Nghiên cứu xây dựng qui trình thu thập tài liệu khoa học kỹ thuật vào Lưu trữ lịch sử địa phương nghiên cứu trường hợp tỉnh Đồng Nai - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


-----------------------


PHẠM THỊ MẬN


NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH THU THẬP TÀI LIỆU KHOA HỌC KĨ THUẬT VÀO LƯU TRỮ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG

(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH ĐỒNG NAI)

Nghiên cứu xây dựng qui trình thu thập tài liệu khoa học kỹ thuật vào Lưu trữ lịch sử địa phương nghiên cứu trường hợp tỉnh Đồng Nai - 1


LUẬN VĂN THẠC SĨ


Chuyên ngành: Lưu trữ học

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


-----------------------


PHẠM THỊ MẬN


NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH THU THẬP TÀI LIỆU KHOA HỌC KĨ THUẬT VÀO LƯU TRỮ

LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG

(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH ĐỒNG NAI)


Chuyên ngành: Lưu trữ học Mã số : 60 32 24


LUẬN VĂN THẠC SĨ


Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Liên Hương

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan luận văn này là đề tài nghiên cứu của riêng tôi, trong luận văn tôi có tham khảo nội dung nghiên cứu của các tác giả khác và thông tin có trong các văn bản quy phạm của các cơ quan Nhà nước song đã chú thích cụ thể khi viện dẫn. Kết quả của luận văn này là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào./.


Học viên


Phạm Thị Mận

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết sơn sâu sắc đến cô giáo TS. Nguyễn Liên Hương người đã hướng dẫn tôi tận tình, chu đáo trong quá trình thực hiện luận văn. Sự chỉ bảo tận tâm của cô đã mang lại cho tôi hệ thống các phương pháp, kiến thức cũng như kỹ năng hết sức quý báu để có thể hoàn thiện đề tài một cách tốt nhất.

Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, quý thầy giáo, cô giáo ở Phòng Đào tạo Sau đại học và thầy giáo, cô giáo khoa Lưu trữ và Quản trị văn phòng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, (Đại học Quốc gia Hà Nội) trong thời gian qua đã dạy dỗ, truyền thụ kiến thức khoa học, giúp tôi từng bước trưởng thành.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn những người thân, gia đình và bạn bè – những người đã hỗ trợ, tạo điều kiện để tôi có thể học tập đạt kết quả tốt và thực hiện thành công luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2015


Học viên


Phạm Thị Mận

MỤC LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................


1. Mục đích và ý nghĩa của đề tài ...................................................................


2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ...............................................................


3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................


4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..........................................................................


5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................


6. Nguồn tài liệu tham khảo ............................................................................


7. Bố cục của luận văn ....................................................................................


CHƯƠNG 1. THÀNH PHẦN, NỘI DUNG VÀ GIÁ TRỊ TÀI LIỆU KHOA HỌC KỸ THUẬT Ở TỈNH ĐỒNG NAI............................................

1.1. Khái quát về tài liệu khoa học kỹ thuật...............................................


1.1.1. Khái niệm về khoa học, kỹ thuật và tài liệu khoa học kỹ thuật


1.1.2. Các loại tài liệu khoa học kỹ thuật........................................................


1.1.3. Đặc điểm của tài liệu khoa học kỹ thuật ...............................................


1.1.4. Ý nghĩa, tác dụng của tài liệu khoa học kỹ thuật ..................................


1.2. Khái quát về lưu trữ tài liệu khoa học kỹ thuật ở tỉnh Đồng Nai .....


1.2.1. Các loại tài liệu kỹ thuật hình thành ở tỉnh Đồng Nai.........................


1.2.2. Nguồn, thành phần và đặc điểm tài liệu khoa học kỹ thuật ở tỉnh Đồng Nai.........................................................................................................

1.2.3. Ý nghĩa, tác dụng của tài liệu khoa học kỹ thuật ở tỉnh Đồng Nai......


Tiểu kết chương 1 ..........................................................................................


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU THẬP VÀ BỔ SUNG TÀI LIỆU KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀO LƯU TRỮ LỊCH SỬ TỈNH

ĐỒNG NAI..................................................................................................... 2.1. Khái quát về Lưu trữ tỉnh Đồng Nai....................................................

2.1.1. Sơ lược về sự hình thành Lưu trữ tỉnh Đồng Nai .................................


2.1.2. Chức năng của Chi cục Văn thư - Lưu trữ Tỉnh Đồng Nai...................


2.1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục Văn thư – Lưu trữ tỉnh Đồng Nai ..

2.1.4. Trách nhiệm và thẩm quyền của lưu trữ tỉnh Đồng Nai trong việc thu thập tài liệu.

2.1.5. Công tác lưu trữ tài liệu khoa học kỹ thuật tỉnh Đồng Nai

2.2. Những quy định của Chi cục Văn thư Lưu trữ tỉnh Đồng Nai về thu thập tài liệu khoa học kỹ thuật..............................................................

2.2.1. Quy định về nguồn tài liệu thu thập vào lưu trữ lịch sử tỉnh Đồng Nai


2.2.2. Quy định về thành phần tài liệu khoa học kỹ thuật thu thập, bổ sung vào lưu trữ lịch sử tỉnh Đồng Nai ...................................................................

2.3. Biện pháp thu thập tài liệu khoa học kỹ thuật vào Lưu trữ lịch sử tỉnh Đồng Nai.................................................................................................

2.4. Những hạn chế của công tác thu thập tài liệu khoa học kỹ thuật vào Lưu trữ lịch sử tỉnh Đồng Nai.............................................................

Tiểu kết chương 2 ..........................................................................................


CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG QUY TRÌNH THU THẬP TÀI LIỆU KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀO LƯU TRỮ LỊCH SỬ TỈNH ĐỒNG NAI ..........

3.1. Sự cần thiết phải xây dựng quy trình thu thập tài liệu vào Lưu trữ lịch sử địa phương .........................................................................................

3.2. Cơ sở xây dựng quy trình thu thập tài liệu khoa học kỹ thuật vào Lưu trữ lịch sử tỉnh Đồng Nai......................................................................

3.2.1. Cơ sở pháp lý ........................................................................................


3.2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................

3.3. Lựa chọn, chuẩn bị thông tin để viết dự thảo quy trình ....................


3.4. Xây dựng Quy trình thu thập tài liệu khoa học kỹ thuật vào lưu trữ lịch sử tỉnh Đồng Nai ..............................................................................

3.5. Các điều kiện đảm bảo quy trình được thực hiện...............................


3.5.1. Thống nhất về chỉ đạo của lãnh đạo Chi cục Văn thư Lưu trữ tỉnh Đồng Nai .........................................................................................................

3.5.2. Nâng cao nhận thức của cán bộ lãnh đạo và công chức, viên chức làm nhiệm vụ thu thập.....................................................................................

3.5.3. Điều kiện về nhân lực ...........................................................................


3.5.4. Điều kiện về cơ sở vật chất ...................................................................


Tiểu kết chương 3 ..........................................................................................


KẾT LUẬN .................................................................................................... DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... PHẦN PHỤ LỤC

MỞ ĐẦU


1. Mục đích và ý nghĩa của đề tài


Tài liệu lưu trữ là tài sản vô giá của quốc gia, nó có giá trị đặc biệt với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Trong lưu trữ, công tác thu thập và bổ sung tài liệu luôn đóng vai trò quan trọng, đó là tiền đề, là cơ sở cho các hoạt động nghiệp vụ lưu trữ khác. Nhận thức được tầm quan trọng đó các cấp lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đã đề cao nhiệm vụ thu thập và bổ sung tài liệu về lưu trữ lịch sử tỉnh.

Tỉnh Đồng Nai có diện tích 5.903,9 km2, là tỉnh thuộc miền đông Nam Bộ, cửa ngõ phía đông của Thành phố Hồ Chí Minh, phía bắc giáp Lâm Đồng, phía đông giáp Bình Thuận, phía tây giáp Bình Dương, Bình Phước, Thành phố Hồ Chí Minh, phía nam giáp Bà Rịa-Vũng Tầu. Nằm trọn trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam của tổ quốc, tình đến năm 2014, tỉnh Đồng Nai đã có 54 khu công nghiệp và cụm công nghiệp. Trong quá trình hoạt động và thực hiện nhiệm vụ quản lý, các cơ quan nhà nước, đặc biệt là các sở, ban, ngành đã sản sinh ra một khối lượng tài liệu lưu trữ lớn gồm tài liệu hành chính, tài liệu khoa học công nghệ, tài liệu nghe nhìn... Đây là những tài liệu có giá trị trong việc phát triển kinh tế xã hội trong tỉnh đặc biệt là nhóm tài liệu khoa học kỹ thuật.

Tài liệu khoa học kỹ thuật là tài liệu có giá trị thực tiễn về khoa học, kinh tế, lịch sử được sản sinh ra trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về các lĩnh vực xây dựng cơ bản, chế tạo sản phẩm công nghiệp, nghiên cứu khoa học và điều tra khảo sát tài nguyên thiên nhiên. Tài liệu khoa học công nghệ là căn cứ chính xác để các cơ quan tiến hành tiến hành thiết kế thi công công trình, chế tạo sản phẩm công nghiệp, điều tra thăm dò tài nguyên và nghiên cứu khoa học. Tài liệu khoa học kỹ thuật còn là nguồn tư liệu quan trọng để các cơ quan, cán bộ khoa học kỹ thuật sử dụng, tổng hợp đúc rút kinh nghiệm, phát huy sáng kiến cải tiến khoa

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 20/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí