Mô Tả Thực Trạng Cảnh Báo Sớm Hiv Kháng Thuốc Tại 42 Cơ Sở Điều


thuốc. Đối với từng trình tự, ngân hàng Stanford cung cấp danh sách những đột biến kháng và mức độ kháng với từng thuốc. Mỗi đột biến kháng sẽ được tính điểm gây kháng với từng thuốc (mutation scoring), mức độ kháng đối với từng thuốc được đánh giá dựa trên tổng điểm của tất cả các đột biến được phân thành 5 cấp độ: 1) Nhạy; 2) Có khả năng kháng thấp; 3) Kháng mức độ thấp; 4) Kháng mức độ trung bình và 5) Kháng mức độ cao.

Cách tính mức độ kháng đối với thuốc ARV của các đột biến HIV kháng thuốc được đối chiếu với ngân hàng Stanford và được trình bày trong Hình 2.1.


Ngân hàng Stanford cung cấp

các đột biến kháng đối với từng nhóm

Mức độ

kháng thuốc

thuốc sau khi so sánh trình tự gen của

mẫu với trình tự tham chiếu

Mức độ

kháng thuốc

Bảng tính

điểm gây kháng thuốc

Mỗi đột biến được tính điểm đối

với từng thuốc


Mỗi đột biến được tính điểm đối

với từng thuốc

Hình 2.1. Phương pháp xác định

Mức độ kháng đối với 1 thuốc sẽ được tính dựa trên điểm tổng của tất cả các đột biến gây kháng thuốc đó


mức độ kháng với thuốc ARV của từng đột biến HIV kháng thuốc


Kết quả này sẽ được lưu dưới dạng file excel cho từng mẫu. Thông tin về các mẫu bệnh phẩm không giải trình tự gen bao gồm kết quả tải lượng vi rút, ngày khuếch đại và kết quả khuếch đại, và bất kỳ lý do nào về việc không chiết xuất hoặc khuếch đại. Những thông tin này được giữ trong sổ ghi chép tại phòng thí nghiệm và chỉ có các cán bộ có trách nhiệm mới được truy cập.

2.2.3.4. Công cụ và vật liệu nghiên cứu


Bộ công cụ thu thập mẫu bao gồm:


- Mẫu đồng ý tham gia nghiên cứu. Nếu bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu sẽ ký vào Phiếu cam kết tham gia nghiên cứu (phụ lục 10).

- Mẫu thu thập thông tin tại thời điểm bắt đầu điều trị (T1): Mẫu này bao gồm các thông tin về nhân khẩu học, giai đoạn lâm sàng, số lượng tế bào TCD4, tiền sử điều trị ARV, tình trạng thai nghén nếu là nữ, tình trạng mắc và điều trị lao, ngày và giờ lấy máu (phụ lục 11). Các thông tin này được lấy từ bệnh án ngoại trú của bệnh nhân.

- Mẫu thu thập thông tin tại thời điểm kết thúc nghiên cứu (T2): các thông tin bao gồm tình trạng khi kết thúc, giai đoạn lâm sàng, số lượng TCD4 gần nhất, phác đồ ARV đang dùng, số lần chuyển đổi phác đồ giữa thời điểm ban đầu và thời điểm kết thúc, các phác đồ ARV đã được chuyển đổi, tình trạng mắc nhiễm trùng cơ hội giữa thời điểm ban đầu và thời điểm kết thúc, sự tuân thủ của bệnh nhân, số lần hẹn tái khám và số lần đến tái khám đúng hẹn, số lần hẹn lĩnh thuốc và số lần lĩnh thuốc đúng hẹn, ngày và giờ lấy máu (phụ lục 12).

- Mẫu thông tin về tái khám và lĩnh thuốc: Các thông tin về ngày tái khám và ngày lĩnh thuốc của bệnh nhân được ghi lại trong mẫu này. Các thông tin được lấy trong các lần bệnh nhân đến tái khám và lĩnh thuốc (phụ lục 13).

- Mẫu thu thập thông tin về tuân thủ điều trị: Mẫu này được thu thập vào thời điểm T2 trước khi bệnh nhân được lấy máu làm xét nghiệm. Các thông tin bao gồm


tiền sử điều trị ARV của bệnh nhân trước đó, mức độ tuân thủ của bệnh nhân khi

uống thuốc ARV trong vòng 30 ngày trở lại ngày phỏng vấn (phụ lục 14).


2.2.4. Quản lý, xử lý và phân tích số liệu


Số liệu được làm sạch, nhập vào phần mềm EpiInfo 6.0. Dữ liệu được nhập 2 lần nhằm kiểm tra chất lượng nhập liệu. Mọi trường hợp số liệu không rõ ràng đều được các cán bộ nghiên cứu làm việc lại với cán bộ tại các cơ sở điều trị để bổ sung, làm rõ các số liệu này. Phần mềm STATA 11 được sử dụng để phân tích số liệu.

2.3. Đạo đức trong nghiên cứu


Nghiên cứu được Hội đồng Y đức của Trường Đại học Y tế công cộng và Bộ Y tế đồng ý cho phép triển khai. Đối với mục tiêu đánh giá chỉ số cảnh báo sớm HIV kháng thuốc, chỉ thu thập mã bệnh án, các thông tin nhận dạng người bệnh bao gồm họ tên, địa chỉ, các thông tin cá nhân đều không được thu thập. Đối với mục tiêu theo dõi sự xuất hiên của HIV kháng thuốc, tất cả các bệnh nhân đều không được thu thập họ tên mà chỉ được thu thập qua mã nghiên cứu. Chỉ có nhân viên tham gia nghiên cứu tại phòng khám mới có khả năng kết nối giữa mã nghiên cứu và bệnh nhân. Tất cả các bệnh nhân đều tự nguyện tham gia nghiên cứu. Nếu bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu vẫn được chăm sóc điều trị tại phòng khám theo quy trình do Bộ Y tế quy định. Bên cạnh đó, trong quá trình tham gia nghiên cứu, bệnh nhân có quyền rút ra khỏi nghiên cứu bất kỳ thời điểm nào mà không ảnh hưởng đến việc được chăm sóc và điều trị theo quy định của Bộ Y tế.


Chương 3

KẾT QUẢ


3.1. Mô tả thực trạng cảnh báo sớm HIV kháng thuốc tại 42 cơ sở điều

trị HIV/AIDS


3.1.1. Kết quả chung


Kết quả 5 chỉ số cảnh báo sớm HIV kháng thuốc (EWI) tại các cơ sở điều trị HIV/AIDS trong 3 năm 2010, 2011 và 2012 được trình bày trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Số bệnh nhân được thu thập của mỗi chỉ số cảnh báo sớm HIV

kháng thuốc theo từng năm



Các chỉ số

Số bệnh án được

thu thập


2010


2011


2012


EWI 1

% bệnh nhân được kê đơn đúng phác đồ khi bắt đầu điều trị ARV

Mục tiêu: 100%

Tổng số bệnh nhân được

bắt đầu điều trị trong năm

thu thập số liệu


5122


4542


4678

Số bệnh nhân được kê đúng phác đồ chuẩn

5116

(99,9%)

4542

(100%)

4678

(100%)


EWI 2


% bệnh nhân bỏ trị trong vòng 12 tháng điều trị ARV

Mục tiêu: <20%

Tổng số bệnh nhân bắt đầu

điều trị trong năm thu thập số liệu


5631


4778


4727

Tổng số bệnh nhân bỏ trị

trong số BN bắt đầu điều

trị trong năm


304

(5,4%)


277

(5,8%)


280

(5,9%)


EWI 3

% bệnh nhân duy trì phác đồ điều trị bậc 1 sau 12 tháng điều trị ARV

Mục tiêu: >70%

Tổng số bệnh nhân bắt đầu điều trị trong năm thu thập

số liệu


5631


4778


4727

Tổng số bệnh nhân còn duy trì phác đồ điều trị bậc 1

4645

(82,5%)

3921

(82,1%)

3950

(83,6%)


EWI 4

% bệnh nhân đến tái khám đúng hẹn Mục tiêu: >80%

Tổng số bệnh nhân được

hẹn đến khám trong quý


4365


5134


5536

Tổng số bệnh nhân tái khám đúng hẹn

3938

(90,2%)

4454

(86,8%)

4918

(88,8%)


EWI 5


Số tháng trong năm cơ sở không bị hết bất kỳ loại thuốc ARV nào

Mục tiêu: 12

Số tháng được báo cáo về

tình hình tồn kho thuốc trong năm


12


12


12

Số tháng trong năm được

báo cáo không bị hết bất kỳ

loại thuốc ARV nào


12


12


12

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Nghiên cứu tình trạng HIV kháng thuốc trên bệnh nhân đang được quản lý điều trị ARV phác đồ bậc 1 tại một số tỉnh, thành phố - 9


Nhận xét: Các chỉ số cảnh báo sớm HIV kháng thuốc chung tại 42 cơ sở điều trị trong 3 năm 2010, 2011 và 2012 đều đạt mục tiêu của WHO. Năm 2010, có 6/5122 bệnh nhân được kê đơn điều trị ARV không đúng quy định của Bộ Y tế (99,9%). Năm 2011, 2012 tất cả bệnh nhân tại 42 cơ sở điều trị đều được kê đơn đúng phác đồ được Bộ Y tế quy định.

Chỉ số về cung ứng thuốc ARV liên tục – số tháng trong năm cơ sở không bị hết bất cứ loại thuốc ARV nào trong kho- tại 42 cơ sở đều đạt chỉ tiêu của WHO trong 3 năm liên tục.

Kết quả chi tiết của các chỉ số cảnh báo sớm HIV kháng thuốc của các năm 2010, 2011 và 2012 được trình bày trong phụ lục 7, phụ lục 8 và phụ lục 9.

3.1.2. Thực hành kê đơn chuẩn theo hướng dẫn của Bộ Y tế (EWI 1)


Năm 2010 có 6 bệnh nhân tại 3 phòng khám ngoại trú (PKNT) không được kê đơn theo phác đồ chuẩn theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Các năm 2011, 2012 tất cả bệnh nhân tại 42 phòng khám đều được kê đơn theo phác đồ chuẩn. Tỷ lệ phòng khám đạt mục tiêu 100% bệnh nhân được kê đơn chuẩn theo hướng dẫn của Bộ Y tế qua 3 năm được trình bày trong biểu đồ 3.1.


EWI 1: Tỷ lệ PKNT đạt mục tiêu của WHO về thực hành kê đơn chuẩn

105.0%

100.0%

95.0%

90.0%

85.0%

100%

100%

92.9%

EWI 1: thực hành kê đơn chuẩn

2010 2011 2012



chuẩn.

Biểu đồ 3.1. Kết quả chỉ số thực hành kê đơn chuẩn – EWI 1


Nhận xét: Phần đa bệnh nhân đều được kê đơn thuốc ARV theo phác đồ


3.1.3. Tỷ lệ bệnh nhân bỏ điều trị trong vòng 12 tháng sau điều trị ARV

bậc 1 (EWI2)


Tỷ lệ bệnh nhân bỏ trị chung cho 42 PKNT trong các năm được trình bày trong bảng 3.2.

Bảng 3.2. Tỷ lệ bệnh nhân bỏ điều trị sau 12 tháng điều trị ARV (EWI 2)

qua các năm


EWI 2

2010

2011

2012

Trung bình

5,4%

5,8%

5,9%

Khoảng dao động

0% - 28,3%

0% - 24,5%

0% - 17,1%

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân bỏ điều trị sau 12 tháng bắt đầu điều trị ARV chung cho 42 PKNT qua 3 năm thu thập số liệu đều đạt mục tiêu của WHO (≤20%). Có sự khác biệt về chỉ số này qua các năm. Có các PKNT đạt mục tiêu của WHO, có các PKNT không đạt mục tiêu của WHO.

Tỷ lệ các PKNT đạt mục tiêu của WHO về chỉ số BN bỏ điều trị sau 12

tháng bắt đầu điều trị ARV dưới 20% được trình bày trong biểu đồ 3.2.


Tỷ lệ PKNT có chsố EWI 2 đạt mục tiêu của WHO

105.0%

100.0%

100.0%

97.6%

95.0%

90.5%

90.0%

Tỷ lệ PKNT có chỉ số EWI 2 đạt mục tiêu của WHO

85.0%

2010

2011

2012

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ các PKNT đạt mục tiêu của WHO về chỉ số BN bỏ điều trị sau 12 tháng bắt đầu điều trị ARV dưới 20%

Nhận xét: Tỷ lệ PKNT có chỉ số EWI 2 đạt mục tiêu của WHO cao.


3.1.4. Tỷ lệ bệnh nhân duy trì phác đồ ARV bậc 1 tại thời điểm 12 tháng

sau điều trị ARV bậc 1 (EWI3)


Tỷ lệ bệnh nhân duy trì phác đồ ARV bậc 1 tại thời điểm 12 tháng sau điều

trị ARV bậc 1 chung cho 42 PKNT qua các năm được trình bày trong bảng 3.3.


Bảng 3.3. Tỷ lệ bệnh nhân duy trì phác đồ ARV bậc 1 tại thời điểm 12

tháng sau điều trị ARV bậc 1 chung cho 42 PKNT qua các năm


EWI 3

2010

2011

2012

Trung bình

82,5%

82,1%

83,6%

Khoảng dao động

56,5% - 100%

55,1%- 97,4%

47,1% - 100%

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân duy trì phác đồ ARV bậc 1 sau 12 tháng điều trị chung cho 42 phòng khám đạt mục tiêu của WHO (≥70%). Tuy nhiên có sự không đồng đều giữa các PK. Có các PK có chỉ số tỷ lệ BN duy trì phác đồ ARV bậc 1 sau 12 tháng bắt đầu điều trị rất thấp.

Tỷ lệ các PK đạt mục tiêu của WHO với ≥ 70% bệnh nhân còn duy trì phác

đồ ARV bậc 1 sau điều trị ARV 12 tháng được trình bày trong biểu đồ 3.3.


Tỷ lệ PK có chỉ số EWI 3 đạt mục tiêu của WHO

89.0%

88.0%

87.0%

86.0%

85.0%

84.0%

83.0%

82.0%

81.0%

80.0%

88.1%

88.1%

83.3%

Tỷ lệ PK có chỉ số EWI 3 đạt mục tiêu của WHO

2010 2011 2012

Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ PK đạt mục tiêu của WHO với 70% BN duy trì phác đồ

ARV bậc 1 (EWI 3) qua các năm


Nhận xét: Tỷ lệ PK có chỉ số tỷ lệ 70% BN duy trì phác đồ ARV bậc 1

(EWI 3), đạt mục tiêu của WHO, khá cao qua các năm.


3.1.5. Tỷ lệ bệnh nhân tái khám đúng hẹn (EWI 4)


Tỷ lệ bệnh nhân tái khám đúng hẹn qua các năm tại 42 phòng khám được

trình bày trong bảng 3.4.


Bảng 3.4. Tỷ lệ bệnh nhân tái khám đúng hẹn tại 42 phòng khám


EWI 4

2010

2011

2012

Trung bình

90,2%

86,8%

88,8%

Khoảng dao động

16,7% - 100%

42,3% - 100%

43,4% - 100%

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân tái khám đúng hẹn chung cho 42 PK đều đạt mục tiêu của WHO (≥80%). Tuy nhiên có một số PK có chỉ số tỷ BN tái khám đúng hẹn còn rất thấp.

Tỷ lệ các PK đạt mục tiêu của WHO với ≥80% bệnh nhân tái khám đúng hẹn được trình bày trong biểu đồ 3.4.


84.0%

82.0%

80.0%

78.0%

76.0%

74.0%

72.0%

Tỷ lệ PK có chỉ số EWI 4 đạt mục tiêu của WHO

83.3%

81.0%

76.2%

Tỷ lệ PK có chỉ số EWI 4 đạt mục tiêu của WHO

2010 2011 2012

Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ PK có chỉ số tái khám đúng hẹn (EWI 4) đạt mục tiêu của WHO qua các năm

Nhận xét: Tỷ lệ PK có chỉ số tái khám đúng hẹn khá cao. Tuy nhiên, có sự khác biệt về chỉ số này qua các năm. Năm 2011 là năm có tỷ lệ PK có chỉ số tái khám đúng hẹn thấp nhất (76,2%).

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 01/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí