Nghiên cứu văn bia Phật giáo thế kỷ XVII - XVIII tỉnh Bắc Ninh - 37

Tăng chùa tiến cúng cho Tam bảo gạo, xôi, giao cho bốn Giáp làm 3 cỗ, 12 đấu gạo.

5 sào ruộng, tọa lạc ở Bờ Bãi Khởi, xứ Đội Hạ. Một sào ruộng ở xứ Bờ Khởi, một ruộng ở xứ Lũng Hiệu, một ruộng thu điền ở xứ Đồng Thù. Kỳ trước đã cung tiến 20 quan tiền sử và 1 bia đá; Lần sau cung tiến 10 quan tiền sử.

(Nay), vợ chồng đều song toàn (đều còn sống) cùng ký. Chồng là Nguyễn Khắc Minh, tự Đạo Thống, thụy Lương Công, sinh 17 tháng 12 và ngày giỗ[….]133.

Vợ là Đào Thị Chân, hiệu diệu Tâm, sinh ngày 3 tháng 8 cùng với ngày giỗ[…] với ruộng và tiền giao cho làm lễ vật dâng lên Tam bảo để phụng thờ. Cùng với ngày sinh và ngày giỗ như đã quy định, vợ chồng cùng hưởng, đặt lưu cho thôn trưởng cùng phân cho 4 Giáp, truyền lại muôn đời. Nay về sau này, nếu người nào đó mà cậy quyền tranh đoạt canh tác thì không thể quên được có ngày giỗ này. Kính dâng lên các vị chư Phật, Thánh hiền cùng với 18 vị Long thần, già lam, thực chứng minh, cho nên làm bài kí.

Ngày tốt tháng 3 năm Chính Hòa thứ 7 (1686)

XXIX. TẠO LẬP HẬU PHẬT BI 造立后佛碑, [No: 05202]

Bài văn bia và bài minh ghi ruộng tín thí, cùng lễ vật để thờ Phật (Thí điền cúng nghĩa điền huệ vật vĩnh sự vi Hậu Phật bi tịnh minh).

Thường nghe: Lấy ruộng đất để phụng thờ Phật thực là một việc quan trọng của muôn việc thiện. Việc phụng thờ cha mẹ là đức hạnh đầu tiên trong trăm đức hạnh. Việc làm con không thể chỉ lo cho bản thân mình được vinh

thân. Nay xã Cổ Linh 古靈社, huyện Gia Lâm 嘉林縣, phủ Thuận An 順安府

, là mảnh đất đẹp tươi, linh thiêng sinh ra được người hiền tài, trời ban cho được hợp với tên tuổi, Chính Vương Phủ Nội Cung Tần Đỗ Thị Ngọc Thám

王府内宮嬪杜氏玉探, hiệu Diệu Biện 號妙辨, tuyển được đội nhạc kỹ vào trong Cung, quy y Phật pháp. Sư thông tỏ mọi đường, dạy chúng sinh theo điển lễ, khuôn phép; Thân như cây Bồ đề, tâm trong sáng như tấm gương soi; Thường hay sửa mình, không ngừng nghỉ, không mảy may chút bụi mờ (nguyên



133 Bia này lập khi người cung tiến vẫn còn sống nên ngày mất, ngày giỗ để trống.

văn: Thân như Bồ Đề thụ/ Tâm như minh kính đài; Phất thức mỗi thời thường bất tức; Trần ai chi điểm từ bi nhật 身如菩提樹/心如明鏡薹/拂識每時常不息/塵埃之點慈悲日. Ngày Từ bi không bỏ, tùy theo phương tiện, hoàn cảnh

mà làm việc thiện. Nay theo Chính Cung tu sửa để phụng thờ mẹ cha (vua cha và Hoàng Hậu)134. Khi đó, Hoàng thượng bệ hạ đã khuất, phúc như hà sa, thực nhờ vào thánh chúa sáng suốt như mặt trời cùng thọ mãi với trời đất, thọ mãi với giang sơn cơ đồ, truyền cho việc nuôi dưỡng hiền tài, yêu quý người lành, đời được thái bình, làm phúc mà lập. Nay chùa Thọ Phúc, thôn Đào Hợp, xã Châm Khê, huyện Yên Phong, phủ Từ Sơn, nguyên là chốn cổ tích danh lam,

sơn thủy hữu tình, long hổ đăng đối, trong chùa có Kinh Phật sắc tướng 經佛色

相, Thánh Phật, ở trong có tượng Phật bảo hộ, ở ngoài có Phật bảo hộ cùng làm việc thiện. Trong chùa có đám mây lành, có đàn cầu mưa (Pháp vũ), có thể che trở cho Thánh Phật, thờ Hậu Phật, sau để lại muôn đời. Bà Đỗ Thị Ngọc Thám

杜氏玉探, hiệu Diệu Biện 號妙辦 tiến lập cung tiến gia tài. Đến năm Canh

Dần(1602) đã công đức một nghìn tiền vàng, hưng công làm hành lang, hậu đường, lại tu sửa 2 gian tiền đường và đắp tượng Phật cùng với việc công đức 5 sào ruộng cùng của cải giao cho cùng với thôn Đào Xá cày cấy để thờ Phật. Bản xã trên dưới đội ơn kính báo, tôn lập Chính Vương Phủ Nội Cung Tần Đỗ Thị Ngọc Thám, hiệu diệu Biện làm Hậu Phật, phụng thờ như đã quy định, đến

300 năm sau cùng với cha Mậu Lương Hầu Đỗ Quý Công 茂良候杜貴公 thụy

Phúc Quảng 謚福廣 cùng vợ là Đỗ Quý Thị 杜貴氏 hiệu Diệu San 号妙刊, tổ khảo Tế Sinh Đường Đỗ Công 濟生堂杜公.

XXXX. TÔN PHỤNG TỰ HÚY NHẬT 尊奉寺諱日碑;[No: 05203]

Tự Phúc Thuận 字福順, hiệu Trinh Hạnh 號貞幸, ngoại tổ Nguyễn

Công 阮公 tự Phúc Hướng 字福向, mẹ hiệu Từ Ân 慈恩, Đỗ Thị Hiệu 杜氏校

, hiệu Từ Hiếu 慈孝, Nguyễn Công 阮公 tự Phúc Chân 字福真 hiệu Từ Mẫn

號 慈 敏 cùng làm phụ thực. Bản thôn đối với chư Phật, trước xin có lời thề nên hy vọng đến vạn đời sau, đến ngày giỗ, bốn mùa cúng tế, tuần rằm mồng một,



134 Nguyên văn là “Quân thân”君身;

lấy lòng kính lễ cùng với cùng với trời Phật tịnh độ, cùng với trời đất được dài lâu, tự mình tiến cúng không thiếu, bền ghi vào đá bền để lại mãi mãi.

Minh rằng:


Yên Phong thắng địa Châm Khê danh hương Phạm Cao Quỳnh Tự Phường quý đẹp tươi Sở cầu được ứng

Sở nguyện không sai Họ Đào tốt đẹp

Vận lành đến cho Chỉ có cao quý Tham gia cúng lễ Tự làm Hậu Phật

Phụng thờ mãi mãi Ân huệ của cải

Đặt ruộng nghĩa tình Phật liền tin tưởng Người mãi không quên Ngày lạp thường đến Tế tự giao cho

Rõ ràng muôn năm Cơm gạo hương hỏa Dân yên tế thờ

Thề cùng trời đất Phúc tăng vinh quang Ánh sáng huy hoàng Hà sa tốt đẹp

Mãi cùng trời đất.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 311 trang tài liệu này.

Nghiên cứu văn bia Phật giáo thế kỷ XVII - XVIII tỉnh Bắc Ninh - 37


Ngày 18 tháng 8 hằng năm, thôn trưởng dùng gạo oản để tiến cúng Tam bảo và 2 mâm tiến cúng như đã quy định.

Ngày tốt tháng trọng đông (tháng 11) năm Cảnh Trị thứ 9 (1671).

Thôn Đào Xá, xã Châm Khê, huyện Yên Phong, phủ Từ Sơn, hương trưởng Trình Hữu Quang, Nguyễn Như Xuân, Nguyễn Tiến Thông, Nguyễn Khắc Nhậm, Trình Hữu Vận, Nguyễn Như Tri, Ngô Như Cẩm, Lê Công Chính, Đỗ Trường, Đào Khắc Nhượng, cùng toàn thôn, quan viên hương thôn trưởng trên dưới, lớn bé.

Nguyễn Tích Tường 阮 錫 祥 , xã Kính Chủ, huyện Hiệp Sơn, phủ Kinh

Môn, (khắc bia).

Sư chùa giữ chức Tăng lục ty Nguyễn Quang Xa 僧光車, tự Huệ Bảo 字慧寶, hiệu Phúc Cử 號福擧 (viết chữ).

XXXXI. VÔ ĐỀ 無提

(Mặt sau có bài vị: Tư Hậu Phật Ưu bà di Tống Thị Tự, hiệu diệu Phương

thần vị bi 玆后佛憂婆弥,宋氏儲,號妙芳,神位碑 [No: 05442].

Xã Nga Hoàng 鵝黄社, huyện Quế Dương 桂楊縣, phủ Từ Sơn 慈山府

, đạo Kinh Bắc 京北道, nước Đại Việt 大越國.Nay có Hậu Phật tín vãi Ưu bà

di Tống Thị Trữ 宋 氏 儲 hiệu Diệu Phương 號 妙 芳 , nguyên sinh năm Giáp

Thìn(1664), sinh được ba người con. Tống Thị Trữ, hiệu diệu Phương. Từ rất sớm đã quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, công đức ruộng và tiền, công đức thóc gạo. Nay thấy bản xã bầu làm Hậu Phật, tạo chùa. Bà Tống Thị Trữ giao cho bản xã 1 sào ruộng và 10 quan tiền. Bản xã đến (ngày giỗ của bà) thì tiến hành làm như lễ đã quy định không thể chuyển dịch.

Ngày tốt, tháng giữa đông (Tháng 11) năm Bảo Thái thứ 2 (1721)135.

XXXXII. VÔ ĐỀ 無提 [No: 05444] (Phụng tự Hậu Phật tín vãi Ưu bà di Nguyễn Thị Xuyến hiệu diệu Tiên thần vị 奉祀後佛信娓優婆夷阮氏釧號妙仙神位).

Xã Nga Hoàng 鵝黄社, huyện Quế Dương 桂楊縣, phủ Từ Sơn 慈山府

, đạo Kinh Bắc 京北道, nước Đại Việt 大越國.

Quan viên trên dưới cùng nhau luận bàn bầu Hậu Phật do cung tiến xây dựng hành lang. Thấy bản xã Nguyễn Thị Xuyến 阮氏釧, hiệu Diệu Tiên 號妙仙, có lòng công đức, năng làm việc thiện, bản xã bầu bà Nguyễn Thị

Xuyến,hiệu Diệu Tiên làm Hậu Phật. Nguyễn Thị Xuyến cung tiến cho bản xã 1 sào ruộng và 10 quan tiền, để cho bản xã mua 1 sào ruộng vào chùa cùng với trưởng Giáp canh tác lưu truyền, thờ làm Hậu Phật, như các vị Hậu Phật khác, đời đời không chuyển, cầu nguyện cho Hậu Phật đời đời siêu sinh tịnh độ.

Ngày tốt, tháng 11, năm Bảo Thái thứ 2 (1722).

XXXXIII. HẬU PHẬT BI KÍ 后佛碑記, [No: 05596].

(Bia chùa Cô Tiên, xã Châu Cầu, tổng Đào Viên, huyện Quế Dương)

Chữ hiếu là việc làm tốt trong muôn vạn việc làm tốt, theo đạo có thể biết được trung hiếu. Hai cha mẹ được hưởng bách phúc đến cháu hiền cũng

nhờ vào âm đức. Xã Can Ba 肝葩社, huyện Yên Lãng 安朗縣, phủ Tam Đới


135. Nếu bia này được lập ngay sau khi bà Tống Thị Trữ mất, thì có thể biết được tuổi thọ của bà. Nội dung ghi bà sinh năm Giáp Thìn (1664), đến năm lập bia (giả định năm lập bia cũng chính là năm Bà mất thì bà thọ 57 tuổi. Nếu bà mất ít lâu sau thì mới lập bia thì có thể năm sinh của bà không phải là năm 1664 mà phải là năm Giáp Thìn (1604). Như vậy, chúng tôi có 2 giả thuyết: (Giả thuyết 1: Bà sinh năm Giáp Thìn (1604); Giả thuyết 2: Bà sinh năm Giáp Thìn (1664);

三 帯 府 , đạo Sơn Tây 山 西 道 có Vương Phủ Thị Nội Cung Tần Phạm Thị

Hồng 王府侍内宮嬪范氏洪 hiệu Từ Mẫn 號慈敏, hội ngộ lương duyên với Phúc Điền Quảng Tác 福田廣作. Nay thấy chùa Dạ Ma Cô Tiên 夜厤姑僊寺, núi Châu Việt 邾越山, xã Trâu Cầu 鄒梂社136, huyện Quế Dương 桂楊縣, phủ Từ Sơn 慈山府,đạo Kinh Bắc 京北道 là một danh lam cổ tích, là thắng

cảnh của Chúc Thánh Hoa tràng 祝聖華場, nhân di tích cũ mà sửa chữa mới, khai sáng mở mang tùng lâm thêm quy mô sáng sủa đến nay không ngừng.

XXXXIV. Hậu Phật bi ký 後佛碑記, [No: 23022], chùa Đào Viên 桃園寺

, xã Nguyệt Đức 月德社, huyện Quế Võ 桂武縣, tỉnh Bắc Ninh 北寜省;

Niên đại Chính Hòa 12 (1691).

Kích thước 63 x 103 cm; Số chữ : khoảng 500 chữ, 1 mặt.

Phần lạc khản ghi: Thuận An phủ 順安府, Siêu Loại huyện 超纇縣, [][] xã.... bản thôn Đỗ Văn Độ 杜文度, tự Phúc Thành 字福成 cùng vợ là Thị

Đổ 氏 堵 cùng mọi người trong xã bỏ tiền ra xây dựng chùa. Bản thân ông bà cúng hậu cho hiển khảo.

Bia nhầm âm đọc137.

Bài minh dài 24 câu có đoạn: Nguyên văn chữ Hán:

越京勝處

安類縣郞

顯梂之社

古跡靈光

Việt Kinh thắng địa

An Loại huyện Lang

Hiển Cầu chi xã

Cổ tích linh quang

Thắng cảnh Kinh Bắc nước Đại Việt

Huyện Siêu Loại, phủ Thuận An

Tên xã là Hiển Cầu

Là cổ tích danh lam, linh thiêng

Phiên âm Dịch nghĩa:



136Nguyên văn bia viết là: Xã Trâu Cầu 鄒梂社,nhưng các văn bản muộn viết bằng tiếng Việt sau này và người dân vẫn đọc/viết là: Châu Cầu.

137 Đỗ Văn Độ tự Phúc Độ, Đỗ Thị [][] hiệu Diệu Nhất, cần kiệm ư gia, bất tích phí tài, tu đương bố

chí, ngộ lý, xã chi hậu, tiên phát gia, kí cấp điền, đồng tiền, trì... (Đỗ Văn Độ, tự Phúc Độ, vợ Đỗ Thị [][], hiệu Diệu Nhất, tính tình cần kiệm, không tiếc của cải, bố thí, gặp làng xã, ban đầu bỏ ra ruộng,

tiền, ao... (Ở đây viết: 不惜財须當布志遇里社.... đã nhầm âm đọc “bố thí” thành “bố chí”.

Lạc khoản ghi: Lê triều Chính Hòa vạn vạn niên chi thập nhị, mạnh xuân, cốc nhật tạo bi, xã chính Dương Hữu An 陽有安 (ký).

XXXXV. Trùng tu linh Quang tự bi 重修灵光寺碑, [No: 23023]

Kích thước 44 x 55 cm; 2 mặt, mặt trước mờ mất nhiều dòng; Lạc khoản:

Trùng tu Linh Quang tự bi ký.

Cái văn: Phật [][] Thánh nhân dã. Duy Đại giác chí sĩ giả, tôn năng chi, tứ chúng, lục đạo [] yên.

Kinh Bắc đạo, Thuận An phủ, Siêu Loại huyện, Đề Cầu xã, tín chủ Đỗ Thị Ngôn cung tiến nhị khoảnh điền…(Từng nghe: Phật, Thánh cũng là người đấy. Duy có Đại Giác chí sĩ được mọi người suy tôn, là người cùng với Tứ chúng (Tăng, ni, cư sĩ, Phật tử - Nd chú), am hiểu được sáu nẻo138 luân hồi vậy.

Tín chủ Đỗ Thị Ngôn, xã Đề Cầu, huyện Siêu Loại, phủ Thuận An, đạo Kinh Bắc cung tiến 2 thửa ruộng)…

Phần cuối là bài minh gồm 16 câu, có 4 câu mở đầu giống hệt 4 câu mở đầu của bài minh trong bia [No: 23022]:

越京勝處

安類縣郞顯梂之社

古跡靈光

女工奮志

修福兼當夫寄佛後

妾乃遭康

Phiên âm:


Việt Kinh thắng địa An loại huyện Lang Hiển Cầu chi xã

Cổ tích linh quang

Nữ công phấn chí Tu phúc kiêm đương Phu ký Phật hậu

Thiếp nãi tao khang

Dịch nghĩa:


Kinh Bắc là thắng địa nước Việt Huyện Siêu loại, Phủ Thuận An Tên xã của bà là Hiển Cầu

Chùa Linh Quang là chốn cổ tích

Tuy là nữ nhân nhưng có chí lớn Tu sửa đức để gánh vác công việc

Cùng với chồng cung tiến làm Hậu Phật Tình nghĩa tao khang vợ chồng)[…]


138 Lục đạo là 6 nơi ở của chúng sinh trong vòng luân hồi: Cõi trời, cõi người, cõi Atula, cõi súc sinh, cõi quỷ đói, cõi địa ngục. Phật giáo cho rằng, tất cả chúng sinh chưa được giải thoát, dưới sự thúc đẩy của nghiệp lực đều phải lưu chuyển sinh tử trong Lục đạo.

Phần cuối ghi: Ngày tốt, tiết đông, năm Bính Dần niên hiệu Chính Hoà (1686).

Thích hiệu Tỳ kheo Chân Ngôn 真言 (soạn).

Bản xã, Xã quan Dương Văn An 陽文安 (viết bia). Bản xã Thiền tăng, hiệu Đại Hùng tụng trì 誦持.

XXXXVI. Các chung nhất tòa 閣 鍾 壹 座 , [No: 23371], (Mặt sau), kích thước 58 x 92 cm; 2 mặt, mỗi mặt khoảng 300 chữ, rõ nét; Hưng công thủy

tạo 興功始造 [No: 23370], kích thước 58 x 92 cm, (Mặt trước).

Lạc khoản ghi: Từ Sơn Phủ, Yên Phong huyện, Nguyễn Xá xã, Đông Lương thôn, Linh Quang tự vô hữu các chung, chí ư Giáp Thân niên, Thiện

sĩ Đỗ Chiêu Hiền 杜昭賢, tự Huyền Đạt 玄達 cùng với vợ là Nguyễn Thị

Gián 阮氏諫, hiệu diệu Trí, xây dựng gác chuông tiếp theo ghi danh sách 107 người, trong đó có nhiều người ở các địa phương khác: Sơn Nam xứ, Ứng Thiên phủ, Thanh Oai huyện; Hải Đông huyện, Hóa Phong phủ, Yên Quyết xã; Huyện Thanh Miện, phủ Nam Sách...

XXXXVII. Phúc đức bi kí; [No: 23373]; kích thước: 48 x 80 cm; Lạc khoản ghi: Từ Sơn phủ, Yên Phong huyện, Nguyễn Xá xã

Nội dung ghi về việc xây dựng và sơn các tòa, đến ngày 11/3/ Đinh Sửu thì hoàn thành, có sự hưng công của Chính phủ Cung tần lương nhân Nguyễn Thị Thái và nhiều người khác

Niên đại, ngày 1 tháng 4 năm Cảnh Hưng thứ 18 (1757)

XXXXVIII. Hậu Phật bia; 後佛 碑記, [No: 23332], kích thước 41 x 61cm; Địa điểm: Chùa Thiên Khánh, thôn Chân Lạc, Xã: Dũng Liệt, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

Dòng đầu ghi: Chân Đản xã vi lập Hậu Phật bi 真誕社為立後佛碑.

Từng nghe, bia ghi để lại là còn mãi đấy. Cho nên để ghi khắc công đức, thành tích và sự việc đẻ lại đến vô cùng. Nay bản xã phụ nữ là Nguyễn Thọ Nên hiệu diệu Đạo cùng với Phụ nữ Nguyễn Thị Tiễu hiệu diệu Duyên

nghiệp theo việc thiện 本社婦女阮氏 nên 号妙道與婦女阮氏勦号妙緣業

從善.Phần sau ghi vị trí thửa ruộng cung tiến.

Niên đại bia ghi: Cảnh Hưng thập nhị niên, tuế tại Ngọ nguyệt, tại thời cốc nhật ký

景興拾二年歲在[]午月在良穀日記.

XXXIX. Thiệu Khánh thiền tự 紹慶禪寺, [No: 23336], kích thước: 46 x 75 cm.

Địa chỉ: chùa Thiên Khánh, thôn Chân Lạc, xã Dũng Liệt, huyện Yên Phong

- Bài mở đầu có khác:


卓冠千古

帝道遐昌皇圖鞏固

睿弄千春

育明百度

天日光增輪轉持障

涉輻捐恩


Phiên âm:

Trác quán thiên cổ Đế đạo hà xương Hoàng đồ củng cố

Duệ lộng thiên xuân

Dục minh bách độ Phật nhật quang tăng

Luân chuyển trì chướng Thiệp bức quyên ân


Dịch nghĩa:


Vòi vọi ngàn năm Đế đạo thịnh vượng Cơ đồ bền vững

Để lại muôn năm

Muốn cho rực rỡ Ngày Phật sáng thêm

Luân chuyển quay quanh Vượt lên hết thảy


稽首三有四恩九玄七祖六道三途四生有抱誠含灵均超浄土同同效敘銘已竟所有正因助緣檀越檀那四眾姓名開陳于后.

Niên đại: Hoàng triều Vĩnh Thịnh thập nhị niên cửu nguyệt thập lục nhật.

L. Hương đài 香 臺 (4 mặt): Sùng Khánh tự: [No: 03384]; mặt 2: Tam bảo [No: 23385]; mặt 3: Thiên đài [No: 23386] ; Mặt 4 [Vô đề, No: 03387]; kích thước 24 x 107 cm, chùa Sùng Khánh, thôn Đông Xuyên, xã Đông Tiến, huyện Yên Phong, Bắc Ninh.

Nội dung tấm bia cho biết ngày 27 tháng giêng năm Kỷ Tỵ niên hiệu Chính Hòa 10 (1689) tu tạo gác chuông đến ngày 21 tháng 8 năm Tân Mùi (1691) thì hoàn thành. Qua nội dung chuông cho biết tên thông Đông Xuyên Tk

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/12/2022