Nghiên cứu văn bản Quốc sử di biên - 18





(tờ 138b)


Nói về việc hai kỳ được bình định

Tham bổ:

(Minh Mệnh) Chính yếu mục lục có viết: Sau khi hai Kỳ được bình định, vua cho rằng đó là nhờ các tướng quân giúp rập [139b], khó nhọc lâu ngày ở ngoài, cho nên tổ chức lễ "bào tất" (dưới gối vua), để tỏ rõ nghĩa thân tình. Lại cho lập bia làm điển ghi công, lưu truyền mãi về sau. Cơ mật, bộ Binh, Nội các cùng giúp thêm vào đây, liền làm thơ để thưởng cho. Tặng thêm cấp bậc để thêm phần vinh hiển, đền

đáp cho người có công lao.


Quan Chủ khảo trường thi Nghệ An là Nguyễn Vĩnh Lại, Nguyễn Dung bị giải về kinh chờ thẩm tra.

(tờ 139a)

Tham bổ: Sĩ tử trường Thừa Thiên có người vì gặp mưa bão nên không kịp nhập trường thi. Vua lệnh cho quan ở Quốc Tử giám khảo duyệt, người nào xuất sắc thì được coi là Thự Cử nhân. Những người được bình tiếp theo thì được ban Tú tài (trước đây, quan giám khảo và bọn sĩ tử tên là Dao, Đình có hẹn riêng với nhau. Dung không phát giác nên bị quan Ngự sử tố cáo... Tên Dao bị xử đi lưu. Sau đến năm Tân Sửu, Dung được tha cho làm binh).

(tờ 140a)


Lấy Tri huyện Lang tài là Trần Danh Lâm làm Đốc học Quốc tử giám.

(tờ 146b)

Tham bổ: Vua hạ chỉ lấy Cử nhân họ Bùi, người Đông Đôi (thuộc Phong Doanh) làm Tri huyện Lang Tài. Cha của Bùi rất nghiêm. Con trưởng làm Án sát Ninh Bình thường được người ta biếu lụa cho cha mình. [Đưa cho cha] Người cha liền xé ra rồi trả lại. Đối với người con làm Tri huyện Lang Tài, ông thường răn dạy là làm quan không được hà khắc nhiễu dân. Mỗi tháng ra lệnh cho người nhà cung cấp tiền gạo đến khi chức quan của con bị bãi. [Vì thế] Trong việc sai khiến nô bộc, [họ Bùi] chỉ giữ 1 viên Thông lại, 1 người Cai mục, khi có việc sai phái thì lấy đầu gậy cây lê khớp lại làm tin, không dùng công văn. Công việc trôi chảy, không ách tắc, trong ngục không có tù nhân cũng như người kiện cáo. Ông hay quần áo mầu đỏ. Khi nghe thấy cha đến thì trốn tránh đi. Ông thường đi vay để bù vào tô tuế còn thiếu. Lại lệ kêu khổ, sai vợ dệt vải, sai thiếp giã gạo. Người đương thời

khen là phúc tinh (sao phúc). Sau ông được chuyển ra

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 294 trang tài liệu này.

Nghiên cứu văn bản Quốc sử di biên - 18





Thiên Phúc (tờ 146b-147a)


Về việc Lấy Hiệp biện Đại học sĩ Trương Đăng Quế làm Thượng thư bộ Binh.

Phụ: [Trương Đăng] Quế khẩn hoang được một trăm mẫu ruộng cỏ ở Đông Sơn, bọn trộm cướp vào trong trang trại trộm bò. [Trương Đăng] Quế tố cáo với quan lại ở tỉnh, trách Cai tổng, bắt bồi thường công khẩn hoang.


Về việc thi Hội

Tham bổ:

Tháng 3, kì thi Hội, vua ngự lầu Minh Viễn để quan lãm, ban cho Cử nhân dùng than đèn để thắp sáng, ban ngày thì ban cho bánh, cho trà. Đến kỳ thi Đình thì người thi đỗ được ban hai cái áo dài tay, 1 cái ô, đi ngựa quan vào vườn Quang Thư để xem hoa, sau đó vào gác Trừng Tâm ăn yến vua ban. (tờ 167b)


Mục Nguyễn Đăng Giai, Bố chính tỉnh Bắc Ninh vây bắt người theo đạo Gia Tô ở huyện Lương Tài đem về (tờ 168a).

Tham bổ Ngoại truyện (tờ 168b): Theo Ngoại truyện nói rằng: Nguyễn Kiên, giữ chức Thông Phán tỉnh Quảng Yên ra cửa biển Hải Môn buôn gạo bị giặc cướp, tháo chạy trở về liền giả tâu Hải Môn có giặc. [Thực ra ] Quan phụ trách tỉnh Nam Định thấy đạo Gia Tô hội họp bèn yêu sách nộp tiền bạc, bị kích động [bọn chúng] liền làm loạn. [Vì việc này] ông ta bị giáng cấp, đợi tra xét và lấy quan phụ trách

tỉnh Sơn Tây đưa sang quản lý từ xa tỉnh Nam Định.


Ban thần sắc cho các tỉnh Bắc Kỳ.

(tờ 177b)

Tham bổ:

Mỗi lần dẫn quân đi chinh phạt hoặc Trưởng đà vận chuyển [hàng hóa], khi thuyền qua đền thờ Phù Đổng ở Thụy Hương, núi Tản Viên, Chử Đồng Tử, Công chúa Liễu Hạnh và các đền linh thiêng khác, đều cầu đảo liền được linh ứng.

(178a)


Lê Hựu,

Nguyễn Chiểu, Nguyễn Thành đều

Tham bổ: [Nguyễn] Chiểu lúc trước làm Án sát Thanh Hoa, khi đi làm việc đến phủ Thiệu Thiên.

Đốc phủ [Thiệu Thiên] hạch sách thổ hào bắt hươu




được ân xá cho về quê.

(tờ 181b)

để dâng. Chưa được bao lâu thì thổ hào làm phỉ, bị tội, mới nói việc trước kia bắt hươu đem đến phủ dâng. Chiểu vì có liên can, thông gian với phỉ nên bị xử tội chém, tạm giam chờ thi hành. Đến đây thì được xá tội.

(tờ 182a)


Ngày 19 tháng ấy, vua không khỏe. Ngày 28 lấy Hoàng tử Trường Khánh công là Miên Tông nối ngôi. Vua băng hà.

(183b)

Tham bổ:

Ngoại truyện có chép: Thánh tổ bị bệnh, nghĩ rằng ngôi hoàng tử chưa định. Lúc bấy giờ Kiến An công ở giữ chức Điều hộ ở điện Quang Minh. Hoàng thái hậu muốn lập [Kiến An công] lên làm vua mới triệu văn võ bá quan vào thương nghị. Trương Đăng Quế xin lập Trường Khánh công. Lập tức đến trước để thảo chiếu, lệnh cho đình thần kiến lập theo chỉ, rồi thưa với Hoàng hậu phụng chỉ. Hoàng Thái hậu không thể làm trái được mới triệu lập Trường Khánh công.

(tờ 184b-185a)



Tham bổ Ngoại truyện: Hà Yên nhiều tin vui, hàng năm đều có nhiều sách ngợi ca tốt đẹp, biểu chúc mừng, [như] "Muôn mạch cùng dòng sông Hương'', ở Thuận Hóa các quan hàn đề thơ ghi lại điều mừng rỡ. Trăm ngàn mẫu ruộng cùng được mùa, nơi đất đế vương Thực lục biên chép việc

mừng vui. (tờ 186b)

Tập hạ

Hiến Tổ Chương Hoàng đế. Húy là Miên Tông, tự là Tuyền (tờ 1a)

Tham bổ: Vua tuân theo điển chương cũ, lấy tâm pháp làm tâm, lấy trị pháp làm trị, bảo toàn cho kẻ già cả, trong ngoài yên ổn, kho tàng ắp, triều thần

vâng mệnh tính sổ sách, ngoài số đã ban phát thì còn đủ chi dùng trong vòng 50 năm.


Chiếu lên ngôi của vua Thiệu Trị (tờ 2a)

Bổ:

Ôi! Chính ngôi giữ mệnh, trẫm kế tự không dám quên, thu phúc ban dân, người muôn họ chịu ơn không chán. Bá cáo rộng khắp, mọi người đều biết.

(tờ 6b)




Phó bảng Siêu viết sai sửa "giờ Hợi" thành "giờ Dậu" nên bị giáng cấp. (tờ 14a)

Tham bổ:

Phó bảng Siêu (Nguyễn Văn Siêu) với Cao Bá Quát người Phú Thị được phân chấm thi trường Thừa Thiên, vì tình riêng mà thay đổi chữ trong quyển thi bị Cẩm y vệ bắt được, nhưng vì không bởi lòng tham nên phạt đánh 80 gậy, cho miễn nghị (xem thêm năm Ất Tỵ).

(tờ 14a)


Mục tháng 5 tổ chức thi Tiến sĩ khoa thi Đình ( tờ 19b)

Tham bổ: Cử nhân người Xuân Lôi là Nguyễn Kim Hoán ứng thí kỳ thi Hội được Trúng cách, nhưng chưa đến kỳ thi Đình [20b] thì ốm chết (lúc đó được 32 tuổi). Vua hỏi đình thần, rồi theo lệ cũ ban cho 10 quan tiền. Quan viên mới cũ của hạt đó cùng với các quan ở kinh tổng cộng 27 người đều

góp tiền để chôn cất (Đình Tá trải qua hai kỳ Hương, Hội). (tờ 20a)



Phụ:

Bọn tù binh bị bắt ở đất Trấn Tây, lần lượt tiễu bình, mà dân Lạp Man chưa vào sổ hộ tịch. Tù binh Tây Sơn trốn đào kênh, một nửa trốn về bị bắt lại, bọn còn lại chạy vào trong rừng.

(tờ 22b)


Tỉnh Nam tâu được mùa. Kỳ thi Hội lấy [đề tài được mùa] làm đề thi.

(tờ 28a)

Bổ: Kỳ thi Đình lấy đỗ Tiến sĩ bọn Nguyễn Chương, Nguyễn Văn Phú 10 người, đỗ Cập đệ, Xuất thân theo thứ bậc khác nhau. Hoàng giáp Nguyễn Văn Chương, Nguyễn Văn Phú hai người (ở Du Lâm) đỗ Đồng Tiến sĩ, bọn Nguyễn Chính (người Bình Ngô)

8 người đều đỗ Chánh bảng, bọn Nguyễn An (người Đạo Tú) 15 người đều đỗ Phó bảng (tờ 28b)


Mục Tháng 9 ghi chuyện Đô thành bị ngập lụt (tờ 28b).

Theo Ngoại truyện nói rằng, nước biển dâng cao, tiếng sóng như tiếng pháo, phá hỏng cả dinh sở, giấy

tờ, sổ sách bị nước cuốn trôi, bèn ra thông báo cho các tỉnh về tình hình lũ lụt (tờ 29a).


Lập phép thi

Võ.

Tham bổ:




(tờ 36b)

Trường thứ nhất: cử tạ. Trường thứ hai: đi đường dài. Trường thứ ba: bắn súng. Sáu phát trúng hai phát (là được) yết bảng, cho dự yến cũng giống như thi văn. Thi võ đỗ Tú tài, Cử nhân cho sang Quốc tử giám rèn tập Võ kinh. Mai Văn Ngôn làm Chánh Chủ khảo, Hoàng Tế Mỹ làm Phó Chủ khảo

Tham bổ Ngoại truyện:

Võ cử: Trong chế định của nhà Đường đã có phép thi đội gạo nâng qua cửa, đến nhà Tống thì đặt Võ cử. Niên hiệu Kiến Trung đời Trần và niên hiệu Quang Hưng đời Lê nước ta cũng có nhà Giảng võ. Nay quy chế trường thứ nhất (vác vật nặng đi xa, hai tay đều phải xách chùy sắt nặng 1 tạ, chạy 350 bước), trường thứ hai (thi đánh côn), trường thứ 3 (bắn súng).

(tờ 46a)



Tham bổ: Đất bằng ở ngoài thành thành sụt thành đầm, rộng 20 mẫu, sâu 20 xích.

(tờ 38a)


Tháng Giêng, mùa xuân, lấy Tiến sĩ Ngụy Khắc Tuần làm Tổng đốc Ninh Thái (tờ 38b)

Phụ: Tuy Tuần là bậc khanh tướng quý hiển nhưng [gia sản] chỉ vẻn vẹn có vài gian tre lá. Vợ con không tránh khỏi việc phải vay mượn để sửa chữa những chỗ rách nát. Người đời khen là liêm khiết. Lúc bấy giờ, có tên Đô lại đến nhà riêng xin gặp. Tuần biết ý, sẵng giọng mắng rằng: "Ngươi dám vào nhà ta ăn trộm ư?". Tên Đô lại đáp: "Chỉ xin bẩm một lời thôi ạ, chứ không dám trộm cắp gì". Tuần nói: "Ngươi lại không biết ta không nghe lời bẩm riêng sao?, nếu có việc công thì ra công đường mà nói, ta không nghe lời bẩm riêng". Tên Đô lại sợ quá, vái tạ mà đi về (xem năm Mậu Thân).

(tờ 38b)



Phụ: giữa tháng 8 mặt trời có quầng xanh đỏ (tờ 43b)


Đình thần tâu xin lấy

Phụ: Các quan ở Bộ, Viện, Nội các dâng tấu




thơ làm trong hai

khẩn khoản xin khắc bộ Sơ tập (ngày 16, tháng 2)

năm Tân Sửu và

làm xong, khoảng 16 quyển, dâng biểu lên cho vua

Nhâm Dần làm thành

rõ.

quyển Sơ tập, khắc in

ban hành(tờ 51a)

(tờ 51a)


Bảng thống kê các sự kiện lịch sử “Quốc sử di biên”chép với “Đại Nam thực lục”


TẬP THƯỢNG


Quốc sử di biên

Đại Nam thực lục

Ghi chú

Tr

Nội dung



3a

Ngày sóc Qúy Dậu, tháng giêng, mùa xuân, đức Thế Tổ đánh bại quan Tây Sơn ở Động Hải.

(không ghi rõ ngày mà quân đức Thế Tổ đánh bại quân Tây Sơn ở Động Hải).

Ghi thêm ngày tháng

3a- 3b

Năm trước, đại quân đóng ở sông Linh Giang [tức sông Gianh], nghe tin ngụy quân Quang Toản đi về phía Nam, bèn triệt đồn lui về giữ Động Hải (tức Lũy Thày), chia thủy quân mai phục trên thượng lưu sông Linh giang. Tổng quản ngụy quân tên là Châu [3b] và bọn Đô đốc Phong, Đô đốc Nguyên chẳng ngờ cứ đốc suất voi, lính qua sông, chiếm được đất đai đến tận Động Hải. Đại quân của Thế Tổ vẫn án binh bất động. Quân sĩ của Châu xuống lũy rút thẻ xem bói liền mấy ngày. Đại quân của Thế Tổ lập tức vần những tảng đá lớn cùng các chùy gỗ từ trên lũy lăn xuống đè lên binh lính của Tây Sơn làm chết rất nhiều người.

Giặc đến sát lũy Trấn Ninh. Vua sai quân Túc trực ra ụ bắn ở cửa, bắn giết được hơn 1000 quân giặc. Giặc đem hết quân đến sát núi Đâu Mâu, bám vào như kiến mà bò lên. Quân ta từ trên núi thả đá xuống, quân giặc bị đè chết rất nhiều. Vợ Trần Quang Diệu là Bùi Thị Xuân cưỡi voi thúc quân liều chết đánh từ sáng đến trưa chưa chịu lui.Vừa gặp thủy binh của Nguyễn Văn Trương, nhân được gió đông bắc đánh phá quân giặc ở ngoài biển

cướp được 20 chiếc

Chép khác nội dung





thuyền, bộ binh giặc nghe tin thủy binh thua, sợ mà tan vỡ. Quang Toản chạy về Đông Cao, Nguyễn

Văn Kiên đem quân đầu hàng


3b

Đến đây, Đặng Đình Thường bèn lấy đội quân tiên phong xuất kích, bắn pháo mở lũy. Trận đánh lớn diễn ra khá lâu, nghĩa dũng Tây Sơn và đội quân Bắc khách phải tháo chạy. Đô đốc Nguyên, Đô đốc Trung và Đô đốc Nhuận đều bị thua trận mà chết. Binh lính cùng voi trận đều tan vỡ, tháo chạy.Quân mai phục trên thượng lưu sông Gianh bất ngờ xuất hiện, cắt ngang đường chạy của quân địch, thu được rất nhiều áo giáp gậy gộc, tàu thuyền không sao kể xiết.

Vua hỏi biết thuyền , lương của giặc ở Sông Gianh có 50 chiếc, tức thì sai Tông Phước Lương và Nguyễn Văn Vân đi binh thuyền đến ngay để đánh. Quang Toản chạy qua sông Gianh, quân đi theo chưa tới 1-2 phần 10. Quân ta chợt đến, bắt được hết thuyền lương, quân giặc cả vỡ, hơn 700 người bị bắt. Hoàng Văn Điểm đem bộ binh đuổi giặc đến Tiên Cốc hang(thuộc huyện Bình Chính). Quân giặc ra đầu hàng hơn 3000 người, ta thu được 700 cỗ súng lớn, 500 con ngựa. Thượng thư giặc là Nguyễn Thế Trực, đô đốc là Trần Văn Mô, tham đốc là Bùi Văn Ngoạn và thiếu tể Nguyên

đều bị quan quân bắt được.

Chép giản lược nội dung

3b

Ngụy quân là Nguyễn Ưng, giữ chức Đồng nghị xin đầu hàng. Quang Toản cùng viên Tư mã tên là Tứ chỉ cầu thoát thân, chạy về giữ lấy Cầu Dinh. Còn Tổng quản Châu

chạy về phía Tây sang nước Ai Lao tìm đường trở về Vĩnh Dinh.


Không chép




3b

Thế tổ khen ngợi công lao của Đình Thường,

thăng cho chức Quản lý quân vụ, tước Thường chính hầu

Không chép


3b- 4a

Nguyễn Quang Toản từ tỉnh Nghệ An trở về.Toản về đến Cầu Dinh, quan quân bại trận dần dần tụ họp lại, mười phần chỉ còn một, bèn xuất tiền kho ở Nghệ An để cấp phát cho các tướng sĩ.

Em Toản là Thùy sai viên Tư mã là Dũng đưa y về Kinh Bắc, rồi sức cho đinh phu các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Sơn Nam phải lấp các cửa biển. Các huyện trong trấn Kinh Bắc đều phải chỉnh đốn lực lượng chiến đấu và sửa soạn phòng thủ.

Bấy giờ Nguyễn Quang Toản nhà Tây Sơn lấy Nguyễn Công Độ, người Thọ Khê làm chức Đốc học trấn Kinh Bắc.

Không chép


4a

Khảo duyệt các khóa sinh từ năm Kỷ Mùi (1799) trở lại đây cùng các nhân sĩ nộp quyển ứng thí vào dịp tứ trọng năm nay. (tháng 1)

Sai Lưu trấn thần Gia Định dùng phép tam trường khảo thí học trò, chai cấp bậc khác

nhau. (tháng 2)

Chép khác ngày tháng

4a

Hiệu sinh tên là Thái ở huyện Gia Định, người của Tây Sơn dấy binh ở Lôi Châu, cướp được 7 chiếc thuyền thủy quân, rồi đi đánh phá đồn Phả Lại. Bọn Thái giết lợn mở tiệc rượu,

bị chó tha mất chiếc thủ lợn, mọi người đều cho đó là điềm chẳng lành.

Không chép


4b

Ngày sóc Nhâm Dần, tháng 2, Tây Sơn Nguyễn Quang Toản sai Nguyễn Đăng Sở sang Thanh xin quân cứu viện.

Không chép


5a

Nguyễn Đăng Sở trên đường trở về cảm khái làm bài thơ. Có câu rằng:

Bình ngạnh thử thân tằng phục lịch, Tang thương để cục kỉ suy di

Không chép


5a

Tây Sơn Nguyễn Quang Toản lại truyền

lệnh cho các trấn thuộc Kinh Bắc bổ sung binh ngạch.

Không chép


5a

Ngày 25, Bính Dần, kẻ hào mục ở đất Tây

Không chép


..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/09/2023