ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
------------------------------------------
TRẦN HỮU HÀO
NGHIÊN CỨU TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG VÀ NĂNG LỰC THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA CỘNG ĐỒNG XÃ TÂY PHONG HUYỆN CAO PHONG TỈNH HÒA BÌNH
Chuyên ngành: Môi trường trong phát triển bền vững (Chương trình đào tạo thí điểm)
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu tính dễ bị tổn thương và năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng xã Tây Phong huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình - 2
- Các Nghiên Cứu Tại Khu Vực Nghiên Cứu.
- Thời Gian, Địa Điểm, Phương Pháp Luận Và Phương Pháp Nghiên Cứu
Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
T.S VÒ THANH SƠN
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ĐOAN iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ viii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG VÀ NĂNG LỰC THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 4
1.1. Một số khái niệm 4
1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 5
1.3. Các nghiên cứu ở Việt Nam 9
1.4. Các nghiên cứu tại khu vực nghiên cứu. 13
CHƯƠNG 2: THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1. Thời gian nghiên cứu 20
2.2. Địa điểm nghiên cứu 20
2.2.1. Điều kiện tự nhiên 20
2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất qua một số thời điểm 22
2.2.3. Tình hình kinh tế, xã hội 23
2.3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 24
2.3.1. Phương pháp luận 24
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu 26
2.3.3. Nội dung nghiên cứu 28
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29
3.1. Đặc điểm khí hậu và các hiện tượng khí hậu cực đoan 29
3.1.1. Nhiệt độ, lượng mưa 29
3.1.2. Các hiện tượng khí hậu cực đoan 36
3.2. Các nguồn sinh kế của cộng đồng đặc biệt là hộ nghèo 39
3.3. Tác động của các hiện tượng khí hậu cực đoan tới sinh kế của hộ nghèo 42
3.4. Năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu 49
3.5. Đề xuất các cơ sở thích ứng với khí hậu cực đoan trong bối cảnh biến đổi khí hậu 53
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
PHỤC LỤC 62
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH Biến đổi khí hậu KT-XH Kinh tế - xã hội
GDP Tổng thu nhập quốc nội
IPCC Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu
PRA Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia: (Participatory Pural Appraisal)
VCA Phương pháp luận Đánh giá Khả năng bị tổn thương và Năng lực thích ứng IMHEN Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường
ĐBSCL Đồng bằng sông cửu long KHCN Khoa học công nghệ
UNDP Chương trình hỗ trợ phát triển liên hợp quốc CTMTQG Chương trình mục tiêu Quốc gia
UBND Ủy ban nhân dân
IIED Viện quốc tế nghiên cứu về môi trường và phát triển
SLF Sustainable Livelihoods Framework (Khung Sinh kế Bền vững) DFID Bộ Phát triển Hải ngoại Anh Quốc
CPI Chỉ số giá tiêu dùng
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất từ năm 2000 đến 2011 22
Bảng 2.2: Bảng chỉ số cần thu thập 27
Bảng 2.3: Phương pháp/các công cụ phân tích trong nghiên cứu 27
Bảng 3.1: Bảng thống kê nhiệt độ tuyệt đối hàng năm 31
Bảng 3.2: Các hiện tượng khí hậu cực đoan xã Tây Phong 36
Bảng 3.3: Thống kê sự xuất hiện của khí hậu cực đoan và các tác động 37
Bảng 3.4: Bảng tổng hợp nguồn sinh kế 40
Bảng 3.5: Bảng tổng hợp tài sản của hộ nghèo 41
Bảng 3.6: Bảng tổng hợp đánh giá mức độ và tác động của các hiện tượng khí hậu cực đoan tới nông nghiệp của hộ nghèo 42
Bảng 3.7: Tác động của các hiện tượng khí hậu cực đoan tới lịch thời vụ 44
Bảng 3.8: Bảng hoạch toán trồng lúa và trồng mía 47
Bảng 3.9: Bảng xếp hạng loại hộ bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng khí hậu cực đoan..48 Bảng 3.10: Bảng tổng hợp đánh giá nhận thức người dân xã Tây Phong về BĐKH 51
Bảng 3.11: Năng lực thích ứng của hộ nghèo 52
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1: Bản đồ xã Tây Phong 21
Hình 2.2: Khung sinh kế bền vững (SLF) 25
Hình 3.1: Đồ thị biểu diễn nhiệt độ trung bình hàng năm 30
Hình 3.2: Đồ thị biểu diễn số ngày có nhiệt độ < 150C 33
Hình 3.3: Đồ thị biểu diễn số ngày có nhiệt độ < 100C 33
Hình 3.4: Đồ thị biểu diễn lượng mưa trung bình hàng năm 34
Hình 3.5: Đồ thị biểu diễn số tháng có lượng mưa <150 mm 35
Hình 3.6: Cây vấn đề về diện tích lúa giảm 45
Hình 3.7: Sơ đồ tổ chức Phòng chống bão lũ tỉnh Hòa Bình 49
MỞ ĐẦU
Theo các nhà khoa học, khí hậu toàn cầu trong những năm gần đây đang biến đổi rất mạnh mẽ: nó tác động tới nhiều lĩnh vực như kinh tế, xã hội, giáo dục, nông nghiệp, đa dạng sinh học, môi trường, sức khỏe con người..... với quy mô trên toàn cầu; là một trong những thách thức đối với sự sinh tồn của loài người trên toàn thế giới trong thế kỷ 21.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng hậu quả của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam là rất nghiêm trọng và là một nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước (Bộ tài nguyên và môi trường, 2009). Nước ta có phần lớn dân số sinh sống ở vùng nông thôn, vùng miền núi, ven biển và nguồn sinh kế của họ đặc biệt là hộ nghèo chủ yếu từ nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp...phụ thuộc nhiều vào khí hậu và điều kiện tự nhiên. Biến đổi khí hậu (BĐKH) đặt ra cho họ những thách thức lớn hơn trong việc xóa đói giảm nghèo và duy trì sinh kế bền vững. Chính vì vậy đây là nơi dễ bị tổn thương nhất do tác đổng bởi biến đổi khí hậu.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu trên toàn cầu và ở Việt Nam, vùng núi Tây Bắc trong đó có xã Tây Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình là một trong những nơi bị ảnh hưởng do tác động BĐKH (Bộ tài nguyên và môi trường, 2009). Tây Phong là xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, có những đặc điểm đại diện cho vùng núi tỉnh Hòa Bình nói riêng, vùng núi Tây Bắc nói chung. Biến đổi khí hậu ở đây biểu hiện rò rệt nhất là các hiện tượng khí hậu cực đoan như hạn hán kéo dài, mưa lũ bất thường, rét đậm rét hại các hiện tượng này xuất hiện thất thường khó dự đoán. Những kiểu thời tiết cực đoan này tác động tới đời sống người dân đặc biệt là hộ nghèo sống trong cộng đồng làm cho họ dễ bị tổn thương hơn, cuộc sống của họ trở nên bất ổn, nguồn sinh kế của họ bị đe dọa. Cụ thể diện tích lúa giảm do hạn hán, năng suất cây trồng giảm hoặc mất trắng, gia súc chết do rét, dịch bệnh tăng, chi phí đầu tư sản xuất lớn, lợi nhuận thu lại ít.
Hiện nay chưa có nghiên cứu nào liên quan tới tính dễ bị tổn thương, năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu tại khu vực này
Chính vì vậy em quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu tính dễ bị tổn thương và năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng xã Tây Phong huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình”
Mục tiêu của luận văn
- Nghiên cứu tính dễ bị tổn thương và năng lực thích ứng của cộng đồng với biến đổi khí tại xã Tây Phong huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình
- Bước đầu đề xuất giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng nhằm nâng cao sinh kế
Đối tượng nghiên cứu
Cộng đồng địa phương của xã Tây Phong huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình và sinh kế của họ bị tác động bởi các hiện tượng khí hậu cực đoan trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại xã Tây Phong huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình vì xã Tây Phong có điều kiện tự nhiên, khí hậu đại diện cho vùng núi Tây Bắc, thường xuyên xuất hiện các hiện tượng khí hậu cực đoan như mưa lũ, hạn hán, rét đậm, rét hại, là xã có tỷ lệ hộ nghèo cao so với các xã trong vùng và là nơi thuận tiện cho quá trình nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: Thời gian nghiên cứu từ năm 1985 đến nay vì đây là giai đoạn gắn với thời kỳ cải cách và đổi mới nền kinh tế
- Về nội dung nghiên cứu: BĐKH thể hiện bằng thay đổi nhiệt độ, lượng mưa và hiện tượng thời tiết cực đoan tăng về tần suất và cường độ, và mức độ khó dự báo,