Phân Biệt Du Lịch Sinh Thái Với Các Loại Hình Du Lịch Khác


việc hướng dẫn giới thiệu, họ còn có vai trò giám sát các hoạt động của du khách.

Như vậy: Khi xem xét hoạt động du lịch ở một điểm TNTN chúng ta cần phải dựa vào các đặc trưng nêu trên để có thể nhận định đúng về hoạt động đó là DLST hay là du lịch tự nhiên hoặc du lịch dựa vào thiên nhiên. Nếu chỉ có đặc trưng 1 và 2 thì hoạt động du lịch ở điểm tài nguyên đó không đựơc xem là DLST mà thực chất là du lịch tự nhiên, du lịch đại chúng. Nếu đã đạt được thêm đặc trưng 3 và một vài đặc trưng khác thì ta có thể đánh giá ở khu vực đó đã có hoạt động DLST nhưng chưa hoàn chỉnh.

1.1.2.3 Phân biệt du lịch sinh thái với các loại hình du lịch khác

Andy Drumm - Chuyên gia DLST cho cục bảo vệ thiên nhiên và là Chủ tịch các cuộc phiêu lưu sinh thái TROPIC - đã cho rằng: “DLST phải bao gồm: bảo tồn, giáo dục, trách nhiệm và sự tham gia tích cực của cộng đồng trong khi du lịch tự nhiên giống như DLST ở chỗ xảy ra trên các khu vực tự nhiên, nhưng không bao hàm các yếu tố trên” (Drunm A., 2000) [5, 241]. Thật sự mà nói, khi thuật ngữ Du lịch sinh thái- Ecotourism xuất hiện lần đầu tiên do Hector Ceballos- Lascurain đề xướng năm 1983 thì thuật ngữ này không phải là cụm từ duy nhất được dùng để mô tả hình thức du lịch mới được hình thành. Ngoài DLST ra, còn có rất nhiều t huật ngữ tương tự chẳng hạn như du lịch nông nghiệp (Agrotourist); du lịch thiên nhiên (Nature tourism); du lịch xanh (Green tourism); du lịch có trách nhi ệm (Responsible tourism); du lịch thám hiểm (Adventure tourism)...

Các thuật ngữ nói trên có chung một nội dung đó chính là các hoạt động đưa con người về với tự nhiên. Tuy nhiên, “không nên coi du lịch sinh thái là ngành du lịch dựa vào thiên nhiên” (Ceballos- Lascurain H., 1999) [4]. Vì vậy, các loại hình du lịch nêu trên không đồng nghĩa với DLST bởi vì trong hoạt động tổ chức các loại hình du lịch nói trên không có sự tham gia trực tiếp của cộng đồng dân cư tại chỗ; không giáo dục và nâng cao nhận thức về môi trường cho du khách cũng như không đem lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng và đóng góp vào hoạt động bảo tồn.

Qua các phân tích trên, chúng tôi đồng ý quan điểm rằng: DLST là một thuật ngữ được sử dụng với tư cách là “một quan điểm, một trường phái triết học, phổ biến một mô hình phát triển chứ không đơn thuần là một loại hình du lịch như nhiều người vẫn nhầm tưởng” (Nguyễn Văn Hóa, 2008b) [20, 6]. Trong khi du lịch thiên nhiên thuần tuý chỉ


giới hạn trong khuôn khổ khai thác điều kiện tự nhiên để tạ o ra các hoạt động phục vụ khách du lịch thì DLST là một khái niệm rộng lớn hơn, được tiếp cận trên quan điểm của một cộng đồng, một quốc gia nhằm đạt được các mục tiêu xa hơn, tầm vĩ mô .

1.1.2.4 Các loại hình du lịch sinh thái

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

Trên phương diện lý luận, đã có một số nghiên cứu đề cập đến việc phân chia các loại hình của DLST và để tìm hiểu bản chất bên trong của các loại hình người ta đã đi sâu xem xét các “thứ nguyên” trong mỗi hình thức du lịch như “chủ đề cần quan tâm, các động cơ, địa điểm hoặc bối cảnh , mức độ cố gắng về thể lực…” (Pamela A. Wight, 1997) [31]. Tuy nhiên, cho đến nay việc phân biệt này chỉ mang tính tương đối bởi người ta đã xác định rằng : “Rõ ràng là có sự chồng chéo giữa các phạm trù chính” (Pamela A. Wight, 1997) [31]. Vì vậy, để thuận tiện cho việc nghiên cứu tổng quát cũng như thực tế tổ chức hoạt động DLST thì hình thức phân chia các loại hình du lịch theo mục đích chuyến đi vẫn được sử dụng phổ biến (Hiệp hội Du lịch Sinh thái, 1999a) [14, 215] như du lịch nghỉ núi, nghỉ biển; du lịch vãn cảnh; du lịch nghiên cứu, tìm hiểu (thiên nhiên, động thực vật); du lịch mạo hiểm v.v... Ngoài ra, người ta có thể cụ thể hơn các loại hình trên như du lịch vãn cảnh làng quê; du lịch nghiên cứu động thực vật (của khu bảo tồn, vùng, miền...) v.v...

Ở đây, cũng cần phân biệt sự khác nhau giữa chương trình (hay tour) du lịch, sản phẩm du lịch và loại hình du lịch. Điểm khác nhau là khi nói đến loại hình du lịch là người ta muốn đề cập đến chuyên đề, mục đích của chuyến du lịch. Còn chương trình du lịch là dựa trên các mục đích và yêu cầu của du khách để từ đó người ta xây dựng một lịch trình cụ thể nhằm giúp du khách tiếp cận và thực hiện mục đích chuyến đi của mình.

Nghiên cứu tiềm năng và các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại một số trọng điểm vùng du lịch Bắc Trung Bộ - 4

Còn sản phẩm du lịch hiện có rất nhiều khái niệm, tuy nhiên chúng ta có thể hiểu: “sản phẩm du lịch là các dịch vụ hàng hóa cung cấp cho du khách, được tạo nên bởi việc kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó” (Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa, 2006) [ 9, 31]. Sản phẩm DLST cũng có những đặc trưng của sản phẩm du lịch, tuy nhiên như đã nêu ở các phần trên, sản phẩm du lịch sinh thái dựa nhiều vào việc khai thác các yếu tố tự nhiên và văn hóa bản địa. Với cách hiểu như trên, chúng ta thấy khái niệm về sản


phẩm du lịch nói chung và DLST nói riêng mang tính cụ thể hơn, tức khi nói đến loại hình du lịch như loại hình du lịch biển là nói đến chủ đề, mục đích chuyến đi nghỉ biển. Còn khi nói đến sản phẩm du lịch người ta hiểu mang tính cụ thể hơn như nghỉ biển tại Lăng Cô (Thừa Thiên Huế) hay Cửa Đại (Quảng Nam) v.v…Tuy nhiên việc phân chia như trên cũng chỉ mang tính tương đối.

1.1.2.5 Phát triển du lịch sinh thái

“Phát triển” là cụm từ được sử dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực. Phát triển được hiểu là một quá trình vận động đi lên: “phát triển là một quá trình lâu dài, luôn thay đổi và xu hướng thay đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện” (Đinh Phi Hổ và cộng sự, 2008) [21, 94]. Trong hoạt động kinh tế, khái niệm phát triển kinh tế được hiểu “là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế” (Vũ Thị Ngọc Phùng, 2005) [32, 21].

Là một lĩnh vực của hoạt động kinh tế, phát triển du lịch nói chung và DLST nói riêng cũng bao gồm nội hàm là sự biến đổi cả số lượng lẫn chất lượn g theo hướng tốt hơn, tiến bộ hơn. Nói một cách khác, việc phát triển DLST không chỉ là sự là sự phát triển về kinh tế trong hoạt động này mà còn phải hài hòa với các mục tiêu về xã hội và môi trường. Cũng như các lĩnh vực khác, việc phát triển hoạt động “ được giới hạn cụ thể bởi quá trình nhắm tới những mục tiêu cơ bản của phát triển” (Đinh Phi Hổ và cộng sự, 2008) [21, 94]. Đối với DLST, các mục tiêu cơ bản của quá trình phát triển DLST hướng đến, bao gồm:

- Đẩy mạnh hoạt động, duy trì được tăng trưởng ki nh tế ổn định trong dài hạn.

- Đem lại giá trị hưởng thụ ngày càng cao cho du khách, góp phần cải thiện điều

kiện sống, nâng cao phúc lợi cho người dân tại các khu vực có tổ chức DLST.

- Bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo toàn các tài nguyên thiên nhiên, hệ sinh thái; Giới thiệu được bản sắc và giá trị văn hóa bản địa độc đáo riêng đến nhiều người, và giữ gìn được bản sắc đó.

Phát triển DLST đang là mục tiêu của nhiều vùng nhiều quốc gia, tuy nhiên để thúc đẩy sự phát triển của hoạt động này, ngày nay người ta hiểu việc phát triển DLST không tách rời với phát triển bền vững, nghĩa là phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của phát triển bền vững. Hiệu quả việc phát triển DLST phải được xem xét ở các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường nhằm đạt được mục tiê u chung của DLST “là sự khai thác tiềm năng du lịch cho bảo tồn và phát triển” (Western, D., 1993) [102].


1.1.2.6 Những vấn đề liên quan phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững

a. Vai trò của du lịch sinh thái trong phát triển du lịch bền vững

Du lịch ngày nay chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế, ảnh hưởng đến đời sống xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ở nhiều vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, cần phải nhận thức được rằng nếu phát triển không có kế hoạch và thiếu sự quản lý chặt chẽ có thể làm trầm trọng hơn các tác động tiêu cực. Khi đó xét trên toàn xã hội, cái lợi thu được không đủ bù đắp chi phí để khắc phục hậu quả của nó. Từ thực tế đó, người ta đã tiếp cận đến một quan điểm mới là ''phát triển bền vững". Theo Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) thì "Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu của xã hội hiện tại mà không làm tổn hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ trong tương lai" (dẫn theo Nguyễn Văn Hóa, 2008b) [20, 8].

Phát triển du lịch bền vững là mục tiêu lâu dài của ngành du lịch. Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) năm 1999 đã đưa ra định nghĩa về du lịch bền vững: “Là loại hình du lịch đáp ứng được nhu cầu hiện tại của du khách và của những vùng đón tiếp mà vẫn bảo đảm và c ải thiện nguồn lực cho tương lai. Du lịch bền vững dẫn tới một phương thức quản lý tất cả các nguồn lực sao cho thỏa mãn nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ mà vẫn giữ gìn được sự trọn vẹn của văn hóa và môi trường sống(UNWTO, 2001) [104].

Du lịch sinh thái như trên đã trình bày, nếu diễn ra theo đúng những nguyên

tắc cơ bản của nó sẽ đóng góp rất lớn cho phát triển du lịch bền vững vì nó đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường, giữa bảo tồn và phát triển lâu dài. Đây là một khái niệm tương đối mới mẻ và nhiều người cho rằng đã nói đến DLST đương nhiên là nói đến du lịch bền vững. Tuy nhiên, DLST có khả năng nhưng không tất yếu là một hình thức của du lịch bền vững (Pamela A. Wight, 1997) [31]. Theo Koeman (1997) [24], "DLST có thể, nhưng không tự nhiên là một hình thức của du lịch bền vững. Để đạt được một nền DLST bền vững thì cần phải có các mục tiêu cân bằng về kinh tế, môi trường và xã hội trong khuôn khổ đạo lý của các giá trị và nguyên tắc". Điều này cũng được Ceballo s - Lascurain (1999) [4] nhấn mạnh: "Du lịch bền vững bao gồm tất cả các loại hình của du lịch (dù là loại hình dựa trên nguồn TNTN hay tài nguyên do con người tạo ra). Do đó, DLST cần được hiểu


là một trong những phạm trù của du lịch bền vững”. Những tác động tiêu cực làm cho hoạt động DLST trở nên không bền vững có liên quan tới việc những nguyên tắc cơ bản không được đề cập đến hoặc đề cập không đầy đủ trong quy hoạch, các chiến lược phát triển, kế hoạch quản lý cũng như trong các chương trình hoạt động , công tác tiếp thị sản phẩm...

b. Các nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái bền vững

Để du lịch sinh thái phát triển bền vững phải dựa trên các nguyên tắc cơ bản của nó. Trong bài viết : "Du lịch sinh thái - cân bằng các mục tiêu kinh tế, môi trường và xã hội trong khuôn khổ đạo đức" Pamela A. Wight (1997) [31] đã đưa ra những nguyên tắc cơ bản làm nền tảng phát triển DLST bền vững thể hiện theo sơ đồ 1.2 , đó là:

- Không làm suy giảm các nguồn lực và phải được phát triển theo cách có lợi

cho môi trường.

- Đưa ra được những kinh nghiệm mới cho du khách. Mang tính giáo dục đối với tất cả các thành phần tham gia như các cộng đồng địa phương, chính quyền, các tổ chức phi chính phủ, ngành du lịch và khách du lịch trong các giai đoạn trước, trong và sau chuyến du lịch.

Các mục tiêu xã hội Các mục tiêu kinh tế


- Lợi ích cộng đồng

- Sự tham gia, kế hoạch hóa, giáo dục và việc làm

- Lợi ích kinh tế của người dân

- Lợi ích của doanh nghiệp của các ngành

- Không làm cạn kiệt nguồn lực

- Thừa nhận giá trị

nguồn tài nguyên

Kết hợp kinh tế với môi trường

Bảo tồn một cách hợp lý

DLST bền vững

Các mục tiêu môi trường


Sơ đồ 1.2: Mô hình của Pamela A. Wight vcác nguyên tắc và giá trdu lịch sinh thái bền vững


- Nâng cao nhận thức của các đối tượng về giá trị thực của nguồn lực. Nâng cao trách nhiệm và hành vi đạo đức đối với môi truờng tự nhiên và văn hoá của tất cả những người tham gia.

- Nâng cao hiểu biết và phối hợp giữa các thành phần tham gia như chính quyền, tổ chức phi chính phủ, ngành du lịch, các nhà khoa học và người dân bản địa trước và trong quá trình hoạt động.

- Mang lại lợi ích cho nguồn lực, cộng đồng địa phương và cả ngành du lịch .

- Những hoạt động sinh thái phải bảo đảm rằng những nguyên tắc đạo đức cơ bản đối với môi trường phải được áp dụng không những cho nguồn lực bên ngoài mà còn được áp dụng cho cả hoạt động nội tại của chúng nữa.

Còn theo Lê Văn Lanh (2000) [25] thì các điều kiện tiên quyết cho hệ thống DLST bền vững bao gồm các điều kiện sau: (1) Điểm tới thăm có thực hiện việc bảo tồn thiên nhiên; (2) Thông tin từ nghiên cứu và quan sát; (3 ) Các hướng dẫn viên am hiểu địa phương; (4) Các giới hạn về sử dụng đất đai; (5) Các chương trình được thiết lập dựa trên TNTN và văn hoá của khu vực; ( 6) Các phương tiện và việc sắp xếp để hỗ trợ các chương trình hoạt động DLST.

Đây cũng là những điều ki ện mà chúng ta có thể xem xét đối với việc tổ chức

các hoạt động DLST trong điều kiện thực tế tại nước ta.

1.1.3 Vai trò và các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch sinh thái

1.1.3.1 Vai trò của việc phát triển du lịch sinh thái

Theo Hiệp hội Du lịch Sinh thái Thế giới (The International Ecotourism Society) thì DLST có rất nhiều ý nghĩa trong đó có thể kể đến một số vại trò sau:

a. Vai trò về kinh tế

Thực tế đang diễn ra trên thế giới đã cho thấy, DLST đã mang lại nguồn thu đáng kể; góp phần kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của nhiều ngành công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản v.v..., thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở nhiều địa phương và quốc gia. Hầu hết các nhà quan sát đều kết luận rằng quy mô của DLST là lớn. Chỉ tính riêng năm 1995, tại quần đảo Galapagos (Ecuador) đã có 56.000 du khách viếng thăm, tổng số tiền thu được là 69 triệu USD (Brian P. Irwin, 2001) [2].

Mặt khác, việc phát triển DLST đã đóng góp tích cực vào sự phát triển của

hoạt động du lịch, nó góp phần tạo ra giá trị cộng hưởng, bổ sung với các loại hình


du lịch khác, tạo nên sức thu hút, sự hấp dẫn của điểm du lịch. Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC , 2010) [113], hiện tại DLST chiếm khoảng 20% thị trường du lịch thế giới và dự báo trong vài năm tới s ẽ là phân ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất trong hoạt động du lịch, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của nhiều vùng, nhiều quốc gia.

b. Vai trò về xã hội

- Nâng cao thu nhập, tạo thêm công ăn việc làm cho cư dân nơi có tổ chức các

loại hình hay chương trình du lịch sinh thái.

Là một ngành dịch vụ, do đó DLST có hệ số sử dụng lao động tương đối cao. Theo ước tính của một số chuyên gia, tỷ lệ bình quân về số lao động bình quân trên một khách DLST từ 0,863 đến khoảng 1,108 (Hiệp hội Du lịch Sinh thái, 1999a và 1999b) [14], [15]. Tỷ lệ này theo đánh giá còn cao hơn đối với nhiều quốc gia nơi nền công nghiệp du lịch chủ yếu dựa vào DLST. Với hệ số sử dụng lao động cao, DLST đã trở thành một biện pháp hữu hiệu nhằm tạo công ăn việc làm, đặc bi ệt là đối với các vùng nông thôn vùng sâu, vùng xa.

- Thúc đẩy việc hiện đại hóa cơ sở hạ tầng đến các điểm tài nguyên thiên nhiên

(TNTN). Đóng góp vào sự tiến bộ chăm sóc sức khỏe, phúc lợi đối với cư dân địa phương .

Để phát triển hoạt động DLST không chỉ đơn thuần dựa vào nguồn TNTN mà cần phải có sự đầu tư về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất của ngành du lịch. Hoạt động DLST càng phát triển thì yêu cầu hiện đại hóa các cơ sở hạ tầng như đường sá, hệ thống điện, thông tin liên lạc, bệnh viện, trường học.. . tại các điểm tài nguyên thiên nhiên càng cao. Những công trình trên không những chỉ phục vụ khách du lịch mà còn đóng góp vào sự tiến bộ chăm sóc sức khỏe và phúc lợi cho c ộng đồng địa phương. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng đối với những vùng nông t hôn trong trong giai đoạn CNH-HĐH hiện nay ở nước ta.

- Duy trì các giá trị văn hóa bản địa và nâng cao đời sống văn hóa tính thần

của cộng đồng

Sự phát triển hoạt động DLST đã góp phần khôi phục, phát triển nghề thủ công truyền thống, bảo tồn sinh hoạt văn hóa cộng đồng v.v... thông qua nguồn thu từ DLST. Đồng thời, qua việc bảo tồn, phát triển và giao lưu văn hóa giữa cộng đồng và du khách cũng giúp nâng cao đời sống tinh thần của cộng đồng. Tại "Sua


Bali" (Gianyar, Bali) – một khu du lịch sinh thái nhỏ, ngoài việc thư giãn, du khách còn có thể học tiếng Indo, thưởng thức nghệ thuật truyền thống của Bali như nghề thủ công, khắc gỗ, nầu ăn v.v. Họ được coi là một phần của cộng đồng, đổi lại họ phải tặng 1 USD để bảo tồn khi đến làng. Điều này đã giúp duy trì và phát triển các giá trị văn hóa của cộng đồng (Anak Agung Gde Raka Dalem, 2002) [74].

c. Vai trò về môi trường

- Góp phần bảo vệ môi trường, bảo tồn và tăng giá trị của các tài nguyên thiên nhiên, các khu bảo tồn, ờn quốc gia. Đồng thời giáo dục, nâng cao nhận thức cho du khách và nhân dân địa phương trong việc bảo tồn môi trường, thiên nhiên.

Xu hướng phổ biến ngày nay đều cho rằng không thể phát triển kinh tế mà không quan tâm đến việc bảo vệ môi trường sinh thái. Vì vậy, việc phát triển DLST theo đúng hướng sẽ tạo ra sự quản lý và sử dụng chặt chẽ, không để xảy ra tình trạng tàn phá bừa bãi nguồn tài nguyên vì mục đích kinh tế. Tại Khu dự trữ khđột ở rừng “Không thể băng qua Bwindi” (Uganda), hàng năm đã trích ra 60% thu nhập cho phát triển cộng đồng và bảo tồn. Bất kể chi phí quá đắt (khoảng 145USD mỗi người để được ngắm nhìn một giờ ), du lịch thưởng ngoạn khỉ đột hoạt động gần 100% năng lực, làm cho khu Bwindi trở thành khu kiếm được doanh thu cao nhất trong các khu công viên của Uganda. (Honey, M., 2008) [87]. Bên cạnh đó, nó giúp giáo dục người đi du lịch; cung cấp nguồn quỹ cho việc bảo tồn và việc trao quyền cho các cộng đồng địa phương và thúc đẩy sự tôn trọng đối với các nền văn hóa khác nhau và các quyền của con người (Honey, M., 2008) [87].

d. Vai trò khác

- Góp phần vào việc hướng thiện con người, căm ghét cái ác và chống chiến tranh

Trên cơ sở tìm hiểu, khám phá thiên nhiên đã góp phần giúp du khách hi ểu và có trách nhiệm hơn với môi trường đang s ống. Từ đó, tạo cho họ có những cảm nhận về cuộc sống trở nên nhân bản hơn. Trên giác độ này, DLST đã góp phần vào việc hướng thiện con người, căm ghét cái ác và chống chiến tranh...

- Du lịch sinh thái có tác giáo dục ý thức sống kỷ luật, cộng đồng cũng như tăng cường khả năng giao lưu hiểu biết của du khách đối với du khách rất cao.

Do các chương trình DLST, du khách phải đối diện với thiên nhiên do vậy họ buộc phải tuân theo những yêu cầu nghiêm ngặt và phải dựa vào nhau trong hành trình của mình để tr ánh những rủi ro không lường trước. Đồng thời trong quá trình

Xem tất cả 249 trang.

Ngày đăng: 30/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí