Quyền của người bào chữa từ thực tiễn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh - 11

KẾT LUẬN

Quyền của NBC và đảm bảo quyền của NBC trong giải quyết vụ án hình sự là một vấn đề rất quan trọng, bởi lẽ NBC đại diện cho người bị buộc tội thực hiện quyền bào chữa đây chính là quyền cơ bản của công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật TTHS.

Pháp luật TTHS nước ta về quyền của NBC ngày càng được hoàn thiện. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật vẫn còn nhiều điểm chưa phù hợp. Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử còn nhiều hạn chế trong thực hiện quyền của NBC khi tham gia tố tụng. Những bất cập, hạn chế về thực hiện quyền của NBC do nhiều nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

BLTTHS năm 2015 đã bổ sung thêm một số quyền cho NBC, bảo đảm hơn cho chức năng gỡ tội của mình. Từ những nghiên cứu các vấn đề lý luận xung quanh quyền của NBC, các quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn thực hiện các quy định này trên tế, luận văn đã thực hiện được:

Thứ nhất, làm rò các vấn đề lý luận về quyền của NBC, phân tích các đặc điểm và ý nghĩa của việc quy định các quyền này cho NBC trong TTHS. Trên cơ sở phân tích các quy định của pháp luật để chỉ ra bản chất thật sự về thực hiện quyền của NBC trong hoạt động tố tụng. Tác giả nhận thấy khi quyền của NBC được mở rộng và bảo đảm thực hiện các quyền này trong thực tiễn tố tụng sẽ mang lại những kết quả tích cực, khả quan với yêu cầu tăng cường tính tranh tụng và đảm bảo quyền con người trong tư pháp hình sự hiện nay. Ngoài ra, thông qua việc nghiên cứu pháp luật một số nước quy định quyền của NBC, tác giả có những tiếp thu, học hỏi những ưu điểm trong lập pháp, qua đó có những kiến nghị để hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam.

Thứ hai, phần nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về quyền của NBC cũng như thực tiễn thực hiện các quyền đó vào hoạt động tranh tụng của NBC, luận văn đã khái quát những kết quả về thực hiện quyền của NBC thông qua các báo cáo, đánh giá của Liên đoàn luật sư, từ những phản ánh của dư luận và của chính những luật sư khi thực hiện quyền bào chữa; Phân tích các quy định của pháp luật TTHS hiện hành về quyền của NBC; Nêu lên những hạn

chế, vướng mắc trong thực hiện quyền của NBC; Nguyên nhân của những hạn chế khi thực hiện quyền của NBC xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ các quy định của pháp luật; có nguyên nhân từ nhận thức, tổ chức và con người.

Thứ ba, từ việc phân tích lý luận về quyền của NBC và thực hiện quyền của NBC trong thực tiễn, luận văn đã đúc kết được những vấn đề cần hoàn thiện cũng như các giải pháp thực hiện để đảm bảo quyền của NBC. Luận văn đã đưa ra những yêu cầu về hoàn thiện pháp luật, các đề xuất cụ thể và các cơ chế đảm bảo cho quyền của NBC được thực hiện có hiệu quả. Nội dung các các kiến nghị mục đích là làm rò hơn các quyền mà NBC được hưởng theo quy định của pháp luật; Quy định rò trách nhiệm của các CQTHTT, NTHTT, các cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến hoạt động của NBC có hành vi cố tình ngăn cản NBC thực hiện quyền của mình; Làm rò một số quy định còn chưa rò nghĩa, mang tính chất định tính và một số biện pháp khác nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện quyền của NBC trong hoạt động tố tụng không chỉ đơn thuần là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội, mà còn giúp CQTHTT nhận định đúng đắn, khách quan, toàn diện về vụ án và người phạm tội để xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, góp phần đưa pháp luật tiệm cận công lý, đưa tinh thần nhân đạo, tính công bằng của Nhà nước và pháp luật trở thành hiện thực. Do vậy khi tiến hành các hoạt động tố tụng, các CQTHTT, NTHTT phải quán triệt tư tưởng tôn trọng quyền bào chữa của người bị buộc tội, đặt sự phản biện của bên bào chữa song song với nhiệm vụ buộc tội và xét xử để nâng cao hiệu quả xét xử vụ án hình sự, tránh được những sai lầm đáng tiếc, bảo vệ tốt nhất quyền con người, quyền công dân.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

A. Nghị Quyết của Bộ Chính trị

1. Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về “chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”;

Quyền của người bào chữa từ thực tiễn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh - 11

2. Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về “một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”.

B. Danh mục văn bản pháp luật Quốc tế

3. Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế năm 1948;

4. Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966;

5. Công ước chống tra tấn và các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm năm 1948;

6. Bộ luật Tố tụng hình sự Trung Quốc;

7. Bộ luật Tố tụng hình sự CHLB Đức;

C. Danh mục văn bản pháp luật

8. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013;

9. Bộ luật Hình sự năm 1999 (Luật số 15/1999/QH10) ngày 21/12/1999;

10. Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 (Luật số 12/2017/QH14) ngày 20/6/2017;

11. Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 1988 (Luật số 7-LCT/HĐNN8) ngày 28/6/1988;

12. Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 (Luật số 19/2003/QH11) ngày 26/11/2003;

13. Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 (Luật số 101/2015/QH13) ngày 27/11/2015;

14. Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 (Luật số 99/2015/QH13) ngày 26/11/2015;

15. Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân năm 2014 (Luật số 63/2014/QH13) ngày 24/11/2014;

16. Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 (Luật số 63/2014/QH13) ngày 24/11/2014;

17. Luật luật sư sửa đổi năm 2012 (Luật số 20/2012/QH13) ngày 20/11/2012;

18. Luật trợ giúp pháp lý 2017 (Luật số 11/2017/QH14) ngày 20/6/2017;

19. Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 (Luật số 94/2015/QH13) ngày 25/11/2015;

20. Nghị định số 89/1998/NĐ-CP ngày 07/11/1998 của Chính phủ ban hành Quy chế về tạm giữ, tạm giam;

21. Thông tư số 70/2011/TT-BCA của Bộ Công an ngày 10/10/2011 quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự liên liên quan đến việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự;

22. Thông tư liên tịch số 01/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 23/01/2018 quy định về quan hệ phối hợp giữa cơ sở giam giữ với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và viện kiểm sát có thẩm quyền kiểm sát quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam;

23. Thông tư số 46/2019/TT-BCA ngày 10/10/2019 quy định trách nhiệm của lực lượng công an nhân dân trong việc thực hiện các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 liên quan đến bảo đảm quyền bào chữa của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc theo quyết định truy nã, người bị tạm giữ, bị can; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố;

24. Thông tư liên tịch số 03/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP ngày 01/2/2018 giữa Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Quốc phòng hướng dẫn về trình tự, thủ tục thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh, sử dụng, bảo quản, lưu trữ kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử;

25. Thông tư số 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 21/12/2018 về phối hợp thực hiện một số quy định của BLTTHS về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi;

26. Thông tư số 01/2006/TT-BCA (C11), ngày 12/01/2006 Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Điều 35 BLTTHS năm 2003;

27. Báo cáo của Ủy ban quốc gia về quyền có người bào chữa, tháng 4/2009;

28. Báo cáo tổng kết của Liên đoàn luật sư Việt Nam ngày 23/4/2015;

D. Danh mục các tài liệu tham khảo

29. Nguyễn Ngọc Anh, Phan Trung Hoài (2018), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Nxb Chính trị Quốc gia;

30. Trần Văn Bảy (2000), Người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh;

31. Bộ Công an (2018), Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, Nhà xuất bản CAND;

32. Chương trình đối tác tư pháp (2012), Những mô hình tố tụng hình sự điển hình trên thế giới, Nxb Hồng Đức, Hà Nội;

33. Chương trình phát triển Liên hợp quốc (2010), Báo cáo về quyền bào chữa trong pháp luật hình sự và thực tiễn tại Việt Nam;

34. Lê Huỳnh Tấn Duy (2017), “Bảo đảm hoạt động của người bào chữa ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (Số 1);

35. Phạm Minh Hải (2013), Sự có mặt của người bào chữa tại phiên toà – Lý luận và thực tiễn, Khoá luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh;

36. Phan Trung Hoài (2016), Những điểm mới về chế định bào chữa trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, sách chuyên khảo, Nxb Chính trị Quốc Gia;

37. Nguyễn Mạnh Hùng (2006), Thuật ngữ pháp lý, Tập II, Nxb Chính trị Quốc gia;

38. Hoàng Văn Hướng (2017), “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thu thập, sử dụng chứng cứ của luật sư bào chữa theo quy định của BLTTHS năm 2015”, Tạp chí Nghề Luật, (số 5);

39. Đào Thị Thu Hương (2009), Sự tham gia bắt buộc của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh;

40. Vò Thị Kim Oanh (chủ biên) (2016), Bình luận những điểm mới cơ bản của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Nxb Hồng Đức;

41. Phan Đỗ Hạnh Phương (2015), Quyền của người bào chữa trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, Khoá luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh;

42. Lương Thị Mỹ Quỳnh (2011), Bảo đảm quyền có người bào chữa của người bị buộc tội – So sánh giữa luật tố tụng hình sự Việt Nam, Đức và Mỹ, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh;

43. Nguyễn Quyết Thắng (2015), “Quyền bào chữa trong tố tụng hình sự Cộng hoà liên bang Đức”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (Số 02);

44. Lê Anh Thuận (2012), vai trò của người bào chữa trong việc nâng cao tính tranh tụng tại phiên toà hình sự, Khoá luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh;

45. Nguyễn Cảnh Tuyến (2010), Vai trò của luật sư bào chữa trong gaii đoạn xét xử của vụ án hình sự”, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh;

46. Trần Quang Tiệp (2004), Bảo vệ quyền con người trong luật hình sự, luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia;

47. Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam (tái bản lần thứ 14, có sửa đổi, bổ sung), Nxb Công an nhân dân;

48. Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam (tái bản có sửa đổi, bổ sung), Nxb Hồng Đức

49. Viện ngôn ngữ học (2010), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Từ điển Bách Khoa;

50. Viện Khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách Khoa;

51. Vò Thị Kim Yến (2018), Hoạt động thu thập chứng cứ của người bào chữa trong luật tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh;

52. Báo cáo Quốc gia lần thứ nhất về thực thi Công ước của Liên Hiệp Quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng trị tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người, năm 2017 https://attech.com.vn/wp-content

/uploads/2018/10/Bao-cao-Quoc-gia.pdf;

53. http://www.thuvienphapluat.vn;

54. Ls. Nguyễn Hồng Hà, “Cần bổ sung quy định đảm bảo quyền gặp người bị buộc tội, bị tạm giam của người bào chữa”, https://lsvn.vn/can-bo-sung-quy-

dinh-dam-bao-quyen-gap-nguoi-bi-buoc-toi-bi-tam-giam-cua-nguoi-bao- chua.html truy cập ngày 21/3/2020.

55. Ls. Phan Trung Hoài, “Quyền gặp, làm việc của luật sư với người bị tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra”, https://www.nhandan.com.vn/phapluat/thoi-su/item/41700702-quyen-gap- lam-viec-cua-luat-su-voi-nguoi-bi-tam-giu-tam-giam-trong-giai-doan-dieu- tra.html, truy cập ngày 12/2/2019.

56. Vũ Văn Tiến, “Kỷ luật 2 điều tra viên công an quận Hoàn Kiếm”, https://dantri.com.vn/xa-hoi/ky-luat-2-dieu-tra-vien-cong-an-quan-hoan- kiem-1249136688.htm, truy cập ngày 03/3/2020;

57. Hoàng Thùy, “Hai thủ trưởng cơ quan điều tra bị kỷ luật vì để xảy ra bức cung, nhục hình”, https://vnexpress.net/hai-thu-truong-co-quan-dieu-tra-bi- ky-luat-vi-de-xay-ra-buc-cung-nhuc-hinh-3303160.html, truy cập ngày 03/3/2020;

58. Tân Châu, “Kỷ luật kiểm sát viên vụ án bất thường ở Bình Chánh”, https://www.tienphong.vn/xa-hoi/ky-luat-kiem-sat-vien-vu-an-bat-thuong-o- binh-chanh-1110811.tpo truy cập ngày 03/3/2020;

59. Điều 43, Điều 44 Hướng dẫn của Bộ Công an về áp dụng pháp luật TTHS Trung Quốc https://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/79/142.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/06/2022