MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG QUA ĐÀO TẠO NGHỀ 7
1.1. Một số khái niệm về Việc làm và việc làm của lao động qua đào tạo nghề 7
1.2. Kết cấu việc làm và cung cầu việc làm của lao động qua đào tạo nghề 14
1.3. Vai trò và đặc điểm của lao động qua đào tạo nghề 25
1.4. Mối quan hệ giữa đào tạo và việc làm của lao động qua đào tạo nghề 30
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm của lao động qua đào tạo nghề 37
1.6. Kinh nghiệm của một số quốc gia về việc làm của LĐĐTN 51
Tóm tắt chương 1 56
Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG QUA ĐÀO TẠO NGHỀ Ở VIỆT NAM 57
2.1. Phát triển kinh tế và vấn đề việc làm 57
2.2. Phân tích thực trạng việc làm của lao động qua đào tạo nghề 64
2.3. Các chính sách giải quyết việc làm của lao động qua đào tạo nghề 109
2.4. Chính sách và hoạt động dạy nghề 121
Tóm tắt chương 2 125
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG QUA ĐÀO TẠO NGHỀ Ở VIỆT NAM 126
3.1. Bối cảnh và định hướng phát triển việc làm 126
3.2. Một số giải pháp chủ yếu phát triển việc làm của LĐĐTN 137
Tóm tắt chương 3 176
Kết luận 178
Danh mục một số công trình của tác giả Tài liệu tham khảo
Phụ lục
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng | Trang | |
Bảng 2.1 | Hệ số co giãn việc làm giai đoạn 1996-2007 | 58 |
Bảng 2.2 | Hệ số co giãn và tăng trưởng việc làm theo đầu tư | 60 |
Bảng 2.3 | Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động | 61 |
Bảng 2.4 | Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động qua đào tạo nghề | 64 |
Bảng 2.5 | Cơ cấu việc làm của lao động qua đào tạo nghề theo vùng | 65 |
Bảng 2.6 | Việc làm của lao động qua đào tạo nghề trong các ngành kinh tế | 68 |
Bảng 2.7 | Cơ cấu việc làm của lao động theo thành phần kinh tế | 70 |
Bảng 2.8 | Vị thế việc làm của lao động qua đào tạo nghề | 72 |
Bảng 2.9 | Việc làm phân theo nghề nghiệp | 74 |
Bảng 2.10 | Tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp phân theo CMKT | 76 |
Bảng 2.11 | Cơ cấu CMKT trong doanh nghiệp | 78 |
Bảng 2.12 | Cơ cấu CMKT của lao động trong doanh nghiệp | 80 |
Bảng 2.13 | Trình độ CMKT của lao động trong nhóm công nghiệp chế biến | 81 |
Bảng 2.14 | Việc làm của lao động qua đào tạo nghề phân theo nhóm nghề | 86 |
Bảng 2.15 | Các nghề có nhiều việc làm của lao động qua đào tạo nghề | 88 |
Bảng 2.16 | Cách thức tuyển dụng và tìm việc làm | 90 |
Bảng 2.17 | Đánh giá của doanh nghiệp về chất lượng LĐĐTN | 91 |
Bảng 2.18 | Chi phí đào tạo và đào tạo lại trong doanh nghiệp | 94 |
Bảng 2.19 | Xác suất tìm được việc làm của lao động qua đào tạo nghề | 97 |
Bảng 2.20 | Tình trạng họat động kinh tế của HSTN | 98 |
Bảng 2.21 | Tiền lương theo học vấn và CMKT của lao động | 101 |
Bảng 2.22 | Khoảng cách tiền lương | 102 |
Bảng 2.23 | Tỷ lệ hoàn trả theo kỹ năng 2002-2004-2006 | 106 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu việc làm của lao động qua đào tạo nghề ở Việt Nam - 2
- Nghiên cứu việc làm của lao động qua đào tạo nghề ở Việt Nam - 3
- Nghiên cứu việc làm của lao động qua đào tạo nghề ở Việt Nam - 4
Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.
Khác biệt tiền lương do các nhân tố tác động | 107 | |
Bảng 2.25 | Chênh lệch tiền lương của lao động qua đào tạo nghề | 108 |
Bảng 2.26 | Kết quả tạo việc làm giai đoạn 2001-2007 | 110 |
Bảng 2.27 | Việc làm mới cho lao động qua đào tạo nghề | 111 |
Bảng 2.28 | Chuyển biến cơ cấu trong khu vực nông nghiệp | 112 |
Bảng 3.1 | Kết quả dự báo việc làm giai đoạn 2010-2020 | 129 |
Bảng 3.2 | Kết quả dự báo số lượng lao động qua đào tạo nghề | 129 |
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Tên biểu đồ | Trang | |
Biểu đồ 1.1 | Quyết định số lượng việc làm của doanh nghiệp | 20 |
Biểu đồ 1.2 | Cung cầu kỹ năng trên thị trường lao động | 23 |
Biểu đồ 1.3 | Học nghề để có thu nhập cao hơn | 34 |
Biểu đồ 2.1 | Chuyển dịch cơ cấu lao động | 67 |
Biểu đồ 2.2 | Lao động bị thất nghiệp phân theo trình độ CMKT | 75 |
Biểu đồ 2.3 | Xu hướng dãn cách tiền lương giờ | 103 |
Biểu đồ 2.4 | Phân bố tiền lương theo tuổi | 105 |
Biểu đồ 3.1 | Xu hướng tăng lao động qua đào tạo nghề các cấp trình độ | 130 |
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Tên sơ đồ | Trang | |
Sơ đồ 1.1 | Minh họa phạm vi lao động qua đào tạo nghề | 13 |
Sơ đồ 1.2 | Kết cấu một việc làm | 17 |
Sơ đồ 1.3 | Chu trình phát triển nguồn nhân lực và tích lũy vốn nhân lực | 31 |
Sơ đồ 3.1 | Giải pháp phát triển việc làm của lao động qua đào tạo nghề | 137 |
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Xin đọc là :
CĐ Cao đẳng
CMKT Chuyên môn kỹ thuật
CN Công nghiệp
CNKT Công nhân kỹ thuật
CNH-HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
CNTB Chủ nghĩa tư bản
CSĐT Cơ sở đào tạo
DN Doanh nghiệp
ĐH Đại học
ĐTN Đào tạo nghề
GDKT&DN Giáo dục Kỹ thuật và Dạy nghề
HSTN Học sinh tốt nghiệp
HSSV Học sinh – sinh viên
KCN- KCX Khu công nghiệp, khu chế xuất
LĐĐTN Lao động qua đào tạo nghề
N-L-N Nông Lâm Ngư nghiệp
TCDN Tổng cục Dạy nghề
THCN Trung học chuyên nghiệp
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
Lời nói đầu
1. Lý do chọn đề tài
Việt nam, 20 năm đổi mới, nền kinh tế đã phát triển mạnh mẽ, đời sống nhân dân được cải thiện, tỷ lệ nghèo đói giảm nhanh, vị thế đất nước trên trường quốc tế được nâng lên v.v.. Nền kinh tế tăng trưởng cao và tương đối ổn định, đầu tư và xuất khẩu hàng năm tăng đều đặn và có chiều hướng tích cực.
Thời kỳ đầu đổi mới, những thay đổi về chính sách vĩ mô và môi trường kinh tế trong nước đã khơi dậy nguồn lực và đóng góp cho tăng trưởng, phát triển. Những thuận lợi trước đây không còn nhiều và những khó khăn, thách thức đang xuất hiện. Đến nay, các nguồn lực vốn, tài nguyên, công nghệ đang dần được sử dụng hiệu quả hơn và cạnh tranh hơn trong một nền kinh tế mở. Muốn tăng hiệu quả và phát triển bền vững, nền kinh tế phải coi trọng phát triển nguồn nhân lực và cụ thể là lực lượng lao động có kỹ năng.
Vận động của nền kinh tế Việt nam trong giai đoạn hiện nay làm cho lực lượng lao động bị xáo trộn để thích nghi với những yêu cầu mới. Những thay đổi nhanh chóng này làm thay đổi hình thức, nội dung và ngay cả tên gọi của việc làm. Việc làm của lao động qua đào tạo nghề (LĐĐTN) là một bộ phận trong tổng việc làm của nền kinh tế nó góp phần vào nhóm lao động có CMKT và là nguồn nhân lực cơ bản để hiện thực hóa quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Sự thay đổi trên thị trường lao động cùng với việc đổi mới các hoạt động đào tạo đang làm cho sự phù hợp của đào tạo và việc làm trở thành vấn đề gây tranh cãi. Đào tạo để làm việc, nếu đào tạo không có việc làm thì là đầu tư lãng phí, ngược lại việc làm mà không được đào tạo, không "học suốt đời" để nâng cao thì việc làm sẽ kém đóng góp và năng suất lao động không cao. Đào tạo và việc làm tương đồng với ý nghĩa của đầu tư cho giáo dục, đào tạo và sử dụng là hai mặt của quá trình phát triển nguồn nhân lực và nâng cao vốn nhân lực của nền kinh tế.
Thực tiễn của hoạt động đào tạo nghề hiện nay đang là tâm điểm của nhiều ý kiến liên quan đến vấn đề làm thế nào để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho nền kinh tế. Việc sử dụng lao động kỹ thuật, lao động qua đào tạo nghề hiện nay cũng còn nhiều
bất cập, chưa thể hiện vai trò là 'cầu kéo' , 'sức hút', đầu ra 'hấp dẫn' cho đào tạo. Vấn đề việc làm của lao động qua đạo nghề không chỉ đơn thuần là việc làm hay đào tạo hoặc sử dụng, mà cả ba yếu tố này đều góp phần tạo nên.
Vấn đề đặt ra là phải tạo ra và giải quyết việc làm, vừa phải phát triển đội ngũ lao động cũng như có những chính sách sử dụng và tạo môi trường cho phát triển việc làm của lao động qua đào tạo nghề. Vừa giải quyết việc làm cho đối tượng này trong sự cân đối dài hạn vừa phải đổi mới sử dụng sao cho hiệu quả đồng thời vừa thúc đẩy phát triển đào tạo đáp ứng đủ, phù hợp nhu cầu là một câu hỏi lớn đặt ra cho cả vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt nam.
Cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào đi sâu nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp để phát triển việc làm cho lao động qua đào tạo nghề. Xuất phát từ nhu cầu lý luận và thực tiễn trên, đặt ra sự cần thiết để lựa chọn đề tài: "Nghiên cứu việc làm của lao động qua đào tạo nghề ở Việt nam".
2. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về việc làm của LĐĐTN.
- Phân tích, đánh giá thực trạng, tìm hiểu những vấn đề chủ yếu hiện nay về việc làm của lao động qua đào tạo nghề.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển việc làm của LĐĐTN ở Việt Nam.
3. Đối tượng nghiên cứu
Việc làm của lao động qua đào tạo nghề, trong đó chủ yếu tập trung vào các vấn đề liên quan đến việc làm, sử dụng và giải quyết việc làm của LĐĐTN.
4. Tổng quan nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu của nước ngoài
Các nghiên cứu của nước ngoài về vấn đề lao động qua đào tạo nghề được nhìn nhận trên giác độ và tên gọi khác. Nghiên cứu có liên quan đến vấn đề này chủ yếu đề cập đến việc cải cách hệ thống đào tạo nghề như một liệu pháp chủ chốt để giải quyết vấn đề cung lao động qua đào tạo nghề cho các nền kinh tế.
Điển hình một trong những công trình đó là tác phẩm của Ngân Hàng Thế giới có tên gọi: "Cải cách Giáo dục và đào tạo nghề"[128], công trình đề cập rất nhiều kinh nghiệm của các nước phân ra làm các khối khác nhau như các nước chậm phát triển, các nước phát triển và các nước đang chuyển đổi. Trong đó vấn đề cốt lõi được giải quyết là làm thế nào để cải cách hệ thống giáo dục nghề nghiệp hiện nay phù hợp với thị trường lao động. Mỗi quốc gia, mỗi nền kinh tế có những điều kiện cụ thể khác nhau nên có những bài học khác nhau về cải cách hệ thống dạy nghề. Trong đó công trình cũng có đề cập đến những chính sách, mô hình khác nhau của các nền kinh tế trong giải quyết mối quan hệ giữa đào tạo và thị trường lao động, vấn đề việc làm cho đối tượng đầu ra của hệ thống đào tạo trong tương quan với hoạt động kinh tế.
Một ấn phẩm được coi là có nhiều liên quan đến các vấn đề việc làm của lao động kỹ thuật nghề nghiệp của Ngân hàng phát triển Châu á (ADB): "Giáo dục kỹ thuật và Dạy nghề" [115] xuất bản năm 1990, về các vấn đề đào tạo nghề cho người lao động, kinh nghiệm của các nước. Trong ấn phẩm này nội dung chủ yếu đi sâu vào các chức năng, đặc điểm của hệ thống dạy nghề, các chính sách của các quốc gia trong việc đào tạo nghề. Ngoài ra có đi sâu vào việc đào tạo nghề đáp ứng các nhu cầu của các khu vực kinh tế khác nhau trong nền kinh tế. Đặc điểm cơ bản của nội dung ấn phẩm này khác với các ấn phẩm khác là đi sâu vào phân tích kết cấu hệ thống giáo dục và dạy nghề với kinh nghiệm của nhiều nước có mô hình đào tạo nghề khác nhau.
Nghiên cứu của nước ngoài còn rất nhiều ấn phẩm và công trình khác đề cập đến những tính toán hiệu quả cá nhân thu được từ việc đi học và tìm việc làm đối với đối tượng theo học các chương trình giáo dục kỹ thuật và dạy nghề. Đồng thời có những nghiên cứu sâu liên quan đến cơ hội việc làm cho lao động và phân tích lựa chọn cơ hội học nghề cho người học. Tuy nhiên đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về việc làm của nhóm đối tượng là lao động qua đào tạo nghề.
4.2. Một số nghiên cứu trong nước
Một số nghiên cứu trong nước có liên quan trực tiếp đến vấn đề lao động kỹ thuật đó là nghiên cứu của PGS.TS. Đỗ Minh Cương có tựa đề: “Phát triển lao
động kỹ thuật ở Việt Nam- Lý luận và thực tiễn” [30]. Nghiên cứu này đã đi sâu vào phân tích lực lượng lao động kỹ thuật nói chung trong đó có đề cập sâu đến hệ thống đào tạo nghề hiện nay và sản phẩm, kết quả của quá trình đào tạo. Nghiên cứu này tập trung vào khía cạnh cung lao động kỹ thuật trong nền kinh tế và các giải pháp chủ yếu để phát triển đào tạo nghề thúc đẩy cung lao động kỹ thuật cho nền kinh tế, trong đó đã đề cập đến việc làm như kết quả của quá trình đào tạo nhưng không tập trung vào LĐĐTN mà toàn bộ nhóm lao động kỹ thuật.
Nghiên cứu thứ hai có nhiều điểm tương đồng với nghiên cứu trên đó là đề tài KX-05-10 do GS.TSKH. Nguyễn Minh Đường làm chủ nhiệm: "Thực trạng và giải pháp đào tạo lao động kỹ thuật (Từ sơ cấp đến trên đại học) đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế" [38]. Đối tượng nghiên cứu của đề tài này tập trung vào nhóm lao động kỹ thuật và nội dung cơ bản đi sâu vào nghiên cứu thực trạng và năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo, các chính sách đào tạo lao động kỹ thuật và những vấn đề kỹ thuật của hoạt động đào tạo (nội dung đào tạo, cơ sở vật chất, chương trình, giáo trình, giáo viên v.v...). Nghiên cứu này cũng đã đề cập đến thực trạng lực lượng lao động kỹ thuật đáp ứng nhu cầu cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng không giải quyết các vấn đề liên quan đến việc làm.
Nghiên cứu khác có liên quan đó là Luận án Tiến sỹ của TS. Phan Chính Thức với đề tài: "Những giải pháp phát triển đào tạo nghề góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa" [85]. Công trình này đề cập đến hệ thống đào tạo nghề trên giác độ hệ thống cung ứng nhân lực lao động qua đào tạo nghề cho nền kinh tế và đi sâu vào nghiên cứu thực trạng và các vấn đề của hệ thống đào tạo nghề của Việt nam. Một số giải pháp mà công trình này đưa ra tập trung vào phát triển hệ thống dạy nghề đáp ứng nhu cầu CNH-HĐH đất nước.
Một ấn phẩm khác đề cập đến vấn đề phát triển nguồn nhân lực lao động tốt nghiệp đại học của tác giả Đỗ Minh Cương và Nguyễn Thị Doan [29], trong đó đề cập nhiều đến các vấn đề hệ thống đào tạo đại học hiện nay và các vấn đề về chính sách và hoạt động đào tạo đại học nhằm phát triển đội ngũ lao động trí thức phục