Cơ Sở Thực Tiễn Về Nghiên Cứu Tiềm Năng Và Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Ở Việt Nam


Tóm lại: Những bài học kinh nghiệm trên mới chỉ là những vấn đề cơ bản đthúc đẩy sự phát triển DLST tại nhiều nước trên thế giới . Đối với Việt Nam, trong quá trình tổ chức và phát triển hoạt động DLST bên cạnh việc học hỏi kinh nghiệm của các nước, chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu và vận dụng phù hợp với điều điều kiện cụ thể của từng vùng, từng điểm tài nguyên nhằm đảm bảo đựơc tính bền vững và đạt được những mục tiêu đề ra.

1.2.2 Cơ sở thực tiễn về nghiên cu tiềm năng và phát triển du lịch sinh tháiViệt Nam

Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động DLST không chỉ đơn thuần

đóng góp vào sự phát triển kinh tế của một vùng, một đất nước mà nó còn có ý nghĩa to lớn về mặt xã hội, nên tại Báo cá o Chính trị Đại hội IX của Đảng, trong kế hoạch 5 năm (2000 -2005) cùng với các loại hình du lịch khác thì phải: "Phát triển và đa dạng hóa các loại hình và các điểm DLST” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2001) [6, 10]. Đại hội Đảng lần thức XI trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 – 2020 cũng tiếp tục xác định phải: “Đa dạng hóa sản phẩm và các loại hình du lịch” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011) [8, 5]. Mặt khác, để tạo điều kiện cho hoạt động DLST phát triển, Chính phủ cũng đã kịp thời ban hành nhiều chỉ thị, hướng dẫn như các thông tư hướng dẫn việc quản lý tài nguyên thiên nhiên; Các quy định, hướng dẫn về việc tổ chức hoạt động du lịch tại các khu bảo tồn, vườn quốc gia v.v... Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 (vừa được dự thảo và đang lấy ý kiến trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt) cũng đã xác định việc cần đẩy nhanh phát triển hoạt động DLST, trong đó cụ thể cần: "Đẩy mạnh phát triển du lịch nghỉ dưỡng sinh thái, khám phá hang động, du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn…"

Ở Việt Nam, mặc dù còn khá mới mẻ nhưng hoạt động DLST trong những

năm qua đang có chiều hướng phát triển mạnh và đã được xác định chiếm vị trí quan trọng đối với nhiều địa phương. Tuy nhiên, sự phát triển đó chưa tương xứng với tiềm năng DLST ở Việt Nam. Đến thời điểm này vẫn chưa có số liệu thống kê chính thức về số lượng du khách đến các điểm tài nguyên thiên nhiên m ột cách đầy đủ. Chỉ có một số điểm tài nguyên và địa phương bắt đầu triển khai công tác thống kê này. Theo ước đoán, số lượng khách có tham gia DLST hay đến thăm một điểm


tài nguyên tự nhiên năm 2009 chiếm khoảng gần 40% trên tổng số khách, trong đó khách quốc tế khoảng 30%, tức khoảng trên 1,6 triệu lượt khách. Nhìn chung số lượng khách DLST ở Việt Nam tăng khá chậm. Điển hình là VQG Cúc Phương được thành lập năm 1962 , nhưng mỗi năm mới có khoảng hơn 3 vạn khách du lịch đến tham quan. Mặc dù, các hoạt động DLST ở nhiều điểm du lịch đ ược đánh giá có tốc độ tăng nhanh như Khu DLST miệt vườn Thới Sơn (Mỹ Tho) có tốc độ t ăng trưởng từ năm 1991 đến năm 1999 đối với khách trong nước là 24%.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia , DLST ở Việt Nam hiện nay vẫn đang bó hẹp trong một số loại hình chủ yếu là nghỉ bi ển, nghỉ núi, nghỉ chữa bệnh tại các suối nước nóng, du lịch vùng sông nước... Kể từ năm 2000 trở đi nhiều công ty, đơn vị kinh doanh du lịch đã bắt đầu đầu tư phát triển các tour du lịch sinh thái như tour du lịch mạo hiểm (tham quan tìm hiểu động thực vật) tại rừng quốc gia Cúc Phương do Công ty Du lịch Hà Tây tổ chức ; tour du lịch "nghìn trùng thác bạc" do Công ty Du lịch Khánh Hòa tổ chức; tour du lịch tham quan nhà vườn do Công ty Du lịch Thành phố Huế tổ chức v.v…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

Riêng về việc nghiên cứu tiềm năng DLST cũng đã được nhiều địa phương quan tâm những năm gần đây nhằm làm cơ sở cho việc đặt ra định hướng và giải pháp phát triển DLST như “Nghiên cứu đánh giá tiềm năng DLST Tỉnh Thừa Thiên Huế” năm 2002; “Nghiên cứu đánh giá tiềm năng DLST tại một số tài nguyên Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” năm 2005 và các nghiên cứu đánh giá tiềm năng DLST tại các điểm tài nguyên cụ thể như Đả o Sơn Trà; Hồ Ba Bể; Hòn Mun, Cần Giờ v.v… Cơ sở nghiên cứu tiềm năng cũng đã được xác lập rất rõ ràng. Nhiều kỹ thuật mới đã được áp dụng như chí phí du lịch theo vùng (ZTCM); Ứng dụng công nghệ địa lý (GIT) trong đánh giá tiềm năng tổ chức lãnh thổ. Tuy nhiên, vấn đề đánh giá này còn rất nhiều bất cập như việc đánh giá đôi lúc chưa toàn diện , thiếu kế hoạch; cán bộ đánh giá chủ yếu là của các viện, các trường đại học làm công tác kiêm nhiệm; chưa có một tổ chức chính thống quản lý và kiểm định việc đánh giá, bởi thực tế nhiều hội đồng khoa học kiểm định việc đánh giá phần lớn đều là chuyên gia của các ngành khác, không am tường về DLST. Đặc biệt, chưa có văn bản nào ràng buộc các đơn vị kinh doanh tại các điểm tài nguyên phải tiến hành công tác nghiên cứu tài nguyên ... Do đó, việc nghiên cứu tài nguyên vẫn còn bị manh mún, chưa toàn diện, thiếu hệ thống. Nhiều


Nghiên cứu tiềm năng và các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại một số trọng điểm vùng du lịch Bắc Trung Bộ - 7

điểm tài nguyên đã có đánh giá nhưng thông tin không được công bố rộng rãi nên thiếu độ kiểm chứng. Nhiều điểm tài nguyên được đánh giá nhiều lần, gây lãng phí lớn .

Việc phát triển hoạt động DLST ngày nay được hiểu trên khía cạnh phải gắn chặt với việc phát triển bền vững. Đối với Việt Nam cho đến nay việc đầu tư, khai thác, phát triển các loại hình DLST mặc dù có khởi sắc trong nhưng năm gần đây nhưng vẫn chưa mang đầy đủ những đặc trưng vốn có của nó. Việc tổ chức hoạt động DLST ở hầu hết các điểm tài nguyên chỉ mới dừng lại ở việc khai thác phục vụ du lịch tự nhiên, du lịch “đại chúng” (mass tourism), do đó đã bắt đầu bộc lộ những yếu kém, gây tác động xấu đến môi trường, cảnh quan. Nguyên nhân là do Quy mô đầu tư còn nhỏ, chưa đồng bộ lại thiếu quy hoạch; chưa tiến hành khảo sát, đánh giá kỹ lưỡng và toàn diện về tài nguyên du lịch tự nhiên cũng nh ư các điều kiện khác để phát triển DLST, đội ngũ cán bộ quản lý chưa nhận thức đầy đủ về DLST, công tác tổ chức hoạt động DLST tại các điểm tài nguyên còn yếu kém thậm chí có nơi còn buông lỏng hoạt động này v.v …(Nguyễn Quyết Thắng, 2011) [47].

Để đảm bảo cho việc phát triển du lịch sinh thái bền vững trong điều kiện Việt Nam hiện nay, từ thực tiễn, kinh nghiệm nghiên cứu tiềm năng và phát triển DLST của các nước và thực tiễn của Việt Nam; theo chúng tôi cần lưu ý các bài học kinh nghiệm sau:

Bài học kinh nghiệm cho việc nghiên cứu tiềm năng và phát triển du

lịch sinh thái cho Việt Nam nói chung và VDLBTB nói riêng

- Thứ nhất: Tạo cơ chế, chính sách phát triển du lịch sinh thái bền vững

Để hoạt động DLST tại Việt Nam phát triển bền vững, điều kiện tiên quy ết là chúng ta cần phải xây dựng một cơ chế chính sách, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động DLST.

- Thứ hai: Triển khai các công tác quy hoạch cho du lịch sinh thái bền vững

Đối với Việt Nam, chúng ta cần sớm xúc tiến và hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển DLST trên phạm vi cả nước, đồng thời triển khai các quy hoạch ở các địa phương, các vùng phát triển DLST và quy hoạch chi tiết cho các cụm và từng điểm tài nguyên. Tuy nhiên điều cần thiết trước mắt là xây dựng quy hoạch và chiến lược tổng thể phát triển DLST Việt Nam.


- Thứ ba: Đẩy mạnh việc nghiên cứu tiềm năng làm cơ sở cho việc hoạch định, tổ chức du lịch sinh thái

Đối với Việt Nam để công tác đánh giá tiềm năng DLST đi vào khoa học, hệ thống và toàn diện thì trước tiên cần phải : (1) Đề ra chính sách, văn bản quy định bắt buộc về việc đánh giá tài nguyên nơi có tổ chức hoạt động DLST; (2) Xây dựng hệ thống yêu cầu rõ ràng của việc nghiên cứu đánh giá ; (3) Thành lập những cơ quan chuyên trách quản lý và giám sát và kiểm định hoạt động nghiên cứu đá nh giá tài nguyên nói chung trong đó có DLST như nhiều nước đã làm ; (4) Công bố rộng rãi thông tin đánh giá nhằm lấy ý kiến “kiểm định” xã hội ; (5) Có sự đầu tư th ích đáng cho công tác nghiên cứu đánh giá tài nguyên, tránh tình trạng nửa vời; (6) Có quy hoạch và kế hoạch đ ánh giá tài nguyên trong từng thời kỳ.

- Thứ tư: Đẩy mạnh công tác quản lý nguồn tài nguyên cho du lịch sinh thái

Để làm tốt công tác này có rất nhiều vấn đề, tuy nhiên trước hết ch úng ta cần xây dựng mô hình thiết lập "cơ sở các khuôn k hổ quản lý" và triển khai công tác giám sát việc quản lý tài nguyên như có thể ban hành tiêu chuẩn " sao xanh" để đánh giá hoạt động và khai thác du lịch của các doanh nghiệp và điểm tài nguyên…

- Thứ năm: Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng

Nhằm phát triển DLST dựa vào cộng đồng tại Việt Nam thì phải có sự tham gia của cộng đồng địa phương trong công tác lập kế hoạch và thực hiện. Trong công tác lập kế hoạch và thực hiện cần gắn với lợi ích cho cộng đồ ng địa phương, đặc biệt là những cộng đồng ở vùng sâu, vùng xa.

- Thứ sáu: Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch

sinh thái

Cần có chính sách chuẩn bị và khuyến khích việc đào tạo cán bộ cho ngành DLST ngay từ bây giờ. Việc đào tạo có thể từ nhiều nguồn bằng nhiều hình thức. Đặc biệt, cần phải có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực nhằm phục vụ cho việc tổ chức và khai thác các chương trình DLST bao gồm cán bộ quản lý, nhân viên tại các trung tâm đón tiếp, nhân viên tổ chức các chương trình và hướng dẫn viên v.v…

- Thứ bảy: Về công tác giới thiệu, quảng bá du lịch sinh thái

Các địa phương trong VDLBTB cần học hỏi và sử dụng các kinh nghiệm

lồng ghép tthành công ở một số nước đã triển khai như bên cạnh việc cung cấp các


thông tin dưới dạng tập gấp, tờ rơi, sách hướng dẫn, bản đồ… được phân phối miễn phí cho du khách thông qua các hãng, đại lý du lịch, các tổ chức môi trường, các trung tâm thông tin, các cửa khẩu đón khách v.v... thì cần đưa nội dung giới thiệu về tài nguyên du lịch tự nhiên, các chương trình và sản phẩm DLST lên mạng internet; tổ chức các cuộc hội thảo, họp báo giới thiệu về tiềm năng v.v…

- Thứ tám: Vốn đầu tư cho du lịch sinh thái

Nhà nước và các địa phương cần có chính sách và cân đối nguồn vốn để đầu tư cho DLST. Cần tranh thủ các ngồn vốn tài trợ khác như ng uồn vốn hỗ trợ của các nước; nguồn hỗ trợ của các cá nhân, tổ chứ c phi chính phủ, tổ chức xã hội… Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này. Bên cạnh đó, có chính sách xã hội hóa nguồn vốn đầu tư cho DLST, đặc biệt là vốn xây dựng cơ sở vật chất du lịch như hệ thố ng nghdưỡng, ăn uống, thông tin, dịch vụ du lịch v.v…

1.2.3 Những vấn đề đặt ra cho nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái

- Trên thếgiới: Cho đến nay, DLST được coi là loại hình phát triển nhanh nhất trong các loại hình du lịch (WTTC, 2010) [105]. Tuy nhiên, để DLST phát triển bền vững thì còn rất nhiều vấn đề c ần tiếp tục tranh luận và nghiên cứu. Do tính đặc thù của điều kiện tự nhiên ở từng vùng, từng điểm tài nguyên nên khó có thể có một mô hình chuẩn để áp dụng cho tất cả các nơi trên thế giới. Những vấn đề như thiết lập mô hình tổ chức, giám sát, quản lý hoạt động DLST; cơ chế phối hợp giữa các ban ngành; mô hình tổ chức phát triển DLST dựa vào cộng đồng v.v ... ở mỗi nước cũng có cách triển khai khác nhau. Chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu để đánh giá, so sánh mức độ thành công của các dự án ở các nước với nhau . Đây là "mảng" nghiên cứu cần được đầu tư, quan tâm. Bởi chủ yếu từ trước đến nay, các nghiên cứu về DLST thường tập trung ở khía cạnh nghiên cứu về thành công của các mô hình điểm ( Hiệp hội Du lịch Sinh thái, 1999b; Nguyễn Quyết Thắng, 2011) [15, 82], [47]. Từ thực tiễn trên, đang đặt ra cho các nhà nghiên cứu và những người tổ chức hoạt động DLST rất nhiều vấn đề phải giải quyết.

- Tại Việt Nam: DLST mới chỉ phát triển trong một vài năm trở lại đây, do đó cần có những nghiên cứu về cơ chế, chính sách cho phát triển DLST tại Việt Nam; cần có những nghiên cứu trên góc độ đánh giá tiềm năng tài nguyên; nghiên


cứu những mô hình, cơ chế phối hợp giữa các đơn vị cho việc quản lý tài nguyên và phát triển DLST. Về công tác quản lý, tổ chức triển khai thác phát triển DLST, chúng ta còn rất nhiều việc phải làm, từ việc xây dựng khung pháp lý, chính sách phát triển DLST v.v… đến việc triển khai các quy hoạch; xây dựng các cơ chế cho việc quản lý, các biện pháp tổ chức hoạt động DLST v.v…

1.3 Một số công trình nghiên cứu có liên quan

Do DLST mới phát triển trong một vài năm trở lại đây ở Việt Nam. Vì vậy, vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến nghiên cứu tiềm năng và phát triển DLST tại VDLBTB. Một số công trình nghiên cứu liên quan ở cấp vùng hoặc các địa phương trong vùng thường chủ yếu tập trung nghiên cứu như đánh giá tiềm năng; công tác quy hoạch; chính sách phát triển v.v… Nổi bật có một số công trình sau:

- Đề án "Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch khu vực miền Trung - Tây Nguyên" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quyết định số 194/2005/QĐ-TTg ngày 04/8/2005. Đề án tập trung đánh giá tình hình và đưa ra một số giải pháp phát triển du lịch miền Trung trong đó có DLST.

- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ "Cơ sở khoa học phát triển du lịch đảo

ven bờ Vùng du lịch Bắc Trung Bộ" năm 2008 do PGS.TS Phạm Trung Lương (chủ nhiệm đề tài). Đề tài nghiên cứu cấp tỉnh: "Đánh giá tiềm năng DLST trên địa bàn Thừa Thiên Huế" của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch và Sở Du lịch Thừa Thiên Huế năm 2002. Đề tài cấp tỉnh Nghiên cứu, thử nghiệm một số tour DLST đầm phá dựa vào cộng đồng” do PGS.TS Bùi Thị Tám (chủ nhiệm). Các đề tài trên đã xác lập các cơ sở khoa học để phát triển DLST tại một số điểm du lịch VDLBTB.

- Hiệp hội Du lịch Thừa Thiên Huế được sự hỗ trợ của các Sở Du lịch (trước đây) trong VDLBTB đã có ba (03) báo cáo: "Báo cáo thống kê hoạt động du lịch tại một số điểm tài nguyên tự nhiên và giải pháp phân vù ng du lịch sinh thái vùng du lịch Bắc Trung Bộ" vào năm 2004; báo cáo "Đánh giá sơ bộ điều kiện tài nguyên du lịch tự nhiên phục vụ nhu cầu du lịch Vùng du lịch Bắc Trung Bộ"; "Báo cáo tình hình phát triển DLST vùng du lịch Bắc Trung Bộ" vào đầu năm 2006. Đây là những báo cáo đầu tiên đứng ở cấp độ VDLBTB về DLST.


- Các tác giả với đề tài luận án tiến sĩ: Nguyễn Tưởng: "Cơ sở khoa học của việc tổ chức không gian du lịch dải ven biển Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam" (1999); Trần Tiến Dũng: "Phát triển du lịch bền vững tại Phong Nha – Kẻ Bàng" (2007) đã trình bày vai trò của việc nghiên cứu tài nguyên trong việc thúc đẩy sự phát triển hoạt động DLST ở một số địa phương trong VDLBTB .

- Nhiều nghiên cứu, các bài viết hội thảo khoa học, các bài viết đăng tr ên các tạp chí chuyên ngành có liên quan đến các vấn đề về việc phát triển DLST tại VDLBTB và các địa phương trong vùng, đã cung cấp thêm bức tranh về hoạt động DLST của vùng. Ngoài ra, các báo cáo nghiên cứu khả thi, luận chứng; dự án của các địa phương VDLBTB như Báo cáo nghiên cứu khả thi: Dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm du lịch phía nam Thừa Thiên Huế: Cảnh Dương - Lăng Cô - Bạch Mã; Dự án: Bảo tồn thiên nhiên Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng; Quy hoạch phát triển du lịch Cửa Tùng – Cửa Việt – Đảo Cồn Cỏ v.v... đã đánh giá tiềm năng sự phát triển của hoạt động DLST ở một số khu vực và một số điểm tài nguyên VDLBTB.

Các nghiên cứu trên là những công trình quan trọng, có nhiều đóng góp to lớn trong nghiên cứu tiềm năng, phân tíc h thực trạng nguồn lực, công tác quản lý và tổ chức hoạt động DLST ở một số điểm tài nguyên, địa phương và VDLBTB. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề nổi cộm về phát triển DLST tại VDLBTB như phát triển DLST theo hướng bền vững, hiệu quả kinh tế, biện pháp quản lý, tổ chức… vẫn chưa được các nghiên cứu trên đề cập thấu đáo. Cho đến nay, vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống vấn đề này với tư cách là công trình khoa học độc lập nhằm thúc đẩy sự phát triển DLST của vùng.

---------------------------

Tóm tắt chương 1

Có nhiều khái niệm về du lịch sinh thái tuy nhiên có thể khái quát du lịch sinh thái như sau: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch có trách nhiệm, dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, có sự hỗ trợ đối với bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương để đáp ứng nhu cầu thưởng thức các giá trị thiên nhiên và văn hóa của con người” . Hoạt động du lịch sinh thái


(DLST) ngày nay đang phát triển với tốc độ ngày càng nhanh, với lượng khách du lịch DLST tăng khoảng 20%/năm (UNWTO, 2006). Tuy nhiên, phát triển hoạt động DLST đúng nghĩa không đồng nghĩa với du lịch tự nhiên, du lịch phổ thông (masstourist). Do đó, ngày nay việc phát triển DLST được hiểu trên khía cạnh phát triển DLST bền vững. Tuy nhiên, muốn phát triển DLST bền vững cần phải dựa vào các đặc trưng của nó.

Vai trò quan trọng của việc phát triển DLST đã ngày càng được khẳng định. Nhiều quốc gia đã và đang thúc đẩy sự phát triển của hoạt động này . Nhưng đDLST phát triển đúng hướng, đạt được mục tiêu đề ra của nó cần phải dựa vào những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển DLST. Bên c ạnh đó, cần nghiên cứu những bài học kinh nghiệm trên thế giới. Để từ đó đưa ra mô hình phát triển phù hợp với thực tế của từng quốc gia, vùng, địa phương.

Một trong những vấn đề quan trọng làm cơ sở cho việc hoạch định phát triển DLST đó là công tác nghiên cứu tiềm năng DLST. Nghiên cứu tiềm năng DLST là một hướng trong nghiên cứu tiềm năng du lịch. Trước đây việc nghiên cứu tiềm năng du lịch thường được sử dụng là "đánh giá kỹ thuật" hay còn gọi là: "đánh giá tổng hợp". Ngày nay trong nhiều nghiên cứu về đánh giá tiềm năng người ta áp dụng kinh tế lượng với các phương pháp đánh giá về kinh tế môi trường .

Vùng du lịch Bắc Trung Bộ (từ Quảng BìnhQuảng Ngãi) được đánh giá

có nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú, có điều kiện để phát triển hoạt động DLST. Một số tài nguyên đã và đang được khai thác một phần trong những năm gần đây. Tuy nhiên, còn nhiều tài nguyên khác vẫn chưa được khai thác. Theo đánh giá của Hiệp hội Du lịch Thừa Thiên Huế (2006) thì các tài nguyên vẫn đang ở dưới dạng tiềm năng, cần được khai thác để phát triển DLST .

Nghiên cứu việc phát triển DLST trước hết cần dựa trên nền tảng cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển DLST, đồng thời phải gắn liền với việc nghiên cứu nguồn tiềm năng nhằm đưa ra các giải pháp pháp triển đồng bộ và đạt hiệu quả cao.

--- & ---

Xem tất cả 249 trang.

Ngày đăng: 30/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí