Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc tại xã Vân Trình, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng - 2

 

đó các cây được sử dụng nhiều nhất chủ yếu thuộc các họ Rosaceae, Asteraceae và Lamiaceae [46].

Ở Châu Mĩ: Việc nghiên cứu về việc sử dụng cây thuốc của người dân bản địa cũng được thực hiện:

Rainer W Bussmann và Douglas Sharon (2006) kết quả nghiên cứu về sử dụng cây thuốc cổ truyền ở miền Bắc Peru đã ghi nhận 510 loài thực vật được người dân địa phương sử dụng để điều trị bệnh, các cây thuộc các họ được sử dụng nhiều nhất là: Asteraceae, Fabaceae, Lamiaceae, Solanaceae, Euphorbiaceae và Poaceae [60].

Cecilia Almeida và cs. (2006) nghiên cứu cây thuốc phổ biến được sử dụng trong các khu vực Xingo – một khu vực khô hạn ở Đông Bắc Brazil đã tìm thấy 187 loài thực vật thuộc 128 chi và 64 họ được người dân sử dụng để điều trị các bệnh: cảm lạnh thông thường, viêm phế quản, bệnh tim mạch, bệnh thận, viêm và an thần [49].

Gabriele Volpato và cs. (2009) kết quả nghiên cứu sử dụng cây thuốc của người nhập cư Haiti và con cháu của họ ở tỉnh Camaguey, Cuba đã chỉ ra 123 loài thực vật thuộc 112 chi và 63 họ được người nhập cư Haiti sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau [51].

Gaia Luziatelli và cs. (2010) khi nghiên cứu cây thuốc của cộng đồng Ashaninka, một nghiên cứu từ các cộng đồng bản địa của Bajo Quimiriki, Junin, Peru đã tìm thấy 402 loài thực vật được cộng đồng sử dụng để điều trị các loại bệnh, trong đó các cây được sử dụng nhiều nhất chủ yếu thuộc các họ: Asteraceae, Araceae, Rubiaceae, Euphorbiaceae, Solanaceae và Piperaceae [52].

Yadav Uprety và cs. (2012) nghiên cứu sử dụng cây thuốc trong rừng phương Bắc của Canada đã điều tra và thống kê 546 loài cây thuốc được sử dụng bởi những người thổ dân của rừng phương bắc Canada, các loại cây thuốc này được sử dụng để điều trị 28 bệnh và triệu chứng rối loạn khác nhau,

 

trong đó các cây thuốc được sử dụng để chữa bệnh rối loạn dạ dày – ruột, rối loạn cơ xương là chủ yếu [63].

Theo nghiên cứu “Thực vật dân tộc của người dân Rayones, Nuevo León, Mexico” năm 2014, đã ghi nhận 252 loài thực vật thuộc 228 chi và 91 họ được người dân Rayones sử dụng để điều trị các bệnh, trong đó các họ được sử dụng chủ yếu là: Asteraceae và Fabaceae (Eduardo Estrada-Castillón và cs., 2014) [50].

Nghiên cứu “Cây thuốc trong bối cảnh văn hóa của một cộng đồng Mapuche – Tehuelche trong thảo nguyên Datagonia Argentina” đã chỉ ra 121 loài thực vật được cộng đồng sử dụng để điều trị các bệnh liên quan đến tiêu hóa, hô hấp, tim mạch, giảm đau, chống viêm, sản khoa, phụ khoa và sinh dục (Soledad Molares và Ana Ladio, 2014) [61].

Ở Châu Phi: Đây là khu vực mà từ lâu nay người dân đã biết sử dụng cây thuốc bản địa hàng nghìn năm nay để bảo vệ sức khỏe của họ, những nghiên cứu gần đây cho thấy việc sử dụng cây thuốc của những người dân bản địa ở châu Phi rất đa dạng và phong phú:

Tilahun Teklehaymanot và Mirutse Giday (2007) nghiên cứu về thực vật học của cây thuốc được sử dụng bởi người dân ở Zegie Peninsula, Tây Bắc Ethiopia đã ghi nhận 67 loài cây thuốc thuộc 64 chi và 42 họ được người dân sử dụng để điều trị các bệnh liên quan đến rối loạn tiên hóa, kí sinh trùng và nhiễm trùng [62].

“Nghiên cứu về thực vật học và kiến thức bản địa về sử dụng cây thuốc của các thầy lang trong khu vực Oshikoto, Namibia”, đã tìm thấy 61 loài cây thuốc thuộc 25 họ được các thầy lang trong khu vực sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau như: Tâm thần, nhiễm trùng da, vết thương ngoài da, rắn cắn và các vấn đề tim mạch (Ahmad Cheikhyoussef và cs., 2011) [43].

 

Nghiên cứu “cây thuốc được sử dụng bởi phụ nữ từ rừng ven biển Agnalazaha Đông Nam Madagascar”, đã thống kê được 152 loài cây thuốc được sử dụng bởi người dân địa phương để điều trị các bệnh, trong đó ghi nhận 8 loài được sử dụng bởi những người phụ nữ để điều trị các biến chứng trong khi sinh, các bệnh nhiệt đới như: sốt rét, giun chỉ và các bệnh liên quan đến tình dục như bệnh lậu và giang mai (Mendrika Razafindraibe và cs., 2013) [56].

Nghiên cứu về “sử dụng và quản lý cây thuốc truyền thống của cộng đồng dân tộc Maale và Ari, ở miền nam Ethiopia”, đã ghi nhận 128 loài cây thuốc thuộc 111 chi và 49 họ được cộng đồng người Maale và Ari sử dụng để điều trị các loại bệnh khác nhau (Berhane Kidane và cs., 2014) [47].

Ở Châu Úc: Những nghiên cứu về việc sử dụng cây thuốc bản địa được thực hiện ở châu Úc còn rất ít. Một nghiên cứu về các loài cây thuốc được sử dụng bởi cộng đồng thổ dân Yaegl ở miền Bắc New South Wales, Australia, đã ghi nhận 32 loài cây thuốc thuộc 21 họ được thổ dân Yaegl sử dụng để điều trị các bệnh (Joanne Packera và cs., 2012) [53].

Như vậy, việc điều tra và thống kê các loài cây thuốc đã để lại những công trình mang tính khoa học, tính dân tộc sâu sắc, cho thấy vốn tri thức dân gian bản địa về sử dụng cây thuốc trên thế giới là vô cùng đa dạng và phong phú.

2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Ở Việt Nam tập quán sử dụng cây thuốc đã có từ lâu đời, có thể nói nó xuất hiện từ buổi đầu sơ khai, khi con người còn sống theo lối nguyên thủy. Trong quá trình tìm kiếm thức ăn, tổ tiên chúng ta đã ngẫu nhiên phát hiện ra công dụng của nhiều loại cây. Suốt một thời gian dài như vậy tổ tiên chúng ta đã dần dần tích lũy được nhiều kinh nghiệm, biết lợi dụng tính chất của cây rừng để làm thức ăn và làm thuốc chữa bệnh.

Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu về tài nguyên cây thuốc Việt Nam. Năm 1976, để phục vụ

 

cho công tác giảng dạy và nghiên cứu cây thuốc, dược sĩ Vũ Văn Chuyên đã cho ra đời cuốn sách “Tóm tắt đặc điểm các họ cây thuốc” (Vũ Văn Chuyên, 1967) [11]. Năm 1980, Đỗ Huy Bích và Bùi Xuân Chương đã giới thiệu “Sổ tay cây thuốc Việt Nam” giới thiệu 519 loài cây thuốc, trong đó có 150 loài mới được phát hiện (Đỗ Huy Bích và Bùi Xuân Chương, 1980) [1]. Viện dược liệu đã cho xuất bản cuốn “Dược điển Việt Nam” tập I, II đã tổng kết các công trình nghiên cứu về cây thuốc trong nhiều năm, cuốn “Danh lục cây thuốc miền Bắc Việt Nam”; “Danh lục cây thuốc Việt Nam”; “Atlas – Bản đồ cây thuốc”, đã thống kê và công bố một danh sách về cây thuốc từ năm 1961

– 1972 ở miền Bắc là 1.114 loài, từ năm 1977 – 1985 ở miền Nam là 1.119 loài (Dẫn theo Viện Dược Liệu, 1993) [40].

Viện Dược liệu (1993) [40], trong quá trình thu thập và nghiên cứu về cây thuốc cho thấy, các cây thuốc hiện nay ở Việt Nam biết đến chủ yếu được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian và trong số trên 2000 loài và dưới loài cây thuốc có tới gần 90% cây thuốc là các cây mọc tự nhiên và được phân bố chủ yếu trong các quần thể rừng với trữ lượng lớn, khoảng 10% là cây thuốc được đem về trồng ngay tại nhà.

Trong những năm này, nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã được xuất bản thành các tập sách như: “Tài Nguyên cây thuốc Việt Nam” (1993) của Viện Dược liệu, với khoảng 300 loài cây thuốc (Dẫn theo Viện Dược Liệu, 1993) [40].

Công trình “1900 loài cây có ích” của Trần Đình Lý (1995) [25], đã thống kê ở Việt Nam có khoảng 76 loài cho nhựa thơm, 260 loài cho dầu béo, 160 loài có tinh dầu, 40 loài tre nứa, 40 loài song mây. Lương y lão thành, thầy thuốc ưu tú Lê Trần Đức với công trình “Cây thuốc Việt Nam” (1995) đã giới thiệu hơn 830 loài cây thuốc chính, phụ (Lê Trần Đức,1997) [14].

 

Võ Văn Chi là một nhà thực vật lớn của Việt Nam, đã đóng góp rất nhiều trong quá trình nghiên cứu về các loài thực vật ở Việt Nam và ông đã biên soạn cuốn “Từ điển cây thuốc Việt Nam”, trong đó ông mô tả rất tỷ mỷ về các cây được sử dụng làm thuốc ở Việt Nam bao gồm 3.200 cây (1996) (Võ Văn Chi, 1996) [8]. Ngoài ra, cuốn “Cây cỏ có ích ở Việt Nam” tập I, II đề cập đến rất nhiều cây cỏ có ích như làm gỗ, làm lương thực, làm thuốc (Võ Văn Chi, 2012) [9].

Trong những năm từ 2000 đến nay, đã có nhiều cuốn sách và các tài liệu về cây thuốc được xuất bản nhằm đáp ứng nhu cầu của nhiều người quan tâm tới cây thuốc trên khắp đất nước Việt Nam như: “577 bài thuốc dân gian gia truyền” (Âu Anh Khâm, 2001) [21]; “Thuốc Nam, thuốc Bắc và các phương thang chữa bệnh” (Tào Duy Cần, 2001) [4] và cuốn “Thuốc bệnh 24 chuyên khoa” (Tào Duy Cần, 2006) [5].

“Nghiên cứu cây thuốc từ thảo dược” (Nguyễn Thượng Dong, 2006) [13]; “Cây có vị thuốc ở Việt Nam” do Phạm Hoàng Hộ nghiên cứu và tập hợp (Phạm Hoàng Hộ, 2006) [17]; “Cây thuốc, bài thuốc và biệt dược” của Phạm Thiệp và cs. (2000) [33] đề cập tới 327 cây thuốc phổ biến,… Đồng thời, có nhiều công trình nghiên cứu về cây thuốc trên cả nước công bố trên các tạp chí về cây thuốc như: Đặng Quang Châu đã công bố một số dẫn liệu về cây thuốc của dân tộc Thái ở huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) gồm 177 loài, thuộc 149 chi, thuộc 71 họ khác nhau (Đặng Quang Châu, 2011) [6]. Đặng Quang Châu, Bùi Hồng Hải khi điều tra các loài cây của dân tộc Thái ở huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã thu được 93 loài thuộc 7 chi, 42 họ (Đặng Quang Châu và Bùi Hồng Hải, 2003) [7]. Các tác giả đã phân loại cây được sử dụng theo các nhóm bệnh: bệnh ngoài da, bệnh về đường tiêu hóa, bệnh về gan, bệnh về xương… Lưu Đàm Cư, Hà Tuấn Anh, Trương Anh Thư khi điều tra các loài cây có ích của dân tộc H’mông ở vùng núi cao phía Bắc đã phân loại được 4 nhóm theo công dụng: cây

 

lương thực – thực phẩm, cây làm thuốc, cây có độc, cây để nhuộm màu, cây ăn quả. Trong nhóm này cây làm thuốc,các tác giả đã thống kê được 657 loài thuộc 118 họ mà người H’mông sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người và gia súc (Lưu Đàm Cư và cs., 2004) [12]. Nguyễn Thị Thủy và Phạm Văn Thỉnh (2004)

[36] đã xây dựng các mô hình vườn bảo tồn cây thuốc ở vùng cao Sa Pa, như vườn rừng, trang trại, vườn các hộ gia đình. Bước đầu đã bảo tồn được 52 loài cây thuốc thuộc 28 họ, trong đó có nhiều loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Điều tra các loài cây thuốc và giá trị sử dụng của chúng ở một số xã thuộc huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp” của tác giả Võ Thị Phượng và Ngô Trực Nhã (2011) [27] đã điều tra và thống kê 232 loài cây được sử dụng làm thuốc thuộc 186 chi, 90 họ tại các xã của huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

Kết quả nghiên cứu về đa dạng tài nguyên cây thuốc của người Hmong huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái của Hờ A Bình đã xác định được 86 loài cây thực vật làm thuốc và xác định tương đối về tên địa phương, tên phổ thông, tên khoa học, gồm 53 họ thực vật và 3 ngành thực vật đó là: Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta), ngành Dương xỉ (Pteridophyta) và ngành Dây gắm (Gnetophyta) (Hờ A Bình, 2019) [2].

Nông Thái Hòa (2018) [19] khi nghiên cứu cây thuốc và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số loài cây thuốc tại xã Hoàng Nông, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên xác định được 137 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc ngành Ngọc lan thuộc 129 chi và 72 họ có công dụng làm thuốc. Số họ thực vật làm thuốc là 72 họ, Trong đó, họ nhiều loài nhất là họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) với 10 loài; họ Cúc (Asteraceae) và họ Hòa thảo (Poaceae) với 7 loài. Trong 129 chi, có tới 13 chi có 2 loài được sử dụng làm thuốc.

Nguyễn Minh Hiếu (2019) [16] kết quả nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc tại xã Nặm Pung, Bát Xát, tỉnh Lào Cai của đồng bào dân tộc Dao đã ghi nhận được 75 loài thực vật thuộc 3 ngành: Ngành Ngọc lan

 

(Magnoliophyta), ngành Dương xỉ (Pteridophyta) và ngành Thạch tùng (Lycopodiophyta) được đồng bào dân tộc Dao ở đây sử dụng lamg thuốc thuộc 73 chi và 42 họ.

Nông Thu Hằng (2019) [15] công trình nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu (lâm sản ngoài gỗ) tại vườn quốc gia Phia Oắc-Phia Đén, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng đã thống kê được 70 loài cây thuốc trong tổng số 42 loài, đã xác định được tên địa phương, tên phổ thông và tên khoa học của các loài thực vật.

Hoàng Thị Thanh (2019) [32] thực hiện nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc tại xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai của đồng bào dân tộc Hà Nhì đã ghi nhận được 102 loài thực vật bậc cao được cộng đồng Hà Nhì sử dụng làm thuốc thuộc 90 chi, 52 họ.

Kết quả nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của cộng đông dân tộc Hmông tại xã Trung Lèng Hồ, huyên Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã nghiên cứu tim ra được 90 loài thực vật bậc cao có mạch được cộng đồng Hmong sử dụng làm thuốc thuộc 81 chi, 53 họ (Vàng Văn Trung, 2019) [37].

Quàng Văn Kiêm (2019) [22] kết quả nghiên cứu về tri thức bản địa sử dụng cây thuốc tại xã Kim Đồng, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng đã xác định được 102 loài thực vật bậc cao có mạch được cộng đồng dân tộc Nùng và Tày sử dụng làm thuốc thuộc 94 chi, 57 họ.

Một nghiên cứu về cây thuốc và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số loài cây thuốc tại xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên đã thu được 149 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc ngành Thông có 1 loài thuộc 1 chi và 1 họ, thuộc ngành Dương xỉ có 3 loài thuộc 3 chi và 3 họ, thuộc ngành Mộc lan có 145 loài thuộc 133 chi và 70 họ có công dụng làm thuốc (Dương Văn Hưng, 2018) [20]

 

Cùng với một nghiên cứu khác về cây thuốc và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số loài cây thuốc tại xã Yên Lạc, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên của Vàng A Lả cũng đã xác định được 183 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc ngành Dương xỉ có 2 loài thuộc 2 họ và 2 chi. Thuộc ngành Nấm có 1 loài thuộc 1 chi và 1 họ, Thuộc ngành Mộc Lan có 180 loài thuộc 156 chi và 87 họ có công dụng làm thuốc chữa bệnh (Vàng A Lả, 2018) [23]

Lục Thanh Sắc (2018) [29] khi nghiên cứu về tri thức bản địa trong sử dụng, bảo tồn và phát triển tài nguyên cây thuốc của cộng đồng dân tộc Dao tại xã Hà Lang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang đã thống kê được 85 loài cây thực vật làm thuốc tại cộng đồng dân tộc Dao và đã xác định được tương đối về tên địa phương, tên phổ thông, tên khoa học. Ngoài ra, Tác giả còn phát hiện ra 22 bài thuốc trong tổng số hơn 57 loài cây được sử dụng trong bài thuốc, xác định được bộ phận cây thuốc mà người dân thường dùng và cách pha chế của mỗi bài thuốc.

Lương Minh Ngọc (2018) [26] công trình đã nghiên cứu tính đa dạng nguồn cây thuốc được sử dụng trong đồng bào dân tộc Bru – Vân Kiều ở xã Thượng Trạch, huyện Bổ Trạch, tỉnh Quàng Bình đã phát hiện được 52 loài cây thực vật được dùng làm thuốc, thuộc 60 chi và 41 họ.

Với kết quả nghiên cứu tính đa dạng nguồn cây thuốc được sử dụng trong một số dân tộc thiểu số tại xã Chiềng Đông, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên của Lò Thị Quý đã ghi nhận được 80 loài thực vật bậc cao thuộc 73 chi và 47 họ, được cộng đồng dân tộc sử dụng làm thuốc (Lò Thị Quý, 2018) [28] Như vậy, việc điều tra và thống kê các loài cây thuốc, các bài thuốc không những mang lại những giá trị khoa học, giá trị thực tiễn sâu sắc mà còn đóng góp và công tác bảo tồn nguồn dược liệu nước nhà, bảo tồn những bài thuốc hay. Nhằm góp phần, bảo tồn bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân

tộc Việt Nam.

 

2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu

2.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu

* Vị trí địa lý

* Vị trí địa lý

Xã Vân Trình, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng nằm ở phía Bắc của huyện Thạch An, cách trung tâm huyện khoảng 2 km, địa giới hành chính xã được xác định như sau:

+ Phía Đông giáp xã Thụy Hùng

+ Phía Tây giáp xã Thái Cường

+ Phía Nam giáp xã Lê Lai

+ Phía Bắc giáp huyện Hòa An và huyện Quảng Hòa.

- Diện tích tự nhiên: 3238,51 ha

Hệ thống giao thông: Xã Vân Trình có vị trí rất thuận lợi, có tuyến đường quốc lộ 4A mới chạy qua, và tỉnh lộ 208 nối huyện Thạch An với huyện Phục Hòa, đường tỉnh lộ 209 nối huyện Thạch An với Cửa Khẩu xã Đức Long. Giao thông đi lại với các xã lân cận thuận lợi, tạo điều kiện rất lớn trong việc giao lưu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, học hỏi tiếp thu các ứng dụng khoa học kỹ thuật phục vụ cho sản xuất, đời sống nhân dân.

* Điều kiện địa hình, địa mạo

Địa hình xã Vân Trình khá phức tạp bị chia cắt bởi những dãy núi đá vôi và núi đất nằm rải rác và xen kẽ lẫn nhau nằm ở giữa các núi đá vôi và núi đất là thung lũng đất đai ở đây phù hợp cho sản xuất nông nghiệp. Do địa hình của xã không bằng phẳng nên việc bố trí sản xuất, tưới tiêu, giao thông gặp rất nhiều khó khăn.

* Địa chất, thổ những

Theo báo cáo thống kê đất đai tính đến ngày 31/12/2019 của UBND xã Vân Trình, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng [39] đã thống kê được như sau:

 

Tổng diện tích tự nhiên: 3238,51 ha Diện tích đất nông nghiệp: 2913,3757ha

Diện tích đất phi nông nghiệp: 207,4943ha Diện tích đất chưa sử dụng: 117,64ha

* Đặc điểm khí hậu

Xã Vân Trình có điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa: nóng ẩm mưa nhiều, chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa, Thời tiết trong năm chia thành hai mùa (mùa mưa và mùa khô) rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, thời tiết nóng ẩm, lượng mưa khá lớn (chiếm 80% lượng mưa cả năm). Cá biệt có những trận mưa rào có cường độ lớn kèm theo gió bão từ 2 đến 4 ngày; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa ít, có thời kỳ hanh khô kéo dài từ 15 đến 25 ngày, nhiều diện tích canh tác, ao, hồ bị khô cạn. Nhiệt độ trung bình năm 23,40 C, (tháng 7 cao nhất là 28,90 C, tháng 01 thấp nhất là 15,80 C), sự chênh lệch giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 13,10C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.530 – 1.776 giờ, trong tháng có nhiều giờ nắng trong năm là tháng 7, tháng có ít giờ nắng trong năm là tháng 1. Lượng mưa dao động từ 1400 – 1500 mm/năm. Mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 6, 7, 8. Lượng mưa lớn nhất lên tới 2.000 mm. Do mưa Lớn tập trung nên có năm có hiện tượng ngập úng, kéo dài.

2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu

Xã Vân Trình có 14 xóm với tổng số hộ là 759 hộ, tổng số nhân khẩu là 2515 người, nhân khẩu lao động là 1.322 người (lao động nam là 793, nữ là

529) trong đó lao động nông nghiệp có 1.256 người chiếm 95% tổng lao động toàn xã. Tỷ lệ tăng dân số trung bình là 1%.

 

Lao động đã qua đào tạo 238 người (chiếm 18% tổng số lao động), trong đó lao động nông nghiệp là 1071 người chiếm 81%, lao động phi nông nghiệp là 26 người (chiếm 0,02%).

Trên địa bàn xã chủ yếu có 4 dân tộc anh em sinh sống trong đó là: Kinh có 22 người (chiếm 0,76%), Nùng có 1443 người (chiếm 49,66%), Tày

với 1347 người (chiếm 46,35%), Dao với 94 người (chiếm 3%)

 

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng, phạm vi thời gian và địa điểm nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Các loài thực vật được được các cộng đồng dân tộc thiểu số tại xã Vân Trình sử dụng làm chuốc chữa bệnh; kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các cộng đồng dân tộc thiểu số tại xã Vân Trình, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng.

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: Công tác điều tra thực địa được tiến hành tại xã Vân Trình, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng.

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1 đến tháng 5/2020

- Nghiên cứu tri thức về kinh nghiệm sử dụng sử dụng cây thuốc của các cộng đồng dân tộc: Nùng, Tày và Dao.

3.2. Nội dung nghiên cứu

* Đánh giá đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc được sử dụng trong các cộng đồng dân tộc tại xã Vân Trình, huyện Thạch an, tỉnh Cao Bằng:

- Đánh giá đa dạng các bậc taxon của nguồn tài nguyên cây thuốc: đa dạng bậc họ; đa dạng bậc chi.

- Đánh giá đa dạng về dạng sống của thực vật làm thuốc.

- Đánh giá về môi trường sống của thực vật làm thuốc.

* Xác định những cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn: Đánh giá ở mức độ quý hiếm của các loài cây thuốc ở khu vực nghiên cứu.

* Vốn tri thức bản địa trong việc sử dụng cây thuốc của các cộng đồng dân tộc thiểu số ở xã Vân Trình, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng.

- Kinh nghiệm sử dụng bộ phận làm thuốc của cộng đồng dân tộc thiểu số ở xã Vân Trình.

 

- Kinh nghiệm về nhóm bệnh chữa trị của cộng đồng dân tộc thiểu số ở xã Vân Trình.

- Ảnh hưởng của sự giao thoa giữa các dân tộc đến vốn tri thức bản địa trong việc sử dụng cây thuốc.

- Vấn đề truyền thụ kiến thức về cây thuốc trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở xã Vân Trình.

* Đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số loài cây thuốc có giá trị cao được các cộng đồng dân tộc thiểu số sử dụng tại xã Vân Trình.

3.3. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài thực hiện tại xã Vân Trình, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng. Để đạt được các kết quả gắn với các nội dung nghiên cứu trên, cách thức và giải pháp thực hiện ý tưởng bao gồm như sau:

3.3.1. Phương pháp kế thừa

- Kế thừa những những tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở khu vực nghiên cứu và các tài liệu nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

- Kế thừa kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các ông lang, bà mế người dân tộc ở khu vực nghiên cứu.

3.3.2. Phương pháp điều tra cộng đồng

- Điều tra phỏng vấn thu thập cây thuốc: Tại khu vực nghiên cứu, phỏng vấn các ông lang, bà mế, người dân có kinh nghiệm sử dụng cây thuốc và sử dụng các bài thuốc gia truyền của các cộng đồng dân tộc tại địa bàn nghiên cứu. Mẫu phiếu điều tra dựa theo: phiếu điều tra cây thuốc trong cộng đồng và phiếu điều tra bài thuốc gian dân (Viện Dược liệu, 1993) [40].

Thu thập đầy đủ các thông tin cây thuốc gồm: Tên phổ thông, tên địa phương; số hiệu mẫu/ảnh cây thuốc; dạng sống; môi trường sống; bộ phận sử dụng làm thuốc (thân, rễ, hoa, quả, hạt, nhựa, vỏ); công dụng. Đồng thời ghi

 

chép những đặc điểm dễ nhận biết của cây ngoài thiên nhiên, ghi rõ thời gian, địa điểm và người thu thập thông tin.

- Định danh tên cây: định danh loài cây theo các bước: (i) định danh tại thực địa; (ii) sử dụng kiến thức kinh nghiệm của các chuyên gia và nguồn tài liệu tin cậy đã công bố giám định lại.

+ Bước 1: xác định sơ bộ tên địa phương, tên thường gọi được thực hiện ngay ở lần điều tra đầu tiên. Đối với những loài chưa chắc chắn thì chú thích để kiểm định lại ở bước sau. Các loài không biết tên cần phải lấy mẫu (lá, hoa, quả...) và ghi vào biểu điều tra bằng ký hiệu sp1, sp2... để giám định.

+ Bước 2: tất cả các cây được thẩm định lại tên cây, lập danh mục cây thuốc bằng sử dụng kiến thức kinh nghiệm của các chuyên gia về thực vật và nguồn tài liệu tin cậy đã công bố gồm: Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ, 2000) [18], Từ điển Cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi, 2012) [8], Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lợi, 2005) [24], Danh lục các loài thực vật Việt Nam (Trung tâm NCTN&MT – Đại học Quốc gia Hà Nội và Viện ST&TNSV, 2006) [38]. Danh sách tên cây thuốc sẽ được hoàn thiện ở bước này.

Bảng 3.1. Mẫu bảng điều tra cây thuốc được các cộng đồng dân tộc ở khu vực nghiên cứu

Thời gian điều tra: Người điều tra:

Địa điểm điều tra: Địa chỉ điều tra:

 

 

TT

 

Tên phổng thông

 

Tên địa phươn g

 

Số hiệu ảnh chụp

 

Dạng cây

 

Môi trường sống

 

Bộ phận sử dụng

 

Cách sử dụng

 

Công dụng

Người được

phỏng vấn

Họ tên, điện thoại

Địa chỉ liên hệ

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 44 trang tài liệu này.

 

3.3.3. Phương pháp thu thập mẫu

Đối với loài cây chưa xác định được tên ở ngoài thực địa và loài cần giám định lại tên.

- Tiến hành thu mẫu ở thực địa: Mỗi cây thuốc thu từ 3 đến 10 mẫu và được gắn nhãn ghi rõ các thông tin về ký hiệu mẫu, địa điểm,thời gian và người thu mẫu (các mẫu cùng cây đánh số cùng số hiệu mẫu).

- Dụng cụ thu mẫu: bản gỗ ép mẫu, túi đựng mẫu, bao tải dứa, kéo cắt cây, giấy báo , dây buộc, etyket, bút chữ A, sổ ghi chép, máy ảnh (Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997) [34].

Hình 3 1 Các dụng cụ sử dụng cho nghiên cứu trong đề tài 3 3 4 Phương pháp 1

Hình 3.1. Các dụng cụ sử dụng cho nghiên cứu trong đề tài

3.3.4. Phương pháp đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc

Đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc của các cộng đồng dân tộc ở xã Vân Trình, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng, đề tài sử dụng phương pháp đánh giá của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [34]:

- Đa dạng về bậc phân loại: ngành, lớp, họ, chi, loài.

- Đa dạng về dạng sống: kí sinh, dây leo, gỗ trung bình, gỗ nhỏ, thảo, bụi.

- Đa dạng về môi trường sống: rừng, đồi, vườn, ven suối hoặc nơi ẩm ướt.

- Đa dạng về bộ phận sử dụng làm thuốc: thân, rễ, lá, hoa, quả, hạt, nhựa, cả cây.

Xem tất cả 44 trang.

Ngày đăng: 15/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí