Nghiên Cứu Và Ứng Dụng Kỹ Thuật Thâm Canh Cà Chua


khả năng sinh trưởng, phát triển ổn định ở các thời vụ trồng, chống chịu sâu bệnh tốt và giống [47]. Giống FM29 có khả năng chống chịu tốt với bệnh vi rút xoăn vàng lá, năng suất trung bình 45-50 tấn/ha trong vụ Xuân Hè và đạt 55-60 tấn/ha vụ Đông Xuân, thích hợp trồng trên nhiều chân đất khác nhau (Lê Thị Thủy và cộng sự, 2010) [53]. Nhóm tác giả này cũng đã nghiên cứu và tạo thành công một số tổ hợp lai F1 (kết hợp giữa dòng mẹ có vòi nhụy vươn dài mẫn cảm với GA3 với các dòng bố có vòi nhụy ngắn) cho năng suất 49-50 tấn/ ha ở một số vùng trồng thử nghiệm. Kỹ thuật sản xuất hạt giống lai bằng phương pháp mới không khử đực dòng mẹ cho năng suất tương đương với phương pháp sản xuất hạt lai bình thường trong khi chi phí sản xuất giảm 35% (Lê Thị Thủy, 2012) [55]

Nghiên cứu nguồn vật liệu khởi đầu cho tạo giống cà chua ưu thế lai phục vụ chế biến, tác giả Dương Kim Thoa và cộng sự (2012) [51] đã thu thập, đánh giá tập đoàn 129 mẫu giống cà chua thích hợp cho chế biến. Tác giả đã chọn lọc được một số mẫu giống mang các tính trạng giá trị, phù hợp cho tạo giống chế biến công nghiệp gồm chín sớm 14 mẫu, ra hoa tập trung 55 mẫu, tiềm năng năng suất cao 72 mẫu, 20 mẫu có hàm lượng chất khô hòa tan cao (độ brix >5) và 3 mẫu chống chịu tốt với bệnh vi rút vàng xoăn lá (TYLCV) trong đó có dòng D6 có khả năng kết hợp cao, 3 mẫu không có tầng dời cuống quả. Nguồn vật liệu này rất có giá trị phục vụ chương trình chọn tạo giống cà chua chế biến ở điều kiện ĐBSH.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội rất chú trọng đến công tác tạo giống cà chua lai và công nghệ sản xuất hạt giống lai cà chua. Trường đã chọn tạo thành công 12 giống cà chua lai F1 thế hệ mới thuộc 3 nhóm. Nhóm quả to (85- 120g/quả) gồm HT7, HT46, HT160, HT162, HT357; nhóm quả trung bình (65- 80g/quả) gồm HT9, HT121, HT 42, HT152; nhóm quả nhỏ Cherry (10-14g/quả) gồm HT135, HT140, HT144. Các giống này đều có khả năng chịu nóng ẩm tốt, chất lượng quả tốt, tiềm năng năng suất cao có thể trồng ở các thời vụ sớm. Nhiều giống cà chua lai F1 của trường như HT7, HT21, HT42, HT160, HT144 đã và đang phát triển tốt trong sản xuất. Giống cà chua HT7 là giống cà chua F1 chịu nóng đầu tiên được nghiên cứu và lai tạo thành công tại Việt Nam. Giống HT7 có khả năng chịu nóng cao, ngắn ngày, quả nhanh chín và chín đỏ đẹp, thấp cây. Giống có hàm lượng chất khô hòa tan 4,6-4,8 độ brix, năng suất 40-56 tấn/ha. Giống được công nhận là giống quốc gia năm 2000, với hơn 150 ha sản xuất đại trà (Nguyễn Hồng Minh, Kiều Thị Thư, 2006) [25]. Giống cà chua HT21 là giống ngắn ngày, thấp cây, thích hợp trồng trong vụ Đông sớm và Đông chính. Giống có dạng quả tròn, hàm lượng chất khô hòa tan cao, đặc biệt có hàm lượng đường cao (brix 5,18%), năng suất cao 45-60 tấn/ha. (Nguyễn Hồng Minh, Kiều Thị Thư,


2006) [26]. Giống HT42 là giống ngắn ngày, thấp cây, ra hoa đậu quả tốt ở điều kiện bất thuận như nhiệt độ cao, nhiệt độ thấp, ánh sáng ít..., có khả năng tái sinh mạnh, chống chịu tốt với bệnh héo xanh vi khuẩn, năng suất cao 45-60 tấn/ha (Nguyễn Hồng Minh và cộng sự, 2011) [27]. Đặc biệt, giống HT160, tạo ra năm 2000 với ưu thế ngắn ngày, thích hợp trồng trong nhiều vụ. Giống có khối lượng trung bình quả 90-100g, dạng quả hơi thuôn dài, chín đỏ đẹp, thịt quả dày, chắc mịn, khả năng vận chuyển xa tốt, khẩu vị ngọt dịu, có hương được người tiêu dùng ưa chuộng. Giống có năng suất cao 50-68 tấn/ha, hiện được phát triển mạnh ngoài sản xuất đại trà (Nguyễn Hồng Minh và CS, 2011) [28].

Công tác lai tạo giống cà chua quả nhỏ phục vụ ăn tươi và chế biến, gần đây cũng được một số viện, trường đại học tập trung nghiên cứu. Điển hình, giống cà chua quả nhỏ HT144 đáp ứng được yêu cầu cho cà chua xuất khẩu, có tiềm năng năng suất 40-45 tấn/ha, chống chịu bệnh virut vàng xoăn lá, bệnh héo cây, khả năng chịu nóng cao có khả năng trồng được trái vụ, được giới thiệu cho sản xuất năm 2007. Từ năm 2008, giống đã được mở rộng trong sản xuất ở phía bắc (Nguyễn Hồng Minh và CS, 2011) [30].

Ở các tỉnh phía nam, các giống cà chua của Công ty Giống cây trồng miền nam, công ty Trang Nông, và công ty Syngenta nhập nội phát triển tốt là Red Crown, VL2100, các giống cà chua lai TM2017, TN30, T42, TN19, TN30, BM199… [5]. Đặc biệt gần đây, công ty Mosanto (Mỹ) đã lai tạo và đưa vào Việt Nam giống cà chua lai F1 thế hệ mới dạng bán hữu hạn VL642. Giống có quả to đều ( 120g/quả), năng suất cá thể 2,5-3kg/cây, thời gian sinh trưởng 110-130 ngày, sau 70-75 ngày cho thu lứa quả đầu tiên. Giống chống chịu cao với bệnh xoăn vàng lá và héo xanh vi khuẩn.

Đánh giá và chọn lọc các giống cà chua có khả năng tồn trữ lâu nhằm nâng cao chất lượng của giống cà chua tươi trong vụ đông xuân, tác giả Nguyễn Văn Lộc và cộng sự (2010) [21] đã chọn được giống cà chua T1 mang gen đồng hợp tử rin/rin và 5 giống khác mang gen rin dị hợp cho ra những quả cà chua có kiểu gen tồn tại ở cả hai trạng thái rin/rin và rin/+. Giống T1 có quả với độ cứng tốt và thời gian tồn trữ dài. Trong nghiên cứu này, các dòng đồng hợp rin/rin chọn lọc từ thế hệ F2 được đánh giá là đạt chất lượng tốt cả về độ cứng, thời gian tồn trữ và năng suất.

Nhóm tác giả Viện Nghiên cứu rau quả đã nghiên cứu xác định nguồn gen thích hợp phục vụ tạo giống cà chua chống chịu bệnh sương mai (Phytophthora infestans) tại Việt Nam bằng sử dụng phương pháp lây bệnh nhân tạo với nguồn nấm sương mai được thu thập và phân lập từ nhiều vùng khác nhau trong cả nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.


Kết quả cho thấy tất cả các mẫu giống hoang dại, địa phương và các giống được trồng phổ biến trong nước đều có phản ứng khác nhau với các mẫu phân lập từ nấm sương mai, nhưng không xác định được mẫu giống nào kháng bệnh tốt dùng cho chọn tạo giống. Trong các mẫu giống nhập nội mang các gien Ph1, Ph2, và Ph3, chỉ thấy mẫu giống có gien Ph3 có biểu hiện khả năng kháng cao với các chủng nấm khác nhau. Dạng dị hợp tử của gien Ph3 trong tổ hợp F1 thể hiện tính kháng trung bình giữa hai bố mẹ, điều này phản ánh tính trạng trội không hoàn toàn của gien này. Đây là cơ sở để tạo giống cà chua chịu bệnh sương mai ở Việt Nam (Trần Ngọc Hùng và cộng sự, 2012) [18].

Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật tăng năng suất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà chua tại Đồng bằng sông Hồng - 6

Phát triển chỉ thị phân tử liên kết với gien Ph-3 kháng bệnh sương mai ở cà chua đã tìm ra được chỉ thị SCU602F3R3 liên kết chặt với gien Ph-3, với kết quả này sẽ giúp cho các nhà chọn tạo giống rút ngắn được thời gian trong quá trình chọn tạo giống cà chua kháng bệnh sương mai [101].

Nghiên cứu xác định virus thuộc chi Begomovirus gây bệnh xoăn vàng lá trên cây cà chua (Solanum lycopersicum) ở tỉnh Lâm Đồng, tác giả Bùi Thị Thu Ngân (2012) [32] đã xác định được quy trình phát hiện bệnh xoăn vàng lá cà chua bằng kỹ thuật PCR với nhiệt độ bắt cặp là 530C trong thời gian 45 giây và nồng độ mồi là 0,4 μM tương ứng với cặp mồi TYLC-F1/TYLC-R1 và nhiệt độ bắt cặp là 520C trong thời gian 30 giây và nồng độ mồi là 0,4 μM tương ứng với cặp mồi TYLC-F2/TYLC-R2. Ứng dụng kết quả này rất hữu ích trong công tác chọn tạo giống cà chua kháng bệnh xoăn vàng lá ở Việt Nam.

1.3.2. Nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật thâm canh cà chua

1.3.2.1. Nghiên cứu công nghệ sản xuất cà chua trên thế giới

Bên cạnh công tác chọn giống, các biện pháp kỹ thuật là một yếu tố quan trọng giúp cho giống thể hiện hết tiềm năng năng suất của nó. Trên thế giới, việc ứng dụng công nghệ cao, công nghệ nhà lưới, nhà màn, nhà kính trong sản xuất đã mang lại kết quả có tính cách mạng cho sản xuất cà chua về năng suất cũng như khả năng điều khiển thời gian thu hoạch sản phẩm. Các công trình nghiên cứu tại nhiều nước trên thế giới về mật độ trồng, chế độ dinh dưỡng, môi trường trồng, quản lý dịch hại... đã cải thiện được đáng kể về năng suất và chất lượng cà chua, giảm đáng kể nguy cơ nhiễm bệnh trong sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cà chua (Đào Xuân Thảng và CS, 2005) [41]; Trần Khắc Thi, 2010) [48]. Nhờ ứng dụng thành công công nghệ nhà kính, công nghệ tưới trong các khu công nghệ cao, tại Israel, năng suất cà chua đạt tới 300-400 tấn/ ha/ năm, tạo ra giá trị sản lượng bình quân từ 120.000-150.000 USD/ ha/năm. Đài Loan sử dụng công nghệ nhà màn, nhà kính chống côn trùng và biện pháp canh tác thủy canh trên giá đỡ là


các khay xốp, trồng cây trên giá thể đã canh tác cà chua quanh năm theo nhu cầu thị trường, năng suất cà chua đạt trên 300 tấn/ha. Nguồn nhập khẩu cà chua vào thị trường Mỹ chính là sản phẩm công nghệ cao của Hà Lan, Israel, Canada và Tây Ban Nha.

Những kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của các biện pháp canh tác tổng hợp như chế độ phân bón, chế độ tưới, quản lý dịch hại đến năng suất và chất lượng của quả cà chua đã rất được chú trọng ở các nước.

Về thời vụ: Chế độ thời vụ là một khâu quan trọng trong chế độ canh tác hợp lý, phải thực hiện đồng thời với các chế độ khác như giống, phân, nước, làm đất, phòng trừ sâu bệnh… để bảo đảm thu hoạch được tối đa sản phẩm gieo trồng. Trong sản xuất cà chua, làm đúng ở thời vụ tối ưu, nhất là lúc gieo trồng, thì nâng cao được năng suất lên 10-15% trong điều kiện tác động đồng thời của các yếu tố thâm canh khác. Vì vậy nghiên cứu và thực hiện chế độ thời vụ với các loại giống cà chua trong từng vùng khí hậu đất đai là vấn đề được các nhà khoa học coi trọng. Ở các nước phát triển, cà chua chủ yếu trồng trong nhà màn, nhà kính nên thời vụ bố trí theo cách trồng 1vụ/ năm hay 2 vụ/ năm. Ở Mississippi, trồng 1 vụ, thường trồng giữa tháng 9 đến giữa tháng 6. Trồng 2 vụ: vụ xuân gieo tháng 11 trồng tháng 1 với cây con sau 45 ngày tuổi; vụ thu từ tháng 7-8. Trong khi, ở Hawai, trên đất ở độ cao 300-1000m người ta có thể trồng cà chua quanh năm; đất ở độ cao 500m khuyến cáo trồng từ tháng 9 đến tháng 5 năm sau (Shelley Bar Kley, 2004) [145].

Về mật độ: Các nghiên cứu đều chỉ ra, mật độ trồng thay đổi khá lớn tùy thuộc vào vùng sinh thái, mùa vụ, phương thức canh tác (trồng ngoài đồng hay trong nhà màn, nhà kính) và bản chất giống. Mật độ trồng cà chua ở Mississippi có thể áp dụng biến động từ 2,3 cây/ m2 - 3,7 cây/ m2 (Shelley Bar Kley, 2004)

[145] trong khi ở California, thường trồng 1 hàng trên luống, với khoảng cách cây cách cây 46-51cm, hàng cách hàng 152-183cm với phương thức tưới nhỏ giọt (Michelle L. et al, 2000) [127].

Khoảng cách trồng và màu sắc quả chín còn ảnh hưởng đến một số yếu tố chất lượng quả cà chua như hàm lượng axít ascorbic, hàm lượng chất khô hòa tan, hàm lượng β-caroten và lycopene. Với khoảng cách trồng rộng và quả có màu sắc đỏ đậm có thể làm tăng chất lượng quả cà chua do đó việc lựa chọn giống tốt, có mật độ trồng hợp lý và thu hoạch quả đúng thời điểm sẽ làm tăng chất lượng quả cà chua [68].

Về dinh dưỡng và phân bón: Các nghiên cứu đều chỉ ra, lượng phân, tỷ lệ N: P2O5: K2O và cách bón bón phân cho cà chua phải dựa vào yêu cầu dinh dưỡng


của cây qua các giai đoạn sinh trưởng phát triển. Để xác định lượng phân cần bón, có thể phân tích mô của cây và phân tích đất. Lượng phân bón biến động tùy thuộc vào mùa vụ, dinh dưỡng trong đất và giống. Tại Hawai, áp dụng mức phân bón từ 3750kg- 5000kg phân NPK(10-20-20) hoặc các dạng phân khác tương đương. Cách bón chủ yếu như sau: Bón ½ lượng phân trước khi trồng và bón nốt ½ lượng còn lại sau đó 4-5 tuần. Ngoài ra có thể bón thúc đạm sunphat amon trước khi thu hoạch lứa đầu. Nếu trồng cà chua có phủ ni lông và tưới nhỏ giọt, cách bón là toàn bộ lân, phân vi lượng và 20-40% tổng số N và K2O trước khi trồng. Số N và K2O còn lại bón tùy thuộc vào sự sinh trưởng của cây. Tại California, mức phân bón được khuyến cáo là 140-280kgN + 67-134kg P2O5 + 67-224kgK2O (Michelle L. et al, 2000) [127].

Nghiên cứu về công thức phân bón cho cà chua ở các chân đất khác nhau các nhà khoa học Banglades đã đưa ra các công thức phân bón N:P:K tương ứng với kết quả phân tích N:P:K trong các mẫu đất như ở đất rất nghèo dinh dưỡng (NPK – kg/ha tương ứng <0,09:7,5:0,09 ) thì bón lượng NPK – kg/ha tương ứng là 121-160:37-48:36-100; đất trung bình có NPK – kg/ha tương ứng 0,081-0,027: 15,1-22,5 : 0,181-0,27 cần bón với lượng NPK –kg/ha là 41-81: 13-24:26-50; đất giàu dinh dưỡng có NPK – kg/ha tương ứng là 0,361-0,45: 30,1- 37,5: 0,361-0,45 thì không cần phải bón thêm phân NPK (BARA, 2005) [74].

Nghiên cứu về mức độ hấp thu phân bón để tạo năng suất cho từng loại cà chua, các nhà khoa học từ AVRDC (AVRDC, 2010) [70] đã tổng kết chế độ phân bón để tạo ra năng suất 24 tấn quả ở điều kiện nhiệt đới cần chế độ N:P:K tương ứng là 117:46:319 kg/ha, tạo ta 40-50 tấn quả trong điều kiện ôn đới cần chế độ N:P:K tương ứng là 100-150:20-40:150-300 kg/ha, tạo ra 35 tấn quả cho cà chua bi cần N:P:K tương ứng là 87:30:127 kg/ha. Một số tài liệu của IPNI cho rằng tạo ra 40 tấn quả cần chế độ NPK là 132:37:202 kg/ha, 50 tấn quả cần 140:65:190 kg/ha

Nghiên cứu tác dụng của chế phẩm Tricoderma trong phân hữu cơ bón cho cà chua cho thấy tác dụng của trộn chế phẩm Tricoderma trong các công thức phân hữu cơ khác nhau đã làm tăng sức sinh trưởng của cây ở giai đoạn sinh trưởng sinh thực thể hiện rõ rệt ở chiều cao cây, số lá, số cành/cây, thể vượt trội về các yếu tố cấu thành năng suất như số chùm quả/cây, số hoa/chùm, số quả/cây và khối lượng quả và có sự sai khác rõ rệt về năng suất so với đối chứng không bón phân từ 34,1

– 360,5% và vượt trội so với công thức bón NPK tiêu chuẩn từ 3,1-65,6% và còn ảnh hưởng rõ rệt đến các chỉ số chất lượng quả như hàm lượng đường, hàm lượng chất khô… (Abult H.M. et al, 2012) [59].


Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng Kali đến sinh trưởng, phát triển và năng suất trên giống cà chua trong nhà kính (Efnan et al, 2013) [90] cho thấy trong các chế độ bón kali từ 0, 40,80, 120, 160 kg K2O/ha, công thức 120 kg/ha cho năng suất cao nhất đạt 195,7 tấn/ha, năng suất tăng dần qua các công thức bón từ 0- 120 kg/ha và giảm xuống ở công thức bón 160 kg/ha. Ở các công thức bón Kali khác nhau có sự biến động rõ rệt ở các tính trạng đường kính thân, chiều cao cây, đường kính quả, số quả/cây, khối lượng quả và cả các tính trạng chất lượng như hàm lượng chất khô, hàm lượng đường, độ Brix… như vậy có thể thấy rõ vai trò của Kali đối với canh tác cây cà chua.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và phân bón của Law- Ogbomo và Egharevba (2009) [114] tại Evboneka trên 2 giống cà chua trồng ngoài đồng trong 2 vụ năm 2003 và 2004 đã xác định được mật độ và lượng phân bón phù hợp cho giống Roma VF 3900 và Roma VF 5-80-285 là 55.555 cây và 400kg NPK cho năng suất tương ứng là 38,9 tấn/ ha và 35,0 tấn/ ha.

Ứng dụng phương pháp quản lý dinh dưỡng tổng hợp (INM) trên cây cà chua ở Ấn Độ các nhà khoa học đã chứng minh với chế độ bón phân là: bón lót 10 tấn FYM/ha + NPK tương ứng 150:80:60 kg, cây con được nhúng với dung dịch Azotobacter 1% trong 15 phút trước khi trồng sau đó phun phân ammonium sulphats sau trồng 30, 45 và 75 ngày có ảnh hưởng rõ rệt đến chiều cao cây, chiều dài rễ, số lượng cành cấp 1 và số quả/cây tăng lên rõ rệt so với công thức thông thường, năng suất cuối cùng tăng hơn so với sản xuất thông thường từ 28,84 – 33,86%. Phương pháp này đang được áp dụng rộng rãi tại Ấn Độ [160].

Một số nghiên cứu cho thấy, không có sự khác biệt về khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cùng một giống cà chua khi trồng ở các điều kiện canh tác khác nhau. Chất lượng quả cà chua cũng không có sự khác biệt giữa các điều kiện canh tác thể hiện ở các chỉ tiêu về hàm lượng lycopene, β-caroten và vitamin C. Sự khác biệt về chất lượng là do nguồn phân bón khác nhau và phần lớn là do bản chất di truyền của giống (Valerie et al., 2010) [151].

Nghiên cứu về ảnh hưởng của việc bón phân Ure qua lá đến khả năng sinh trưởng, phát triển và các yếu tố cấu thành năng suất trên cây cà chua, nhóm tác giả ở Bangladesh nhận định, ở nồng độ 10000 ppm thể hiện hiệu ứng cao nhất ở các chỉ số chiều cao cây, số lá, số lá xanh/cây ở giai đoạn thu hoạch, số ngày ra hoa đầu tiên, số chùm hoa, kích thước quả, khối lượng quả và năng suất đạt cao nhất 63,69 tấn/ha so với đối chứng là 24,48 tấn/ha (Asit Baran Mondal at el., 2011) [67]; Sanchez et al., 2011) [143].


Bằng các biện pháp canh tác như điều chỉnh độ ẩm trong ruộng cà chua (nhà kính) ở giai đoạn quả chuyển từ xanh sang chín, sử dụng màng phủ nông nghiệp và cung cấp các yếu tố dinh dưỡng bao gồm Ca và Bo hoặc Bo bằng biện pháp phun lên lá sẽ làm giảm tỷ lệ quả bị nứt vai một cách rõ rệt và làm tăng giá trị thương phẩm cho cà chua (Jin Sheng Huang and Snapp, 2004) [108].

Xác định sự ảnh hưởng của hệ thống tưới và tương tác giữa các nguyên tố N, P, K trong canh tác cà chua, Liu et al.,(2012) [121] cho rằng có sự khác nhau trong phân bố hàm lượng N ở các tầng đất thông qua chế độ tưới nhỏ giọt hay không tưới. Tác giả cũng cho rằng yếu tố P làm giảm sự hấp thu N lên thân và lá, yếu tố K làm tăng khả năng sử dụng N trong cây cà chua. Choudhary et al., (2010)

[80] cho rằng biện pháp tưới có ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất và chất lượng của hai giống cà chua trong điều kiện nước tưới có hàm lượng NaCO3 cao mặc dù giống chịu mặn vẫn cho năng suất và chất lượng thấp hơn giống không chịu mặn khi tưới ở dạng tưới rãnh hay tưới nhỏ giọt. Năng suất của hai giống tương ứng với các chế độ tưới nhỏ giọt và tưới rãnh có sự sai khác có ý nghĩa, khoảng biến động từ 38,8 – 30,0 tấn/ha ở giống PC và 31,8 – 22,9 tấn/ha ở giống Edkawi.

Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của các giống cà chua đến sự hấp thu đạm

(N) ở các điều kiện thiếu nước và điều kiện đủ nước của các nhà khoa học Ba Lan cho thấy, hầu hết các giống cà chua đều tăng khả năng hấp thu N ở điều kiện thiếu nước ngoại trừ giống Zarina. Như vậy giống Zarina có khả năng sử dụng tối ưu lượng N hút được trong điều kiện khô hạn, điều này được chứng minh bằng chỉ tiêu hàm lượng N có trong lá và chỉ tiêu sinh khối (Sanchez et al., 2010) [143].

Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể và chế độ dinh dưỡng đến sức sinh trưởng và khả năng hút dinh dưỡng của cây cà chua ghép, các nhà khoa học Hàn Quốc cho rằng các môi trường giá thể khác nhau ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, sức sinh trưởng cũng như khả năng chịu mặn của cây cà chua ghép (Jong Choi et al., 2011) [111].

Về phòng trừ sâu bệnh:

Phòng trừ các loại bệnh nguy hiểm trên cây cà chua như bệnh héo xanh vi khuẩn, bệnh xoăn vàng lá, bệnh mốc sương được hầu hết các nước sản xuất cà chua quan tâm. Biện pháp phòng trừ được khuyến cáo là kết hợp hài hòa giữa các biện pháp sinh học và hóa học gồm: sử dụng giống chống chịu bệnh; sử dụng hạt giống sạch bênh, hạt được xử lý trước khi trồng bằng nước nóng; Luân canh cây trồng hợp lý; Ruộng trồng thoát nước, sạch cỏ dại trước khi trồng; Trồng đảm bảo mật độ; Tuân thủ nghiêm ngặt các qui trình phun thuốc bảo vệ thực vật ở giai đoạn


vườn ươm và trên đồng đồng ruộng khi cần thiết (Mazen Salman and Ruba Abuamsha, (2012) [126].

Nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh lở cổ rễ trên cây cà chua bằng tác nhân sinh học và hóa học, Mazen Salman (2012) [126] đã áp dụng phương pháp xử lý hạt giống bằng các hoạt chất có nguồn gốc sinh học như Azoxystrobin, metalaxyl-M và pyraclostrobin kết hợp với P. fluorescens. Kết quả thử nghiệm chỉ ra, xử lý hạt giống với các hoạt chất kể trên không những chỉ kiểm soát được bệnh lở cổ rễ do nấm P. ultimum gây ra mà còn kích thích sự tăng trưởng của cây cà chua thông qua số lượng chồi và khối lượng rễ.

Bọ trĩ là một trong những đối tượng gây hại đáng kể trên cây cà chua. Nghiên cứu sử dụng phân bón CaSiO3 và phân hữu cơ tinh khiết để làm tăng sức chống chịu của cà chua với đối tượng bọ trĩ (Frankliniella schultzei) thời gian qua cho kết quả khá khả quan. Ở công thức bón CaSiO3 và công thức hỗn hợp giữa CaSiO3 và phân hữu cơ tinh khiết cho thấy có mức độ gây hại giảm hơn so với đối chứng. Tăng số lần phun CaSiO3 và phân hữu cơ tinh khiết có hiệu lực rõ rệt ở công thức với 9 lần phun (Almeida et al., 2009) [62].

Ở vùng Nam Mỹ, các loại sâu hại cũng là một trong những đối tượng gây hại nặng, làm thiệt hại tới 60-100% năng suất cà chua. Các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công việc sử dụng vi khuẩn Bacillus thuringiensis để phòng trừ các loài sâu đục quả, sâu hại thuộc họ Lepidoptera, Gelechiidae, Tuta absolute... kết quả này đã làm giảm đáng kể được lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong canh tác cà chua ở Mỹ và châu Âu (Joel Gonzalez-Cabrera et al., 2012) [109].

Nghiên cứu phòng trừ tuyến trùng gây hại trên cây cà chua, các nhà khoa học Ba Lan đã dùng phương pháp sử lý hạt giống và tưới gốc bằng chế phẩm DL- β-amino butyric axit (BABA). Kết quả cho thấy ở nồng độ 10-25 mg/l làm giảm 82% lượng trứng và ấu trùng. Nếu kết hợp cả xử lý hạt giống và tưới gốc sẽ giảm gần như tuyệt đối sự gây hại của tuyến trùng và còn làm tăng sức sinh trưởng và phát triển của cây cà chua (Seddigheh Fatemy et al, 2012) [144]. Nghiên cứu sử dụng chủng vi sinh M. ethiopica để ngăn chặn sự phát triển của tuyến trùng ở Slovenia cho thấy, mật độ tuyến trùng giảm tới 2,1 đến 3,2 lần so với đối chứng. Sự phát triển của bộ rễ và bộ lá có sự khác biệt rõ rệt ở giai đoạn sinh trưởng sinh thực (Polona et al., 2012) [136].

Biện pháp kỹ thuật khác: Đánh giá ảnh hưởng của Ambiol đến tỷ lệ nảy mầm và sức khỏe cây giống cà chua, nhóm tác giả ở Trường Đại học Nova Scotia Canada nhận xét, hạt giống cà chua bố mẹ được xử lý bằng Ambiol có tỷ lệ này mầm cao hơn rõ rệt so với đối chứng với 12,4%. Cây được xử lý có sức sinh

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 11/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí