Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa tại Công ty cổ phần du lịch VNTOUR - 2


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ


Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Công ty CP Du lịch VNTOUR 33

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của công ty du lịch VNTOUR 37

Bảng 2.2: Thị trường khách du lịch của công ty giai đoạn 2014-2015. 40

Bảng 2.3: Thống kê trình độ học vấn 54

Biểu đồ 2.1: Doanh thu, chi phí và lợi nhuận qua các năm 37

Biểu đồ 2.2: Tổng lượt khách du lịch của công ty giai đoạn 2014-2015. 40

Biểu đồ 2.4: Mô hình nghiên cứu hành vi sử dụng SPDL của khách hàng 59

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Biểu đồ 2.3: Trình độ học vấn nhân viên của công ty 55

Bảng 2.4: Các yếu tố sử dụng mô hình 62

Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa tại Công ty cổ phần du lịch VNTOUR - 2

Bảng 2.5: Thông tin về giới tính 62

Bảng 2.6: Thông tin về độ tuổi 63

Bảng 2.7: Thông tin về hôn nhân 63

Bảng 2.8: Thông tin về thu nhập 64

Bảng 2.9: Hệ số Cronbach Alpha của giá cả 64

Bảng 2.10: Hệ số Cronbach Alpha của nhân viên 65

Bảng 2.11: Hệ số Cronbach Alpha của quy trình 65

Bảng 2.12: Hệ số Cronbach Alpha của sản phẩm du lịch 66

Bảng 2.13: Hệ số Cronbach Alpha của sản phẩm du lịch sau khi loại SP6 67

Bảng 2.14: Hệ số Cronbach Alpha của cơ sở vật chất 67

Bảng 2.15: Hệ số Cronbach Alpha của xúc tiến 68

Bảng 2.16: Kết quả phân tích EFA của nhóm biến độc lập 69

Bảng 2.17: Kết quả phân tích EFA của nhóm biến phụ thuộc 71

Bảng 2.18: Hệ số tương quan 72

Bảng 2.19: Hệ số xác định sự phù hợp của mô hình 73

Bảng 2.20: Hệ số của phương trình hồi quy 73


PHẦN MỞ ĐẦU


1. Lý do chon đề tài


Ngày nay trên thế giới du lịch trở thành một nhu cầu tất yếu trong cuộc sống của con người. Nhiều quốc gia phát triển ngành du lịch chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế quốc dân. Ở Việt Nam cũng vậy, tuy là ngành kinh tế còn non trẻ nhưng tầm quan trọng của du lịch đã được đánh giá đúng mức.

Những năm gần đây, du lịch Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, mang lại nguồn lợi nhuận không nhỏ cho đất nước. Với tiềm năng đa dạng phong phú, đất nước đang là điểm đến nổi tiếng trên thế giới. Theo tổng cục Du Lịch Việt Nam, con số lượt khách du lịch quốc tế đến với Việt Nam cả năm 2015 ước đạt 7.943.651 lượt khách, tăng ở mức 0.9% so với năm 2014. Theo dự báo của Tổng cục Du Lịch Việt Nam. Năm 2015 ngành Du Lịch Việt Nam sẽ thu hút 7-8 triệu lượt khách quốc tế, 32-35 triệu khách nội địa, con số tương ứng năm 2020 là 11-12 triệu lượt khách quốc tế, 45-48 triệu lượt khách nội địa. Doanh thu từ du lịch sẽ đạt từ 18-19 tỷ USD năm 2020.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới hiện nay cùng với sự ưu đãi, khuyến khích của nhà nước về phát triển ngành du lịch thì một chiến lược kinh doanh đúng đắn càng trở nên cấp thiết đối với sự tồn tại của các doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường thì các doanh nghiệp phải cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Để duy trì và tăng trưởng đòi hỏi các nhà kinh doanh lữ hành luôn phải nâng cao chất lượng hàng hoá, giảm chi phí sản xuất, nâng cao uy tín… nhằm tới mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận.

Do vậy, đạt hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn là vấn đề được quan tâm của các doanh nghiệp và trở thành điều kiện sống còn để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển.

Vi vậy, sau thời gian thực tập tại công ty cổ phần du lịch VNTOUR em đã lựa chọn đề tài: “ Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa tại công ty cổ phần du lịch VNTOUR”.


2. Mục đích nghiên cứu của luận văn

Phân tích thực trạng kinh doanh du lịch của công ty VNTOUR, tìm hiểu từng khâu thiết kế, tổ chức và thực hiện chương trình du lịch nội địa. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu và đề xuất những biện pháp khắc phục

Tìm hiểu những định hướng và mục tiêu của công ty để có những kiến nghị nhằm phát triển hoàn thiện bộ phận tổ chức thực hiện chương trình du lịch nội địa

Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức kinh doanh và thực hiện chương trình du lịch và đánh giá sơ bộ hiệu quả của các giải pháp


3. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động kinh doanh lữ hành của công ty du lịch VNTOUR trong 3 năm 2014, 2015, 2016.


4. Phạm vị nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu: hoạt động hướng dẫn, hoạt động điều hành, hoạt động marketing, vấn đề quản lý điều hành của công ty.

Về không gian: một mặt, nghiên cứu hoạt động kinh doanh du lịch và công tác thực hiện chương trinh du lịch nội địa, mặt khác thông qua từng khâu rút ra điểm mạnh, điểm yếu để xây dựng những giải pháp hoàn thiện công ty

Về thời gian: phân tích dữ liệu ba năm gần đây và các dự định hướng phát triển đến mốc năm 2020


5. Phương pháp nghiên cứu

Điều tra, thống kê, tổng hợp, phân tích đánh giá, dùng biểu đồ, sơ đồ để biểu đạt.

Phương pháp nghiên cứu tại bàn: thu thập thông tin thứ cấp về du lịch ói chung và du lịch nội địa nói riêng tại công ty VNTOUR


Phương pháp điều tra thực tế: thu thập thông tin sơ cấp trong thời gian thực tập tại công ty VNTOUR

Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: trao đổi ý kiến với người quản lý có kinh nghiệm gắn bó lâu năm với công ty


6. Kết cấu đề tài

Gồm 3 chương, không kể phần mở đầu và kết thúc


Chương 1: Cơ sở lý luận về kinh doanh lữ hành.

Phần này sẽ giới thiệu sơ lược về những định nghĩa cơ bản về kinh doanh lữ hành, chương trình du lịch, phân loại và yếu tố cấu thành chương trình du lịch, quy trình tổ chức và thực hiện chương trình du lịch lấy đó làm cơ sở để so sánh với thực tế.


Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa tại công ty cổ phần du lịch VNTOUR.

Phần này sẽ giới thiệu công ty du lịch VNTOUR, phân tích thực trạng kinh doanh và tổ chức thực hiện chương trình du lịch nội địa. Bên cạnh đó còn đánh giá về thực trạng, điểm mạnh, điểm yếu trong từng khâu kinh doanh lữ hành, tổ chức thực hiện chương trình du lịch để có cái nhìn căn bản về tình hình công ty.


Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa tại công ty cổ phần du lịch VNTOUR.

Đề xuất các định hướng và mực tiêu phát triển của công ty VNTOUR, trên cơ sở thực trạng đề ra một số giải pháp nhằm hoạt thiện hoạt động tổ chức kinh doanh và thực hiện chương trình du lịch. Đồng thời có những kiến nghị với ban giám đốc và phòng ban của công ty để đáp ứng nhu cầu của du khách.


Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH LỮ HÀNH


1.1. Một số khái niệm cơ bản về du lịch

1.1.1. Khái niệm về du lịch


Thực tế hoạt động du lịch đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển của loài người. Trong thời kỳ cổ đại Ai Cập và Hy Lạp, hoạt động du lịch còn mang tính tự phát, đó là các cuộc hành hương về đất thánh, các thánh địa, chùa chiền…Đến thế kỷ XVII, khi các cuộc chiến tranh kết thúc, thời kỳ Phục Hưng ở các nước châu Âu bắt đầu, kinh tế xã hội phát triển nhanh, thông tin, bưu điện cũng như giao thông vận tải phát triển và thúc đẩy du lịch phát triển mạnh mẽ.

Thời kỳ du lịch hiện đại gắn liền với sự ra đời của Hãng du lịch Thomas Cook – người đặt nền móng cho việc phát triển các hãng du lịch ngày nay. Nhưng du lịch chỉ sự thực phổ biến cuối thế kỷ XIX và bùng nổ vào thập kỷ 60 của thế kỷ XX khi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ 2 đem lại những thành quả to lớn về kinh tế xã hội. Nền kinh tế thế giới đã phát triển ở mức độ cao, khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, mức sống dân cư trên thế giới được nâng lên nhiều lần, du lịch trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa xã hội của con người và hoạt động du lịch đang phát triển mạnh mẽ, trở thành ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước và trong đó có cả các nước công nghiệp phát triển.

Tháng 6 năm 1999 hội nghị quốc tế tại Ottawa Canada đã định nghĩa về du lịch như sau:

“Du lịch là một hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên trong khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm”.

Theo Luật du lịch Việt Nam:“Du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.


Từ các định nghĩa trên cho thấy du lịch là một hoạt động liên quan đến con người đi ra khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình bằng các cuộc hành trình ngắn ngày hay dài ngày. Quá trình đi du lịch của họ được gắn với các hoạt động kinh tế, các mối quan hệ, hiện tượng ở nơi họ cư trú tạm thời.


1.1.2 Các loại hình du lịch chính.


1.1.2.1 Phân loại theo môi trường tài nguyên.


Du lịch thiên nhiên.

Du lịch thiên nhiên là loại hình du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu về với thiên nhiên của con người, điểm đến của loại hình du lịch này là những nơi có môi trường tự nhiên trong lành cảnh quan tự nhiên hấp dẫn.

Du lịch văn hóa.

Du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà ở đó con người được hưởng thụ những sản phẩm văn hóa của nhân loại, của một quốc gia, của một vùng, một dân tộc. Hoạt động du lịch diễn ra chủ yếu ở môi trường nhân văn, hoặc tập trung khai thác tài nguyên du lịch nhân văn.


1.1.2.2 Phân loại theo mục đích chuyến đi.


Du lịch tham quan.

Đây là loại hình du lịch nhằm nâng cao sự hiểu biết về thế giới xung quanh. Đối tượng tham quan có thể là một tài nguyên du lịch tự nhiên như một phong cảnh kỳ thú, cũng có thể là tài nguyên du lịch nhân văn như một di tích…

Du lịch giải trí.

Mục đích của chuyến đi là thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng để phục hồi sức khỏe. Với mục đích này du khách chủ yếu muốn tìm đến những nơi yên tĩnh, có không khí trong lành. Trong chuyến đi du lịch thì nhu cầu giải trí là nhu cầu không thể thiếu được của khách. Do vậy ngoài thời gian nghỉ ngơi tham quan thì các chương trình vui chơi, giải trí cho du khách là rất cần thiết.


Du lịch nghỉ dưỡng.

Một trong những chức năng xã hội quan trọng của du lịch là phục hồi sức khỏe. Ngày nay, nhu cầu đi nghỉ càng lớn do sức ép công việc căng thẳng, do môi trường ô nhiễm…Địa chỉ cho các chuyến nghỉ dưỡng là những nơi có khí hậu trong lành như các bãi biển, vùng núi, vùng nông thôn…

Du lịch thể thao.

Là loại hình du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu thể dục thể thao tăng cường sức khỏe cho con người hoặc đi tham dự các hoạt động thể thao lớn như thế vận hội.

Du lịch khám phá.

Loại hình du lịch này nhằm thỏa mãn nhu cầu khám phá thế giới xung quanh của con người nhằm nâng cao trí thức cho con người như du lịch tìm hiểu về phong tục tập quán, thiên nhiên, môi trường…

Du lịch lễ hội.

Ngày nay lễ hội là một yếu tố rất hấp dẫn các du khách. Chính vì vậy việc khôi phục các lễ hội truyền thống, tổ chức các lễ hội là một hướng quan trọng của nghành du lịch. Tham gia các lễ hội du khách được hòa mình vào không khí tưng bừng của cộng đồng, biểu dương tinh thần đoàn kết cộng đồng, du khách sẽ thấy vui vẻ sảng khoái.

Du lịch tôn giáo.

Từ xa xưa du lịch tôn giáo là loại hình du lịch khá phổ biến. Đó là chuyến đi với mục đích tôn giáo của các tu sĩ, thực hiện nghi lễ tôn giáo của các tín đồ tại các giáo đường, dự các lễ hội tôn giáo. Ngày nay du lịch tôn giáo được hiểu là các chuyến đi của du khách chủ yếu để thỏa mãn nhu cầu thực hiện các nghi lễ tôn giáo của tín đồ hay tìm hiểu, nghiên cứu tôn giáo.

Du lịch công vụ.

Với mục đích chuyến đi của khách là thực hiện nhiệm vụ công tác. Tham gia loại hình này là khách đi dự các hội nghị, kỷ niệm các ngày lễ lớn, các cuộc gặp gỡ thương mại…song có kết hợp tham quan du lịch lễ hội, thăm thân…

Du lịch thăm hỏi.


Nảy sinh do nhu cầu giao tiếp xã hội, thăm hỏi bà con, họ hàng bạn bè…Hình thức này thường phổ biến với những nước có nhiều người sống ở nước ngoài.

Loại hình du lịch này ngày càng phổ biến do nhu cầu kết hợp học tập lý luận với thực tiễn. Nhiều nghành học, môn học cần có hiểu biết thực tế như địa lý, địa chất khảo cổ… Để đáp ứng nhu cầu này nhiều nhà cung ứng du lịch đã xây dựng phòng học ngoài trời được thiết kế phù hợp với nội dung học tập.

Ngoài các loại hình du lịch được phân loại như trên còn có các loại hình được phân loại tùy theo như phân loại theo phương tiện, theo thời gian hay theo chuyến du lịch, phân loại theo loại hình lưu trú, theo hình thức tổ chức, phân loại theo phương thức hợp đồng…


1.1.3. Khái niệm về khách du lịch.


Theo Luật du lịch năm 2006, khách du lịch được hiểu:

“ Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”.

Khách du lịch được phân chia thành khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế. Theo Luật du lịch Việt Nam (Điều 34) quy định như sau:

“ Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam”.

“Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch”.


1.2. Nhu cầu du lịch.

1.2.1 Khái niệm về nhu cầu du lịch.


Nhu cầu là cái tất yếu, tự nhiên, nó là thuộc tính tâm lý của con người hay nói cách khác nhu cầu chính là cái gây lên nội lực ở mỗi cá nhân. Nhu cầu là mầm sống là

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 31/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí