Nghiên cứu và đề xuất, xây dựng kế hoạch quản lý của vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG


PHAN BÌNH MINH


NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT, XÂY DỰNG

KẾ HOẠCH QUẢN LÝ CỦA VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP – NÚI BÀ


Chuyên ngành: Môi trường trong phát triển bền vững (Chương trình đào tạo thí điểm)


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG


Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Mạnh Hà Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường

LỜI CÁM ƠN


Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Mạnh Hà – Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường đã tận tình hướng dẫn giúp tôi hoàn thành luận văn đúng yêu cầu đề ra.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban quản lý Dự án Khắc phục trở ngại nhằm tăng cường hiệu quả quản lý các khu bảo tồn ở Việt Nam, Cục Bảo tồn đa dạng sinh học (Tổng cục Môi trường), Ban quản lý Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng và các bạn bè đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, cán bộ của Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong quá trình học tập tại Trung tâm, cũng như gia đình, bạn bè đã khuyến khích, động viên tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành luận văn này.

Xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2013

TÁC GIẢ LUẬN VĂN


PHAN BÌNH MINH

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực, không sử dụng số liệu của tác giả khác khi chưa được công bố hoặc chưa được sự đồng ý. Những kết quả nghiên cứu của tác giả chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.


Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2013

TÁC GIẢ LUẬN VĂN


PHAN BÌNH MINH

MỤC LỤC

LỜI CÁM ƠN iii

LỜI CAM ĐOAN iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC BẢNG viii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1. Các khái niệm về Kế hoạch quản lý Khu bảo tồn 3

1.2. Kinh nghiệm của quốc tế trong việc xây dựng Kế hoạch quản lý của Khu bảo tồn 4

1.3. Tổng quan việc xây dựng Kế hoạch quản lý khu bảo tồn ở Việt Nam 5

1.4. Tổng quan việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch tại điểm nghiên cứu 7

CHƯƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8

2.1. Mục tiêu nghiên cứu 8

2.2 Phương pháp luận và câu hỏi nghiên cứu 8

2.2.1 Phương pháp luận được sử dụng trong nghiên cứu 8

2.2.2 Các câu hỏi nghiên cứu của đề tài luận văn 8

2.3. Các phương pháp nghiên cứu ứng dụng trong đề tài 9

2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin và thu thập tài liệu 9

2.3.2. Phương pháp khảo sát thực địa – phỏng vấn – tham vấn ý kiến chuyên gia và cộng động có liên quan 9

2.3.3. Phân tích thông tin 10

2.4. Thời gian nghiên cứu của đề tài 12

2.5. Địa điểm nghiên cứu của đề tài 12

2.5.1 Tổng quan về Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng 13

2.5.2 Khí hậu 14

2.5.3 Đa dạng sinh học của khu vực 15

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 18

3.1. Hiện trạng kế hoạch quản lý của các khu bảo tồn ở Việt Nam trong thời gian qua 18

3.2. Hiện trạng xây dựng kế hoạch kế hoạch quản lý tại Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng 24

3.3. Các yêu cầu và nguyên tắc cơ bản của một bản kế hoạch 28

3.3.1 Các nguyên tắc cơ bản của một bản kế hoạch 29

3.3.2 Các yêu cầu cơ bản của một bản kế hoạch 30

3.4. Các vấn đề cơ bản đảm bảo việc giám sát, quản lý hiệu quả việc thực hiện Kế hoạch quản lý đa dạng sinh học 31

3.4.1 Các câu hỏi cần được trả lời bởi chương trình giám sát và đánh giá 31

3.4.2 Các chỉ số giám sát 32

3.5. Đề xuất khung Kế hoạch quản lý đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng 32

3.6 Đề xuất Dự thảo kế hoạch quản lý đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng 36

3.6.1 Đặt vấn đề 36

3.6.2. Mô tả chung về Khu bảo tồn 37

3.6.3. Tình hình kinh tế xã hội của địa phương 44

3.6.4. Giá trị của khu bảo tồn 49

3.6.5. Các áp lực, đe dọa và giải pháp 55

3.6.6. Các mục tiêu và hoạt động chính của Kế hoạch quản lý đa dạng sinh học của Khu bảo tồn 58

3.6.7. Kinh phí thực hiện Kế hoạch quản lý đa dạng sinh học 75

3.6.8. Giám sát việc thực hiện Kế hoạch quản lý đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng 82

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83

I. Kết luận 83

II. Kiến nghị 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO 85

PHỤ LỤC 86

Các bản đồ có liên quan đến Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà 86

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Viết tắt

Viết đầy đủ

BQL

Ban quản lý

BTTN

Bảo tồn thiên nhiên

ĐDSH

Đa dạng sinh học

DPSIR

Động lực – Áp lực – Hiện trạng – Tác động – Đáp ứng

GDP

Tổng sản phẩm nội địa

IUCN

Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế

KT-XH

Kinh tế -xã hội

PCCCR

Phòng cháy chữa cháy rừng

REDD

Giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng

SWOT

Điểm mạnh – Điểm yếu – Cơ hội – Thách thức

UBND

Ủy ban nhân dân

UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc

USD

Đô la Mỹ

VQG

Vườn quốc gia

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Nghiên cứu và đề xuất, xây dựng kế hoạch quản lý của vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà - 1

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Thời gian thực hiện luận văn 12

Bảng 3.1: Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu trong nội dung của các kế hoạch đã xây dựng ở Việt Nam 19

Bảng 3.2: Phân tích ưu nhược điểm của các Chương trình/Dự án đã được xây dựng tại Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng 26

Bảng 3..3 : Vị trí, ranh giới của Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng 37 Bảng 3.4: Căn cứ pháp lý liên quan đến việc thành lập Vườn quốc gia 41

Bảng 3.5: Số hộ nghèo và tỷ lệ % 47

Bảng 3.6: Các loại lâm sản chính, mục đích, thời gian thu hái và mức độ quan trọng

...................................................................................................................................47

Bảng 3.7: Diện tích và kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2012 53

Bảng 3.8: Trữ lượng cacbon của Vườn quốc gia Bidoup- Núi Bà 53

Bảng 3. 9: Xác định các giải pháp nhằm giảm thiểu các mối đe dọa 57

Bảng 3.10: Tổng hợp ma trận giữa mục tiêu quản lý và các giải pháp thực hiện mục tiêu của Kế hoạch quản lý đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng 64

Bảng 3.11: Dự trù kinh phí thực hiện Kế hoạch năm 2013 – 2017 77

MỞ ĐẦU

Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới bắc bán cầu với tổng diện tích tự nhiên trên đất liền là 329.241 km2, trong đó có 75% diện tích là đồi núi, bên cạnh đó, vùng biển có chiều dài khoảng 3.260 km bờ biển và hàng ngàn đảo lớn nhỏ với 2 vùng quần đảo lớn là Trường Sa và Hoàng Sa. Với những đặc điểm tự nhiên về địa hình, cảnh quan và khí hậu đã tạo ra điều kiện hết sức thuận lợi cho sự phát triển của các loài động, thực vật tạo nên tính đa dạng sinh học vô cùng phong phú và đặc sắc của Việt Nam (Báo cáo Đa dạng sinh học, 2011).

Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã có nhiều hoạt động nhằm giảm thiểu các tác động tự nhiên và nhân sinh đến đa dạng sinh học, điển hình của các nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học chính là việc ra đời của Luật Đa dạng sinh học (2008). Luật Đa dạng sinh học là một bước tiến quan trọng trong việc thống nhất quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học và phù hợp với bước đi chung của thế giới và đặc điểm riêng có của Việt Nam.

Từ khi thành lập tới nay, Ban quản lý Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng đã triển khai xây dựng và thực hiện các kế hoạch có liên quan đến từng hoạt động riêng lẻ của Vườn (Kế hoạch phát triển du lịch sinh thái, Kế hoạch đầu tư...). Trong quá trình triển khai các kế hoạch đó đã đạt được nhiều kết quả tốt, bên cạnh đó vẫn còn những vấn đề còn chưa được giải quyết triệt để. Do vậy, học viên nhận thấy việc lựa chọn việc nghiên cứu, đề xuất và xây dựng kế hoạch quản lý cho Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng là điều cần thiết nhằm phát huy những mặt được và giải quyết các vấn đề còn tồn tại của các kế hoạch trước đây. Một trong những mục tiêu chính của Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng là bảo tồn đa dạng sinh học của khu vực do vậy trong Kế hoạch quản lý được nghiên cứu và xây dựng trong Đề tài sẽ được tập trung xây dựng như một Kế hoạch quản lý đa dạng sinh học của Vườn.

Từ mô hình và những bài học rút ra trong quá trình xây dựng kế hoạch quản lý của Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng, học viên sẽ đề xuất một số

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2022