Kết Quả Tổng Hợp Các Chỉ Tiêu Đo Lường Tqhđ



12.

Tuân thủ các quy định về đảm bảo sức khỏe an toàn cho khách hàng

Davenport (2000),

Mishra (2010),

Gallardo (2014), GRI


13.

Tuân thủ các quy định về truyền thông tiếp thị; đảm bảo

các yêu cầu đối với thông tin nhãn hiệu của sản phẩm/dịch vụ

Davenport (2000),

Mishra (2010),

Gallardo (2014), GRI

14.

Quyền bảo mật thông tin khách hàng

Davenport (2000),

Gallardo (2014), GRI

15.

Tuân thủ luật pháp và các quy định về xã hội

Gallardo (2014), GRI


TNXH ở khía cạnh môi trường


16.

Sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên (Ví dụ:

tiết kiệm nguyên vật liệu, hoặc sử dụng vật liệu đã được tái chế trong sản xuất hay đóng gói sản phẩm...)

Turner (2002), Spiller

(2000), Mishra (2010),

Gallardo (2014), GRI


17.

Theo dõi, kiểm soát, có giải pháp tiết kiệm tiêu thụ năng lượng (bao gồm cả nguồn nước)

Turner (2002), Spiller

(2000), Mishra (2010),

Gallardo (2014), GRI


18.

Thực hiện theo quy định vấn đề về phát thải (khí nhà kính), nước thải chất thải

Ruff & cộng sự (2001), Mishra (2010),

Gallardo (2014), GRI

19.

Đánh giá các nhà cung cấp mới bằng cách sử dụng các

tiêu chí về môi trường trong chuỗi cung ứng

Mishra (2010), GRI

20.

Tuân thủ pháp luật quy định về môi trường

GRI


TNXH ở khía cạnh kinh tế

21.

Đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về các khoản phải

nộp cho nhà nước

Mishra (2010), GRI


22.


Đảm bảo mức lương khởi điểm cao hơn mức lương tối thiểu của vùng, đảm bảo công bằng cho mức lương của lao động nam và nữ

Clarkson (1995),

Hopkins (2003),

Mishra (2010),

Gallardo (2014),

Ashridge (2005), GRI

23.

Đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng và các dịch vụ hỗ

trợ cho cộng đồng

Gallardo (2014), GRI

24.

Đóng góp phát triển kinh tế tại địa phương hoặc quốc

gia

Gallardo (2014), GRI

25.

Ưu tiên lựa chọn nhà cung cấp ở địa phương hoặc nhà

cung cấp là nữ

Mishra (2010),

Gallardo (2014), GRI

26.

Thực hiện phòng chống và xử lý hành vi gian lận, tham

nhũng trong nội bộ tổ chức

GRI

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 279 trang tài liệu này.

Nghiên cứu về tác động của trách nhiệm xã hội đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp ở Việt Nam - 12


27.

Đảm bảo cạnh tranh lành mạnh hoặc có các biện pháp

chống độc quyền

Mishra (2010), GRI

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp


b. Đo lường thành quả hoạt động

TQHĐ được áp dụng để đánh giá trong nghiên cứu này dựa trên phương pháp thẻ điểm cân bằng. Từ kết quả tổng quan tài liệu, tác giả đã lập ra các chỉ tiêu đánh giá được sử dụng trong các nghiên cứu trước đây, phân theo 4 khía cạnh: học hỏi và phát triển, quy trình nội bộ, khách hàng và tài chính. Nội dung của từng khía cạnh được tổng hợp trong Phụ lục 5.

Sau đó, trong các cuộc phỏng vấn, tác giả đã trao đổi về sự phù hợp của các chỉ tiêu hoặc ý kiến của các chuyên gia hay doanh nghiệp về các chỉ tiêu mới bổ sung theo từng khía cạnh. Do đó, tác giả đã bổ sung 2 chỉ tiêu “sự sẵn sàng cung ứng” và “kiểm soát chất lượng cung ứng” vào khía cạnh quy trình nội bộ, tách tiêu chí “Kiến thức và kỹ năng của đội ngũ nhân viên” thành 2 tiêu chí “Trình độ và kiến thức chuyên môn của người lao động” và “Kỹ năng “mềm” của người lao động”, bổ sung 1 chỉ tiêu “sự hiểu biết về định hướng chiến lược” vào khía cạnh học hỏi và phát triển. Kết quả được tổng hợp như Bảng 2.2.

Bảng 2.2. Kết quả tổng hợp các chỉ tiêu đo lường TQHĐ


STT

Nội dung

Các nghiên cứu trước đây


TQHĐ ở khía cạnh tài chính

1.

Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận

Douglas (1998); Moore (2001)

2.

Tốc độ tăng trưởng doanh thu

Douglas (1998); Moore (2001)

3.

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Douglas (1998); Moore (2001)

4.

Khả năng sinh lời của tài sản (ROA)

Waddock & Graves (1997), Moneva

& Ortas (2010)

5.

Khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE)

Waddock & Graves (1997), Moneva

& Ortas (2010)


TQHĐ ở khía cạnh khách hàng


6.

Sự hài lòng của khách hàng về chất lượng sản phẩm/dịch vụ

Otley (1999); Drury & cộng sự,

(1993); Drury (1996); Chenhall& Langfield-Smith (1998a); Lipe (2000),




Hoque (2001); Itner (2003), Banker

(2004), Iselin & Lockman (2008)


7.


Sự hài lòng của khách hàng về giá cả sản phẩm/dịch vụ

Otley (1999); Drury & cộng sự, (1993); Drury (1996); Chenhall& Langfield-Smith (1998a); Lipe (2000), Hoque (2001); Itner (2003), Banker

(2004), Iselin & Lockman (2008)


8.


Sự hài lòng của khách hàng về chính sách hậu mãi

Otley (1999); Drury & cộng sự, (1993); Drury (1996); Chenhall& Langfield-Smith (1998a); Lipe (2000), Hoque (2001); Itner (2003), Banker

(2004), Iselin & Lockman (2008)


9.


Sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ

chăm sóc khách hàng

Otley (1999); Drury & cộng sự, (1993); Drury (1996); Chenhall& Langfield-Smith (1998a); Lipe (2000), Hoque (2001); Itner (2003), Banker

(2004), Iselin & Lockman (2008)


10.

Sự trung thành của khách hàng (có quan điểm tích cực về công ty, giới thiệu các sản phẩm của công ty cho những khách

hàng khác)


Mori (2003), Sweeney (2009), Trần

Văn Tùng (2018)

11.

Thị phần (Số lượng khách hàng)

Kaplan (1996), Iselin (2010)

12.

Khả năng thu hút khách hàng mới

Gildea (2001), Sweeney (2009), Trần

Văn Tùng (2018)

13.

Thương hiệu của DN được nhận dạng

Trần Văn Tùng (2018)


TQHĐ ở khía cạnh quy trình nội bộ

14.

Khả năng nghiên cứu và dự báo nhu cầu

thị trường

Mishra (2010); Wang (2013)


15.

Khả năng cải tiến sản phẩm/dịch vụ hiện tại (về chất lượng, hình thức mẫu

mã)

Mishra (2010); Gallardo (2014),

Martinez (2017)

16.

Khả năng thành công của sản phẩm/dịch

vụ mới

Mishra (2010); Gallardo (2014),

Martinez (2017)

17.

Khả năng tìm kiếm, lựa chọn nhà cung

ứng sẵn sàng đáp ứng nhu cầu

Bổ sung mới

18.

Khả năng kiểm soát chất lượng cung

ứng

Bổ sung mới

19.

Khả năng hoàn thành dự án, sản

phẩm/dịch vụ đúng tiến độ

Drury (1996)


20.

Tỉ lệ sản phẩm hỏng hoặc phải làm lại/

Chất lượng sản phẩm

Iselin & Lockman (2008)

21.

Khả năng tối ưu hoá chi phí sản xuất/

chi phí giá vốn

Drury (1996)


TQHĐ ở khía cạnh khả năng học hỏi và phát triển

22.

Trình độ kiến thức chuyên môn của

người lao động

Lipe (2000), Itner (2003), Banker

(2004)

23.

Kỹ năng “mềm” của người lao động

Lipe (2000), Itner (2003), Banker

(2004)

24.

Năng suất của người lao động

Kaplan & Norton (1992, 1996, 2001)

25.

Sự hài lòng của người lao động

Kaplan & Norton (1992, 1996, 2001)

26.

Khả năng thu hút, tuyển dụng nhân viên

mới

Sweeney (2009)

27.

Khả năng giữ chân nhân viên cũ

Sweeney (2009)

28.

Khả năng cải thiện điều kiện môi

trường làm việc

Martinez (2017)

29.

Sự hiểu biết của nhân viên về định

hướng chiến lược

Bổ sung mới

30.

Sự gắn kết giữa mục tiêu cá nhân tổ

chức

Trần Văn Tùng (2018)

31.

Mối quan hệ giữa nhà quản lý nhân

viên

Iselin (2010)

32.

Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin

trong hệ thống thông tin quản lý

Lipe (2000); Iselin (2010); Rae (2011)


33.

Cơ sở hạ tầng thông tin đáp ứng yêu cầu công việc, quản lý (Ví dụ: Phần cứng,

phần mềm hoặc mạng truyền thông)


Lipe (2000); Iselin (2010); Rae (2011)

Nguồn: Tác giả tổng hợp

2.4.2. Xây dựng Phiếu khảo sát

Phiếu khảo sát được xây dựng theo các bước như sau:

- Bước 1: Dựa vào mô hình nghiên cứu kết hợp với sự tư vấn của chuyên gia về kinh tế và thống kê để xác định các thông tin cần thiết để thu thập dữ liệu nghiên cứu.

- Bước 2: Dựa vào tổng quan nghiên cứu mô tả các biến nghiên trong mô hình và kết quả của bước phỏng vấn chuyên sâu với chuyên gia, tác giả lập nên Phiếu khảo


sát. Đầu tiên, tác giả đã xây dựng Phiếu khảo sát dựa trên tài liệu tác giả đã đọc được từ luận án trong nước và nước ngoài cũng như tài liệu hướng dẫn GRI để lấy thông tin về TNXH. Tuy nhiên, thang đo về TNXH và TQHĐ khá nhiều nên nếu thiết kế theo từng câu hỏi và từng loại thang đo khác nhau sẽ khiến cho người trả lời gặp khó khăn. Tác giả đã phỏng vấn chuyên gia về định lượng, có nhiều nghiên cứu thực tế về bản hỏi để thiết kế lại Phiếu khảo sát phù hợp và ngắn gọn hơn (Xem Phụ lục 6). Việc rà soát, chỉnh sửa này được tiến hành nhiều lần trong khoảng thời gian 6 tháng cho đến khi hình thành được Phiếu khảo sát lần thứ nhất.

- Bước 3: Sau khi hoàn chỉnh Phiếu khảo sát lần thứ nhất, tác giả tiến hành phỏng vấn các chuyên gia đã nghiên cứu, có nhiều hiểu biết hoặc có tìm hiểu thực tế về TNXH và TQHĐ để tiến hành sửa Phiếu khảo sát lần thứ nhất.

- Bước 4: Phiếu khảo sát sau khi chỉnh sửa lần thứ nhất được gửi 12 người mà tác giả đã phỏng vấn ở giai đoạn trước (Danh sách ở Phụ lục 9) và tiến hành phỏng vấn chuyên sâu một số doanh nghiệp ở Đà Nẵng để trao đổi về sự phù hợp của Phiếu khảo sát, khả năng trả lời của người hỏi, sự phù hợp với thực tế, sự hợp lý của thang đo, sự dễ hiểu của từ ngữ diễn giải các nội dung. Tiếp theo, tác giả tiến hành phỏng vấn chuyên sâu để xác định sự phù hợp của thang đo đối với trường hợp của các doanh nghiệp ở Việt Nam và tính khả thi của mô hình nghiên cứu. Nhằm mục tiêu khám phá các chỉ tiêu đánh giá TQHĐ, các nội dung thể hiện TNXH của doanh nghiệp, những lợi ích doanh nghiệp đạt được khi thực hiện TNXH. Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu cụ thể là phỏng vấn bán cấu trúc. Nội dung phỏng vấn có thể theo từng ý như trong Phiếu khảo sát và doanh nghiệp có thể trả lời thêm những ý kiến “mở” liên quan đến TNXH mà doanh nghiệp thực hiện và TQHĐ mà doanh nghiệp đang đánh giá. Đây là phương pháp phổ biến và phù hợp đối với những nghiên cứu nhằm mục đích khám phá (Đặng Văn Thắng, 2012). Đồng thời, phương pháp phỏng vấn chuyên sâu giúp tác giả hiểu được suy nghĩ của người được phỏng vấn, làm sáng tỏ hơn vấn đề cần thu thập thông tin. Hơn thế nữa, tác giả mong muốn hiệu chỉnh thang đo, nội dung đo lường, bảng câu hỏi bắt buộc phải có sự tương tác trực tiếp để cùng trao đổi về từ ngữ, mục đích, mô hình nghiên cứu để bảng hỏi tránh được


những sai sót khi phát trên diện rộng. Trên cơ sở đó, tác giả đã tiến hành sửa Phiếu khảo sát lần thứ hai.

- Bước 5: Sau khi đã chỉnh sửa Phiếu khảo sát lần thứ hai, tác giả đã gửi Phiếu khảo sát cho các chuyên gia am hiểu về TNXH và TQHĐ một lần nữa để kiểm tra tính khả thi, học thuật, khoa học và logic của Phiếu khảo sát. Trên cơ sở các góp ý của chuyên gia, tác giả tiếp tục điều chỉnh để có được Phiếu khảo sát lần thứ ba.

- Bước 6: Cuối cùng, tác giả kiểm tra kỹ lưỡng nội dung, từ ngữ, trình bày logic, đúng tính chất học thuật mà vẫn đảm bảo đầy đủ ngữ nghĩa, đáp ứng mục tiêu nghiên cứu và hoàn thiện Phiếu khảo sát (Phụ lục 8).

Phiếu khảo sát theo bố cục ba phần như sau: Phần 1: Thông tin chung về doanh nghiệp

Phần này bao gồm các thông tin về tên doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh chính, sở hữu nhà nước, sở hữu nước ngoài, năm thành lập (hoặc chính thức đi vào hoạt động), quy mô của doanh nghiệp qua số lượng lao động.

Phần 2: Nhận định của doanh nghiệp về thực hiện TNXH tại đơn vị.

Trong nội dung của phần này, tác giả khảo sát các thông tin về việc thực hiện TNXH của doanh nghiệp theo 3 nội dung: Kinh tế, xã hội, môi trường. Các hoạt động/chính sách thể hiện TNXH được đánh giá trong giai đoạn từ năm 2017 – 2019.

Phần 3: Đánh giá của doanh nghiệp về thành quả hoạt động của đơn vị Thành quả hoạt động được đánh giá theo 4 khía cạnh: học hỏi và phát triển,

quy trình nội bộ, khách hàng và tài chính.

Để tạo cảm giác thoải mái và trả lời được chính xác nội dung của các câu hỏi liên quan đến việc thực hiện TNXH và TQHĐ của doanh nghiệp, nhờ đó đảm bảo được tính tin cậy của dữ liệu thu thập, tác giả đã chuyển các ý thông tin của từng chỉ mục trong từng nội dung cần hỏi thành các phát biểu về nhận định hoặc đánh giá. Người trả lời lựa chọn vào mức độ phù hợp theo thang đo 5 mức độ từ 1 đến 5. Cụ thể:

1: Hoàn toàn không đồng ý


- Các khía cạnh TNXH: hoàn toàn không biết đến và không thực hiện hoạt động thể hiện TNXH trong giai đoạn 2017 – 2019

- Các khía cạnh TQHĐ: thành quả hoạt động giảm mạnh liên tục trong giai đoạn 2017 – 2019

2: Không đồng ý

- Các khía cạnh TNXH: có biết đến nhưng không thực hiện những hoạt động thể hiện TNXH trong giai đoạn 2017 – 2019

- Các khía cạnh TQHĐ: thành quả hoạt động có biến động nhưng nhìn chung là giảm trong giai đoạn 2017 – 2019

3: Ý kiến trung lập

- Các khía cạnh TNXH: có biết đến và thực hiện nhưng không thường xuyên những hoạt động thể hiện TNXH trong giai đoạn 2017 – 2019

- Các khía cạnh TQHĐ: thành quả hoạt động không biến động trong giai đoạn 2017 – 2019

4: Đồng ý

- Các khía cạnh TNXH: có biết đến và thực hiện thường xuyên trách nhiệm trong giai đoạn 2017 – 2019

- Các khía cạnh TQHĐ: thành quả hoạt động có biến động nhưng nhìn chung là tăng trong giai đoạn 2017 – 2019

5: Hoàn toàn đồng ý

- Các khía cạnh TNXH: thực hiện thường xuyên và tăng liên tục các hoạt động thể hiện TNXH trong giai đoạn 2017 – 2019

- Các khía cạnh TQHĐ: thành quả hoạt động tăng mạnh liên tục trong giai đoạn 2017 – 2019

2.5. Thu thập dữ liệu

2.5.1. Thu thập dữ liệu sơ cấp bằng bảng câu hỏi

a. Các giai đoạn thu thập dữ liệu

Việc thu thập dữ liệu được thực hiện qua hai giai đoạn chính:


- Giai đoạn thứ nhất: Nghiên cứu sơ bộ với mục đích đánh giá “thử” độ tin cậy của thang đo, nhờ đó cân nhắc và xem xét sự phù hợp của những biến quan sát của từng biến tiềm ẩn cũng như mô hình nghiên cứu tổng thể, làm tiền đề để đưa ra phiếu khảo sát chính thức cho nghiên cứu định lượng chính thức. Đồng thời, qua giai đoạn nghiên cứu sơ bộ, tác giả có thể ghi nhận thêm những góp ý cũng như những đánh giá về câu hỏi, thang đo của Phiếu khảo sát. Đây là cơ sở để có những điều chỉnh phù hợp phục vụ cho giai đoạn thứ hai.

- Giai đoạn thứ hai: Hoàn thiện thang đo để tiến hành khảo sát chính thức, thu thập dữ liệu cho các bước nghiên cứu định lượng tiếp theo. Nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện bằng cách gửi Phiếu khảo sát được tới ban lãnh đạo của doanh nghiệp như giám đốc, trưởng phòng nhân sự, trưởng phòng TNXH, hoặc kế toán trưởng. Sau đó dựa trên dữ liệu thu thập được để tiến hành phân tích dữ liệu định lượng mô hình cấu trúc PLS-SEM bằng phần mềm Smart PLS 3.0 và thực hiện báo cáo kết quả nghiên cứu.

b. Mẫu nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu sơ bộ

Để tiến hành nghiên cứu sơ bộ, tác giả đã tiến hành khảo sát 50 doanh nghiệp để lấy dữ liệu cho nghiên cứu sơ bộ (pilot study).

Phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu định lượng sơ bộ: là phương pháp chọn mẫu phi xác suất, cụ thể là lấy mẫu theo mầm (snow-ball) và lấy mẫu thuận tiện để thuận lợi cho việc lấy mẫu nhanh, có kết quả phân tích để kiểm định sự phù hợp của thang đo.

Hình thức lấy phiếu khảo sát ở giai đoạn nghiên cứu sơ bộ: Vì mục đích của giai đoạn này là kiểm tra tính tin cậy, khả thi của Phiếu khảo sát. Đồng thời để thời gian thu thập dữ liệu được tiến hành nhanh nên tác giả lựa chọn hình thức khảo sát phát phiếu trực tiếp hoặc phỏng vấn qua điện thoại để dữ liệu thu thập đảm bảo tính tin cậy nhiều hơn.

Đối tượng phỏng vấn ở giai đoạn nghiên cứu sơ bộ: thông qua sự giới thiệu của các chuyên gia, các nhà quản lý doanh nghiệp. Tác giả đã liên hệ để phỏng vấn

Xem tất cả 279 trang.

Ngày đăng: 15/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí