Nghiên cứu xây dựng mô hình nam vận động viên cấp cao môn cầu lông qua các giá trị sinh học, sư phạm và tâm lý - 34

độ tập luyện cao thường có VEmax cao, Chính vì vậy mà chúng tôi chọn chỉ số VE là chỉ tiêu đánh giá trình độ tập luyện.

Chỉ số thể tích oxy tiêu thụ ở thời điểm xuất hiện ngưỡng yếm khí/ VO2max

-VO2LT/ max (%)

là chữ viết tắt của chỉ số thể tích oxy tiêu thụ ở thời điểm xuất hiện ngưỡng yếm khí /VO2max. Giá trị của chỉ số này càng cao thì thời gian vận động trong miền chuyển hoá ưa khí kéo dài, năng lực ưa khí càng tốt. Ở người bình thường giá trị VO2LT/max < 60%. Kết quả thể hiện trên bảng 3.4 cho thấy VO2LT/max đều lớn hơn 83%. Điều này khẳng định khả năng vận động trong miền chuyển hoá ưa khí của các vận động viên trong nhóm nghiên cứu là rất tốt. Dựa vào sự khác nhau này chúng tôi có thể phân loại được khả năng vận động trong miền chuyển hoá ưa khí của mỗi VĐV.

Chỉ số thể tích oxy bị thiếu trong vận động - VO2def (ml)

là chữ viết tắt của chỉ số thể tích oxy thiếu. Ý nghĩa của chỉ số này là nhằm xác định quá trình trao đổi chất yếm khí tăng cường để bổ sung năng lượng bị thiếu trong điều kiện năng lượng từ nguồn ưa khí không kịp cung cấp cho cơ thể hoạt động. Giá trị VO2def càng cao chứng tỏ năng lượng từ nguồn ưa khí càng thấp nên phải bổ sung năng lượng từ nguồn yếm khí. Khi nhu cầu năng lượng yếm khí cao sẽ dẫn tới sự phân giải glucose tăng, axít lactic tăng sẽ là nguyên nhân dẫ tới mệt mỏi. Vì vậy, giá trị chỉ số VO2 def càng thấp thì càng tốt đối với VĐV. Kết quả thể hiện trên bảng 3.4 cho thấy giá trị chỉ số VO2 def của mỗi VĐV tương đối đồng đều, đối chiếu theo bảng phân loại mà Metamax cung cấp thì khả năng vận động trong miền chuyển hoá ưa khí được đánh giá rất tốt.

Chỉ số thể tích nợ oxy sau vận động - VO2debt (ml)

là chữ viết tắt của chỉ số thể tích oxy nợ. Ý nghĩa của chỉ số này là nhằm xác định nhu cầu về thể tích oxy cần phải bù trong phase hồi phục. Giá trị VO2debt càng thấp thì nhu cầu về thể tích oxy cần phải bù ít, khả năng hồi phục sẽ nhanh hơn.Vì vậy, giá trị chỉ số VO2 debt càng thấp thì càng tốt đối với VĐV. Kết quả thể hiện trên bảng 3.4 cho thấy giá trị chỉ số VO2 debt được đánh giá rất tốt khi đối chiếu với bảng phân loại mà Metamax cung cấp.

Tỷ lệ suy giảm năng lực yếm khí (Anerobic Fatigue = AF)- AF (%)

Chỉ số AF đánh giá khả năng duy trì nguồn năng lượng yếm khí cung cấp cho cơ thể vận động với cường độ tối đa. Tính theo đơn vị % suy giảm. Giá trị này càng nhỏ thì khả năng duy trì năng lượng yếm khí càng tốt. Đây là chỉ số được chọn làm chỉ tiêu đánh giá sức bền tốc độ

1.3. Sinh hóa:

Là phương pháp kiểm tra có độ tin cậy cao trong kiểm tra chức năng, đánh giá trình độ tập luyện và tuyển chọn thể thao. Tuy nhiên do tính phổ cập chưa cao mà trong thực tiễn thể thao còn ít được sử dụng, đặc biệt là ở Việt Nam.

Các thông số quan trọng cần được quan tâm là: Hàm lượng testosteron, LDH, MDH, Hb, Acid Lactic máu (BLa), Urea huyết (BU). Hàm lượng testosterone tự do trong máu. Những vận động viên nam có hàm lượng khoản 500ng% và những vận động viên nữ có khoảng 100ng% trở lên mới có khả năng chịu đựng lượng vận động lớn, thích hợp để luyện tập và thi đấu đạt thành tích cao.

+ Huyết sắc tố của vận động viên phải từ 14 - 16g% (đối với nam) và không thấp dưới 14g% (đối với nữ) mới có khả năng phát triển tốt.

+ Hàm lượng BLa cho phép đánh giá năng lực yếm khí (theo BLa max), năng lực ưa khí (theo ngưỡng yếm khí AT) và công suất bài tập

Hb (Hemoglobine) (g%)

Hemoglobin cấu tạo bởi chất protit là globin kết hợp với 4 phân tử hem (hem). Phân tử hem có khả năng liên kết với O2, CO2 hoặc phân ly để nhường lại oxy cho tế bào và giải phóng CO2 ra khỏi cơ thể. Máu của người trưởng thành có khoảng 12-14g% hemoglobin nghĩa là trong 100g máu có 12-14g hemoglobin. Toàn bộ lượng hemoglobin trong cơ thể vào khoảng 600 - 800g. Giới hạn lý tưởng của Hb là 16g% (160mmol/l)

Huyết sắc tố hàm lượng cao thì năng lực chịu tải cường độ tốt, năng lực chống mệt mỏi của cơ thể khi chịu lượng vận động lớn nợ dưỡng khí tốt, mà năng lực chuyển hoá trao đổi chất ưa khí cũng tốt.

Bảng 7. Hằng số sinh học trung bình của người Việt Nam các lứa tuổi (Hằng số về hồng cầu và huyết sắc tố)

Lứa tuổi

Giới tính

Hồng cầu (Triệu/mm3)

Hb (g/100ml)

Trẻ sơ sinh

Nam + nữ

5.101.036

13.601.5

Từ 1-7 tuổi

Nam Nữ

4.031.051

319.393

12.8011.0

13.9514.3

Từ 7-15 tuổi

Nam Nữ

372.390

4.201.021

13.7214.0

14.6010.5

Người lớn


3.801.016

13.20.55

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 285 trang tài liệu này.

Nghiên cứu xây dựng mô hình nam vận động viên cấp cao môn cầu lông qua các giá trị sinh học, sư phạm và tâm lý - 34

Testosterone (nMol/lit)

Là hàm lượng hormone nam tính, sự biến đổi trong vận động phản ánh mức độ mệt mỏi của cơ thể, đặc biệt chính xác khi xem xét trong mối quan hệ với Cortisol.

Hàm lượng Testosterol nên ở mức độ thích hợp:

Vận động viên nam: 270-1000mg/dl hoặc 9,5-35mmol/l Vận động viên nữ: 10-100mg/dl hoặc 0,35-3,5mmol/l

Testosterol thường có quan hệ mật thiết với tuổi xương, mức độ phát dục, trương lực cơ. Ở thanh thiếu niên, chỉ số này quá lớn so với mức bình thường, chứng tỏ phát dục sớm, có thể năng lực vận động tốt, những chưa chắc có khả năng phát triển lên cao. Tốt nhất nên lưu ý những vận động viên thanh thiếu niên có mức độ phát dục bình thường. Nhưng ở số ít môn thể thao yêu cầu có thành tích cao ở lứa tuổi nhỏ như thể dục dụng cụ, nhảy cầu, bơi lội, bóng bàn... có thể chọn lựa vận động viên có hạm lượng testosterol tương đối cao. Đo lường testosterol cũng bằng các thiết bị đo lường sinh hoá máu.

Ưrê huyết (mmol/lít)

Kí hiệu: BU max (mmol/lít). BU là sản phẩm chuyển hóa các acid amin, trong hoạt động, độ lớn của BU phản ánh độ lớn của LVĐ tác động lên cơ thể. Đây là chỉ tiêu đánh giá LVĐ và trạng thái chức năng của cơ thể VĐV

Người bình thường khoẻ mạnh, yên tĩnh, hàm lượng urê trong máu luôn duy trì mức ổn định (20 - 40mg% hay 3, 2 - 7, 0 mmol/lít) là do sự cân bằng giữa quá trình sản sinh urê trong máu và bài tiết urê qua đường nước tiểu.

Người bình thường, trạng thái tĩnh urê trong máu luôn ổn định (từ 3, 2 - 7, 0mmol/lít hoặc 15 - 40mg%) là do có sự cân bằng giữa quá trình sản sinh urê trong máu và bài tiết urê qua đường nước tiểu.

Acid lactic máu (mmol/lít)

Đơn vị đo: mmol/lít là lượng acid lactic có trong một lít máu lúc yên tĩnh. Ở trạng thái yên tỉnh AL trong máu luôn duy trì mức độ acic lactic nhất định, trung bình là 0.63-

2.44 mmol/lít.

Chỉ tiêu acid lactic trong máu để theo dõi đánh giá nội dung, phương pháp huấn luyện và cường độ tập luyện có phù hợp hay không.

Giữa VĐV và người bình thường không có sự khác biệt lớn về lượng AL trong máu lúc yên tĩnh. Tuy vậy, ở thời gian HL trước thi đấu hoặc thời kỳ thi đấu căng thẳng, lúc yên tĩnh, nồng độ AL trong máu VĐV có thể cao gấp 2 - 3 lần so với lúc yên tĩnh.

Urobilinogen niệu (mmol/l)

Urobilinogen trong nước tiểu là chỉ tiêu sinh hóa đặc trưng và nhạy cảm phản ánh sự biến đổi chức năng gan dưới ảnh hưởng của LVĐ tập luyện.

Urobilinogen có quan hệ chặt chẽ với LVĐ trong tập luyện. Khi nâng cao LVĐ, VĐV mệt mỏi hoặc chức năng cơ thể giảm sút, lấy nước tiểu vào buổi sáng sớm sẽ thấy urobilinogen tăng cao rõ rệt.

Creatinine niệu

Trong tuyển chọn VĐV có thể dùng crêatinin niệu để đánh giá độ phát triển của tố chất cơ bản về sức nhanh và sức mạnh. Qua một chu kỳ huấn luyện có thể dùng để đánh giá hiệu quả huấn luyện.

Bình thường, không có crêatinin niệu, nếu có vào khoảng: Nam: 1, 21g/24giờ; Nữ: 0, 79g/24giờ. Trung bình là 1 - 1, 8g/24 giờ. Số lượng urê niệu thay đổi tuỳ thuộc vào sinh lý, chế độ ăn uống và hoạt động thể lực mãnh liệt

Protein niệu (Pro) (mg%)

Chỉ tiêu này thường được dùng để đánh giá LVĐ trong huấn luyện có cường độ cao, prôtein niệu đạt giá trị cao nhất ở phút thứ 15 sau một nội dung luyện tập với cường độ cao, prôtein niệu phản ứng nhạy cảm với yếu tố LVĐ: thời gian, mật độ, cường độ.

Trong nước tiểu người thường ở trạng thái yên tĩnh, lượng prôtêin trong nước tiểu rất ít, chỉ khoảng <30 - 50 mg/24giờ (lưu lượng 0, 02 - 0, 06 mg trong 1 phút) .

Trong nước tiểu bình thường, prôtêin trong nước tiểu rất ít, khoảng 2mg% (2mg/ 100ml). Trong 24 giờ, người bình thường có lượng protêin không quá 30 - 50mg/24giờ.

Tiêu chí để đánh giá khả năng chịu đựng LVĐ với mức độ thiếu mu của VĐV yếu tố quan trọng phản ánh trình độ chuẩn bị thể lực, trong mu thường cao nhất vào sáng sớm, thấp nhất vào giữa đêm và biến đổi dưới tác động của LVĐ tập luyện và thi đấu.


2. CHỈ SỐ, TEST SƯ PHẠM

2.1. Thể lực chung Chạy 30m (s)

Mục đích và đánh giá: Đánh giá sức nhanh

Chạy 400m (s)

Mục đích và đánh giá: Đánh giá sức mạnh, tốc độ

Chạy 800m (s)

Mục đích và đánh giá: Đánh giá sức bền

Chạy 1500m (p)

Mục đích và đánh giá: Đánh giá sức bền

2.2. Thể lực chuyên môn

Di chuyển nhặt cầu 6 điểm 5 vòng (s)

Mục đích và đánh giá: Đánh giá sức nhanh, tốc độ và khả năng phối hợp vận động

Di chuyển ngang sân đơn 10 lần (s)

Mục đích và đánh giá: Đánh giá sức nhanh, tốc độ và khả năng phối hợp vận động

Ném cầu xa (m)

Mục đích và đánh giá: Đánh giá sức mạnh của tay

Tại chỗ bật nhảy đánh cầu cao tay liên tục 15 lần (s)

Mục đích và đánh giá: Đánh giá sức mạnh, sức mạnh tốc độ, khả năng phối hợp vận động.

Tại chỗ bật nhảy đập cầu liên tục với vợt nặng 100g 10 lần (s)

Mục đích và đánh giá: Đánh giá sức mạnh, sức mạnh tốc độ, khả năng phối hợp vận động.

Bật nhảy đập cầu liên tục 20 lần (s)

Mục đích và đánh giá: Đánh giá sức nhanh, sức mạnh tốc độ, khả năng phối hợp vận động.

Di chuyển nhặt đổi cầu 2 góc trên lưới 15 lần (s)

Mục đích và đánh giá: Đánh giá sức nhanh, sức bền tốc độ, độ linh hoạt và khả năng phối hợp vận động.

Di chuyển lên xuống từ vị trí cuối sân lên lưới 1 phút (lần)

Mục đích và đánh giá: Đánh giá sức nhanh, sức bền tốc độ, độ linh hoạt và khả năng phối hợp vận động.

Di chuyển 4 góc 10 lần (s)

Mục đích và đánh giá: Đánh giá sức nhanh, sức bền tốc độ, độ linh hoạt và khả năng phối hợp vận động.

Di chuyển nhặt đổi cầu 2 góc cuối sân 15 lần (s)

Mục đích và đánh giá: Đánh giá sức nhanh, sức bền tốc độ và khả năng phối hợp vận động

Lên lưới bỏ nhỏ kết hợp lùi sau 3m đập cầu 10 lần (s)

Mục đích và đánh giá: Đánh giá sức nhanh, sức mạnh, sức bền tốc độ, độ linh hoạt và khả năng phối hợp vận động.

Nhảy dây kép 1 phút (lần)

Mục đích và đánh giá: Đánh giá sức nhanh, sức bền tốc độ.

2.3. Kỹ thuật:

Phát cầu ngắn vào ô 30x30cm 20 quả (số quả vào ô) Mục đích và đánh giá: Đánh giá kỹ thuật phát cầu ngắn Phát cầu cao xa vào ô 50x50cm 20 quả (số quả vào ô) Mục đích và đánh giá: Đánh giá kỹ thuật phát cầu cao xa

Đập cầu trái tay đường thẳng vào ô 670x50cm 10 quả (số quả vào ô) Mục đích và đánh giá: Đánh giá kỹ thuật đập cầu trái tay đường thẳng Đập cầu trái tay đường chéo vào ô 670x50cm 10 quả (số quả vào ô) Mục đích và đánh giá: Đánh giá kỹ thuật đập cầu trái tay đường chéo.

Đánh cầu cao xa đường thẳng 20 quả vào ô 1x1m (quả)

Mục đích và đánh giá: Đánh giá kỹ thuật đánh cao xa đưởng thẳng.

Đánh cầu cao xa đường chéo 20 quả vào ô 1x1m (quả)

Mục đích và đánh giá: Đánh giá kỹ thuật đánh cầu cao xa đường chéo.

Treo cầu đường chéo 20 quả vào ô 100x100cm (số quả vào ô) Mục đích và đánh giá: Đánh giá kỹ thuật treo cầu đường chéo Đập cầu thuận tay đường thẳng vào ô 670x50cm 10 quả (quả)

Mục đích và đánh giá: Đánh giá kỹ thuật đập cầu thuận tay đường thẳng Đập cầu thuận tay đường chéo vào ô 670x50cm 10 quả (số quả vào ô) Mục đích và đánh giá: Đánh giá kỹ thuật đập cầu thuận tay đường chéo Treo cầu đường thẳng 20 quả vào ô 100x100cm (số quả vào ô)

Mục đích và đánh giá: Đánh giá kỹ thuật treo cầu đường thẳng

2.4. Chiến thuật

Lên lưới bỏ nhỏ kết hợp lùi sau 3m đập cầu 10 lần (s)

Mục đích và đánh giá: Đánh giá khả năng linh hoạt, tốc độ, khả năng phối hợp vận động.

Tấn công 2 góc cuối sân 10 lần (s)

Mục đích và đánh giá: Đánh giá khả năng linh hoạt, ứng biến và hiệu quả tấn công

Di chuyển đánh cầu 2 góc trên lưới 10 lần (s)

Mục đích và đánh giá: Đánh giá khả năng linh hoạt, khả năng phối hợp vận động

Phối hợp phát cầu tấp gần và đánh cầu cao xa chéo sân vào ô 76x290cm 20 quả (quả)

Mục đích và đánh giá: Đánh giá khả năng phối hợp vận động, khả năng linh hoạt, ứng biến và hiệu quả tấn công

Phối hợp phát cầu thấp gần và đập cầu đường thẳng vào ô 670x100cm 10 quả (số quả vào ô).

Mục đích và đánh giá: Đánh giá khả năng phối hợp vận động, khả năng linh hoạt, ứng biến và hiệu quả tấn công

Phối hợp phát cầu thấp gần và cheo cầu đường chéo vào ô 198x100cm 20 quả (số quả vào ô).

Mục đích và đánh giá: Đánh giá khả năng phối hợp vận động, khả năng linh hoạt, ứng biến và hiệu quả tấn công

Thi đấu:

Mục đích và đánh giá: Đánh giá khả năng tư duy chiến thuật, khả năng ứng biến, khả năng linh hoạt, khả năng xử lý tình huống khả năng phối hợp vận động của VĐV, đánh giá được điểm mạnh điểm của bản thân và đối phương, sử dụng thành thạo các kỹ thuật...

3. CHỈ SỐ TEST TÂM LÝ Phản xạ đơn (ms)

Test đánh giá phản xạ đơn

Mục đích của test: Test phản xạ đơn được sử dụng với mục đích kiểm tra khả năng tập trung chú ý, phản ứng nhanh nhất với những tín hiệu đột ngột.

Phản xạ là hoạt động đáp ứng của cơ thể đối với những kích thích tác động từ bên ngoài hoặc bên trong, thông qua hệ thần kinh trung ương. Thời gian phản xạ cho phép phán đoán về trạng thái hoạt động của hệ thần kinh trung ương vàc các cơ quan phân tích.

Phản xạ đơn là thời gian phản ứng mà trong đó quá trình định hướng rất đơn giản, chỉ có một kích thích (một tín hiệu) đã biết trước cần phải hướng tới và chỉ cần có một động tác đáp lại đã biết trước [120].

Sử dụng test phản xạ đơn với ý nghĩa kiểm tra khả năng tập trung chú ý, phản ứng nhanh nhất với những tín hiệu đột ngột.

Chuẩn bị thực nghiệm: máy phản xạ ánh sáng (do Viện vật lý Việt nam sản xuất).

Cách tiến hành: đối tượng kiểm tra ngồi với tư thế thoải mái cả về tư thế và tinh thần; ngón tay trỏ của bàn tay thuận đặt nhẹ lên phím ngắt của máy. Khi nhìn tín hiệu đèn bật lên thì lập tức ấn phím để tắt ánh sáng, cố gắng tắt càng nhanh càng tốt, thực hiện kiểm tra 15 lần.

Lưu ý:

Người kiểm tra khi sử dụng chuỗi phát lệnh không nên để đối tượng có thể đoán trước thời gian.

Đối tượng kiểm tra được làm quen với thiết bị từ 3 – 5 lần. Phòng thực nghiệm yên tĩnh, thoáng, ánh sáng vừa đủ.

Xác định kết quả và đánh giá:

Bỏ đi lần chậm và nhanh nhất, tính trung bình cộng của 10 lần còn lại

Loại


Loại hình thần kinh

Tốt

K ≤ 160ms


Khá

180 ≥ K > 160


TB

200 ≥ K > 180


Yếu

220 ≥ K > 201


Kém

K > 220ms



Phản xạ phức (ms)

Test đánh giá phản xạ phức

Mục đích của test: Test được sử dụng với mục đích đánh giá khả năng tập trung chú ý, phản ứng với những tín hiệu bất ngờ và không biết trước.

Phản xạ phức là hành động đáp trả những kích thích chưa biết trước bằng những hành động không chủ định trước [139].

Trong phản ứng phức tạp sự chú ý của VĐV đó rất căng thẳng vì vừa phải theo dõi đối thủ vừa phải thể hiện sự sẵn sàng chung để có thể đáp lại nhanh chóng có hiệu quả với thủ thuật do đối phương sử dụng [120].

Sử dụng test này với ý nghĩa đo khả năng tập trung chú ý, phản ứng với những tín hiệu bất ngờ và không biết trước, ngoài phản ứng nhanh còn cho thấy khả năng phân tích tín hiệu và trả lời thích hợp.

Chuẩn bị thực nghiệm: máy phản xạ ánh sáng với tín hiệu là mầu xanh, mầu đỏ và mầu vàng (do Viện vật lý Việt nam sản xuất).

Cách tiến hành: đối tượng kiểm tra ngồi với tư thế thoải mái cả về tư thế và tinh thần; ngón tay trỏ của bàn tay thuận đặt nhẹ lên phím ngắt của máy. Tín hiệu sẽ phát với ba mầu khác nhau (đỏ, vàng, xanh) kế tiếp nhau nhiều lần và xen kẽ nhau theo một trình tự nhất định (đối tượng không biết trước). Nhiệm vụ đối tượng kiểm tra là phải phân biệt đúng mầu, yêu cầu đối tượng chỉ ấn nút tắt đúng tín hiệu mầu đỏ với tốc độ nhanh nhất, không được ấn nút với tín hiệu mầu vàng và xanh.

Thực hiện kiểm tra 10 lần.

Lưu ý: Người kiểm tra khi sử dụng chuỗi phát lệnh không nên để đối tượng có thể đoán trước thời gian phát lệnh và loại tín hiệu mầu.

Tâm lý đối tượng phải thoải mái, phòng thực nghiệm yên tĩnh và đủ ánh sáng.

Làm theo cùng một chương trình cho mọi đối tượng.

Xác định kết quả và đánh giá:

Tính trung bình cộng của 10 lần

Loại

Loại hình thần kinh


Tốt

K ≤ 270ms

Khá

300 ≥ K > 271

TB

360 ≥ K > 301

Yếu

390 ≥ K > 361

Kém

K > 390ms


Loại hình thần kinh (Điểm)

Loại hình thần kinh

Test phân loại loại hình thần kinh (biểu 808).

Cơ sở lý luận: loại hình thần kinh là một trong những yếu tố cơ bản cần

thiết phải được kiểm tra ở VĐV. Các công trình nghiên cứu của B.A Viatkin (1978, 1981), Medviedep (1993) cũng như nhiều nhà tâm lý học đã khẳng định muốn có thành tích cao trong thể thao đại đa số các VĐV phải có loại hình thần kinh linh hoạt và thăng bằng mạnh.

Kiểm tra xác định loại hình thần kinh dùng biểu 808 do các nhà khoa học Trung Quốc xây dựng.

Biểu có 14 loại dấu hiệu khác nhau.

+ 8 loại tương tự nhau nhằm đánh giá khả năng phân biệt tinh vi, phức tạp của đối tượng.

+ 6 loại khác nhau rõ rệt nhằm đánh giá khả năng phân biệt độ thô, đơn giản và tạo nên hiệu ứng kích thích mới;

Thực hiện tiến hành theo 3 cách thức khác nhau, với tổng thời gian là 25 phút, mỗi cách làm 5 phút và thời gian nghỉ giữa hai lần làm là 5 phút.

+ Cách thức 1: quy định dấu hiệu đầu tiên của dòng thứ nhất là dương

tính, các dấu hiệu còn lại là âm tính. Đối tượng sẽ gạch chéo vào các dấu hiệu dương tính theo hàng ngang từ trái sang phải, tư trên xuống dưới.

+ Cách thức 2; quy định dấu hiệu đầu tiên của mỗi hàng là dấu hiệu dương tính của hàng đó. Đối tượng phải gạch chéo vào những dấu hiệu dương tính đó theo hàng ngang. Cũng theo hàng ngang từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.

+ Cách thức 3: lấy dấu hiệu thứ hai của hàng ngang thứ nhất làm dấu hiệu dương tính và quy định dấu hiệu 0 làm dấu hiệu điều kiện. Đối tượng phải gạch chéo vào dấu hiệu dương tính đã quy định, những tín hiệu dương tính xuất hiện đầu tiên sau dấu hiệu điều kiện phải khoanh tròn lại, những tín hiệu dương tính sau đó lại gạch chéo bình thường.

Sau khi xử lý bằng cách tính K, % sai, % sót để so sánh với bảng chuẩn tìm ra loại hình thần kinh của từng VĐV.

Xử lý kết quả.

Tính tổng dấu hiệu đã kiểm duyệt được (A).

- Tính % số dấu hiệu bỏ sót (O).

- Tính % số dấu hiệu gạch sai (X)

- Tính tổng số dấu hiệu gạch đúng.

Cách tính điểm:

- Toàn điểm 100 điểm

- Mỗi hàng làm hết 2 điểm

- Mỗi dấu hiệu đã kiểm duyệt được 0,05 điểm (kể cả đúng và sai).

- Mỗi dấu hiệu bỏ sót bị trừ 0,5 điểm

- Mỗi dấu hiệu gạch sai ở:

Cách thức 1, 2: không bị trừ điểm

Cách thứ 3:

+ Những dấu hiệu ức chế điều kiện gạch sai bị trừ 0,5 điểm

+ Những dấu hiệu âm tính bị gạch sai không bị trừ điểm.

- Điểm của từng cách thức thực nghiệm

K1 = 0,05 A1 – 0,5 O1 K2 = 0,05 A2 – 0,5 O2

K1 = 0,05 A3 – 0,5 O3 – 0,5E K1 + K2 + K3

K = 3

Trong đó: K1, 2, 3 là điểm của từng cách thức

A1, 2, 3 là tổng số dấu hiệu đã duyệt của từng cách thức O1, 2, 3 là tổng phù hiệu bỏ sót của từng cách thức

- Tính tỷ lệ % dấu hiệu bỏ sót.

O1 + O2 + O3 dấu hiệu bỏ sót

G = -------------------------- x 100; (-------------------------x100)

D1 + D2 + D3 Số dấu hiệu phải gạch Trong đó:

G là tỷ lệ % của 3 cách thức O1, 2, 3 là số dấu hiệu bị bỏ sót

D1, 2, 3 là số dấu hiệu phải gạch

- Tính tỷ lệ!% dấu hiệu bị gạch nhầm:

X1 + X2 + X3 Số dấu hiệu gạch nhầm

H = --------------------------- x 100; -------------------------------- x 100

A1 + A2 + A3 Tổng số dấu hiệu đã duyệt Trong đó:

H là tỷ lệ % số dấu hiệu gạch nhầm X1, 2, 3 là số dấu hiệu gạch nhầm A1, 2, 3 là tổng số dấu hiệu đã duyệt

Sau đó dựa trên thang điểm chuẩn ta sẽ phân loại thần kinh của mỗi người theo 14 kiểu loại khác nhau (xem bảng).

Biểu mẫu kiểm tra được trình bày trang 11 phụ lục

Nhóm

1

2

3

4

5

Loại hình thần kinh

Linh hoạt – Cận linh hoạt Ổn định – Cận ổn định Hưng phấn- cận hưng phấn

Trung gian – dưới trung gian – cẩn thận Dễ hiểu – phân tán - ức chế - mơ hồ

Hiệu quả trí nhớ thao tác (đ)

hiệu quả trí nhớ thao tác

Mục đích của test: Trí nhớ thao tác khác với trí nhớ trong khoảng thời gian ngắn ở chỗ nó không những chỉ duy trì một tài liệu nào đó trong một khoảng thời gian ngắn mà còn dự báo trước được các tài liệu đó. Những VĐV có hiệu xuất trí nhớ thao tác cao thường có dự đoán sác xuất các tình huống thi đấu sẽ xảy ra một cách chính xác. Muốn

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/10/2022