Kết Quả Thống Kê Mô Tả Của Các Biến Tnxh Ở Khía Cạnh Xã Hội


thống nhất với kết quả nghiên cứu về TNXH dựa trên đánh giá mức độ công bố thông tin của doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán của Võ Văn Cương (2021).

Bên cạnh đó, trách nhiệm đối với cộng đồng được đa số các doanh nghiệp thực hiện vì đây là nội dung cơ bản của TNXH XH9 – Tham gia vào các hoạt động cộng đồng. Tuy nhiên, mức độ quan tâm của các doanh nghiệp có sự khác nhau phụ thuộc vào quy mô của công ty. Ở các doanh nghiệp có quy mô lớn, các hoạt động này được xem như là cách đóng góp và thể hiện TNXH rất quan trọng, tạo nên bản sắc, văn hoá của doanh nghiệp (Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam, Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang,…). Trong khi đó, một số doanh nghiệp lại xem đây là một trong những hoạt động của Tổ chức công đoàn.

Bảng 3.1. Kết quả thống kê mô tả của các biến TNXH ở khía cạnh xã hội


Mã hoá

Giá trị trung

bình

Giá trị trung

vị

Giá trị

nhỏ nhất

Giá trị

lớn nhất

Độ lệch

chuẩn

XH1

4.432

5

3

5

0.691

XH2

4.402

5

3

5

0.709

XH3

4.327

4

2

5

0.720

XH4

4.345

5

2

5

0.760

XH5

4.432

5

2

5

0.691

XH6

4.190

4

2

5

0.732

XH7

4.455

5

2

5

0.667

XH8

3.899

4

1

5

0.850

XH9

4.167

4

2

5

0.619

XH10

3.896

4

1

5

0.774

XH11

3.893

4

1

5

0.760

XH12

4.211

4

3

5

0.622

XH13

4.193

4

2

5

0.651

XH14

4.217

4

3

5

0.644

XH15

4.190

4

3

5

0.668

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 279 trang tài liệu này.

Nghiên cứu về tác động của trách nhiệm xã hội đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp ở Việt Nam - 15

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Ở nội dung TNXH đối với khách hàng, doanh nghiệp đều đánh giá khá đồng ý với những quy định này thể hiện qua giá trị trung bình đều cao hơn 4 của cả 3 biến quan sát XH12, XH13, XH14 (Tỉ lệ trả lời khảo sát không có mức 1 và mức 2). Cụ


thể, XH12 – Tuân thủ các quy định về đảm bảo sức khỏe và an toàn cho khách hàng, một số các doanh nghiệp đã ứng dụng công nghệ hiện đại, áp dụng các tiêu chuẩn quản lý quốc tế như FSSC22000, ISO22000, BRC, IFS… (Theo Báo cáo phát triển bền vững Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam). Đối với tiêu chí XH13 – Quy định về truyền thông tiếp thị, đảm bảo các yêu cầu đối với thông tin nhãn hiệu của sản phẩm/dịch vụ thể hiện sự tuân thủ pháp luật về thương mại, quảng cáo và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Các doanh nghiệp nhìn chung đảm bảo thực hiện tốt TNXH này (32% hoàn toàn đồng ý và 56% đồng ý). Trên thực tế, có một số ngành đặc thù, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người tiêu dùng, nhà nước đã ban hành những quy định bắt buộc tuân thủ như Quy định về ghi nhãn, Luật an toàn thực phẩm… Việc thực hiện nghiêm túc các quy định về truyền thông, tiếp thị sản phẩm không chỉ nhằm tuân thủ luật pháp mà đây còn thể hiện cam kết của doanh nghiệp về vấn đề minh bạch thông tin, kinh doanh có trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm cao nhất với vấn đề an toàn và sức khỏe cho khách hàng (Theo Báo cáo Phát triển bền vững Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang). Theo đó, ở nội dung thể hiện sự tuân thủ luật pháp về kinh tế và xã hội (XH15) đạt mức độ khá cao thể hiện qua giá trị trung bình là 4.19 cho thấy các doanh nghiệp ở Việt Nam luôn đặt tiêu chí tuân thủ pháp luật lên hàng đầu. Ngoài ra, XH14 – Đảm bảo quyền bảo mật thông tin khách hàng được một số doanh nghiệp thực hiện tốt việc tuân thủ những quy định pháp luật về an toàn thông tin về Bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư cho khách hàng; vận hành an toàn trong không gian mạng, ngăn chặn hành vi trộm cắp, thất thoát tiết lộ quyền tài sản trí tuệ và bí mật kinh doanh; Quản lý an toàn thông tin theo tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế như ISO 27001 – Hệ thống quản lý an ninh thông tin (Theo Báo cáo Phát triển bền vững Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam – Vinamilk), OWASP, SANS, BSIMM… tăng cuờng ý thức và trách nhiệm tuân thủ bảo vệ an toàn thông tin của nhân viên (Theo Báo cáo Phát triển bền vững Tập đoàn Bảo Việt).

Ngoài ra, XH5 – không phân biệt đối xử đối với người lao động, khách hàng, nhà cung cấp XH7 – không sử dụng lao động trẻ em hoặc có hành động cưỡng


bức người lao động đạt tỉ lệ rất đồng ý ở mức độ cao (tương ứng trên 56%) cho thấy các doanh nghiệp quan tâm lớn đến việc không phân biệt đối xử.

Một số nội dung khác như quan tâm đến phòng tránh bạo lực (XH8) hay đóng góp cho hệ thống chính trị (XH11) có giá trị trung bình khá thấp là 3.893 cho thấy doanh nghiệp chưa quan tâm nhiều đến vấn đề này. Nếu như ở các doanh nghiệp nhà nước, đây được xem là một trong những trách nhiệm quan trọng thì các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước lại không chú trọng đến hoạt động góp ý cho các văn bản pháp luật. Ngoài ra, doanh nghiệp lớn chủ động tham gia hoàn thiện hệ thống pháp luật ngành liên quan, tham gia và đóng góp ý kiến tại các hội thảo, tiên phong trong việc áp dụng, cập nhật các quy định của Nhà nước (Theo Báo cáo phát triển bền vững Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam). Đưa ra những ý kiến về khó khăn doanh nghiệp gặp phải trong quá trình thực thi các chính sách, quy định của pháp luật; tham gia các hội nghị, hội thảo về lĩnh vực Y tế, thuế, … do Chính phủ, các Bộ Ban Ngành tổ chức; tham gia các tổ chức, hiệp hội liên quan (Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang).

Trong khi đó, XH4, XH10, XH11 có một tỉ lệ nhỏ các doanh nghiệp không đồng ý với thực hiện trách nhiệm này. Ở Việt Nam, vấn đề về đảm bảo quyền lợi công bằng cho phụ nữ ngày càng được quan tâm, tuy nhiên mức độ quan tâm của các doanh nghiệp còn phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề. Như số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam thể hiện trong Sách Trắng năm 2020, tỉ lệ lao động nữ 46.3% của cả nước cho thấy số lao động nữ bình quân vẫn thấp hơn lao động nam Phụ lục 17.

Những nội dung khác như quyền con người chưa thực sự cần thiết và ảnh hưởng đến người lao động nên không cấp thiết phải đảm bảo thể hiện qua giá trị trung bình chưa cao (XH8, XH10, XH11).

3.1.2. Trách nhiệm xã hội ở khía cạnh môi trường của doanh nghiệp Việt Nam

Các nội dung về TNXH ở khía cạnh môi trường được trình bày trong Bảng

3.2. Kết quả nghiên cứu thống kê mô tả được trích xuất từ phần mềm Smart PLS 3.0.


Kết quả thống kê mô tả của các biến quan sát phản ánh TNXH ở khía cạnh môi trường cho thấy doanh nghiệp quan tâm thực hiện trách nhiệm tuân thủ pháp luật môi trường (MT5) là cao nhất vì đây là quy định pháp luật nên các doanh nghiệp phải thực hiện đúng. Đối với các trách nhiệm về thực hiện tiết kiệm nguyên liệu và năng lượng (MT1, MT2) thì ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, hoạt động của doanh nghiệp nên mức độ quan tâm cũng đáng kể. Tuy nhiên, những nội dung về đánh giá nhà cung cấp ở khía cạnh môi trường (MT4), khí phát thải (MT3) chưa được chú trọng thực hiện.

Bảng 3.2. Kết quả thống kê mô tả của các biến TNXH ở khía cạnh môi trường



Mã hoá

Giá trị trung bình

Giá trị trung vị

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

Độ lệch chuẩn

MT1

4.256

4

3

5

0.577

MT2

4.140

4

3

5

0.563

MT3

3.938

4

2

5

0.676

MT4

3.699

4

1

5

0.745

MT5

4.461

5

3

5

0.714

Nguồn: Tính toán của tác giả

Tỉ lệ trả lời phiếu khảo sát cho thấy có 60% hoàn toàn đồng ý với việc đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về môi trường cho thấy đây là phần trách nhiệm được doanh nghiệp quan tâm thực hiện (MT5). Hiện nay pháp luật Việt Nam điều chỉnh các vấn đề về môi trường khá đầy đủ cả nội dung và hình thức, điều chỉnh tương đối chặt chẽ các thành tố tạo nên môi trường, tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức thực hiện công tác bảo vệ môi trường theo Luật Bảo vệ tài nguyên và môi trường (Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang).

Tiếp theo là những trách nhiệm về việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên (MT1) hoặc kiểm soát năng lượng (MT2) được doanh nghiệp chú trọng. Đối với các công ty sản xuất công nghiệp, sử dụng các sản phẩm tái chế để đóng gói hoặc chủ động lựa chọn các nguồn nguyên liệu thân thiện với môi trường. Chẳng hạn, về nguồn nguyên liệu sử dụng, Tập đoàn Novaland ứng dụng các loại vật liệu mới thân thiện với môi trường, mang lại giá trị bền vững trong các công trình xây dựng (Ví dụ: vật liệu gạch


nhẹ, gạch không nung, gạch nhẹ ốp tường thay thế gạch nung truyền thống và giúp giảm tiêu hao năng lượng của gạch nung). Các trường hợp khác như Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang sử dụng túi giấy, thân thiện môi trường thay cho túi nilon. Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam – Vinamilk đầu tư vào công nghệ thân thiện với môi trường như các sản phẩm từ hữu cơ (Organic), hoặc thực hiện giảm thiểu lượng nhựa sử dụng qua cách tiếp cận 3R – Giảm thiểu (Reduce), Tái sử dụng (Reuse), tái chế (Recycle). Ở những công ty dịch vụ và thương mại, các vật liệu thiên nhiên được đưa vào quá trình hoạt động, quản lý doanh nghiệp như tái sử dụng các loại văn phòng phẩm bằng nhựa (Theo Báo cáo phát triển bền vững Tập đoàn Bảo Việt). Trong nông nghiệp, phế thải nông nghiệp là một nguồn rác thải khổng lồ và sẽ gây ra tác động lớn đến cộng đồng nếu không có biện pháp xử lý phù hợp. Ví dụ trường hợp Công ty Cổ phần Tập đoàn PAN, hiện các nguồn phế thải nông nghiệp chính của các công ty đều đã có giải pháp tận dụng như sử dụng trấu, vỏ điều làm nhiên liệu hoặc phân bón, thân cây, bùn thải nuôi cá để ủ phân compost, đầu, vỏ tôm, ruột, xương cá, xác mắm… là nguồn sản xuất thức ăn chăn nuôi hoặc phân bón, hướng tới kiểm soát tốt nguồn phế thải này ngay từ chuỗi cung ứng để góp phần giảm chất thải và phát thải khí CO2 ra môi trường.

Vấn đề tiết kiệm năng lượng tiêu thụ là quan trọng đối với các công ty thuộc ngành công nghiệp sản xuất vì đây là một trong những khoản chi phí sản xuất trực tiếp. Doanh nghiệp xác định kế hoạch thực hiện mục tiêu tiết kiệm năng lượng theo định hướng phát triển của doanh nghiệp. Ví dụ trường hợp của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam luôn duy trì và cải tiến liên tục một cách có hiệu quả hệ thống quản lý sử dụng năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001 trong hoạt động quản lý tại các Nhà máy trực thuộc Vinamilk; Tăng cường quản lý và nâng cao nhận thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho toàn thể nhân viên của Vinamilk; Triển khai các nội dung kiểm toán năng lượng định kỳ 3 năm/ lần cho các nhà máy trực thuộc Vinamilk theo quy định của pháp luật hiện hành có liên quan đến sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Triển khai các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong lĩnh vực chiếu sáng; Đầu tư, xây dựng các mô hình ứng dụng năng lượng mới và năng


lượng tái tạo như biogas, biomass, năng lượng mặt trời, phong điện; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin 4.0 (Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang). Tăng cường công tác truyền thông nội bộ nhằm nâng cao ý thức tiết kiệm năng lượng. Định kỳ bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng. Đẩy mạnh phong trào sáng kiến/ý tưởng về tiết kiệm điện trong toàn thể cán bộ nhân viên. Có bộ phận chuyên trách để quản lý và vận hành có tổ chức, khoa học hệ thống điều hòa không khí trong các nhà xưởng, nhằm giúp mang lại hiệu quả tối ưu nhất về tiết kiệm năng lượng. xây dựng định mức sử dụng năng lượng và thực hành tiết kiệm năng lượng. Triển khai đánh giá tác động môi trường cho tất cả các dự án thực hiện (Tập đoàn Novaland).

Trái lại, việc đánh giá nhà cung cấp bằng tiêu chí môi trường (MT4) chưa được nhiều doanh nghiệp quan tâm thể hiện qua gần 3% không đồng ý với việc thực hiện trách nhiệm này. Đây là hoạt động chủ yếu được thực hiện ở doanh nghiệp quy mô lớn, thực hiện chiến lược TNXH kết hợp với chiến lược kinh doanh, thường đặt ra tiêu chí môi trường khi tiến hành đánh giá, lựa chọn cho các nhà cung cấp như: đảm bảo nguồn cung ứng xanh, sạch, gắn với hữu cơ “organic” (Ví dụ: Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk - Ngành sản xuất thực phẩm), nguyên vật liệu thân thiện với môi trường (Tập đoàn Novaland), các nhà cung cấp dịch vụ tài chính trên “thị trường vốn xanh” (Ví dụ: Tập đoàn Bảo Việt Holiding, Ngân hàng TMCP Phát triển và Đầu tư Việt Nam - Ngành ngân hàng và bảo hiểm)… Trong khi đó, tiêu chí này khá xa lạ, một số doanh nghiệp chỉ quan tâm đến chất lượng của nguyên vật liệu đầu vào nói chung, không đánh giá theo tiêu chí môi trường.

3.1.3. Trách nhiệm xã hội ở khía cạnh kinh tế của doanh nghiệp Việt Nam

Các nội dung về TNXH ở khía cạnh kinh tế được trình bày trong Bảng 3.3.

Kết quả nghiên cứu thống kê mô tả được trích xuất từ phần mềm Smart PLS 3.0.

Trong các nội dung TNXH ở khía cạnh kinh tế, các doanh nghiệp quan tâm đến việc đảm bảo các khoản phải nộp cho nhà nước, mức lương khởi điểm cao hơn mức lương vùng, tạo ra nhiều việc làm cho địa phương và đầu tư cơ sở hạ tầng cho các hoạt động cộng đồng. Điều này thể hiện ở các giá trị trung bình của KT1, KT2, KT3 và KT4 đều lớn hơn 4, trong đó KT1 cao nhất là 4.345 và KT4 thấp nhấp là


4.021. Kết quả cho thấy các doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào những nghĩa vụ về lợi ích kinh tế cho nhà nước, người lao động và cộng đồng. Trong khi đó, những nghĩa vụ khác liên quan đến nhà cung cấp hay môi trường kinh doanh chưa được quan tâm. Gần 50% doanh nghiệp đưa ra ý kiến trung lập về việc ưu tiên lựa chọn nhà cung cấp ở địa phương và nhà cung cấp nữ.

Bảng 3.3. Kết quả thống kê mô tả của các biến TNXH ở khía cạnh kinh tế


Mã hoá

Giá trị trung

bình

Giá trị trung

vị

Giá trị

nhỏ nhất

Giá trị lớn

nhất

Độ lệch

chuẩn

KT1

4.345

4

3

5

0.582

KT2

4.295

4

3

5

0.592

KT3

4.065

4

2

5

0.741

KT4

4.021

4

2

5

0.754

KT5

3.604

4

2

5

0.764

KT6

3.878

4

2

5

0.768

KT7

3.893

4

1

5

0.752

Nguồn: Tính toán của tác giả

Doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm đối với nhà nước thông qua việc tuân thủ và đảm bảo đầy đủ nghĩa vụ về các khoản phải nộp (KT1). Trách nhiệm này được doanh nghiệp Việt Nam thực hiện tốt thể hiện qua giá trị trung bình là 4.345, trung vị là 4 trong đó 94% đồng ý với việc thực hiện trách nhiệm này (40% hoàn toàn đồng ý và 54% đồng ý). Các khoản phải nộp cho nhà nước chủ yếu được thể hiện qua việc nộp thuế. Với những quy định, quản lý chặt chẽ, xử lý vi phạm về thuế của nhà nước, các doanh nghiệp ngày càng nâng cao ý thức thực hiện các nghĩa vụ thuế và đóng góp ngân sách địa phương theo quy định. (Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14). Thực tế, các doanh nghiệp được phép khai thác, tận dụng các chính sách ưu đãi thuế của Nhà nước nhưng tuyệt đối không cố ý trốn thuế. Tuân thủ các quy định về thuế, thuê tư vấn về thuế đối với các dự án lớn, các nghiệp vụ có nghi ngờ phát sinh về thuế, trao đổi thường xuyên với cơ quan thuế về các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động, mời cơ quan thuế tại địa phương thực hiện rà soát tình hình kê khai thuế định kỳ hàng


năm (Theo báo cáo Phát triển bền vững Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, Công ty Sữa Việt Nam, Công ty Cổ phần Tập đoàn PAN).

Việc đóng góp cho cộng đồng trên khía cạnh kinh tế KT3 – Đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng và các dịch vụ hỗ trợ cho cộng đồng phụ thuộc rất nhiều vào tiềm lực kinh tế của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp, tập đoàn lớn xây dựng quỹ lớn để thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho cộng đồng (Theo Báo cáo phát triển bền vững Tập đoàn Novaland, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam, Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang).

Mặt khác, việc “tạo ra nhiều việc làm và đóng góp phát triển kinh tế tại địa phương hoặc quốc gia” (KT4) phụ thuộc nhiều vào quy mô của doanh nghiệp, thông thường các doanh nghiệp có quy mô lớn (số lượng lao động lớn) tạo nhiều việc làm cho người dân địa phương. Ngoài ra, trách nhiệm này còn được đánh giá thông qua khả năng tạo ra việc làm gián tiếp từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Các nội dung về việc lựa chọn nhà cung cấp, phòng chống và xử lý gian lận, tham nhũng, chống độc quyền chưa được chú trọng nhiều thể hiện qua giá trị trung bình đạt ở mức 3. Ở nội dung lựa chọn nhà cung cấp ở địa phương hoặc nhà cung cấp là nữ (KT5) chưa được nhiều doanh nghiệp quan tâm thực hiện vì chủ yếu đối với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp thường ưu tiên sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ vì vậy thường lựa chọn các nhà cung cấp ở địa phương vì đây cũng được xem là một cách để doanh nghiệp tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu. Tuy nhiên, yếu tố nhà cung cấp là nữ ít được cân nhắc hơn. Công ty đảm bảo việc cạnh tranh công bằng, minh bạch giữa các nhà cung ứng, dựa trên lợi ích khách quan cao nhất mà nhà cung ứng đó mang lại cho Công ty trên nguyên tắc hợp tác cùng thịnh vượng. Ưu tiên lựa chọn những nhà cung cấp đáp ứng tốt các yêu cầu về quản lý, tiến độ, tuân thủ pháp luật, cam kết trách nhiệm với môi trường và xã hội (Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang). Ngoài ra, phòng chống và xử lý hành vi gian lận, tham nhũng trong nội bộ tổ chức – KT6 cũng đang được doanh nghiệp quan tâm mặc dù chưa thực sự mạnh mẽ. Chỉ số nhận thức tham nhũng (CPI), được công bố bởi Tổ chức Minh bạch Thế giới, xếp hạng 180 quốc gia và vùng lãnh thổ dựa trên ý kiến đánh giá của các doanh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/03/2023