Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Phát Triển Du Lịch Sinh Thái


đi du lịch, du khách có điều kiện gần gũi, nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của nhau nhiều hơn so với các loại hình du lịch khác. Trên góc độ này, DLST góp phần tăng cường sự đoàn kết và hiểu biế t giữa các cá nhân, dân tộc...

Ngoài ra theo thống kê của Hiệp hội Sinh thái Thế giới thì DLST còn nhiều vai trò và tác dụng khác. Trong phạm vi luận án này, chúng tôi chỉ nêu ra một vài vai trò quan trọng, có thể dễ dàng nhận thấy trong việc phát triển DLST.

1.1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch sinh thái

Có rất nhiều cách phân chia các yếu tố ảnh hưởng đến DLST. Tuy nhiên đứng trên khía cạnh kinh tế - kinh doanh việc nhìn nhận sự phát triển của DLST tại một điểm tài nguyên, một vùng, một quốc gia thường dựa vào các yếu tố thể hiện tại sơ đồ 1.3.


QUẢN TRỊ

TÀI NGUYÊN

- Chính sách phát triển DLST

- CSHT và CSVCKT

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

- Công tác quản lý, tổ chức

- Chấu lượng phục vụ

Nghiên cứu tiềm năng và các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại một số trọng điểm vùng du lịch Bắc Trung Bộ - 5

- Công tác quảng bá v.v..

- Tính hấp dẫn

- Tính bền vững

- Tính thời vụ

- Tính liên kết; sức chứa

- Khả năng tiếp cận

Phát triển bền vững

PHÁT TRIỂN DLST

Phát triển bền vững

- Đặc điểm luồng du khách đến vùng

- Xu hướng, nhu cầu của du

khách

- Môi trường kinh tế - xã hội

- Sự phát triển các dịch

vụ hỗ trợ v.v…

DU KHÁCH

YẾU TỐ KHÁC

Tiêp cận trên nhu cầu du khách đến

HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DLST

Phương pháp yếu tố thành công điểm đến - CSFs

Sơ đồ 1.3: Các yếu tố ảnh hưởng đ ến sự phát triển du lịch sinh thái

a. Nhóm các yếu tố về tài nguyên

Tài nguyên DLST là yếu tố quan trọng trong việc thu hút khách du lịch.


Nhóm các yếu tố này thường được tính đến gồm có:

a1. Tính hấp dẫn

Tính hấp dẫn của điểm tài nguyên DLST thường được xác định bằng vẻ đẹp của phong cảnh, sự thích hợp của khí hậu, sự đặc sắc và độc đáo của tài nguyên du lịch tự nhiên… Độ hấp dẫn được thể h iện ở số lượng và chất lượng của các tài nguyên, ở khả năng đáp ứng được nhiều loại hình du lịch v.v. Nơi nào có tài nguyên hấp dẫn, đặc sắc nơi đó có điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động DLST, ví dụ như Vịnh Hạ Long... Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia "tính hấp dẫn" của tài nguyên mới chỉ là “điều kiện cần” để phát triển hoạt động DLST. Vì sự phát triển DLST còn liên quan đến công tác quản lý, tổ chức hoạt động DLST...

a2. Tính bền vững

Tính bền vững nói lên khả năng bền vững của các thành phần và b ộ phận tự nhiên trước áp lực của hoạt động du lịch và các hiện tượng tự nhiên như thiên tai, hỏa hoạn v.v. Tính bền vững là một trong những nhân tố thức đẩy sự phát triển của DLST

a3. Tính thời vụ

Tính thời vụ của tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến hướng khai thác đầu tư, phát triển hoạt động DLST. Tài nguyên nào có tính thời vụ dài sẽ tạo điều kiện cho việc khai thác phát triển DLST và ngược lại. Tính thời vụ bị ảnh hưởng rất nhiều yếu tố kể cả yếu tố tự nhiên và xã hội như thời tiết; thời gian ngh ỉ lễ, nghỉ hè v.v...Ví dụ: Một số bãi biển ở miền Trung như Thừa Thiên Huế, Quảng Bình thời gian khai thác cho hoạt động tắm biển khoảng 6 tháng trong năm, những tháng còn lại bị hạn chế độ mưa kéo dài…

a4. Tính liên kết

Một trong những yếu tố hấp dẫn khách du lịch không chỉ là tính hấp dẫn của chính điểm tài nguyên đó mà còn là tính liên kết với các tài nguyên du lịch khác. Rất nhiều nghiên cứu chứng minh rằng du khách thích được tham quan nhiều điểm tài nguyên tại một điểm đến (khu vực hoặc vùng) (Hiệp hội Du lịch Sinh thái, 1999a) [14, 141]. Đặc biệt, sự hấp dẫn sẽ càng tăng nếu các tài nguyên nằm gần nhau khác về thể loại, ví dụ: núi nằm sát biển v.v... Điều này sẽ tạo điều kiện tổ chức nhiều loại hinh du lịch đa dạng và đáp ứng nhu cầu đa dạng của du kh ách.


a5. Khả năng tiếp cận điểm tài nguyên

Vị trí và khả năng tiếp cận điểm TNDL có ý nghĩa quan trọng đối với việc thu hút khách du lịch. Nếu tài nguyên DLST ở gần vị trí thuận lợi (gần đô thị, đường giao thông, có đường thủy... ) sẽ tạo điều kiện trong việc giảm chi phí đầu tư, chi phí đi lại của du khách và đương nhiên sẽ thu hút khách du lịch tốt hơn. Nhân tố này được xem là giá trị vô hình để thu hút khách.

a6. Sức chứa của điểm tài nguyên

Sức chứa khách du lịch phản ánh khả năng về quy mô triển khai hoạt động DLST tại mỗi điểm du lịch. Sức chứa khách du lịch có liên quan chặt chẽ đến đặc điểm hoạt động của khách (số lượng, thời gian), đến khả năng chịu đựng của môi trường tự nhiên, xã hội. Sức chứa không ch ỉ liên quan đến độ lớn của tài nguyên mà còn liên quan đến độ "nhạy cảm" của tài nguyên. Sự phát triển hoạt động DLST liên quan rất nhiều đến nhân tố sức chứa của tài nguyên.

b. Nhóm yếu tố liên quan đến công tác quản lý, tổ chức du lịch sinh thái

b1. Yếu tố liên quan đến chính sách phát triển du lịch sinh thái

Đây là yếu tố rất quan trọng nếu không muốn nói là quyết định đến sự phát triển DLST. Thực tế đã cho thấy: Nếu quốc gia nào quan tâm và có những chính sách thiết thực, hiệu quả thì DLST ở đó phát triển. Bởi hoạt động DLST không thể thiếu vai trò của nhà nước như công tác quy hoạch, đầu tư CSHT, đào tạo cán bộ... Chính sách khuyến khích sự phát triển DLST cũng sẽ góp phần nâng cao ý thức và sự quan tâm của mọi người cũng như du khách vào DLST.

b2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật

Nhân tố này rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc quản lý, khai thác tài nguyên phục vụ nhu cầu DLST của du khách. Cơ sở hạ tầng (CSHT) và cơ sở vật chất kỹ thuật (CSVCKT) trong kinh doanh du lịch nói chung và DLST nói riêng gồm: CSHT & CSVCKT phục vụ cho nhu cầu xã hội và cho hoat động du lịch (CSHT & CSVCKT loại 1) như hthống đường, điện, thông tin liên lạc, hệ thống nước… dẫn đến điểm tài nguyên. Hệ thống CSHT & CSVCKT (CSHT & CSVCKT loại 2) chỉ phục vụ chủ yếu cho ngành du l ịch như hệ thống đường, điện, thông tin liên


lạc trong điểm tài nguyên, hệ thống nhà hàng, khách sạn, vui chơi giải trí của điểm tài nguyên… Tuy nhiên, yếu tố này liên quan đến vốn đầu tư cho hoạt động DLST .

b3. Công tác quản lý, tổ chức hoạt động du lịch sinh thái

Yếu tố này liên quan đến nhiều mặt hoạt động, từ việc đề ra nguyên tắc, thiết lập hệ thống quản lý đến việc xây dựng hệ thống tổ chức hoạt động DLST như mô hình tổ chức, quản lý; công tác giám sát, đào tạo nguồn nhân lực v.v.. . Công tác này được coi là hoạt động quan trọng nhằm thúc đẩy hoạt động DLST phát triển bền vững.

b4. Chất lượng phục vụ

Yếu tố về chất lượng phục vụ rất quan trọng đối với sự phát triển DLST, đặc biệt là các tài nguyên đã đưa vào khai thác. Nơi nào chất lượng phục vụ tốt sẽ thu hút được du khách và ngược lại. Để làm tốt chất lượng phục vụ lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đặc biệt là công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ DLST.

b5. Công tác quảng bá

Công tác quảng bá ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động DLST, công tác này liên quan đến công tác tổ chức hoạt động DLST. Nếu làm tốt công tác quảng bá DLST s ẽ góp phần thu hút du khách, thúc đẩy sự phát triển của DLST. Đặc biệt công tác này ngày càng được quan tâm do sự cạnh tranh "điểm đến" về DLST giữa các điểm tài nguyên, các vùng trong một quốc gia và giữa các quốc gia với nhau ngày càng gay gắt.

c. Yếu tố liên quan đến du khách

Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng còn có rất nhiều vấn đề liên quan đến du khách ảnh hưởng đến sự phát triển DLST bên cạnh các yếu tố trên. Một số yếu tố có thể kê ra như đặc điểm (giới tính, tuổi tác, quốc tịch); xu hướng, nhu cầu của du khách v.v... Do đó, trong nhiều hoạch định phát triển DLST trên thế giới, người ta sử dụng phương pháp “tiếp cận nhu cầu của du khách đến”. Roby Ardiwidjaja (2008) [97] đã chra sự cần thiết của việc nghiên cứu nhu cầu du khách trong việc xem xét các "nguồn lực của điểm đến" du lịch. Tuy nhiên, không phải lúc nào điều này cũng được quan tâm đúng mức. Khi nghiên cứu trường hợp điển hình tại Kenya, Paul F. J. Eagles và Brayn R. Higgins (1998) [83] đã chỉ ra có rất ít nghiên cứu được tiến hành về động cơ và nhu cầu của khách DLST .


d. Một số yếu tố khác

Một số yếu tố khác có liên quan đến sự phát triển DLST như môi trường kinh tế - xã hội của vùng và quốc gia nơi có điểm tài ngu yên; sự phát triển của các loại hình du lịch khác và các dịch vụ bổ trợ một vài yếu tố khác v.v…

Tóm lại: Trên đây là một số yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến sự phát triển DLST. Trong đó yếu tố về tài nguyên là yếu tố “điều kiện” để phát triển DLST; yếu tố về tổ chức quản lý là yếu tố rất quan trọng, tuy nhiên đây là yếu tố “chủ quan” của chúng ta khi triển khai hoạt động DLST. Vì vậy, cùng với các yếu tố ảnh hưởng khác, việc xem xét yếu tố liên quan đến du khách như đặc điểm, nhu cầu, xu hướng v.v... là rất cần thiết.

1.1.4 Vấn đề nghiên cứu tiềm năng và phân chia lãnh thổ trong du lịch sinh thái

Tiềm năng DLST dựa trên nguồn tài nguyên DLST, vì vậy để đi tìm hiểu những

vấn đề thuộc về tiềm năng, trước hết chú ng ta đi tìm hiểu về tài nguyên DLST.

1.1.4.1 Tài nguyên du lịch sinh thái

Tài nguyên là một khái niệm được sử dụng rộng rãi trong khoa học và đời sống. Trong du lịch, cũng có rất nhiều khái niệm về tài nguyên du lịch . Theo I.I. Pirojnik (1985) “Tài nguyên du lịch là các thành phần và các tổng thể cảnh quan tự nhiên và nhân sinh có thể dùng để tạo ra sản phẩm du lịch, thỏa mãn nhu cầu về chữa bệnh, thể thao, nghỉ ngơi hay tham quan du lịch” (dẫn theo Nguyễn Thị Hải, 1996) [11, 7]. Trong luật du lịch Việt Nam (2005) [29], tài nguyên du lịch được hiểu là “cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao

động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch, nhằm tạo sự hấp dẫn du lịch”.

Để có thể phát triển hoạt động DLST thì điều kiện tiên quyết, không thể thiếu là cần có nguồn tài nguyên phục vụ cho hoạt động này. Tài nguyên DLST là một bộ phận quan trọng của tài nguyên du lịch, bao gồm các giá trị tự nhiên thể hiện trong một hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hóa bản địa tồn tại và phát triển không tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó (Lê Huy Bá, 2009) [1, 162].

Tuy nhiên, không phải mọi giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa được coi là tài nguyên DLST mà chỉ có các thành phần và cá c thể tổng hợp tự nhiên, các giá trị


văn hóa bản địa gắn với một hệ sinh thái cụ thể được khai thác để tạo ra các sản

phẩm phục vụ cho mục đích phát triển DLST mới được xem l à tài nguyên DLST.

Tài nguyên DLST bao gồm tài nguyên đang khai thác và tài nguyên chưa khai thác. Mức độ khai thác tiềm năng tài nguyên DLST phụ thuộc vào nhiều yếu tố như “khả năng nghiên cứu, phát hiện và đánh giá các tiềm năng tài nguyên; trình độ tổ chức quản lý đối với việc khai thác tài nguyên DLST; khả năng tiếp cận để khai thác các tiềm năng tài nguyên v.v …” (Phạm Trung Lương, 2002) [27, 26].

Qua phân tích như trên, theo chúng tôi có thể khái quát như sau: Tài nguyên DLST gồm các giá trị tự nhiên thể hiện trong một hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hóa bản địa tồn tại và phát triển không tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó ; là các yếu tố cơ bản để hình thành các điểm, các tuyến DLST, có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn cho nhu cầu về DLST của con nời.

Trong hoạt động DLST, do tài nguyên DLST rất đa dạng và phong phú nên

cũng có rất nhiều quan điểm về cách phân chia tài nguyên. Tuy nghiên, ngày nay việc phân loại tài nguyên chủ yếu thường trên khía cạnh nghiên cứu khai thác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách DLST bao gồm:

- Các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù, đặc biệt là nơi có tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài sinh vật đặc hữu, quý hiếm như các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh thái...

- Các hệ sinh thái nông nghiệp như: vườn cây ăn trái; trang trại; làng hoa cây

cảnh; nhà vườn; vùng nông thôn

- Các giá trị văn hóa bản địa hình thành và phát triển gắn liền với sự tồn tại của hệ sinh thái tự nhiên như các phương thức canh tác; các lễ hội, sinh hoạt truyền thống gắn với các truyền thuyết v.v... được hình thành trong quá trình phát triển của một cộng đồng dân cư địa phương (Phạm Trung Lương, 2002) [27, 36].

Theo Hiệp hội Du lịch Sinh thái Quốc tế (TIES) ngoài cách phân loại trên thì tài nguyên du lịch còn có các cảnh quan tự nh iên; địa chất, địa mạo; các hiện tượng bất thường của thiên nhiên v.v … có thể phục vụ nhu cầu của khách du lịch.

Việc phát triển tài nguyên phục vụ DLST là hoạt động bảo tồn và phát triển tài nguyên trong qua trình khai thác, sử dụng cho mục đích phát triển DLST sao cho không những không những không bị làm giảm giá trị vốn c ó của nó mà phải làm


tăng giá trị của tài nguyên cho mục đích phát triển du lịch hiện tại và tương lai. Việc phát triển tài nguyên phải gắn chặt với phát triển bền vững . Như vậy, theo chúng tôi đây chính là quá trình khai thác, sử dụng và quản lý tài nguyên có trách nhiệm phục vụ mục đích DLST.

1.1.4.2 Tiềm năng và nghiên cứu tiềm năng du lịch sinh thái

a. Tiềm năng du lịch sinh thái

Tiềm năng là một thuật ngữ mang tính khá trừu tượng, theo Từ điển tiếng Việt thì “tiềm năng” có nghĩa là khả năng, nă ng lực tiềm tàng. Còn “tiềm tàng” lại có nghĩa là trạng thái ẩn giấu bên trong chưa bộc lộ ra, chưa phải là hiện thực (nguồn sức mạnh tiềm tàng, khai thác những khả năng tiềm tàng...) (Trung tâm Từ điển Ngôn ngữ, 1998) [59, 965]. Từ đó chúng ta có thể hiểu “tiềm năng” là khả năng, năng lực ẩn giấu có thể khai thác được theo mục đích nào đó.

Trong hoạt động du lịch, khái niệm về tiềm năng du lịch đựơc nhiều giáo trình định nghĩa. Trên khía cạnh có tính học thuật khái quát thì tiềm năng du lịch là “Những tài nguyên du lịch chưa khai thác hoặc chưa được khai thác hết, cần phải có thời gian và tiền bạc để đầu tư tôn tạo và đưa vào sử dụng” (Hiệp hội Du lịch Sinh thái, 1999a) [14, 109]. Còn trên khía cạnh có tính nghiệp vụ cụ thể, giáo trình Thống kê du lịch đã định nghĩa : “Tiềm năng du lịch của một nước (hoặc vùng lãnh thổ) là những điều kiện tự nhiên và di sản lịch sử thuận lợi cho việc xây dựng những cơ sdu lịch. Ngoài ra, tiềm năng du lịch còn có trong các công trình xây dựng lớn và đẹp, những quần thể kiến trúc hiện đại. Tiềm năng có thể được khai thác một phần hoặc chưa được khai thác, do những hạn chế nhất định” (Nguyễn Cao Thường và Tô Đăng Hải, 1995) [51, 15].

Đối với DLST, tiềm năng của nó chủ yếu dựa vào nguồn tiềm năng ở dạng tài nguyên tự nhiên bao gồm “Bờ biển, hải đảo, núi, cao nguyên, rừng, suối nước nóng và suối khoáng, khu vực có cảnh quan đẹp, độc đáo, kỳ lạ như các hang động, vực sâu, thác lớn, chim thú quý hiếm, đảo đẹp...” (Nguyễn Cao Thường và Tô Đăng Hải, 1995) [51, 15] và một phần tài nguyên nhân văn mang tính bản địa của cộng đồng xung quanh khu vực tài nguyên. Như vậy, không phải tài nguyên du lịch nào cũng là tiềm năng DLST. Chỉ có tài nguyên du lịch tự nhiên như biển, hải đảo, núi, cao nguyên, rừng, suối nước khoáng, khu vực có cảnh quan đẹp, độc đáo v.v… và


có thể đã được khai thác một phần và chưa khai thác mới là tài nguyên DLST.

Đứng trên giác độ này thì các tài nguyên du lịch tự nhiên tại VDLBTB đềucó thể coi là tiềm năng DLST: “Các tài nguyên du lịch tự nhiên tại VDLBTB đang còn nằm dưới dạng tiềm năng, ngay cả một số tài nguyên được đầu tư lớn trong những năm gần đây và có hoạt động DLST phát triển như Bà Nà (Đà Nẵng); VQG Bạch Mã (Thừa Thiên Huế); VQG Phong Nha (Quảng Bình); các bãi biển tại nhiều địa phương… cũng mới chỉ được khai thác một phần” (Hiệp hội Du lịch Thừa Thiên Huế, 2004 và 2006a) [16], [17]. Vậy, việc nghiên cứu tiềm năng DLST trong luậnán này cũng thực chất là nghiên cứu giá trị tài nguyên tự nhiên phục vụ DLST.

b. Nghiên cứu tiềm năng trong du lịch sinh thái

Nghiên cứu tiềm năng DLST là một hướng trong nghiên cứu tiềm năng du lịch. Vì vậy nó sử dụng những phương pháp đánh giá t iềm năng du lịch nói chung. Trước đây việc nghiên cứu tiềm năng du lịch thường được sử dụng là "đánh giá tổng hợp" còn được gọi là "đánh giá kỹ thuật" hay "đánh giá mức độ thuận lợi" (Nguyễn Thị Hải, 2002; Nguyễn Cao Huần và cộng sự , 1985) [11], [22]. Với việc phát triển công cụ tin học, ngày nay trong nhiều nghiên cứu về đánh giá tiềm năng người ta áp dụng kinh tế lượng trong đánh giá với các phương pháp đánh giá về kinh tế môi trường. Thật sự thì chưa có một hệ thống phương pháp nào được xây dựng và áp dụng riêng biệt để đánh giá tiềm năng DLST, thay vào đó người ta xây dựng các phương pháp chung rồi áp dụng cho cho việc đánh giá tiềm năng DLST.

Barbier và cộng sự (1997) [76] phân chia các phương pháp thành ba loại là

các phương pháp dựa vào thị trường thực (Real market), các phương pháp dựa vào thị trường thay thế (Surrogate market) và các phương pháp dựa vào thị trường giả định (Hypothetical market). Nếu dựa trên cách tiếp cận của Barbier , việc đánh giá giá trị tiềm năng DLST gồm các phương pháp theo sơ đồ 1.4 (xem trang bên).

Trong đó, đối với DLST người ta áp dụng thêm phương pháp chi phí du lịch theo vùng (Zonal travel cost zonal – ZTCM). Tuy nhiên phương pháp này chỉ phù hợp cho việc đánh gía từng điểm tài nguyên: Vườn quốc gia, bãi biển v.v… (Freeman III A. M., 1993) [84], nơi đã có hoạt động DLST phát triển. Còn để đánh giá cho một khu vực gồm nhiều điểm tài nguyên, hay những điểm tài nguyên chưa phát triển hoạt động DLST thì phương pháp này không phù hợp, do không xác định

Xem tất cả 249 trang.

Ngày đăng: 30/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí