được vùng xuất phát của du khách và không thể “bọc tách” chính xác chi phí du lịch
Các kỹ thuật đánh giá kinh tế - Môi trường
Thị trường thay thế
Thị trường giả định
Thị trường thực
của du khách theo vùng.
Đánh giá tiềm năng DLST
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TIỀM N ĂNG
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Vấn Đề Lý Luận Về Nghiên Cứu Tiềm Năng Và Phát Triển Du Lịch Sinh Thái
- Phân Biệt Du Lịch Sinh Thái Với Các Loại Hình Du Lịch Khác
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Phát Triển Du Lịch Sinh Thái
- Cơ Sở Thực Tiễn Về Nghiên Cứu Tiềm Năng Và Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Ở Việt Nam
- Vị Trí Địa Lý, Lợi Thế So Sánh Của Vùng Du Lịch Bắc Trung Bộ Trong Chiến Lược Phát Triển Du Lịch Của Việt Nam Và Quốc Tế
- Các Khu Vực Và Tài Nguyên Trọng Điểm Vùng Du Lịch Bắc Trung Bộ Giai Đoạn Từ Nay Đến 2020
Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.
Đánh giá tổng hợp tiềm năng
Đánh giá từng phấn
Đánh giá tổng hợp
- CVM
- CM
TCM
HPM
- MP
- RC
- AC
*Ghi chú: TCM (Travel cost method): Chi phí du lịch; HPM (Hedonic pricing method): Giá trị hưởng thụ; CVM (Contigent valuation method): Đánh giá ngẫu nhiên; CM (Choice modelling): Mô hình lựa chọn; MP (Market price): Giá thị trườ ng; RC (Replacement cost): Chi phí thay thế; AC
(Avoided cost): Chi phí thiệt hại tránh được.
Sơ đồ 1.4: Các phương pháp đánh giá tiềm năng du lịch và du lịch sinh thái
Việc sử dụng phương pháp “đánh giá tổng hợp” để đánh giá tiềm năng du lịch nói chung và DLST nói riêng đã trở nên khá phổ biến trên thế giới như : “Hướng dẫn đánh giá các tổng thể tự nhiên cho mục đích du lịch” của Mukhina (1969), công trình “Nghiên cứu giới thiệu đánh giá kỹ thuật bờ biển” của Horikava K. (1978) (dẫn theo Phạm Hoàng Hải và cộng sự, 1997) [ 12], các tiêu chí đánh giá nhằm “Quy hoạch DLST cho khu bảo tồn thiên nhiên” của Elizabeth Boo (Boo E., 1998) [3] v.v... Riêng tại Việt Nam, phương pháp này cũng đã được giới thiệu và áp dụng từ nhiều nă m như của Phạm Trung Lương (2000) [26]; Nguyễn Văn Hóa (2008b) [20] v.v…
Khi đánh giá cho mục đích DLST đứng trên giác độ nghiên cứu để khai thác
tiềm năng, người ta thường dùng các hình thức đánh giá sau : Đánh giá mức độ cảm xúc, khả năng thu hút của điểm tài nguyên; đánh giá khả năng khai thác và xác định thời gian thích hợp nhất với hoạt động du lịch. Thực chất của việc ‘đánh giá tổng hợp” nhằm xác định giá trị của tài nguyên đối với loại hình du lịch . Thông thường
theo phương pháp này người ta thường chia thành 02 giai đoạn (Nguyễn Thị Hải,
2002) [11, 43]:
- Giai đoạn 1: Xây dựng cơ sở lý luận cho việc đánh giá tài nguyên.
- Giai đoạn 2: Đánh giá các tài nguyên trên một lãnh thổ cụ thể.
Đối với VDLBTB, chúng tôi cho rằng việc sử dụng phương pháp “đánh giá tổng hợp” là phù hợp với điều kiện và thực tiễn hiện này của vùng. Bởi phần lớn các tài nguyên tự nhiên của vùng vẫn đang nằm dưới dạng tiềm năng (xem 1.1.4.2 mục a). Trong đó, chúng tôi đi vào đánh giá tiềm năng phục vụ DLST theo hai tiêu thức, cụ thể: (1) Khả năng thu hút của tài nguyên; (2) Khả năng khai thác của tài nguyên. Các tiêu thức được đánh giá dựa trên một thang điểm được xây dựng phù hợp với thực tiễn của địa bàn đang nghiên cứu trong giai đoạn hiện nay. Phương pháp này cũng đã đựơc ứng d ụng để đánh giá tại một số địa phương trong vùng, cụ thể là việc nghiên cứu đánh giá tiềm năng DLST trên địa bàn Thừa Thiên Huế tiến hành năm 2002 (Sở Du lịch Thừa Thiên Huế và Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 2002) [73]. Tuy nhiên, trong phần này, mặc dù phương pháp giống nhau nhưng qua xem xét các nghiên cứu, chúng tôi đã đưa ra một hệ thống tiêu chuẩn có một số điểm khác để đánh giá.
1.1.4.3 Vấn đề phân chia lãnh thổ và xác định trọng điểm du lịch sinh thái
Một yếu tố quan trọng trong quy hoạch DLST đó là việc phân vị và xác định “trọng điểm” phát triển DLST nhằm tạo "điểm nhấn" lôi kéo các vùng khác phát triển. Tuy nhiên, công tác này vẫn chưa được nghiên cứu nhiều tại Việt Nam.
Đứng trên giác độ cấp vùng, “tài nguyên du lịch trọng điểm” được hiểu là những tài nguyên có thế mạnh so với các tài nguyên khác (Hiệp hội Du lịch Thừa Thiên Huế, 2004) [16]. Tuy nhiên, theo chúng tôi cần phải bổ sung thêm ý: “việcphát triển tài nguyên này có thể kích thích và lôi kéo sự phát triển của các tàinguyên khác”. Còn “khu vực trọng điểm du lịch” theo chúng tôi được hiểu là tập hợp các tài nguyên trên một khu vực lãnh thổ có lợi thế để thu hút khách du lịch, sự phát triển của khu vực trọng điểm có sức lôi cuốn các khu vực khác. Khu vực trọng điểm phải có tài nguyên trọng điểm. Trong khái niệm này "khu vực du lịch" có thể được hiểu như "trung tâm du lịch" trong phân vị du lịch , tuy nhiên nguồn tài nguyên tương đối đồng nhất hơn .
Các tài nguyên và khu vực trọng điểm được xem xét dựa vào rất nhiều yếu tố tùy thuộc vào thực tế từng địa bàn du lịch như phân hệ tài nguyên; phân hệ du khách; cơ sở vật chất kỹ thuật; số lượng, chất lượng tài nguyên và sự kết hợp của chúng theo lãnh thổ v.v… Do đó, việc xác định khu vực trọng điểm DLST ở mỗi nơi, mỗi quốc gia có thể khác nhau về địa giới. Tại Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới, việc xác định các khu vực trọng điểm du lịch người ta thường sử dụng theo phương pháp xây dựng "tuyến du lịch". Tức dựa vào mật độ phân bố tài nguyên, tính đa dạng của tài nguyên, lấy từ 3 – 4 điểm tài nguyên gần nhất theo bán kính tính từ tài nguyên trọng điểm và đo ạn đường thường từ 40 – 70 km. Ở cấp vùng khoảng 60 – 110 km. Nghĩa là khách có thể tham quan 3 điểm tài nguyên trong một ngày (Trung tâm Đào tạo Từ xa - Đại học Huế, 1999) [58].
Trên thế giới, tiêu chí này cũng có khác nhau ở từng vùng. Elizabeth Boo (1998) [3] đã đề xuất tiêu chí mối liên hệ ngoài phạm vi khu bảo tồn thiên nhiên (tài nguyên chính – major resource) gồm tài nguyên khác, khu dân cư... là 150 km. Còn Lindberg và Richard M.Huber (1998) [89] khi nghiên cứu trường hợp của Ecuador và Peru thì cho rằng điều này phụ thuộc vào sự thuận tiện đi lại và sự hấp dẫn của các tài nguyên.
Riêng đối với VDLBTB, cho đến nay việc phân vùng (phân vị) trong DLST tại VDLBTB vẫn chưa được quan t âm đúng mức. Rất ít nghiên cứu về lĩnh vực này. Nhằm làm cơ sở cho việc đề xuất xây dựng chiến lược phát triển hoạt động DLST tại VDLBTB, Hiệp hội Du lịch Thừa Thiên Huế (2004) [16] được sự hỗ trợ của Sở du lịch các địa phương VDLBTB đã triển khai nghiên c ứu sơ bộ, thống kê các điểm tài nguyên và kiến nghị việc phân vùng trong DLST . Rất tiếc, do nhiều nguyên nhân mà ý tưởng của việc xây dựng chiến lược phát triển DLST vẫn chưa được triển khai cho đến ngày nay. Tuy nhiên, đây được coi là văn bản nghiên cứu c ông phu và nghiêm túc, được nhiều địa phương trong vùng tham khảo để xây dựng các định hướng phát triển du lịch và nhiều nghiên cứu trích dẫn , Cụ thể VDLBTB được chia ra thành 02 tiểu vùng phát triển DLST (xem mục 2.2.1.1).
- Tiểu vùng 1: Từ Quảng Bình đến phía Bắc Thừa Thiên Huế (huyện Phong Điền).
- Tiểu vùng 2: Từ phía Bắc T hừa Thiên Huế (huyện Hương Trà) đến Quảng Ngãi. Các tài nguyên được xác định trọng điểm của Hiệp hội dựa vào nhiều yếu tố,
đặc biệt là xem xét thực trạng liên kết với các điểm tài ng uyên văn hóa. Một số tài nguyên, mặc dù được đánh giá có tiềm năng lớn về DLST nhưng chưa được xác định là trọng điểm và chưa đưa vào danh sách xác định tài nguyên đến năm 2020. Do vẫn chưa đủ điều kiện khả năng khai thác trong giai đoan này như các tài nguyên ở các vùng xa, vùng sâu… Dựa trên các tài nguyên trọng điểm chính, "Khu vực trọng điểm" được Hiệp hội xác định theo mức tương đối để khách đi bằng đường bộ có thể tham quan 03 điểm tài nguyên trong 01 ngày (Hiệp hội Du lịch Thừa Thiên Huế, 2004) [16, 6]. Ngoài tài nguyên trọng điểm chính, các tài nguyên khác trong khu vực này được gọi là những tài nguyên "kết hợp" .
Cho đến nay, việc phân vùng (phân vị) trong DLST trên vẫn có giá trị nhất định, tuy nhiên do tình hình thực tế có sự thay đổi (như điều kiện về cơ sở hạ tầng đã được nâng cấp, xây dựng mới…). Vì vậy, để có cơ sở khoa học trong việc phân vùng, trong luận án này sau khi đi khảo sát tài nguyên , chúng tôi đề xuất "Khu vực trọng điểm" có thể có bán kính đến 60 - 90 km theo đường bộ (tính từ tài nguyên trọng điểm đến tài nguyên xa nhất). Việc mở rộng bán kính như trên dựa vào thời gian di chuyển chúng tôi lấy mốc khoảng “1,5 giờ” di chuyển theo mức trung bình tại địa bàn VDLBTB. Những tài nguyên lân cận trên mốc thời gian này được coi là “tài nguyên bổ sung” trong vùng trọng điểm. Việc lấy mộc thời gian như trên dựa vào kinh nghiệm xây dựng chương trình du lịch tại vùng, với một chương trình tham quan tại điểm (đi, về trong ngày) người ta thường xây dựng đảm bảo tỷ lệ 7 : 3 (tức nếu một ngày (10 tiếng) thì tham quan từ 3 – 4 điểm thì việc di chuyển trên đư ờng nên trong khoảng 3 tiếng trở xuống). Tuy nhiên việc xác định bán kính chỉ mang tình tương đối, tùy theo đặc điểm từng địa bàn mà chúng tôi khoanh vùng khu vực nhằm phát huy lợi thế của tài nguyên (xem mục 2.1.1.1). Chúng tôi đã khảo sát bấm giờ tại một vài tuyến. Đặc biệt, đã theo đoàn và du khách xuất phát từ Lăng Cô – Tham quan vùng nông thôn xã Thủy Thanh – Đại nội Huế - Chùa Linh Mụ - Nước khoáng nóng Mỹ An – Thành phố Huế (lưu lại) (chiều dài toàn bộ cung đường là 87,5 km). Chúng tôi đã phỏng vấn nhanh 07 du khách trong đoàn, tất cả đều cho rằng thời gian và cung đường là phù hợp. Việc phân vùng , xác định trọng điểm tại VDLBTB cũng đã được trao đổi và nhất trí của một số chuyên gia (xem phụ lục 16a)
1.2 Cơ sở thực tiễn về nghiên cứu tiềm năng và phát triển du lịch sinh thái
1.2.1 Kinh nghiệm về nghiên cứu tiềm năng và phát triển du lịch sinh thái trên thế giới
1.2.1.1 Xây dựng chính sách, quy hoạch và chiến lược phát triển du lịch sinh thái
Phát triển DLST không thể thiếu vai trò của nhà nước, đặc biệt trong việc đề ra các chính sách, xây dựng chiến lược, hỗ trợ các chương trình phát triển v.v… để thúc đẩy hoạt động DLST phát triển đồng bộ và bền vững. Như tại Australia (Úc), khởi đầu là năm 1992, Chính phủ Australia đã phác thảo một số chiến lược và chương trình mụ c tiêu về du lịch và môi trường. Các chiến lược gồm Chiến lược quốc gia về phát triển du lịch bền vững (National Strategy for Sustainable Development); Chính sách nhà nước về rừng quốc gia… Các chương trình gồm Chương trình DLST quốc gia; Chương trình phát triển du lịch vùng; Chương trình DLST rừng (WTTC, 2009) [114] v.v… Từng chương trình phát triển DLST đều được chính phủ tài trợ kinh phí, cải tiến các dự án để nâng cao tính cạnh tranh của Australia thành điểm DLST nổi tiếng trên thế giới.
Một trong những kinh nghiệm phát triển DLST không bền vững tại vùng Annapuma – Nepal giai đoạn trước năm 1980 đó là việc phát triển DLST tại Nepal ít có sự can thiệp của chính phủ, chủ yếu do cá c công ty tư nhân tham gia. Chính vì vậy, DLST ở đây phát triển mà không có quy hoạch và thiếu sự kiểm soát. Do đó, đã gây ra rất nhiều hiệu quả tiêu cực như rừng bị chặt hạ để làm nhiên liệu phục vụ khách, đất nông nghiệp bị thu hẹp, ô nhiễm nguồn nước… (Hiệp hội Du lịch Sinh thái, 1999a) [14, 185]. Đến đầu thập niên 80 của TK XX, lượng khách đ ến Annapuma giảm sút nghiêm trọng do môi trường bị suy thoái. Chính phủ Nepa l đã bừng tỉnh, họ đã áp dụng rất nhiều biện pháp nhằm hạn chế tác động đến với môi trường đồng thời can thiệp mạnh hơn vào hoạt động DLST .
Đây thực sự là bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về việc nhìn nhận vai trò của nhà nước và công tác xây dựng các chính sách và chi ến lược phát triển DLST.
1.2.1.2 Triển khai công tác nghiên cứu tiềm năng nhằm làm cơ sở cho hoạch định, phát triển du lịch sinh thái
Việc nghiên cứu nguồn tiề m năng rất quan trọng, nó là cơ sở để hoạch định,
tổ chức quản lý DLST. Ngay trong tài liệu “Chuẩn đoán DLST và hướng dẫn quy
hoạch” do Quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới ấn hành (WWF, 1996) [34] nhằm hướng việc xây dựng chiến lược và quy hoạch cần dựa trên đánh giá hiện trạng và tiền năng du lịch. Tại Thái Lan, Cục Du lịch Thái Lan (TAT) kể từ năm 1994 đã yêu cầu các dự án triển khai ở các ở các điểm tài nguyên phải có nghiên cứu về tài nguyên tại khu vực (UNWTO, 2010; Vunsadet Thavarasukha, 2002) [105], [101].
Bên cạnh việc nghiên cứu kỹ lưỡng tiềm năng du lịch nhằm có kế hoạch khai thác phát triển theo nền văn hóa của đất nước . Tại nhiều quốc gia người ta còn được công bố rộng rãi việc đánh giá và nghiên cứu tiềm năng du lịch của tài nguyên. Tại khu dự trữ Blue Mountain (Jamaica) được sự hỗ trợ của một số tổ chức phi chính phủ, người ta đã thuê một công ty đánh giá tài nguyên, kết quả đánh giá được giám sát bởi một công ty kiểm định khác. Kết quả đánh giá được thông tin rộng rãi trên nhiều trang web, kể cả trang web của khu dự trữ nhằ m lấy thêm ý kiến của người dân (Hiệp hội Du lịch Sinh thái, 1999a; IUCN, 2008) [14, 14], [52].
1.2.1.3 Xây dựng quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo cho du lịch sinh thái và triển khai
công tác quản lý nguồn tài nguyên
Việc xây dựng quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo cho DLST được triển khai rất sớm nhằm đảm bảo tính thống nhất và bền vững của ho ạt động du lịch này. Tại Indonesia, các quan điểm và nguyên tắc chỉ đạo cho việc phát triển DLST ở Indonesia đã được thiết lập với sự tham gia của nhiều cơ quan chính phủ, Hiệp hội Du lịch sinh thái Indonesia (Masyarakat Ekowisata Indonesia) viết tắt là MEI và các tổ chức phi chính phủ (Anak Agung Gde Raka Dalem, 2002; Ricardo Manurung, 2002) [74], [96]. Còn tại Thái Lan: Cục du lịch Thái Lan (TAT) cùng các cơ quan khác đã tiến hành xây dựng các nguyên tắc chỉ đạo cho DLST làm cơ sở để xây dựng chiến lược phát triển DLST (Vunsadet Thavarasukha, 2002) [101].
Một trong những yếu tố dẫn đến việc phát triển DLST tại Costa Rica giai đoạn trước năm 1985 không bền vững đã được chỉ ra đó là công tác quản lý nguồn tài nguyên kém. Hoạt động DLST của Costa Rica thời gian này vẫn còn nặng tính đại chúng. Thành côn g của số lượng khách DLST đến Costa Rica đã gây sức ép ngày càng tăng đối với tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực (Hiệp hội Du lịch Sinh thái, 1999a) [14, 34]. Đây cũng là bài học để Việt Nam nghiên cứu trong việc phát triển hoạt động DLST của mình.
1.2.1.4 Thành lập các cơ quan nghiên cứu chuyên sâu và đ ầu tư có trọng điểm và hiệu quả cho du lịch sinh thái
Để thúc đẩy sự phát triển DLST rất cần có những cơ quan nghiên cứu chuyên
sâu và sự đầu tư cho hoạt động này. Tại Australia, Trung tâm Nghiên cứu Du lịch Sinh thái Quốc tế (International Centre for Ecotourism Research- ICER) đã được thành lập tại trường Đại học Griffith năm 1993 . Nhiều trung tâm và cơ quan nghiên cứu khác sau đó ra đời (WTTC, 2009) [114]. Các trung tâm và cơ quan này có nhiệm vụ nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, xây dựng các dự án, giáo dục pháp luật v.v… cho hoạt động DLST. Sự ra đời các cơ quan này đã góp phần thúc đẩy việc nghiên cứu và phát triển DLST, đặc biệt đã nâng cao chất lượng của việc nghiên cứu đ ánh giá tiềm năng DLST và phát triển DLST.
Bên cạnh đó, nhiều quốc gia đã làm tốt công tác đầu tư DLST. Trong năm 1994, Chính phủ Australia đã chi hơn 10 triệu AU cho các chương trình DLST quốc gia (Tsung-Wei Lai, 2002) [100]. Còn tại Malaysia, người ta đã xác định rất cụ thể các chương trình và kết hoạch đầu tư trong từng giai đoạn và tập trung đầu tư, không đầu tư dàn trải. Trong tổng đầu tư vào ngành du lịch, thì đầu tư cho DLST tăng rất nhanh. Chỉ tính riêng 02 năm 1991 - 1992, việc đầu tư vào CSHT cho các vùng DLST đã lên đến hơn 70 triệu RM (1USD = 2,5 RM). Đầu tư cho công tác bảo tồn thiên nhiên, phát triển các sản phẩm du lịch trong các khu bảo tồn năm 2001 là gần 20 triệu RM thì đến năm 2010 đã l ên đến 36 triệu RM (Mohd Nawayai Yasak, 1998) [92]. Nhờ đầu tư lớn và có trọng điểm, Malaysia đã thúc đẩy hoạt động DLST tăng trưởng nhanh. Giai đoạn 1991 – 1995, có khoảng 7% - 10% khách quốc tế đi DLST, số tiền thu được khoảng từ 512 đến 1,024 triệu RM mỗi năm thì đến giai đoạn 2005 – 2010 số lượng khách và doanh thu từ DLST đã tă ng gấp 3 đến 4 lần (Mohd Nawayai Yasak, 1998) [92].
1.2.1.5 Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng
Để đảm bảo cho DLST có thể hoàn thành cả hai mục tiêu: bảo tồn và phát triển lâu dài cần phải sựa vào cộng đồng địa phương . Tại VQG Gunung Halimun - Indonesia đã thành lập một tổ chức cộng đồng địa phương (KSM). Trong đó người ta lập ra một ban điều hành gồm một nhà lãnh đạo (ketua), thư ký, thủ quỹ v.v… để điều hành hoạt động dựa trên mục tiêu, nhu cầu của cộng đồng địa phương. Kiểu
hoạt động này giống như hợp tác xã ở Việt Nam. Các khoản thu thuộc về KSM được giám sát chặt chẽ và được sử dụng để bảo vệ rừng quốc gia và lợi ích cho cộng đồng địa phương v.v… (Anak Agung Gde Raka Dalem, 2002) [74].
1.2.1.6 Làm tốt sự phối hợp giữa các cơ quan của chính phủ trong nghiên cứu tiềm
năng và phát triển du lịch sinh thái
Một trong những thành công nữa ở nhiều nước là sự phối kết hợp giữa các bộ, ban ngành, các cơ quan trực thuộc chính phủ hết sức hiệu quả và đồng bộ. Đây cũng là kinh nghiệm để Việt Nam học hỏi. Kinh nghiệm của Malaysia, Thái Lan, Ecuador… cho thấy công tác nghiên cứu , quản lý tốt nguồn tài nguyên , phát triển DLST thì trước tiên phải phối hợp chặt chẽ liên ngành, địa phương. Trường hợp đơn cử đó là Malaysia: Tại Malaysia có rất nhiều cơ quan chi phối hoạt động DLST. Trong đó chủ yếu là những cơ quan sau: Bộ văn hóa, nghệ thuật và du lịch (Ministry of Culture, Arts and Tourism); Bộ nông nghiệp; Bộ công nghệ và môi trường; Bộ công nghiệp nhẹ; Bộ giao thông… Các Bộ đều tham gia, phối hợp với Bộ Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch rất chặt chẽ. Ở các khu vực có phát triển hoạt động DLST, người ta thành lập các Ban phát triển DLST. Nguồn nhân lực được cử từ các Bộ đến, các điều phối viên của các ban này điều là người của Bộ Văn hoá, Nghệ thuật và Du lịch. Kiểu như các "ban chỉ đạo" ở Việt Nam. Tuy nhiên, khác với sự hoạt động tương đối độc lập của các "Ban chỉ đạo" ở Việt Nam, các Ban này ở Mala ysia lại bị sự chỉ đạo rất chặt chẽ và trực thuộc Bộ Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch .
1.2.1.7 Các mặt công tác khác
Ngoài các kinh nghiệm nêu trên; nhiều quốc gia người ta đã làm r ất tốt và đồng bộ nhiều công tác khác như đào tạo nguồn nhân lực; làm tốt công tác quảng bá cho DLST; lôi kéo cộng đồng, các doanh nghiệp du lịch, các cơ quan và tổ chức phi chính phủ quan tâm đên việc phát triển DLST và bảo vệ môi trường ; triển khai áp dụng hiệu quả các chương trình trọng điểm và dự án thí điểm để nhân rộng mô hình v.v… Ví dụ như trong công tác đào tạo nhân lực, ở nhiều nước kinh phí dành cho việc đào tạo nguồn nhân lực này là rất lớn như ở Mala ysia, trong giai đoạn 1986 – 1990; Chính phủ đã chi gần 30 triệu RM cho công tác này, chưa kể nguồn kinh phí do các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội đ óng góp… (Mohd Nawayai Yasak, 1998) [92].