Quan Điểm Của Đản , N Nước Về Côn Tác Iáo Dục T Ể C Ất Tron Trườn Ọc


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


1.1.Quan điểm của Đản , N nước về côn tác iáo dục t ể c ất tron trườn ọc

Một trong những mục tiêu chiến lược của Đảng và Nhà nước cũng như ngành GD&ĐT và TDTT nước ta hiện nay là xã hội hóa thể thao, phát triển rộng khắp phong trào TDTT trường học, nhằm đào tạo ra thế hệ trẻ phát triển toàn diện cả về Đức - Trí - Thể - Mỹ. [32]

Để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở tất cả các bậc học, nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, đều nhất thiết phải coi trọng công tác GDTC trong trường học. Thực tế cho thấy, TDTT trong trường học góp phần đào tạo, bồi dưỡng thế hệ tương lai của đất nước, cung cấp nguồn nhân lực có sức khoẻ, học vấn và đạo đức cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bên cạnh đó, “TDTT trường học có ý ngh a quan trọng đối với việc phát hiện, bồi dưỡng nhân tài và nâng cao trình độ thể thao. Sẽ không có thể thao thành tích cao nếu như thể thao trường học không được phát triển, bởi TDTT trường học là cái nôi của thể thao thành tích cao”.[32]

Quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác GDTC trong trường học được thể hiện ở nhiều nghị quyết, chỉ thị bao gồm:

- Nghị quyết Đại hội Đảng khóa IX (2001) cũng nêu rõ: “Tiếp tục nâng cao chất lượng GD toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục, thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa xã hội, xã hội hóa”.[2]

- Nghị quyết 14/2005/NQ-CP ngày 2/11/2005 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2010 với mục tiêu“Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học, tạo được chuyển biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả và quy mô, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá,


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

hiện đại hoá đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và nhu cầu học tập của nhân dân. Đến năm 2020, giáo dục đại học Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và tiếp cận trình độ tiên tiến trên thế giới; có năng lực cạnh tranh cao, thích ứng với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ”.[46]

- Đến Đại hội Đảng khóa X (2006), Đảng tiếp tục khẳng định “Đường lối phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, quán triệt quan điểm coi giáo dục-đào tạo là quốc sách hàng đầu”.[3]

Nghiên cứu xây dựng chương trình giảng dạy các môn thể thao ngoại khóa cho sinh viên ngành giáo dục mầm non Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Nha Trang - 3

- Luật thể dục, thể thao đã được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29/11/ 2006 và được Chủ tịch nước công bố ngày 12/12/2006 cũng đã xác định rõ tầm quan trọng và ý ngh a, lợi ích, tác dụng của TDTT trường học, trong đó các điều 20, 21, 22 có quy định rõ:

“Điều 20. Giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường

+ Giáo dục thể chất là môn học chính khoá thuộc chương trình giáo dục, nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản cho người học thông qua các bài tập và trò chơi vận động, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.

+Hoạt động thể thao trong nhà trường là hoạt động tự nguyện của người học, được tổ chức theo phương thức ngoại khoá phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học thực hiện quyền vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu thể thao.

Điều 21. Trách nhiệm của Nhà nước đối với giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường

+Nhà nước có chính sách dành đất đai, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường, bảo đảm đủ giáo viên, giảng viên thể dục thể thao cho các bậc học.

+ Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Thể dục thể thao xây dựng chương trình giáo dục thể chất, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, giảng viên thể dục thể thao, hướng dẫn nội dung hoạt động thể thao ngoại khoá trong nhà trường.


+ Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc xây dựng cơ sở vật chất, bố trí giáo viên, giảng viên thể dục thể thao cho các trường thuộc phạm vi quản lý của mình.

+ Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) có trách nhiệm sau đây:

+ Quy hoạch đất đai, xây dựng cơ sở vật chất, nhà tập đa năng, bảo đảm trang thiết bị, dụng cụ thể thao, chỉ tiêu biên chế giáo viên, giảng viên thể dục thể thao cho các trường công lập thuộc địa phương;

+ Thực hiện chính sách ưu đãi về đất đai theo quy định của pháp luật đối với trường tư thục, trường dân lập để các trường này có điều kiện xây dựng cơ sở vật chất phục vụ giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường.

Điều 22. Trách nhiệm của nhà trường

+ Tổ chức thực hiện chương trình môn học giáo dục thể chất theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

+ Quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường.

+ Tổ chức cho người học tham gia các hoạt động thể thao ngoại khoá.

+ Bảo đảm an toàn cho người dạy và người học trong các hoạt động thể dục, thể thao.

+Phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu thể thao.” [37]

- Đại hội Đảng khóa XI (2011) của Đảng xác định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền GD Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý GD, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng GD, ĐT, coi trọng GD đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp ”.[4]


- Nghị quyết TW8 ngày 01/12/2011 về tăng cường sự lãnh đạo mạnh mẽ của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về TDTT đến năm 2020 đã nhấn mạnh:

“Phát triển Thể dục Thể thao là một yêu cầu khách quan của xã hội, nhằm góp phần nâng cao sức khoẻ, thể lực và chất lượng cuộc sống của nhân dân, chất lượng nguồn nhân lực, giáo dục ý chí, đạo đức, xây dựng lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế, đồng thời, là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội và của mỗi người dân. Các cấp ủy đảng có trách nhiệm thường xuyên lãnh đạo công tác Thể dục Thể thao bảo đảm cho sự nghiệp Thể dục Thể thao ngày càng phát triển”.[5]

- Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 641/QĐ-TTg ngày 28/04/2011, V/v phê duyệt đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011- 2030 với nhiệm vụ: “Nâng cao chất lượng giờ học thể dục chính khóa; tổ chức các hoạt động TDTT ngoại khóa, hướng dẫn học sinh tự luyện tập TDTT để tăng cường thể lực, cải thiện chiều cao thân thể”.[47]

- Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/06/2012 về chiến lược phát triển GD 2011-2020 yêu cầu nhiệm vụ: “Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục chuyên nghiệp, tạo được chuyển biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả và quy mô, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và nhu cầu học tập của nhân dân. Đến năm 2020, giáo dục đại học Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và tiếp cận trình độ tiên tiến trên thế giới, có năng lực cạnh tranh cao, thích ứng với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Phát triển các chương trình giáo dục đại học theo định hướng nghiên cứu và định hướng nghề nghiệp - ứng dụng. Bảo đảm sự liên thông giữa các chương trình trong toàn hệ thống. Xây dựng và hoàn thiện các giải pháp bảo đảm chất lượng và hệ thống kiểm định giáo dục.Xây dựng một vài trường đại học đẳng cấp quốc tế. Mở rộng quy mô đào tạo, xây


dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý GD đại học đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, phong cách giảng dạy và quản lý tiên tiến, bảo đảm tỷ lệ sinh viên/giảng viên của hệ thống GD đại học không quá 20. Đến năm 2010 có ít nhất 40% giảng viên đạt trình độ thạc sỹ và 25% đạt trình độ tiến sỹ, đến năm 2020 có ít nhất 60% giảng viên đạt trình độ thạc sỹ và 35% đạt trình độ tiến sỹ ”.[48]

- Nghị quyết số 29-NQ/TW khóa XI ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện GD và ĐT đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, với quan điểm chỉ đạo: “Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện đảm bảo thực hiện, đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở GD và ĐT và việc tham gia của gia đình, cộng đồng xã hội và bản thân người học, đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học.”.[6]

- Thông tư số 25/2015/TT-BGDĐT ngày 14/10/2015, Qui định về chương trình môn học GDTC thuộc các chương trình đào tạo trình độ đại học, cụ thể như sau:

+ “Về mục tiêu chương trình là nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen tập luyện thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, hoàn thiện nhân cách, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện”.

+ “Khối lượng kiến thức của chương trình môn học Giáo dục thể chất mà người học cần tích lũy tối thiểu là 3 (ba) tín chỉ. Cơ sở đào tạo quy định cụ thể khối lượng kiến thức môn học này phù hợp với yêu cầu của từng ngành đào tạo”

+ “Tổ chức xây dựng chương trình là Hiệu trưởng trường cao đẳng (sau đây gọi chung là Thủ trưởng cơ sở giáo dục) quyết định số lượng thành viên


tham gia và ra quyết định thành lập tổ soạn thảo chương trình môn học Giáo dục thể chất (sau đây gọi là Tổ soạn thảo)”.[20]

- Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1076/QĐ-TTg ngày 17/06/2016 về phê duyệt đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 với nhiệm vụ “Thực hiện tốt giáo dục thể chất theo chương trình nội khóa, phát triển mạnh các hoạt động thể thao ngoại khóa của học sinh, sinh viên, bảo đảm mục tiêu phát triển thể lực toàn diện và kỹ năng vận động cơ bản của học sinh, sinh viên và góp phần đào tạo năng khiếu và tài năng thể thao. Đổi mới chương trình và phương pháp GDTC, gắn GDTC với giáo dục ý chí, đạo đức, giáo dục quốc phòng, giáo dục sức khỏe và kỹ năng sống của học sinh, sinh viên. Đãi ngộ hợp lý và phát huy năng lực đội ngũ giáo viên thể dục hiện có, mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên thể dục cho trường học, củng cố các cơ sở nghiên cứu khoa học về tâm sinh lý lứa tuổi và TD, TT trường học”.[50]

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII ( 2016 ). Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định:“GD là quốc sách hàng đầu. Phát triển GD và ĐT nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình GD chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Phát triển GD và ĐT phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học-công nghệ, yêu cầu phát triển nguồn nhân lực và thị trường lao động”.[7]

- Thông tư số: 24/2019/TT-BGDĐTngày 26 tháng 12 năm 2019, Ban hành qui chế đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo nhóm ngành giáo viên và quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào

11


tạo trình độ trung cấp và cao đẳng. Tại Thông tư này, “Bộ cũng qui định rõ về khối lượng kiến thức tối thiểu đối với các trình độ đào tạo, cụ thể, trình độ đào tạo cao đẳng là 86 tín chỉ. Trong đó, một tín chỉ tương ứng với 15 giờ học lý thuyết và 30 giờ tự học hoặc 30 giờ thực hành, thí nghiệm, thảo luận và 15 tự học. Đồng thời, người học sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên phải có kiến thức lý thuyết chuyên sâu trong l nh vực đào tạo”[21Error! Reference source not found.]

Để đưa công tác GDTC trong nhà trường trở thành một khâu quan trọng, cũng như xác định nhận thức đúng về vị trí GDTC trong nhà trường các cấp, phải được triển khai đồng bộ với các mặt giáo dục tri thức và nhân cách từ tuổi thơ cho đến Đại học. Bộ giáo dục và Đào tạo đã có văn bản quyết định ban hành quy chế về công tác GDTC trong nhà trường các cấp. Trong đó, đã khẳng định: “GDTC được thực hiện trong hệ thống nhà trường từ mầm non đến đại học, góp phần đào tạo những công dân phát triển toàn diện. GDTC là một bộ phận hữu cơ của mục tiêu giáo dục và đào tạo, nhằm giúp con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức: Thể chất

– sức khoẻ tốt là nhân tố quan trọng trong việc phát triển sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cũng như khẳng định GDTC trong nhà trường các cấp nhằm từng bước nâng cao trình độ văn hoá thể chất và thể thao của học sinh, sinh viên. Góp phần phát triển sự nghiệp TDTT của đất nước đáp ứng nhiệm vụ giao tiếp của học sinh, sinh viên Việt Nam và Quốc tế.

Nhà trường có trách nhiệm thực hiện chương trình GDTC cho người học. Tổ chức hoạt động TDTT ngoại khoá, xây dựng cơ sở vật chất cần thiết đáp ứng việc giảng dạy và hoạt động TDTT trong nhà trường” .

Trong các trường ĐH, CĐ công tác GDTC có tác dụng tích cực trong việc hoàn thiện cá tính, nhân cách, những phẩm chất cần thiết và hoàn thiện thể chất cho sinh viên. Việc tiến hành GDTC nhằm giữ gìn sức khoẻ và phát triển thể lực, tiếp thu những kiến thức và kỹ năng vận động cơ bản, còn có tác

12


dụng chuẩn bị tốt về mặt tâm lý và tinh thần của người cán bộ tương lai.

Như vậy có thể thấy, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và chú trọng vai trò của TDTT trường học. TDTT trường học bao gồm GDTC nội khóa và hoạt động TDTT ngoại khóa, là một bộ phận quan trọng cấu thành nền TDTT và cũng là một mặt không thể thiếu của nền giáo dục, là nền tảng của TDTT toàn dân. TDTT trường học là giao điểm giữa hai l nh vực giáo dục và TDTT, là cơ sở nền tảng của sự phát triển TDTT. Do đó đầu tư và phát triển TDTT trường học hiện nay được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm như là NC tất yếu của phát triển xã hội.

Dựa trên những quan điểm của Đảng, Nhà nước về TDTT trường học và những hoạt động đổi mới của giáo dục hiện nay, luận án tiến hành triển khai thực hiện các công việc liên quan, cụ thể như: rà soát lại chương trình cũ, xin ý kiến Ban giám hiệu thành lập ban xây dựng và thẩm định chương trình mới, chuẩn bị nhân sự, cơ sở vật chất, đưa chương trình vào thực nghiệm.

1.2.K ái quát về iáo dục t ể c ất v t ể t ao n oại k óa tron n trườn

1.2.1. Giáo dục t ể c ất tron n trườn

Theo Nguyễn Toán và Phạm Danh Tốn “Giáo dục thể chất (GDTC) là một bộ phận của GD nói chung cũng như các ngành GD khác, GDTC bao gồm những nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng thông qua trình sư phạm hoặc dưới hình thức tự giáo dục”.[55]

Trong GDTCcó hai bộ phận đặc thù cơ bản là giảng dạy các động tác (các hành vi vận động) và GD các tố chất thể lực (các năng lực thể chất). Nói cách khác đặc điểm giáo dục thể chất là giảng dạy kỹ thuật động tác và bồi dưỡng thể lực cho người học, đồng thời thông qua lượng vận động của các bài tập mà kích thích điều chỉnh sự phát triển các đặc tính tự nhiên của cơ thể: Sức mạnh, sức bền. Nhờ các bài tập thể dục ta có thể thay đổi được hình thái chức năng, tạo ra những biến đổi thích nghi ngày càng tăng lên của cơ thể

Xem tất cả 184 trang.

Ngày đăng: 12/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí