TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
-------***-------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU VIỆC SỬ DỤNG NGHIỆP VỤ PHÁI SINH ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thúy Hương
Lớp : Nhật 6
Khóa 45
Giáo viên hướng dẫn : PGS,TS Đặng Thị Nhàn
Hà Nội, tháng 5/2010
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
USD Đồng Đôla Mỹ
VND Tiền Đồng Việt Nam
VN Việt Nam
DN Doanh nghiệp
XNK Xuất nhập khẩu
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
TCTD Tổ chức tín dụng
ISDA Hiệp hội các nhà kinh doanh phái sinh và hoán đổi quốc tế CBOT Chicago Board of Trade – Hội đồng mậu dịch Chicago CME Chicago mercantile exchange – Sở Thương mại Chicago CBOE Thị trường quyền chọn Chicago
LIFFE Thị trường hợp đồng tương lai quốc tế London
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
TÊN | TRANG | |
1 | BẢNG 1. BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ USD/VND TRONG NĂM 2008- 2009 | 7 |
2 | BẢNG 2: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ QUYỀN CHỌN | 57 |
3 | BẢNG 3.BẢNG TỔNG HỢP PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ KÌ HẠN THEO QUY ĐỊNH CỦA NHNN (TỶ GIÁ KÌ HẠN TỐI ĐA=TỶ GIÁ GIAO NGAY TỐI ĐA+%BIÊN ĐỘ DAO ĐỘNG | 59,60 |
4 | Biểu đồ 1. Đồ thị thu lợi trong hợp đồng mua quyền chọn mua (Long Call) | 22 |
5 | BIỂU ĐỒ 2. ĐỒ THỊ THU LỢI TRONG HỢP ĐỒNG BÁN QUYỀN CHỌN MUA (SHORT CALL) | 23 |
6 | BIỂU ĐỒ 3. ĐỒ THỊ THU LỢI TRONG HỢP ĐỒNG MUA QUYỀN CHỌN BÁN (LONG PUT) | 24 |
7 | Biểu đồ 4. Đồ thị thu lợi trong hợp đồng bán quyền chọn bán (Short Put) | 24 |
8 | BIỂU ĐỒ 5. SƠ ĐỒ CƠ CHẾ MUA BÁN HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI | 48 |
9 | BIỂU ĐỒ 6. GIÁ TRỊ NHẬN ĐƯỢC CỦA NGƯỜI MUA A TRONG HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI | 49 |
10 | Biểu đồ 7. Giá trị nhận được của người bán B trong hợp đồng tương lai | 49 |
11 | BIỂU ĐỒ 8. ĐỒ THỊ THU LỢI TRONG HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN Ở 4 TRƯỜNG HỢP | 56 |
12 | BIỂU ĐỒ 9.TỶ TRỌNG CỦA GIAO DỊCH PHÁI SINH TIÊN TỆ | 63 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu việc sử dụng nghiệp vụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro. Tỷ giá đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam - 2
- Lợi Ích Và Vai Trò Của Các Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
- Đồ Thị Thu Lợi Trong Hợp Đồng Mua Quyền Chọn Mua (Long Call)
Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.
SO VỚI CÁC GIAO DỊCH KHÁC TRÊN OTC(THÁNG 6/2007) | ||
13 | Biểu đồ 10. Các nguyên nhân ngăn trở việc sử dụng sản phẩm phái sinh | 72 |
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam tham gia vào thương mại quốc tế với vị thế là một nước phụ thuộc nhiều vào kinh doanh xuất nhập khẩu. Kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào việc xuất nhập khẩu tiến triển như thế nào. Khi mà nền sản xuất của chúng ta vẫn còn lạc hậu nhiều so với thế giới thì chúng ta không thể đi lên bằng cách dựa vào công nghiệp sản xuất. Mặc dù nguồn tài nguyên của nước ta rất dồi dào và phong phú, nhưng chúng ta vẫn là một nước chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu thô và nhập khẩu thành phẩm. Vì vậy, vai trò của xuất nhập khẩu là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
Xuất nhập khẩu được đẩy mạnh từ khi chúng ta gia nhập tổ chức kinh tế thế giới. Từ sau thời điểm gia nhập WTO, xuất nhập khẩu của chúng ta tăng mạnh cả về khối lượng, mặt hàng cũng như đối tác. Sự mở cửa giao lưu với các nền kinh tế trên thế giới tạo cho nền xuất nhập khẩu Việt Nam nhiều cơ hội phát triển. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với nhiều thách thức cũng được đặt ra. Chúng ta có thêm nhiều đối tác, nhiều đơn hàng nên cũng có rất nhiều vấn đề mới nảy sinh. Trước đây chúng ta chưa có cơ hội để tiếp xúc, va chạm nhiều với các tình huống xảy ra trong thương mại quốc tế, vì vậy, sẽ có nhiều điều còn mới mẻ, nhiều rủi ro đặt ra.
Trong số các rủi ro mà các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu gặp phải thì rủi ro về tỷ giá là vấn đề thường gặp và gây ra nhiều thiệt hại nhất nếu xảy ra. Khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu liên tục gia tăng, điều này đồng nghĩa với khối lượng ngoại tệ ra vào thị trường tương đối lớn, rủi ro tỷ giá cũng vì thế mà tăng lên. Đây là vấn đề vô cùng cấp thiết đối với các doanh nghiệp
xuất nhập khẩu Việt Nam hiện nay. Họ phải có được một phương tiện, một công cụ, một giải pháp có thể hạn chế được rủi ro cho mình. Nếu không. cơ hội lớn mở ra có thể lại trở thành mối nguy lớn.
Trong những biện pháp mà doanh nghiệp sử dụng để đối phó với rủi ro tỷ giá, có thể kể đến các công cụ tài chính phái sinh. Đây là những công cụ tiền tệ được sinh ra bởi nhu cầu cấp bách này. Thực tế thị trường tài chính thế giới những năm gần đây đã phát triển rất mạnh mảng thị trường phái sinh cả về số lượng lẫn chất lượng. Nhiều công cụ mới được tạo ra để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Việt Nam trong quá trình hội nhập cũng phải nắm bắt được phương pháp và xu thế phát triển chung của thị trường thế giới. Có thể nói, thị trường phái sinh Việt Nam xuất hiện trong khoảng gần chục năm trở lại đây đã bước đầu có được những nền tảng nhất định. Tuy nhiên thị trường vẫn còn rất nhỏ hẹp và chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia. Xu thế phát triển mạnh của xuất nhập khẩu đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm tiếp cận với thị trường phái sinh để có được một công cụ bảo hiểm hữu dụng bảo vệ họ khi tham gia vào thương mại quốc tế. Trước thực tiễn đó, người viết chọn đề tài tìm hiểu về: “ Nghiên cứu việc sử dụng nghiệp vụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với các Doanh nghiệp Xuất nhập khẩu Việt Nam “.
2. Mục đích của đề tài
Đề tài nghiên cứu thực trạng vấn đề sử dụng nghiệp vụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại các DN XNK VN với mục đích tìm hiểu hiện nay thị trường phái sinh Việt Nam đang diễn biến như thế nào và tìm ra biện pháp để đưa thị trường phát triển ngày càng sâu rộng hơn. Đứng trên giác độ nghiên cứu, nhìn nhận từ góc nhìn của DN XNK, người viết muốn tìm được
đâu là nguyên nhân của tình trạng phát triển không mấy khả quan của các nghiệp vụ phái sinh, mặc dù trên thực tế, đó là những công cụ rất hữu ích cho các DN trong phòng ngừa rủi ro biến động tỷ giá. Hiểu được nguyên nhân để có thể đưa ra những biện pháp, những kiến nghị với Nhà nước, NHNN cũng như các NHTM giúp phát triển, đưa thị trường phái sinh đi lên mạnh mẽ đúng với vai trò quan trọng của nó.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những loại hợp đồng nghiệp vụ phái sinh cơ bản trên thị trường tài chính thế giới nói chung và hiện đang được lưu hành, sử dụng ở Việt Nam nói riêng. Đó là những công cụ phái sinh cơ bản, được sử dụng rộng rãi như hợp đồng kì hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn. Khóa luận nghiên cứu cách thức mà các DN sử dụng các loại công cụ phái sinh này để phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho bản thân DN cũng như diễn biến, tình trạng của việc sử dụng các công cụ này trên thị trường Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu giới hạn trong những DN kinh doanh Xuất nhập khẩu Việt Nam có sử dụng các hợp đồng phái sinh để chống lại nguy cơ rủi ro tỷ giá. Đây là phạm vi mà các hợp đồng phái sinh bộc lộ rõ nét nhất bản chất cũng như tác dụng phòng ngừa rủi ro như một công cụ bảo hiểm cho khoản ngoại tệ cho các DN.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong thời gian tiến hành nghiên cứu và viết khóa luận, người viết sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học sử dụng các kiến thức, tài liệu về cơ sở lý thuyết từ các cuốn sách nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước,
từ nguồn kiến thức trên báo, internet; đồng thời kết hợp với tìm hiểu thực tế, lấy số liệu từ các DN XNK Việt Nam trong các ngành nghề kinh doanh nổi bật sử dụng nhiều các nghiệp vụ phái sinh và từ các NHTM lớn tham gia cung cấp các hợp đồng phái sinh này. Kết hợp cả kiến thức lý thuyết và soi sáng vào thực tiễn tình hình để có thể thấy được bản chất của vấn đề, từ đó tìm ra nguyên nhân và có thể đưa ra các giải pháp.
5. Nội dung nghiên cứu
Đề tài bao gồm ba phần:
- Chương I: Tổng quan về nghiệp vụ phái sinh và vấn đề phòng ngừa rủi ro tỷ giá ở các Doanh nghiệp Xuất nhập khẩu
- Chương II: Vấn đề sử dụng nghiệp vụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá ở các DN Xuất nhập khẩu Việt Nam
- Chương III: Các giải pháp phát triển việc sử dụng nghiệp vụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với các DN Xuất nhập khẩu Việt Nam
Bài viết chắc chắn còn nhiều thiếu sót do trình độ nghiên cứu, em hi vọng nhận được sự góp ý và giúp đỡ của quý thầy cô để có thể hoàn thiện hơn!
Em xin chân thành cảm ơn!