Nghiên cứu văn bản Quốc sử di biên - 17




(tờ 61a)

như sau:

Vọng lân phần du thiên lý địa,

Nghĩa phân đào lý nhất môn tình.

Tạm dịch là:

Vợi trông về quê nhà mịt mù xa ngàn dặm, Chia nghĩa trao đào mận, tình bè bạn sắt son. (tờ 61b)


Ngày 28, Hiệp Quận công Lê Tông Chất đi kinh lược Sơn Nam.

Lấy Đặng Đình Hòa giữ chức Đề lãnh ở Bắc Thành.

(tờ 65a)

Bổ cứu: Đặng Đình Hòa lúc còn nhỏ mồ côi cha mẹ, phải bế con thuê cho người ta. Hòa bế đứa trẻ vào trong miếu thờ thần, rồi trèo lên cây bắt chim con gửi vào trong miếu. Chim con bay mất, Hòa bèn phá hủy miếu. [Sợ bị phạt] Hòa liền trốn sang làng bên cạnh, làm con nuôi người ta rồi được cho theo học.

(tờ 65b)


Nói về việc Đề lại Nguyễn Trí giữ chức Quản phủ phủ Lạng Giang (tờ 67a)

Tham bổ: Nguyễn Trí là người làng Nguyễn Thượng, nguyên giữ chức Đề lại phủ Lạng Giang, được Tuần Thiện giúp đỡ của cải nên được thăng chức Tri huyện. Về sau nhờ bắt được bọn cừ khôi như Tuần Xích, Chánh Liễn mà được thăng chức Tri phủ Bắc Hà. Đến đây bọn Tổng Trại, cùng Bích Câu, Bích Hậu làm loạn trong phủ Lạng Giang, Nguyễn Trí tự xin dời hành phủ đi bắt và quản chế tên Tổng Trại. Hiệp quận công khen Trí đáng bậc tráng sĩ và y theo lời đề nghị. Nguyễn Trí cùng Nguyễn Hiển

đánh bọn Tổng Trại, đốt đồn. Nhưng chẳng bao lâu lại hoàn hạng.(tờ 67a)


Xuống chiếu cho bộ Hộ phải sửa lại các điều lệ về Tuần ty.

(tờ 74b)

Tham bổ: Các sở tuần ty trong vùng nội 5 trấn như sau:

1. Trấn Sơn Tây có đồn tuần chính Trinh Xã với 2 đồn xép là đồn Hạc và đồn Trang.

2. Trấn Sơn Nam Thượng có đồn tuần chính Lãnh Trì, với 7 đồn xép là: Mệ Sở, Dưỡng Mông,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 294 trang tài liệu này.

Nghiên cứu văn bản Quốc sử di biên - 17





đồn nhánh chính là Cầu Châu, đò ngang Cẩm Lãm, Kệ Châu, Hào Châu và Châu Xá.

3. Trấn Sơn Nam hạ có: đồn tuần chính là Vạn Ninh với 2 đồn tuần xép là Diêm Bộ và Trà Lý.

4. Trấn Kinh Bắc có đồn tuần chính là Cần Dịch với 5 đồn tuần xép là Võ Dương, Nhân Hữu, Lục Liễu, Thọ Xương và Hương La.

5. Trấn hải Dương có đồn tuần chính là Thuần Mỹ, với các đồn xép là: Văn Trương Tông Tranh, Lâu Khê, Yên Điền, đò ngang Lục Đầu cùng 5 phân chi Chí Linh, Thanh Lâm, Dược Sơn, Yên Lâm, Mỹ Giang.

(tờ 75a)


Ngày 10, Quý Mão, lập 5 trường thi Hương, chia làm 8 cửa.

(tờ 79a)

Bổ khuyết: Xưa chọn quan trường thi, Hoàng thượng muốn sai Quý Kiệt làm Giám khảo trường thi Nghệ An, nhưng Kiệt từ chối vì cho rằng mình có lỗi. Hoàng thượng khen ông là người không che giấu khuyết điểm của mình (tờ 79b)


Nói về việc các nước từ phương xa tới cống, trong đó có

nước Vạn Tượng (tờ 82a)

Tham bổ: Nước Vạn Tượng bị Xiêm La đánh nên tình nguyện quy phụ quan Tả quân. Quan Tả quân tâu với vua, cho phép vào nộp cống.


Ngụy Chiêu Nham và ngụy Ba Khoa đều đi ăn trộm.

(tờ 91a)

Tham bổ: Con trai của Ngô Thế Lịch tên là Thanh cùng bọn Chiêu Nham đi ăn trộm, bị Hiệp quận bắt được, tống vào ngục.(tờ 91b)


Nói về việc tôn hiệu Hoàng hậu họ Tống (tờ 93b)

Tham bổ: Bài văn đức Thế tổ tế Tống hậu đại lược như sau:

Lễ thi trong hàng trâm ngọc, trung tín giữa đám cỏ hoang,

Phóng ngựa dấy nghiệp nhà Chu chặn gấu cứu nguy vua Hán…





(xin xem thêm QSDB tờ 94a)

Tập trung

Ngày 25, chiếu tìm sách vở xưa, cử hiền sĩ (tờ 10b)

Tham bổ: Học sĩ Phạm Quý Thích, Sinh đồ Phạm Hổ người làng Đan Loan tới bái yết. Vua hỏi về sách vở, Quý Thích lấy tứ thư ngũ kinh ra trả lời. Hổ lấy văn phái, sách vở hiến chương của nhà Lê ra dâng biếu. Sau, hai người còn làm sách Nhật dụng thường

đàm (tờ 11a)


Định lại Quốc triều quan chế (tờ 13b)

Phụ bổ: Ngày mồng 7, tháng 4, năm Gia Long thứ 3 [1804], vua ra chiếu chế định quan chế [chế độ chức quan].

(xin xem thêm QSDB từ tờ 15a đến tờ 20a)


Kinh Bắc giặc giã nổi lên như ong.

(tờ 25b)

Phụ chép: Trấn cử các tướng đội Hổ uy [26b] ra đánh nhưng không dẹp được. Phó thống Thập cơ Bắc Thành đến vây Đại Toán cùng Cổ Biện, nhưng đều không được bèn trở về đóng đồn ở Đông Triều. [Tổng] Thái xâm phạm Vĩnh Kiều, cướp Đốc phủ, phá trại, cướp tù nhân. Chánh tổng Đình Bảng tên là Ngũ, là Thất truy đuổi theo, phá được bọn chúng. Tổng trấn khen ngợi công lao đó muốn phong thưởng, nhưng theo lời khuyên của các tổng, ông bèn đi kinh lược Kinh Bắc. Đến trấn đường, ông liền triệu tập các chánh phó tổng trong hạt, hơn trăm người đến dự, ban cho ngồi uống trà, nhân đó gọi hai ông Ngũ và Thất đến hỏi chuyện, ban cho mỗi người 50 chuỗi tiền, một tấm sa. Lại thân sức cho các tổng về cách tuần phòng, lệnh tập hợp tàn quân của bọn Ba Khoa, Tổng Thái lại, úy lạo rồi cho về. Cứ đến hẹn lại ông lại đến Trấn đường, Lệnh bày sẵn tiệc rượu ở trước chính đường, khao thưởng long trọng. Lệnh cho mỗi xã phải đặt một Xã tuần để tiện việc sai bảo. Lại ban thêm 7 cai đội,

tuần hành ở hai phủ. (tờ 26b)


Mở hội thi Đình lấy Tiến sĩ.

(tờ 28a)

Tham bổ: Đệ nhị giáp, lấy đỗ một vị Hoàng giáp là Nguyễn Ý. [Nguyễn Ý ], là Ân khoa Hương cống. Từ Đệ tam giáp Tông Quyền trở lại, lấy 7 người là Tiến sĩ đồng xuất thân. Duy ông Trần Hiệu là Hương cống năm Kỷ Mão và Bá Đạt là Hành tẩu

bộ Binh, số còn lại đều thuộc Ân khoa. Quan Doanh





tượng thường lấy chuyện đó nói rằng: "Bọn thần là

người "khai sơn phá thạch", nhưng chưa được vinh hiển trở về quê hương như vậy". (tờ 28b)


Mục tháng 12, quan Chính Trấn Bắc Ninh bắt được ngụy [họ] Ma tên là Cúc ở Yên Thế, đưa ra chém ở Bắc thành (tờ 33b).

Tham bổ: Tuần Thiện người Yên Thế. Khi Lê Chiêu Thông chạy sang phương Bắc, Thiện nhờ lấy được nhiều đồ vật giả trang của vua bỏ lại nên trở thành người giầu có. Vợ Thiện cũng là người dũng mãnh, lại học võ nghệ, giỏi cưỡi ngựa, bắn tên. Sau khi Thiện chết, người vợ ra nhập đội binh mã tranh quyền với các hào mục. Quan Bắc Ninh thường tới

chơi nhà ấy, nhân đó dụ Cúc ra Yên Thế.


Mục tháng 6...Thi Đình Tiến sĩ, lấy đỗ Hoàng Tế Mỹ cùng 18 người đỗ Tiến sĩ

xuất thân (tờ 54b)

Tham bổ: Hoàng giáp Hoàng Đình Thành là người Đông Bình, quê ngoại ở Đông Ngạc. Sau ông được vua đổi tên thành Tế Mỹ. Ban đầu giao cho chức Hiệp trấn Gia Định, sau chuyển về Sơn Nam.


Ngày mồng 7, xuống chiếu răn giới quan lại Bắc Thành.

(tờ 61b)

Bổ di

Tục dân nói rằng: 3 viên Tri phủ ở Thiên Phúc, 5 viên Quan huyện ở Yên Phong, quan thì tham, lại thì gian, hình pháp xảo quyệt, văn từ bắt bẻ. Nếu có trộm cướp nổi lên thì quan trên quan dưới đều giấu diếm, lấy cớ là không đốt giết, [còn không] lại đổ cho là bọn trộm cướp ghê gớm. Hoặc cho phép gian lận để làm hào gia; trên thì trưng thu ráo riết, để mong của đút, bỏ điều đúng làm điều sai; hoặc nhận làm người nhà để lấy của nhiều, hoặc chia tiền với bọn sai nha.


Ngày 26, tháng 11, nhân dịp đại khánh Từ Thọ Hoàng thái hậu thọ 60 tuổi, ân xá cho thiên hạ, các quan dâng biểu chúc mừng.

(tờ 64b)

Ngoại truyện:

Quan Thiêm sự bộ Hình có tội, bị giáng cấp (sau bổ cho làm Giáo thụ Hoài Đức).


Tháng 8, Đồng

Tham bổ:




Tri phủ Kinh Môn là Nguyễn Bá Thịnh có tội bị cách chức.

(tờ 65b)

Tháng 12, năm Ất Dậu, [Nguyễn Bá] Thịnh bắt được kẻ phạm trọng tội là Nguyễn Đức Trung, giam ở đồn phủ. Tháng 3, năm Bính Tuất, nhân quyền nhiếp phủ Nam Sách, giao tên tội đồ cho [Nguyễn] Đăng Chi coi giữ. Ngày mồng 4 tháng 6, [Nguyễn] Đức Trung bị bệnh, [Nguyễn Đăng Chi] cho Cai tổng Nguyễn Trọng Tiến đưa [Nguyễn] Đức Trung đi trị bệnh, Đức Trung nhân đó trốn thoát. Năm Đinh

Hợi, Minh Mệnh thứ 8, cả hai [Nguyễn Đăng Chi và Nguyễn Trọng Tiến] cùng bị cách chức.


Kẻ lưu đày là Vũ Trinh từ Quảng Nam được tha trở về, đến nhà thì chết.

(tờ 66a)

Tham bổ:

[Vũ] Trinh là hậu duệ của Thượng thư (năm Mậu Thìn thời Cảnh Hưng - 1748) người Xuân Quan. Người cùng dòng họ là Vũ Vĩnh làm chức Lang trung, được đổi sang chức Tuần phủ Vĩnh Yên rồi Sơn Tây, bị tội lưu đày đến Quyên Sơn, sau được ân xá. Nguyễn Đăng Giai (chữ Giai có hai âm) vì tình nghĩa anh rể nên tiến cử [Vũ Vĩnh] làm Tịch điền lang, thăng làm Bố chánh Quảng Hòa, kiêm Tuần phủ. Quan ở Viện Hàn lâm tên là Sấu sinh được hai người con trai. Người con trai trưởng tên là Du, người con trai thứ tên là Cẩn. Du có tên khác là Thực, làm Tri [huyện] Mỹ Lương, sau đổi sang Tri

[huyện] Mại Nính. Cẩn đỗ Tú tài. (tờ 66b)


Hộ bộ Thị lang là Lý Văn Phức có tội bị cách chức.

….Lý Văn Phức đỗ Hương cống trong Ân khoa, cùng với Phạm Đình Trạc ở Liêu Trung làm Hành tẩu

(tờ 67b)

Ngoại truyện:

[Phạm Đình] Trạc mới đầu nhậm chức ở Thanh Hà, có ngâm thơ rằng:

Xích Bích hữu hoài huề dạ nguyệt, Vu sơn vô mộng đáo triều vân.

(Mong được kéo trăng khuya ở sông Xích

Bích,

Chẳng mơ đến áng mây chiều ở núi Vu).


Về việc bổ nhiệm các

Tham bổ:




chức vụ (tờ 72a)

Lê Thời Bảo làm Tri huyện Tứ Kỳ (Hải Dương). Vương Hữu Quang làm Tri huyện Kim Động, Lê Danh Đề làm Tri huyện Nam Xương. Nguyễn Danh Bích làm Tri huyện Tam Dương. Nguyễn Văn Hy làm Tri huyện Đường Hào. Phạm Quốc Trinh làm Tri huyện Văn Giang. Nguyễn Hoàng Thương làm Tri huyện Quỳnh Côi. Nguyễn Hữu Thái làm Tri huyện Thụy Anh. Phan Xuân Hi làm Tri huyện Phụ Dực. Nguyễn Thành Hiến làm Tri

huyện Nghĩa Lộc. Nguyễn Tòng Chính làm Tri huyện Phong Doanh. (tờ 72b)


Tổ chức thi Đình lấy Tiến sĩ, ban cho bọn Nguyễn Phác gồm 9 người làm Tiến sĩ Xuất thân theo thứ bậc.

(tờ 78a)

Tham bổ:

Đỗ Hoàng giáp có một người, tên hiệu là Hương Thù. Đồng Tiến sĩ có 8 người là Nguyễn Phác, Lê Tông Phan, Trương Quốc Dụng, Nguyễn Vinh, Nguyễn Chuyên, Nguyễn Thắng, Ngụy Tuần. Phó bảng có 5 người (Chánh bảng thì được vinh quy

bái tổ, Phó bảng thì chỉ về thăm hỏi cha mẹ).


Mệnh cho bộ Công xem xét, châm chước tên gọi các đồ vật ở điện đường, nhà cửa, tàu, thuyền.

(tờ 82a)

Tham bổ:

Về nóc và xà nhà có 37 điều khoản như trinh đổi làm lương , xuyênđổi làm chân , sà ngạch 蛇額 đổi làm trụ kê 柱枅, hoành tử 橫 子đổi làm hàng . Về các loại cửa thì có 34 điều khoản như bản

khoa 板 科 đổi làm khuyếch phanh môn 廓 閛 門 , bàn tọa 磐 坐 đổi làm bằng tọa凭 坐. Môn ngạch 門額 đổi làm quắc , then đổi làm kiển . Đồ dùng có 43 loại, như bản lũy 板 壘 đổi làm thừa lũy 承 壘, trực quỵ 直 跪đổi làm quỳ túc夒 足, lan can 欄杆đổi làm can thuẫn 杆 楯, tiện tử 便 子 đổi làm toàn đấu 旋 斗

(tờ 82b)


Về

việc

cho

các

Tham bổ:




hoàng tử ở riêng các phủ bên ngoài (tờ 91b)

Chánh cung húy là Kiều, là con gái của quan Dinh tượng, chưa có con trai. Đệ nhị cung húy là Hạnh, là con gái của Lê Tông Chất sinh được 3 người con trai, con trai trưởng thích đạo Phật, 3 vị đều sáng suốt anh linh, mất sớm.

Khi vua đi tuần phía Bắc, có chiêu nạp thêm người con gái ở đất Hương Canh vào cung, sinh được 2 người con trai. Thiếu phi sinh được 1 người con trai.

Hoàng thượng thường mắc bệnh vặt, chánh cung và nhị cung cùng đến cầu đảo ở chùa Thiên Mạc, Nhị cung nói rằng: "Mắc tội với trời, chẳng có cách nào mà cầu cúng đâu". [92a] Đến khi bệnh của vua thuyên giảm, chánh cung đem chuyện đó nói với vua, vua rất giận dữ, cho nên ngôi Hoàng

hậu vẫn để trống, bàn lâu mà không quyết định là ai. (tờ 91b-92a)


Hà Tông Quyền bị giáng cấp, làm Hiệu lực đi Tây Dương.

(tờ 98a)

Tham bổ:


Nhà vua thường xem sách Trung Quốc, hỏi [Hà Tông] Quyền chữ “Quảng Xuyên 廣 川 ” [Hà Tông

Quyền] đáp rằng đó là chữ “Quảng Châu 廣州”. Rồi tự cho đó là chữ viết sai, dùng bức mực viết thêm

vào đó mấy nét chấm thành chữ châu . Vị giữ

chức Khởi cư trú hạch tội tâu lên rằng [Hà Tông Quyền] lừa dối vua cho nên [Hà Tông Quyền] bị biếm truất. Mấy tháng sau, vua lại triệu về nội các, và nói: “Khanh đi ba tháng, trẫm ăn không ngon. Trẫm sở dĩ thống ngự được tứ phương, khuấy động

được mọi nơi, nếu không có Khanh thì không thể làm được.”


Nói về việc binh lính (101a)

Phụ:

Cứ hai tháng lại một kỳ xuất binh. Tháng 12 tế Chạp, lại có tế Hội đồng, ngày mồng 5 tế các tướng sĩ chết trận. Ở mỗi tỉnh, cơ Uy thắng có 5 nghìn

binh, Vệ binh 2 nghìn binh, các vùng phụ ngoại binh có đến 1 vạn.




Nói về việc đặt chức quan (tờ 101b)

Tham bổ:

[Nguyễn Đình] Phổ là Cử nhân người Tiên Phong. Có làm câu đối rằng:

Hạo hạo sơn tuyền sung quốc khóa. Thanh thanh thu thủy kiến thần tâm.

(Mênh mông sông núi sung vào hàng đỗ đạt, Trong vắt nước thu như tấm lòng bề tôi).

(tờ 103b)

Tham bổ:

Hiệp trấn Hưng Hóa ban đầu do bừa bãi trong việc định công lao ở Phong Thu, vua xuống chiếu phạt ba tháng lương đối với Huy Tuyền. Không bao lâu sau, [Huy] Tuyền vì việc bọn tù bỏ trốn, phụng chỉ đến hạn đi tuần bổ, lại [104b] bắt được bọn tù. Vua xuống chiếu triệu về kinh, thăng lên chức Tuần phủ (những chuyện còn lại chưa rõ).

(tờ 104b)


Nói về việc Tổng Nương tụ tập ở huyện Lang Tài đã nhiều năm, chiêu dụ hào mục, cắt để lại tô thuế, dựng nhà cửa, chiêu mộ trai tráng,

cấm ngặt trộm cắp. (tờ 106a)

Tham bổ:

[Tổng] Nương lúc đầu nương náu núi Nhẫm Sơn, sau ra Chi Lan, Ngọc Cục, lại vào Cẩm Giàng, đốt phá ở Hoành Lộc cùng với tên Sắt ở Hải Dương, tên Hải ở Đường An, Tuần Đồ ở Quỳnh Côi, Chiêu Lân ở Khoái Châu, Tuần Bột ở Sơn Tây, Tổng Đại ở La Phù v.v.. ngày đêm hoành hành quấy nhiễu. (tờ 106b)


Tháng 10, mùa đông, Nùng Văn Vân chết. Cao Bằng được yên ổn.(tờ 138b)

Tham bổ:

Ngoại truyện nói, theo (Minh Mệnh) Chính yếu mục lục binh quân 5 tỉnh cùng vây, thả cửa bắn pháo hỏa. [Nùng Văn] Vân trốn trong tường đá bị lửa đốt mà chết. Có thuyết lại nói là [Nùng Văn Vân] trốn ra

từ đồn Hồng La chạy đến sang Thanh, quan lại Thanh giải về, quan quân phanh thây hắn.

Xem tất cả 294 trang.

Ngày đăng: 04/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí