược lại, trong thành phần tài liệu lưu trữ hành chính có những loại tài liệu phản ánh đường lối, chủ trương, kế hoạch... hoạt động khoa học kỹ thuật của Đảng, Nhà nước và các cơ quan khoa học kỹ thuật cũng như các cơ quan khác. Loại tài liệu lưu trữ nêu trên thuộc thành phần tài liệu lưu trữ hành chính, đồng thời cũng thuộc thành phần tài liệu lưu trữ khoa học kỹ thuật. Ví dụ: Trong lĩnh vực xây dựng cơ bản có giấy cấp đất xây dựng công trình; trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, thăm dò tài nguyên thiên nhiên có văn bản giao nhiệm vụ nghiên cứu đề tài khoa học, các bảng thuyết minh, quyết định cấp kinh phí hoặc kế hoạch thăm dò tài nguyên thiên nhiên ở một địa phương.v.v...
Căn cứ vào đặc điểm này trong các cơ quan hoạt động khoa học kỹ thuật hoặc các cơ quan quản lý Nhà nước có quản lý hoạt động khoa học kỹ thuật thường có hai loại tài liệu lưu trữ: tài liệu lưu trữ hành chính và tài liệu lưu trữ khoa học kỹ thuật. Hai loại tài liệu này cơ bản khác nhau nên được bảo quản trong hai hệ thống riêng biệt. Tài liệu quản lý hành chính được tổ chức theo hệ thống lưu trữ hành chính và tài liệu lưu trữ khoa học kỹ thuật được tổ chức theo hệ thống lưu trữ tài liệu khoa học kỹ thuật.
1.1.4. Ý nghĩa, tác dụng của tài liệu khoa học kỹ thuật
Tài liệu khoa học kỹ thuật có ý nghĩa lớn đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân và trong việc sản xuất, xây dựng, chế tạo, nghiên cứu khoa học và những tác dụng khác như:
- Thứ nhất, tài liệu khoa học kỹ thuật được sử dụng làm căn cứ nghiên cứu thiết kế những công trình xây dựng và những sản phẩm công nghiệp. Tài liệu lưu trữ khoa học kỹ thuật của các công trình xây dựng, của các sản phẩm công nghiệp được sử dụng làm căn cứ hướng dẫn thi công công trình, chế tạo sản phẩm, lắp ráp máy móc thiết bị kỹ thuật, là căn cứ để các chủ đầu tư sử dụng để kiểm tra, giám sát chất lượng, kỹ thuật thi công công trình hoặc chế tạo sản phẩm. Tài liệu khoa học kỹ thuật còn được sử dụng như công cụ quan trọng để quản lý khai thác sử dụng công trình đúng với công suất của các công trình vì mỗi công trình, máy móc đều có công suất và công năng riêng của nó, nếu sử dụng đúng sẽ đem lại hiệu quả công việc cao kéo dài tuổi thọ cho máy móc hoặc công trình và ngược lại.
Trong quá trình làm việc nếu máy móc và công trình hỏng hóc thì có thể sử dụng những tài liệu lưu trữ khoa học kỹ thuật làm bằng chứng tin cậy để có thể sửa chữa hoặc quy trách nhiệm chó đúng người đúng đối tượng gây ra hỏng hóc của máy móc hay công trình đó.
Thứ hai, tài liệu khoa học kỹ thuật có tác dụng giúp các cơ quan, tổ
chức cá nhân ứng dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, nâng cao hiệu suất làm việc của công nhân. Bên cạnh đó tài liệu khoa học kỹ thuật còn rút ngắn thời gian, kinh phí sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội và kinh phí hơn.
Thứ ba, tài liệu trắc địa bản đồ được sử dụng để xác định chính xác vị trí xây lắp các công trình xây dựng đúng với thiết kế đúng với quy hoạch, ngoài ra nó còn được sử dụng để bảo vệ các mốc tọa độ quốc gia, bảo vệ biên giới trên đất liền và trên biển của tổ quốc và của chính các địa phương trong đất nước.
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu xây dựng qui trình thu thập tài liệu khoa học kỹ thuật vào Lưu trữ lịch sử địa phương nghiên cứu trường hợp tỉnh Đồng Nai - 2
- Thành Phần, Nội Dung Và Giá Trị Tài Liệu Khoa Học
- Các Loại Tài Liệu Khoa Học Kỹ Thuật
- Ý Nghĩa, Tác Dụng Của Tài Liệu Khoa Học Kỹ Thuật Ở Tỉnh Đồng Nai
- Trách Nhiệm Và Thẩm Quyền Của Lưu Trữ Tỉnh Đồng Nai Trong Việc Thu Thập Tài Liệu.
- Nghiên cứu xây dựng qui trình thu thập tài liệu khoa học kỹ thuật vào Lưu trữ lịch sử địa phương nghiên cứu trường hợp tỉnh Đồng Nai - 8
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
Tóm lại tài liệu khoa học kỹ thuật có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế của cả nước nói chung và của từng địa phương từng ngành nghề từng lĩnh vực nói riêng. Chính vì vậy, việc thu thập tài liệu lưu trữ khoa học kỹ thuật về các kho lưu trữ lịch sử là rất cần thiết và nên được quan tâm thực hiện nhằm phát huy tối đa giá trị mà loại hình tài liệu này mang lại.
1.2. Khái quát về lưu trữ tài liệu khoa học kỹ thuật ở tỉnh Đồng Nai
1.2.1. Các loại tài liệu kỹ thuật hình thành ở tỉnh Đồng Nai
Đồng Nai là vùng đất giàu tiềm năng nơi tập trung những dự án tầm Quốc gia và khu vực, có vị trí chiến lược phát triển kinh tế, là đấu mối giao thông trọng điểm với đường quốc lộ 1A, quốc lộ 1K, quốc lộ 51, quốc lộ
20. Đồng Nai có vị trí địa lý chiến lược giáp với sáu tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam bộ là của ngõ phía đông của thành phố Hồ Chí Minh, tiếp giáp Binh Dương, Bình Phước, Lâm Đồng, Bà Rịa Vũng Tàu. Đồng Nai được thiên nhiên ưu ái, là vùng đất ít lũ lụt, thiên tai thuận lợi cho việc đầu tư phát triển và xây dựng. Hiện hàng loạt các dự án mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế đang được thực hiện như dự án xây dựng cầu Đồng Nai mới với tổng vốn đấu tư 1800 tỷ đồng, dự án mở rộng quốc lộ 51 thành sáu làn xe tổng vốn đầu tư là 3200 tỷ đồng, dự án đường cao tốc thành phố
Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây. Đầu tư xây dựng cảng Phước an với diện tích 180 ha tại huyện Nhơn Trạch tổng vốn đầu tư là 15 500 tỷ đồng, công trình bệnh viện đa khoa Đồng Nai mới với tổng vốn đầu tư 2000 tỷ đồng có 15 tầng 1400 giường bệnh là bệnh viên công được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có quy mô lớn nhất cả nước. Sân bay quốc tế Long Thành được quy hoạch với diện tích 25 000 ha dự kiến sẽ được xây dựng thành thủ phủ hàng không quốc tế. Đồng Nai đã quy hoạch 63 khu công nghiệp, cụm khu công nghiệp (Bàng liệt kê khu công nghiệp và cụm khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai). [phụ lục 8]
1. KHU CÔNG NGHIỆP AMATA Vị trí : P.Long Bình - TP Biên Hòa - Đồng Nai, Quy mô: 361 ha, Chủ đầu tư: Công ty TNHH Amata (Việt Nam).
2. KHU CÔNG NGHIỆP AN PHƯỚC Vị trí: Xã An Phước - H.Long Thành - Đồng Nai, Quy mô: 130 ha
3. KHU CÔNG NGHIỆP BÀO XÉO Vị trí: Xã Sông Trầu - H.Trảng Bom - Đồng Nai, Quy mô: 500 ha, Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Thống Nhất
4. KHU CÔNG NGHIỆP BIÊN HÒA 1, Vị trí: P. An Bình - TP Biên Hòa - Đồng Nai, Quy mô: 335 ha, Chủ đầu tư: Công ty Phát triển KCN Biên Hòa (Sonadezi)
5. KHU CÔNG NGHIỆP BIÊN HÒA 2 Vị trí: P. Long Bình Tân - TP Biên Hòa - Đồng Nai, Quy mô: 365 ha, Chủ đầu tư: Công ty Phát triển KCN Biên Hòa (Sonadezi)...
Đồng Nai là địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng các khu công nghiệp, nhiều khu công nghiệp được xem là mô hình kiểu mẫu của cả nước với hệ thống hạ tầng giao thông, xử lý nước thải hoàn thiện như khu công nghiệp AMATA, khu công nghiệp BIÊN HOÀ 2, khu công nghiệp NHƠN TRẠCH...Đồng Nai là tỉnh có khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài, hiện đang có 983 giấy phép đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký 15 tỷ 400 triệu USD. Toàn tỉnh hiện có hơn 300 dự án khu dân cư, khu đô thị tại
các địa điểm Biên Hoà, Nhơn Trạch, Long Thành...Đồng Nai đang cùng cả nước tạo ra đường băng để cất cánh trong thời kỳ hội nhập kinh tế toàn cầu.
Trong quá trình thực nhiệm vụ quản lý nhà nước tại địa phương, các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã sản sinh ra nhiều tài liệu khoa học kỹ thuật. Tài liệu khoa học kỹ thuật sản sinh ra ở Đồng Nai rất đa dạng và phong phú như: tài liệu quy hoạch, tài liệu thiết kế các công trình xây dựng. Tài liệu quy hoạch gồm: bản vẽ quy hoạch các khu công nghiệp, cụm khu công nghiệp, bản vẽ quy hoạch khu dân cư, khu đô thị, bản vẽ quy hoạch cầu đường... Tài liệu thiết kế các công trình, tài liệu khai khoáng gồm: bản vẽ chi tiết các công trình xây dựng, bản vẽ chi tiết máy...bản vẽ các phương án khai thác khoáng sản, bản vẽ địa hình, địa chất. Bản tính toán là tài liệu hình thành trong quá trình xây dựng các công trình xây dựng, sản xuất sản phẩm công nghiệp, tài liệu khoa học kỹ thuật là các bản tính toán về sức bền vật liệu, xác định các tiêu chí đảm bảo an toàn trong khi làm việc, khi xây dựng các công trình. Bản tính toán khối lượng vật liệu, công lao động để làm ra một sản phẩm công nghiệp hoặc công trình. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi công trình xây dựng như khi xây dựng cầu Đồng Nai mới phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, nội dung báo cao nêu rõ sự cần thiết phải đầu tư xây dựng công trình, ý nghĩa, tác dụng kinh tế, xã hội, văn hoá, xác định quy mô, lựa chọn địa điểm xây dựng. Bản thuyết minh kỹ thuật có nội dung trình bày mục đích, nhiệm vụ của công trình, hình dáng bên ngoài, cấu tạo của công trình. Bản quy phạm kỹ thuật có nội dung là trình tự các bước thực hiện công việc để sản xuất ra sản phẩm công nghiệp. Tài liệu hạch toán là tài liệu hình thành trong quá trình đánh giá, giá thành các công trình xây dựng, các sản phẩm công nghiệp tại tỉnh Đồng Nai. Tài liệu tiêu chuẩn hình thành trong việc sản xuất các máy móc thiết bị, tiêu chuẩn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tài liệu phim, ảnh, tài liệu bản đồ có Bản đồ nền cấp tỉnh cấp huyện cấp xã, Bản đồ địa chính cơ sở, Bản đồ địa chính, Bản đồ hành chính, bản đồ địa giới 364, bản đồ phân hạng đất, bản đồ quy
hoạch tài nguyên nước, bản đồ quy hoạch sử dụng đất, bản đồ quy hoạch khoáng sản, tài liệu điện tử...
1.2.2. Nguồn, thành phần và đặc điểm tài liệu khoa học kỹ thuật ở tỉnh Đồng Nai
Để thực hiện công việc quản lý trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Nhà nước đã thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức trong tỉnh. Trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức sản sinh ra các loại hình tài liệu lưu trữ khác nhau như: tài liệu hành chính, tài liệu nghe nhìn, tài liệu hoa học kỹ thuật, tài liệu văn học nghệ thuật, tài liệu điện tử. Chi cục Văn thư Lưu trữ tỉnh Đồng Nai có nhiệm vụ thu thập, bảo quản, tổ chức sử dụng các loại hình tài liệu trên phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội trong tỉnh. Thực hiện nhiệm vụ thu thập Chi cục Văn thư Lưu trữ tỉnh Đồng Nai căn cứ vào Quyết định số 294/QĐ-UBND ngày 03 tháng 02 năm 2015 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành danh mục các cơ quan, tổ chức thuộc diện nộp lưu tài liệu vào lưu trữ lịch sử tỉnh Đồng Nai như sau:
Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai, Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, thanh tra tỉnh Đồng Nai, Sở Nội vụ tỉnh Đồng Nai, Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Đồng Nai, Sở Tư pháp tỉnh Đồng Nai, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Nai, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai, Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai, Sở Công thương tỉnh Đồng Nai, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Đồng Nai, Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai, Sở Ngoại vụ tỉnh Đồng Nai, Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Đồng Nai, Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai, Ban Dân tộc tỉnh Đồng Nai tỉnh Đồng Nai, Toà án nhân dân tỉnh Đồng Nai,
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai, Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, Bộ Chỉ huy quân sự, các tổ chức trực thuộc cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh có chức năng quản lý Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, cơ quan, tổ chức Trung ương, các đơn vị thành viên của các Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty nhà nước được tổ chức, hoạt động theo ngành dọc cấp tỉnh, các doanh nghiệp nhà nước do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập, các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội....Tổng cộng có 79 đơn vị thuộc nguồn nộp lưu hồ sơ vào Chi cục Văn thư Lưu trữ tỉnh Đồng Nai. Trong quá trình hoạt động của các cơ quan trên tài liệu khoa học kỹ thuật chủ yếu được sản sinh ra trong quá trình hoạt động của Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông Vận tải, Ban quản lý các Khu công nghiệp.
Công văn 389/SNV-VTLT ngày 15 tháng 3 năm 2013 của Sở Nội vụ tỉnh Đồng Nai Chúng tôi xác định được thành phần tài liệu khoa học kỹ thuật thu thập vào lưu trữ lịch sử tỉnh Đồng Nai gồm: tài liệu về xây dựng cơ bản; kế hoạch, báo cáo công tác đâu tư xây dựng cơ bản 6 tháng, 9 tháng, qúy, năm; hồ sơ xây dựng cơ bản nhóm B, C và sửa chữa lớn; hồ sơ sửa chữa nhỏ các công trình; công văn trao đổi về công tác xây dựng cơ bản; văn bản về hoạt động khoa học công nghệ; kế hoạch, báo cáo công tác khoa học, công nghệ 6 tháng, 9 tháng, quý, năm; hồ sơ chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở; hồ sơ sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, quy trình công nghệ hoặc giải pháp hữu ích được công nhận cấp cơ sở; báo cáo khoa học chuyên đề do cơ quan thực hiễn để tham gia các hội thảo khoa học; các công văn trao đổi về công tác khoa học, công nghệ. Bên cạnh đó Chúng tôi cũng xác định các tài liệu trong từng loại hồ sơ phải nộp vào lưu trữ tỉnh Đồng Nai như: tài liệu dự án, công trình xây dựng nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử gồm các hồ sơ hình thành trong quá trình đầu tư xây dựng từ việc xác
định chủ trương đầu tư, lập dự án, quyết định đầu tư, nghiên cứu, khảo sát, lập thiết kế, dự toán; lựa chọn nhà thầu; thi công xây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao và đưa công trình vào sử dụng. Loại hình tài liệu phải nộp lưu là tài liệu giấy; tài liệu phim, ảnh, băng, đĩa ghi âm, ghi hình; tài liệu điện tử và các loại hình tài liệu khác.
Tài liệu Phông Lưu trữ Sở Xây dựng (1976-2000) giao nộp vào Lưu trữ tỉnh Đồng Nai gồm 2005 hộp và 3356 hồ sơ nhưng tất cả các hộ hồ sơ, hồ sơ tài liệu đều được tổ chức quản lý theo tài liệu hành chính không có cặp, hộp riêng biệt bảo quản tài liệu khoa học kỹ thuật riêng. Thành phần tài liệu phông Sở Xây dựng gồm tài liệu quản lý quy hoạch xây dựng, quản lý hoạt động xây dựng, quản lý hạ tầng, quản lý kiến trúc, kinh tế- quy hoạch & Vật liệu xây dựng, quản lý nhà và thị trường bất động sản, quản lý dự án và dân dụng công nghiệp, quản lý dự án thoát nước, kiểm định xây dựng.
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài nguyên khoàng sản, tài nguyên nước và môi trường. Trong quá hoạt động đã sản sinh ra rất nhiều loại hình tài liệu khoa học kỹ thuật thuộc các lĩnh vực như đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, đại chất, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc bản đồ. Tài liệu lưu trữ của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai được lưu trữ bảo quản tại Trung tâm Công nghệ thông tin và đã được chỉnh lý khoa học gồm tài liệu về Đất đai, tài liệu về tài nguyên Nước, tài liệu về Khoáng sản địa chất, tài liệu về Môi trường, tài liệu Khí tượng - Thuỷ văn, tài liệu về đo đạc Tài liệu bản đồ.
Ban quản lý Khu công nghiệp có tài liệu thực hiện dự án, tài liệu dự án, tài liệu xây dựng cơ bản, tài liệu về quy hoạch đất, tài liệu thi công khu dân cư, hạ tầng, tài liệu môi trường, tài liệu mời thầu, dự thầu, tài liệu điện, nước...