Phân Tích Vai Trò, Mức Độ, Cơ Chế Phát Triển Nông Nghiệp Tỉnh Trà Vinh.


Từ kết quả thu được ở trên, có thể đưa ra một số kết luận như sau:

Phần lớn đối tượng khảo sát nhận định vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước trong tổ chức các quan hệ liên kết là “Có vai trò rất lớn, các vai trò quyết định do đây là các quan hệ được hình thành, phát triển có chủ đích, có tổ chức” (đến 90% người được phỏng vấn lựa chọn).

Rất ít đối tượng khảo sát cho rằng vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước trong tổ chức các quan hệ liên kết là “Không có vai trò gì vì đây là các quan hệ tự hình thành, tự phát triển qua các đơn vị sản xuất kinh doanh với nhau” (chỉ 4% người được phỏng vấn lựa chọn). Đây là ý kiến thiểu số, có thể bỏ qua.

Chỉ 6% đối tượng khảo sát không đưa ra bất kỳ ý kiến nào về vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước trong tổ chức các quan hệ liên kết.

Những số liệu trên đây cho thấy nhu cầu liên kết để giải quyết các khó khăn tác nhân ở Trà Vinh là rất lớn. Trong tương lai, các nhu cầu này tiếp tục mở rộng, phát triển theo sự phát triển trình độ sản xuất hàng hóa vì:

-Nhu cầu liên kết kinh doanh các sản phẩm

- Nhu cầu liên kết đầu tư kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ mới xuất hiện.

- Nhu cầu liên kết để tổ chức kinh doanh với trình độ cao hơn theo yêu cầu thị trường.

Quá trình điều tra, khảo sát tại tỉnh Trà Vinh và qua phân tích kết quả điều tra xã hội học cho thấy trong sản xuất nông nghiệp tỉnh Trà Vinh xuất hiện bốn nhóm nhu cầu liên kết:

- Nhu cầu liên kết để hỗ trợ nhau thoát nghèo, phát triển cộng đồng và nâng cao sản xuất hàng hóa;

- Nhu cầu liên kết để xử lý, giải quyết các khố khăn về kinh tế, kỹ thuật, tài chính phát sinh trong sản xuất;

- Nhu cầu liên kết để đầu tư, năm bắt thời cơ kinh doanh mới xuất hiện trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tỉnh Trà Vinh;

- Nhu cầu liên kết cùng đầu tư kinh doanh trong một tổ chức kinh doanh trình độ cao.

Từ kết quả điều tra khảo sát tại tỉnh Trà Vinh, có thể thấy trong liên kết kinh tế bốn nhà ở Trà Vinh đang nổi lên một số vấn đề sau:

Vnhn thc: Phân tích kết quả khảo sát cho thấy, các chủ thể khác nhau còn có những nhận thức rất khác nhau về quan hệ liên kết kinh tế trong phát triển


sản xuất nông nghiệp, nông thôn Trà Vinh, nhìn chung mức độ nhận thức không cao và chưa đầy đủ. Khảo sát với đối tượng là các cán bộ quản lý, chỉ có 47% số người được phỏng vấn đồng ý với quan điểm cho rằng: quan hệ liên kết trong sản xuất nông nghiệp nông thôn là quan hệ liên kết liên quan giữa các ngành trong cơ cấu, hệ thống kinh tế của tỉnh; 18% ý kiến được hỏi cho rằng ở Trà Vinh chưa có nhu cầu về liên kết kinh tế; 11% cho rằng các đơn vị sản xuất quản lý chưa quen, chưa quan tâm đến vấn đề liên kết. Mặc dù các ý kiến trên chiếm một tỉ lệ không cao nhưng nó cũng cho thấy mức độ nhận thức về sự cần thiết, về nhu cầu liên kết và thực chất của quan hệ liên kết kinh tế trong nông nghiệp cũng chưa thật đầy đủ và rõ ràng. Về phía các doanh nghiệp, các cuộc phỏng vấn sâu của theo tôi cũng cho thấy mức độ nhận thức của họ về bản chất của mối quan hệ liên kết này chưa cao. Nhiều doanh nghiệp cho rằng họ có nhu cầu liên kết chặt chẽ với người sản xuất (nông dân) để có nguồn hàng ổn định, nhưng cũng không ít doanh nghiệp cho rằng họ đang thực hiện “chính sách xã hội” đối với nông dân khi thực hiện liên kết. Còn đối với nông dân- những người sản xuất – với tâm lý tiểu nông và trình độ văn hóa còn nhiều hạn chế, nhận thức của họ còn khá đơn giản về quan hệ liên kết. Nhiều người trong số họ cho rằng họ đang nhận được sự hỗ trợ

của Nhà nước thông qua liên kết với doanh nghiệp. Họ là người phải được

“hưởng lợi” trong mối quan hệ này, vì thế họ chỉ “liên kết” khi họ có lợi và sẵn sàng phá vỡ liên kết khi thấy các mối lợi khác lớn hơn. Bản chất của các mối quan hệ liên kết kinh tế chính là kết nối các nguồn lực để tạo nên sức mạnh mới trong sản xuất kinh doanh, tạo nên năng lực cạnh tranh mới trên cơ sở đảm bảo lợi ích của các bên liên kết, bình đẳng cùng có lợi và phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của quá trình phát triển sản xuất kinh doanh. Các quan hệ liên kết kinh tế chỉ có thể bền chặt khi các chủ thể tham gia quan hệ liên kết hiểu rõ nhu cầu, lợi ích và trách nhiệm của mình trong mối quan hệ đó.

Vqui mô và hình thc tchc sn xut nông nghip Trà Vinh: Vấn đề này có ảnh hưởng rất lớn tới phát triển các quan hệ liên kết. Với qui mô nhỏ, người sản xuất dễ dàng tìm kiếm được thị trường đầu ra. Nhưng với qui mô lớn, tính chất mùa vụ của sản phẩm nông nghiệp đặt ra nhu cầu cho nhà sản xuất phải có thị trường ổn định. Qui mô sản xuất càng lớn, vấn đề “đầu ra” càng quan trọng, nhu cầu liên kết càng cao. Đối với Trà Vinh hiện nay, kiểu tổ chức sản xuất chủ yếu vẫn là kinh tế hộ với qui mô nhỏ, nhất là đối ngành trồng trọt. Ngành nuôi trồng thủy sản thì có qui mô lớn hơn. Các hợp tác xã nông nghiệp, tổ hợp tác,


doanh nghiệp nông nghiệp chưa nhiều. Dư âm của kiểu làm ăn tập thể trước đây vẫn còn ảnh hưởng tới tâm lý nông dân là vấn đề khó khăn trong phát triển kinh tế tập thể ở đây nói riêng và các vùng miền khác nói chung. Với những hạn chế về năng lực, trình độ kinh tế kỹ thuật, kinh nghiệm, kỹ năng kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, các hộ nông dân rất khó tự chủ trong việc tự liên kết để có được vùng chuyên canh nông sản lớn, có đầu mối tập trung để liên kết với các doanh nghiệp. Mặt khác, các doanh nghiệp sẽ rất khó khăn trong việc triển khai ký hợp đồng với từng hộ nông dân riêng lẻ. Điều đó sẽ làm cho các doanh nghiệp tốn thêm chi phí, thời gian và nhân lực để thực hiện hợp đồng với từng hộ nông dân riêng lẻ; khó kiểm soát được qui trình kỹ thuật sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm theo các tiêu chuẩn đã qui định. Khi thị trường có biến động, doanh nghiệp cũng rất khó khăn trong việc thương lượng với rất nhiều chủ thể tham gia liên kết. Thực tế khảo sát cho thấy, mô hình tổ chức quản lý phù hợp với sự phát triển sản xuất nông sản hàng hóa hiện nay chính là hợp tác xã. Đây có thể được coi là đầu mối quan trọng liên kết các nguồn lực nhỏ lẻ của các hộ nông dân, tập trung, tích tụ sản xuất nông nghiệp, là cơ sở để phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa lớn hơn. Tùy theo trình độ quản lý và nhu cầu phát triển, qui mô của các hợp tác có thể không giống nhau, cách thức sản xuất kinh doanh kkhông như nhau nhưng rõ ràng là sự phát triển kinh tế hợp tác sẽ làm giảm đi rất nhiều số lượng các chủ thể có thể liên kết với các doanh nghiệp. Các hợp tác xã cũng là nơi tiếp nhận, thực hiện hiệu quả hơn sự hỗ trợ từ phía nhà nước, các doanh nghiệp, các nhà khoa học, các tổ chức xã hội cho phát triển nông nghiệp nông thôn; triển khai và kiểm soát hiệu quả hơn các qui trình kỹ thuật đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm đồng thời cũng tạo ra được vùng chuyên canh hàng hóa tại chỗ với qui mô liên kết nhiều hộ nông dân.

Có thể thấy, các quan hệ liên kết trong sản xuất nông nghiệp hiện nay ở tỉnh Trà Vinh không thể thực hiện hiệu quả và rất khó phát triển nếu hình thức tổ chức sản xuất vẫn dựa trên kinh tế hộ cá thể với trình độ, năng lực kinh tế tài chính thấp và còn mang nặng tâm lý tiểu nông, tập quán sản xuất khép kín tự cung tự cấp. Doanh nghiệp không thể ký hợp đồng tiêu thụ nông sản với “một biển nông dân” làm ăn cá thể, nhỏ lẻ, tự do trồng, tự do bán, không có tổ chức. Doanh nghiệp cần vùng nguyên liệu sản xuất tập trung quy mô lớn, chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, giá rẻ. Do vậy, sự liên kết kinh tế chỉ có thể thực hiện với các chủ thể có đủ năng lực quản lý, năng lực chịu trách nhiệm và có nhu cầu thực sự


từ sự phát triển mở rộng sản xuất. Các hợp tác xã nông nghiệp vì vậy không chỉ là đầu mối liên kết tập hợp các nguồn lực nhỏ lẻ của các hộ cá thể; sử dụng, quản lý có hiệu quả nguồn lực này mà còn là đầu mối thích hợp để tổ chức các quan hệ liên kết hợp tác với các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất khác trên địa bàn và trong cả nước. Chính vì thế việc phát triển các hợp tác xã, các tổ hợp tác các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng nông sản cần phải được đẩy mạnh ở Trà Vinh trong giai đoạn phát triển hiện nay và sắp tới. Điều này không chỉ là đòi hỏi của việc phát triển các mối liên kết trong sản xuất nông nghiệp mà còn là yêu cầu bức thiết của phát triển nền sản xuất hàng hóa nông sản lớn theo cơ chế thị trường.

Thực tế hiện nay các hợp tác xã đã được thành lập ở Trà Vinh cũng chưa đáp ứng được các yêu cầu liên kết kinh tế trong quá trình phát triển. Rất ít các HTX, tổ hợp tác chủ động tạo lập các liên kết kinh tế với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, chế biến nông sản có liên quan, nhất là các liên kết liên quan đến thị trường (đầu vào và đầu ra). Điều này làm cho các hợp tác xã ở đây mất đi cơ hội tập trung được các nguồn lực để phát triển trong một thị trường rộng lớn hơn. Vcác chththam gia liên kết: Khảo sát các liên kết thành công ở Trà

Vinh cho thấy, đa số các liên kết đều có hai chủ thể chính tham gia là người sản xuất và doanh nghiệp kinh doanh chế biến hàng nông sản. Nhà khoa học và nhà nước chủ yếu vẫn đóng vai trò hỗ trợ hướng dẫn. Về phía người sản xuất, chủ thể chính tham gia liên kết chủ yếu là các hợp tác xã, tổ hợp tác hoặc các chủ hộ có quy mô sản xuất tương đối lớn chủ yếu là các hộ nuôi trồng thủy sản. Các hộ trồng trọt với qui mô nhỏ rất khó chủ động tham gia liên kết trực tiếp với doanh nghiệp; họ bán sản phẩm cho doanh nghiệp thông qua một tầng lớp trung gian khác. Về phía doanh nghiệp: các doanh nghiệp tham gia liên kết chủ yếu là các doanh nghiệp địa phương với qui mô vừa và nhỏ. Theo thống kê của Cục Thống kê Trà Vinh, toàn tỉnh Trà Vinh năm 2009 chỉ có khoảng 18 doanh nghiệp hoạt động trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản; ngành công nghiệp chế biến có 116 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp ngoài tỉnh tham gia liên kết với người sản xuất ở Trà Vinh chưa nhiều. Điều này cho thấy nông sản hàng hóa của Trà Vinh vươn ra thị trường bên ngoài chưa nhiều; khả năng tìm kiếm đối tác kinh doanh của các hộ, các tổ hợp tác, hợp tác xã và của cả doanh nghiệp còn thấp.

Về phía các nhà khoa học, việc tham gia trực tiếp như một chủ thể trong liên kết rất ít. Đa số các nhà khoa học tham gia với tư cách hướng dẫn hỗ trợ từ các dự án của Chính phủ, các tổ chức xã hội...; các dự án khuyến nông, khuyến


ngư. Trong khi nhu cầu của thị trường về các sản phẩm nông nghiệp sạch, đảm bảo chất lượng về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng tăng, vai trò của các nhà khoa học trong ngành nông nghiệp là rất lớn. Nhưng vai trò này chưa được phát huy, lợi ích của các nhà khoa học trong các mối liên kết này cũng chưa thật rõ ràng.

Về phía cơ quan quản lý nhà nước: các cán bộ thuộc các cơ quan quản lý đại

phương rất tích cực ủng hộ phát triển các quan hệ liên kết trong nông nghiệp. Đây là một thuận lợi lớn cho phát triển quan hệ liên kết này ở địa phương. Tuy nhiên, vai trò định hướng, vai trò trọng tài của Nhà nước còn mờ nhạt vì theo khảo sát, khi hợp đồng bị phá vỡ gây thiệt hại cho nông dân hoặc doanh nghiệp thì các cơ quan địa phương xử lý rất khó khăn do thiếu các căn cứ pháp lý để ràng buộc trách nhiệm cho các chủ thể. Ví dụ trường hợp 153 nông dân ở xã Thạnh Phú, huyện Cầu Kè hợp tác sản xuất với công ty lúa giống 9 Táo đóng tại xã Sông Lộc, huyện Châu Thành, theo hợp đồng, công ty bán giống cho nông dân với giá 11.000đ/kg nếu trả tiền trước và 13.000 đ/kg nếu phải trả sau; đồng thời, công ty hứa mua lại lúa của dân giá 5.200 đ/kg. Nhưng do giống của công ty bị lẫn tạp nhiều nên tốn

công khử và không bảo đảm chất lượng, công ty chỉ mua lại theo giá thóc thịt

2.800 - 2.900 đ/kg. Điều này gây thiệt hại cho nông dân, nhưng chính quyền cũng không có cách nào để giảm thiệt hại cho họ. Nhà nước tham gia vào mối liên kết với vai trò hỗ trợ, điều phối thông qua các chính sách khuyến khích và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, quy hoạch vùng nguyên liệu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, xúc tiến thương mại, đồng thời là người kiểm tra, giám sát và bảo đảm tính pháp lý cho việc thực hiện hợp đồng giữa các bên. Nếu như các cơ chế chính sách không hoàn thiện sẽ rất khó để các cơ quan quản lý nhà nước có thể đóng trọn vẹn vai trò trọng tài của mình.

Vhình thc liên kết: Đa số các liên kết kinh tế trong nông nghiệp ở Trà Vinh là các liên kết thiếu bền vững. Kết quả phỏng vấn, điều tra cho thấy sự liên kết giữa người sản xuất và các doanh nghiệp kinh doanh nông sản chủ yếu được thực hiện thông qua hợp đồng thỏa thuận. Tính pháp lý của các hợp đồng này

không cao, trách nhiệm ràng buộc thực hiện hợp đồng chưa chặt chẽ. Phần lớn

các hợp đồng giữa doanh nghiệp và hộ nông dân đều không có các điều khoản ràng buộc; các bên chỉ thỏa thuận với nhau mang tính chất như một bản ghi nhớ, chưa phải là hợp đồng kinh tế. Do hạn chế về trình độ học vấn và tư tưởng ham lợi trước mắt, không tính toán được chiến lược lâu dài cũng như do nhận thức chưa đầy đủ về trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật nên “nhà nông”


rất dễ vi phạm hợp đồng trong quá trình liên kết. Họ chưa quan tâm thực hiện đúng các điều khoản đã cam kết dẫn đến số lượng, chất lượng sản phẩm và thời hạn giao nộp sản phẩm hàng hóa không tuân thủ theo hợp đồng. Tình trạng phổ biến là nhiều hộ nông dân mặc dù đã ký hợp đồng, nhận đầu tư ứng trước về vốn, vật tư kỹ thuật của doanh nghiệp, nhưng khi giá sản phẩm trên thị trường biến động, họ bán sản phẩm cho người khác, đơn vị khác với giá cao hơn hoặc cố tình bán sản phẩm cho đơn vị khác để lẩn tránh việc thanh toán các khoản đã nhận

đầu tư của doanh nghiệp, không nghĩ đến trách nhiệm với hợp đồng. Khi thị

trường rớt giá, họ lại quay về bán sản phẩm cho doanh nghiệp đã ký hợp đồng với mình. Từ làm ăn nhỏ lẻ, hộ vài ba công đất thì nếu có ký hợp đồng mà “bội tín” cũng không sợ doanh nghiệp kiện. Chỉ có những nhà nông làm ăn lớn như các trang trại vài ha nuôi cá basa, trang trại trồng cao su 20 ha, tiêu 5 ha, lúa 30 ha… mới cần liên kết, mới sợ doanh nghiệp bội tín. Vì điển hình 1 ha nuôi cá basa, một năm sản lượng đến 300 ngàn tấn, nếu không bán cho doanh nghiệp để chế biến thì bán cho ai. Về phía doanh nghiệp, cũng có không ít doanh nghiệp chưa thật sự tôn trọng hợp đồng đã ký, không bảo đảm cả về số lượng và chất lượng vật tư cung ứng cho người sản xuất; khi thị trường biến động, nhiều doanh nghiệp tìm cách ép cấp, ép giá hàng, không thu mua hàng hóa theo giá đã thỏa thuận. Tính gắn kết lợi ích và chia sẻ trách nhiệm giữa các chủ thể tham gia liên kết trong hợp đồng là rất thấp. Đó cũng là một trong những nguyên nhân hợp đồng liên kết dễ dàng bị phá vỡ.

Vvai trò ca qun lý nhà nước: Theo kết quả khảo sát, đa số các cán bộ quản lý ở Trà Vinh đều đánh giá rất cao vai trò của Nhà nước trong mối liên kết bốn nhà: 90% người được phỏng vấn lựa chọn ý kiến cho rằng các cơ quan quản lý nhà nước có vai tró rất lớn, vai trò quyết định trong tổ chức các quan hệ liên kết.Nhà nước giữ vai trò định hướng, hỗ trợ, vai trò “trọng tài” trong mối liên kết bốn nhà. Sự nhận thức đúng vai trò của cơ quan quản lý nhà nước cũng được coi là một thuận lợi lớn trong việc phát triển các quan hệ liên kết ở địa phương. Tuy nhiên từ nhận thức đến hành động còn có nhiều khác biệt. Chỉ có 43% cán bộ được phỏng vấn lựa chọn hành động “xuống cơ sở kiểm tra, xác minh, đánh giá hiện trạng và đưa ra biện pháp xử lý phù hợp với chức năng quyền hạn và cơ chế hiện hành” khi họ phát hiện các khó khăn bắt đầu phát sinh, xuất hiện trong khu vực kinh tế nông thôn. Điều này cho thấy tỉ lệ cán bộ của các cơ quan chức năng có thẩm quyền quan tâm và hỗ trợ giải quyết các khó khăn của người sản xuất


trong khu vực kinh tế nông thôn chưa nhiều. Có tới 39% người được phỏng vấn lựa chọn hành động “thông báo, đề xuất vấn đề lên cơ quan quản lý cấp trên để xử lý; 21% lựa chọn “chỉ nắm thông tin để báo cáo, không có hành động giải quyết cụ thể”; 9% lựa chọn “không có thông tin giải quyết vấn đề”. Kết quả điều tra này cho thấy cơ quan quản lý địa phương chưa thực sự quan tâm đến những khó khăn của sản xuất nông nghiệp; một tỷ lệ không nhỏ cán bộ quản lý còn đùn đẩy trách nhiệm, bàng quan với những khó khăn của người sản xuất ở khu vực nông thôn. Sự quan tâm, hỗ trợ không đầy đủ, kịp thời của các cơ quan quản lý địa phương cũng có tác động không nhỏ tới hiệu quả của quá trình liên kết. Về phía quản lý nhà nước trung ương, nhiều chủ trương chính sách cho phát triển nông nghiệp nông thôn trong đó có cả những chính sách liên quan tới sự phát triển của các quan hệ liên kết vẫn còn nhiều bất cập: chính sách đất đai, hạn điền đang cản trở sự tích tụ tập trung sản xuất hàng hóa qui mô lớn trong nông nghiệp, khó xóa bỏ được tình trạng sản xuất nhỏ lẻ manh mún hiện nay; chính sách quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh, chiến lược phát triển thị trường cho hàng nông sản… đều không đồng bộ và thống nhất. Tỷ lệ 47% người được phỏng vấn lựa chọn hành động “định phải cơ chế qui chế không cho phép xử lý”khi thấy các khó khăn ở khu vực kinh tế nông thôn cho thấy các cơ chế, chính sách của nhà nước trung

ương thiếu tính linh hoạt, làm giảm hiệu quả của quản lý nhà nước trong phát

triển nông nghiệp, nông thôn ở các địa phương. Các chính sách hỗ trợ cho phát triển nông nghiệp nông thôn, phát triển sản xuất nông sản hàng hóa ở Trà Vinh

cũng như

các tỉnh thành khác trong cả

nước chưa rõ ràng cụ thể, đặc biệt là

chiến lược phát triển thị trường cho hàng nông sản. Ví dụ về vấn đề xây dựng thương hiệu cho hàng nông sản, ở Trà Vinh cũng như nhiều địa phương khác đều có những sản phẩm nông sản chủ lực, có lợi thế cạnh tranh nhưng những sản phẩm có thương hiệu trên thị trường chưa nhiều kể cả thị trường nội địa. Vì không nhãn hiệu, xuất xứ người sản xuất cần gì phải giữ uy tín, nên cũng không cần chất lượng ổn định thì việc ký hợp đồng tiêu thụ nông sản với nhà nông không thực hiện được là điều đương nhiên. Đa số doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ, vốn không có, lấy đâu có đủ điều kiện để xây kho, trữ hàng, xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, quảng bá thương hiệu, hậu mãi.. Mấu chốt ở đây là thiếu chiến lược xây dựng thương hiệu quốc gia cho các mặt hàng nông sản chủ lực. Đây lại là trách nhiệm của nhà nước. Một lần nữa khẳng định vai trò


nhạc trưởng của nhà nước trong liên kết bốn nhà, nhất là trong việc thực hành những tiêu chuẩn về Global Gap.

Về chính sách thuế: HTX là mô hình tốt nhất để thực hiện liên kết bốn nhà, là nơi lý tưởng để bảo bọc người nghèo nhưng rõ ràng hiện nay chưa có các chính sách bảo đảm cho HTX. HTX là tập thể nhưng vẫn bị đánh thuế như doanh nghiệp.

Thực tế đã khẳng định, nông dân cần doanh nghiệp để thoát nghèo và làm giàu nhưng doanh nghiệp lại cần những cơ chế chính sách của nhà nước để yên tâm đầu tư. Vì trong hoàn cảnh của Việt Nam như hiện nay, chỉ có nhà nước mới có đầy đủ quyền hạn và điều kiện để lập quy hoạch, đầu tư ngân sách, chỉ đạo thực hiện quy hoạch, dự án đó. Nhà khoa học, nhà doanh nghiệp không thể đến từng nhà dân để bảo họ trồng cây này, nuôi con kia, cũng không thể bắt họ vào HTX để tạo ra vùng nguyên liệu lớn cung cấp cho doanh nghiệp. Nông dân không thể rủ nhau vào HTX hoặc xây dựng vùng nguyên liệu được. Nếu nhà nước can thiệp bằng quy hoạch, chế tài thì việc sản xuất cá tra tràn lan, lúa gạo giống IR 50404 dư thừa .. sẽ không xảy ra. Đến lúc nào đó, vai trò của chính quyền và nhà khoa học sẽ giảm, do dân trí ngày càng cao, nên mối liên kết này sẽ theo đúng qui luật thị trường, chủ yếu là giữa doanh nghiệp và nông dân.

3.5. Phân tích Vai trò, mức độ, cơ chế phát triển nông nghiệp tỉnh Trà Vinh.

liên kết lợi ích của “bốn nhà” trong

3.5.1. Những yếu tố hình thành nhu cầu liên kết “bốn nhà” trong sản xuất nông nghiệp tỉnh Trà Vinh.

Trong những năm đổi mới vừa qua, nông nghiệp tỉnh Trà Vinh cũng như các tỉnh khác của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đã liên tục phát triển, thu được nhiều thành tựu quan trọng. Mặc dù xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh

những năm qua là chuyển từ nông nghiệp sang công – nông nghiệp – dịch vụ

nhưng cho đến nay, Trà Vinh vẫn là tỉnh nông nghiệp (tỉ trọng nông lâm ngư

nghiệp trong GDP của tỉnh khoảng 55%). Giá trị ngừng gia tăng hàng năm (xem bảng sau):

sản xuất nông nghiệp không

Bảng: Giá trị sản xuất nông nghiệp tỉnh Trà Vinh theo giá so sánh phân theo ngành kinh tế

Đvt: Triệu đồng


Năm

Tổng số

Giá trị sản xuất nông nghiệp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.

Nghiên cứu - ứng dụng mô hình liên kết bốn nhà vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp nông thôn tỉnh Trà Vinh - 11

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/12/2022