Một Số Vấn Đề Lý Luận Về Nghiên Cứu Tiềm Năng Và Phát Triển Du Lịch Sinh Thái


3.2 Phạm vi nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu và giải đáp các vấn đề đã đặt ra, phạm vi nghiên cứu của luận án:

* Về nội dung:

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về phát triển DLST và tiềm năng DLST

- Đánh giá tiềm năng DLST tại các trọng điểm VDLBTB, bao gồm:

+ Giới thiệu một số tiềm năng DLST tại VDLBTB.

+ Đánh giá tiềm năng DLST tại một số trọng điểm VDLBTB.

- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển DLST và nghiên cứu các yếu tố

chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển DLST tại các trọng điểm VDLBTB .

- Đề xuất định hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển DLST tại các

trọng điểm của VDLBTB

* Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu DLST chủ yếu tại các trọng

điểm du lịch thuộc các tiểu vùng (Xem mục 2.2.1.1 và phụ lục 5), cụ thể sau:

+ Tiểu vùng 1: Quảng Bình – phía Bắc Thừa Thiên Huế (huyện Phong Điền):

Khu vực trọng điểm gồm: Vườn quốc gia (VGQ) Phong Nha; Kẻ Bàng – Biển Nhật Lệ

- Cảnh Dương (Quảng Bình) và phụ cận; Khu vực Biển Cửa Tùng – Cửa Việt (Quảng Trị) kéo dài đến biển Phong Điền; Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) và phụ cận.

+ Tiểu vùng 2: Phía Bắc Thừa Thiên Huế (từ huyện Hương Trà) - Quảng Ngãi: gồm Khu vực biển Cảnh Dương – Lăng Cô - Bạch Mã (Thừa Thiên Huế) – Bà Nà (Đà Nẵng) và phụ cận; Khu vực Biển Mỹ Khê - Bắc Mỹ An – Non Nước (Đ.Nẵng) – Cửa Đại – Cù lao Chàm (Quảng Nam) và phụ cận; Khu vực biển Mỹ Khê – Cửa Đại (Quảng Ngãi) và phụ cận. Ngoài các tài nguyên trong khu vực trọng điểm, luận án cũng xem xét thêm một số điểm tài nguyên "bổ sung" (ngoài khu vực trọng điểm) đã được các địa phương đưa vào danh mục nhằm định hướng để phát triển DLST . Riêng về các đảo, luận án không đi sâu xem xét hết các đảo tại vùng mà chỉ xem xét một số đảo trong khu vực trọng điểm đã được đưa vào khai thác một phần hoặc được đưa vào chủ trương đầu tư phát triển DLST tại các địa phương VDLBTB.

* Về thời gian:

- Thu thập các tài liệu thứ cấp và sơ cấp về tiềm năng và thực trạng phát triển


du lịch sinh thái được thu thập chủ yếu trong giai đoạn 2005 – 2010. Một số tài liệu sơ cấp được thu th ập đến đầu năm 2011.

- Các nội dung định hướng và một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái

tại một số trọng điểm VDLBTB được đề xuất cho giai đoạn đến năm 2020.

4 Những đóng góp mới của luận án

- Về mặt học thuật, luận án đã làm rõ khái niệm về du lịch sinh thái. Khái niệm này đề cập đến nội dung và phương thức của hoạt động của DLST. Bên cạnh đó luận án cũng đưa ra quan điểm về phân vị và xác định trọng điểm cho VDLBTB, đồng thời xây dựng tiêu chí đánh giá mức độ khai thác tiềm năng DLST cho VDLBTB. Đây là những cơ sở khoa học để có thể xem xét vận dụng tại các vùng khác ở nước ta.

- Về mặt lý luận, luận án đã tập hợp và làm rõ cơ sở lý luận về nghiên cứu tiềm năng và phát triển DLST trên nhiều khía cạnh như khái niệm tài nguyên, tiềm năng và nghiên cứu tiềm năng, phân chia lãnh thổ và xác định trọng điểm trong DLST cũng như khái niệm, đặc trưng, vai trò, các yếu tố ảnh hưởng v.v… đến sự phát triển DLST. Luận án cũng đề cập đến những vấn đề đang đặt ra cho việc nghiên cứu, triển khai DLST trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Luận án cũng đã trình bày nhiều dẫn liệu và minh chứng về kinh nghiệm nghiên cứu tiềm năng và phát triển DLST của một số nước trên thế giới như Australia, Cos ta Rica, Malaysia, Nepal, Indonesia, Thái Lan…; phân tích thực trạng phát triển DLST ở Việt Nam, qua đó rút ra một số bài học kinh nghiệm để vận dụng cho Việt Nam và cụ thể cho VDLBTB.

- Về áp dụng lý luận vào thực tiễn, luận án đi vào đánh giá khá đa dạng một số

tài nguyên (núi, biển, đầm phá, suối nước khoáng nóng v.v…) các khu vực trọng điểm VDLBTB trên khía cạnh khả năng thu hút và khả năng khai thác. Ngoài ra, bằng việc sdụng mô hình Logit và phương pháp đánh giá các yếu tố thành công then chốt (The critical success factors method – CSFs) để ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển khách DLST và yếu tố thành công của vùng . Đây là những ứng dụng mới, bởi cho đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào áp dụng các phương pháp này ở cấp VDLBTB.

Các đóng góp mới về mặt học thuật và lý luận nói trên được vận dụng trong

toàn bộ nội dung phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp của Luận án.


Chương 1

CƠ SLÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG

VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI


1.1 Một số vấn đề lý luận về nghiên cứu tiềm năng và phát triển du lịch sinh thái

1.1.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về du lịch

Trước khi đi tìm hiểu một số vấn đề lý luận cơ bản về du lịch, chúng ta đi

xem xét khái quát quá trình phát triển của hoạt động du lich.

1.1.1.1 Khái quát quá trình phát triển của hoạt động du lịch

Ngày nay, du lịch đã thực sự trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Lịch sử du lịch có nhiều bước thăng trầm, cả sự thành công và thất bại. Nhìn chung tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghiệp đều có ảnh hưởng tích cực đến du lịch ; Chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, đói kém… là những lý do cơ bản kìm hãm sự phát triển du lịch.

Nhiều học giả cho rằng: hoạt động du lịch chỉ có thể hình thành khi xã hội đã bước ra khỏi giai đoạn hái lượm, khả năng tích luỹ lương ăn là một trong những yếu tố rất quan trọng cho việc tạo ra nhu cầu du lịch theo nghĩa sơ đẳng nhất (Nguyễn Văn Hóa, 2008a) [19, 13]. Đến thời kỳ Trung đại, hoạt động du lịch có những lúc phát triển nhanh nhưng có những giai đoạn bị chững lại do ảnh hưởng của những cuộc chiến tranh liên miên. Cho đến những chuyến viễn du dài ngày đầu tiên của loài người, mà điển hình là cuộc hành trình của Marco Polo, Chris topher Columbus, Vassco de Gama… đã thực sự mở ra một giai đoạn mới cho hoạt động này. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới ở thời kỳ sau đó, đặc biệt là sự ra đời những phát minh có ý nghĩa nhảy vọt vgiao thông vận tải như đầu máy hơi nước do James Watt chế tạo năm 1784; loại xe chạy trên đường ray ở Đức vào thế kỷ 17; chiếc ô tô đầu tiên ra đời năm 1885; chiếc “máy bay” đầu tiên do hai anh em nhà Wright chế tạo năm 1903 v.v… đã đưa du lịch bước sang một trang mới, hứa hẹn một tương lai phát triển cho ngành du lịch (Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2006) [9, 41]

Từ năm 1950 đến nay, hoạt động du lịch đã phát triển cả về nội dung lẫn hình thức. Du lịch thế giới đã phát triển nhanh với tốc độ tăng trưởng bình quân về khách tăng 3,4%/năm (giai đoạn 2000 – 2010), về thu nhập tăng 11,8%/năm (từ 1950 đến 2010) và


trở thành một trong những ngành kinh tế hàng đầu trong nền kinh tế thế giới. Theo số liệu của Tchức Du lịch Thế giới (UNWTO), năm 2010 khách du lịch quốc tế trên toàn thế giới đạt gần 940 triệu lượt khách thể hiện tại bảng 1.1, thu nhập từ du lịch đạt 919 tỷ USD, chiếm gần 30% sản lượng xuất khẩu của thế giới (khoảng 1000 tỷ USD) và đã thu hút hàng triệu lao động trên thế giới (UNWTO, 2011a và 2011b) [106], [107].


Khu vực


Khách du lịch quốc tế đến

(triệu lượt)


Thị phần

(%)

2000

2005 2008 2009

2010

2010

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

Nghiên cứu tiềm năng và các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại một số trọng điểm vùng du lịch Bắc Trung Bộ - 3

Bảng 1.1: Lượng khách quốc tế đến các khu vực giai đoạn 2000 - 2010














1. Châu Âu

385,6

439,4

485,2

461,5

476,6

50,7

2. Châu Á-TBD

110,1

153,6

184,1

180,9

203,8

21,7

3. Châu M

128,2

133,3

147,8

140,6

149,8

15,9

4. Châu Phi

26,5

35,4

44,4

46,0

49,4

5,2

5. Trung Đông

24,1

36,3

55,2

52,9

60,3

6,4

* Thế giới

674,5

798,0

916,7

881,9

939,9

100,0

Nguồn: Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) năm 2011


Theo đánh giá của Hiệp hội Lữ hành và Du lịch Thế giới (WTTC), đến năm 2020 du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế chiếm tỷ trọng lớn nhấ t trong những ngành xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ. Sự đóng góp của du lịch vào GDP dự kiến sẽ tăng từ 9,3% năm 2010 lên 9,7% vào năm 2020 (WTTC, 2010) [113].

Du lịch phát triển đem lại một lợi ích to lớn, nó tác động đến tất cả các mặt của đời sống xã hội đồng thời đẩy nhanh quá trình quốc tế hóa, tác động đến nhiều ngành kinh tế khác. Do đó ngày nay rất nhiều quốc gia quan tâm đến sự phát triển của hoạt động du lịch. Xu hướng phát triển du lịch ng ày nay là hướng về thiên nhiên và văn hóa. Trong đó, việc phát triển du lịch sinh thái ngày càng thu hút được sự quan tâm rộng rãi của nhiều tầng lớp xã hội, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của du khách .

1.1.1.2 Khái niệm du lịch

Trước thế kỷ XIX “du lịch” chỉ là hiện tượng lẻ tẻ của một số người thuộc tầng lớp có thu nhập cao trong xã hội. Cho đến đầu thế kỷ XX, khách du lịch vẫn tự lo lấy việc đi lại và ăn ở của mình. Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II đến nay; cùng với sự phát triển của xã hội đặc biệt l à sự phát triển của cách mạng khoa học kỹ thuật và cơ cấu công nghiệp, số lượng du khách ngày càng nhiều và khái niệm đi


du lịch càng ngày càng mang tính quần chúng hóa. Cho đến nay du lịch được hiểu

không chỉ là hoạt động nhân văn , hoạt động kinh tế mà còn là một ngành công nghiệp.

Vào năm 1963, với mục đích quốc tế hoá khái niệm du lịch, tại Hội nghị Liên hiệp quốc về du lịch họp ở Roma các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt độn g kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ vớ i mục địch hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ” (dẫn theo Trương Sỹ Quý và Hà Quang Thơ, 1998) [33, 7]. Còn tại Hội nghị quốc tế về thống kê du lịch ở Otawa, Canada 6/1991: “Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở thường xuyên của mình) trong một khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã đựơc các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm” (dẫn theo Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2006) [9].

Nhìn chung: Có nhiều khái niệm về du lịch, tuy nhiên để phản ánh mối quan hệ bản chất bên trong làm cơ sở cho việc nghiên cứu, chúng ta có thể hiểu một cách khái quát khái niệm du lịch như sau “Du lịch là tổng thnhững hiện tượng, mối quan hệ phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch, những nhà kinh doanh du lịch, chính quyền sở tại và cộng đồng cư dân địa phương trong quá trình thu hút và lưu gikhách du lịch” (Trương Sỹ Quý và Hà Quang Thơ, 1998) [33, 12].

1.1.1.3 Các loại hình du lịch

Trong hoạt động du lịch, tùy theo đối tượng, mục đích chuyến đi của du khách hay dựa vào đặc điểm địa lý điểm du lịch hoặc các tiêu chí khác; người ta thường chia du lịch thành nhiều loại hình cụ thể nh ư:

- Theo mục đích chuyến đi: Người ta thường ta phân chia:

+ Du lịch thuần túy: du lịch tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng; du lịch sinh thái; du lịch khám phá

+ Du lịch kết hợp: du lịch tôn giáo; du lịch nghiên cứu học tập; du lịch hội

nghị, hội thảo; du lịch kinh doanh; du lịch chữa bệnh …

- Phân chia theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch: du lịch biển; du lịch núi;

du lịch đô thị; du lịch nông thôn ...

- Phân loại theo lãnh thổ: du lịch quốc tế đến – inbound tourist; du lịch quốc


tế đi – outbound tourist; du lịch nội địa…

Ngoài ra còn rất nhiều cách phân chia khác như: Phân loại theo loại hình lưu trú; phân loại theo lứa tuổi du khách; phân loại theo độ dài chuyến đi... Tuy nhiên, một cách phân chia khá phổ biến thường hay được nhắc đến là cách phân chia dựa vào tính chất hoạt động du lịch như: Du lịch văn hóa; Du lịch sinh thái; Du lịch MICE v.v. Nhiều chuyên gia cho rằng đây cũng là cách phân chia theo mục đích chuyến đi của du khách nhưng mang tính cụ thể hơn. Thật ra trong một chuyến du lịch, du khách có thể kết hợp nhiều mục đích khác nhau. Các chương trình du lịch được xây dựng có thể không chỉ đơn thuần một chu yên đề hoặc một loại hình cụ thể, mà nó có thể được xây dựng kết hợp theo yêu cầu của du khách.

Tóm lại, có thể có nhiều cách phân chia loại hình du lịch dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Tuy nhiên, bên canh du lịch văn hóa; du lịch sinh thái được xem là loại hình du lịch phát triển khá nhanh và ngày cành trở nên phổ biến trên thế giới .

1.1.2 Một số vấn đề lý luận cơ bản về du lịch sinh thái (ecotourism)

1.1.2.1 Khái niệm về du lịch sinh thái

Theo khái niệm của Hiệp hội Du lịch Châu Á - Thái Bình Dương (PATA) thì: Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên (các hệ sinh thái, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên...) nhằm đáp ứng nhu cầu đặc biệt của du khách (như cảm giác về với thiên nhiên; nhu cầu khám phá tự nhiên...).

Khái niệm trên phần nhiều mới chỉ nhấn mạnh đến hình thức mà chưa nhấn mạnh đến nội dung của loại hình du lịch này. Trong những năm gần đây, do nguy cơ ảnh hưởng môi trường cho các khu thiên nhiên, khu bảo tồn vì có quá nhiều du khách tham quan. Cho nên các nhà kinh tế và du khách đều nhận thức được là không thể nghiên cứu thiên nhiên mà không quan tâm đến quyền lợi của cư dân địa phương và bảo vệ môi trường sinh thá i, đó cũng là mục đích của DLST . Vì vậy Hiệp hội DLST Thế giới đã tổng hợp lại và có một đ ịnh nghĩa tương đối đầy đủ về DLST như sau:

“Du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên, là nơi bảo

tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương” (TIES, 2006) [86].

Theo Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN): “ DLST là loại hình du lịch và tham quan có trách nhiệm với môi trường tại những vùng còn tương đối nguyên sơ để thưởng thức và hiểu biết thiên nhiên (có kèm theo các đặc trưng văn



hoá - quá khứ cũng như hiện tại) có hỗ trợ đối với bảo tồn, giảm thiểu tác động từ du khách, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của nhân dân địa phương” (IUCN, 1998; TIES, 2010) [52], [112].

Trong hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển du lịch sinh thái

tháng 9/1999, các chuyên gia đã thống nhất và đưa ra định nghĩa về DLST cho Việt Nam như sau “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa, có tính giáo dục môi trường và đóng góp vào các nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương” (Lê Văn Lanh, 2000) [25].

Du lịch Sinh Thái

DL thiên nhiên

Hỗ trợ bảo

tồn

DL có GD môi

trường

Quản lý

bền vững

Sơ đồ 1.1: Du lịch sinh thái (Lê Văn Lanh, 2000)

Sơ đ1.1 thể hiện khái quát về định nghĩa DLST. Trên phương diện lý luận, chúng ta có thể phân biệt một cách tương đối điểm khác nhau giữa DLST và du lịch văn hóa (DLVH). Tính chất văn hóa trong DLST chủ yếu mang tính bản địa (thường là quanh điểm tài nguyên DLST như sinh hoạt của cộng đồng quanh điểm tài nguyên v.v…). Trong khi DLVH nhấn mạnh đến khía cạnh văn hóa bao trùm hơn như nhằm thỏa mãn những nhu cầ u mở rộng sự hiểu biết về nghệ thuật (các công trình kiến trúc, tác phẩm điêu khắc, hội họa, sân khấu...), phong tục tập quán của người dân nơi họ đến... (Trương Sỹ Quý và Hà Quang Thơ, 1998) [3 3, 76].

Như vậy, mặc dù có nhiều khái niệm về du lịch sinh thái tuy nhiên theochúng tôi có thể khái quát định nghĩa du lịch sinh thái như sau:

“Du lịch sinh thái là loại hình du lịch có trách nhiệm , dựa vào thiên nhiên


và văn hóa bản địa, có sự hỗ trợ đối với bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương để đáp ứng nhu cầu thưởng thức các giá trị thiên nhiên và văn hóa của con người” .

Trên đây là một vài định nghĩa về DLST. Tuy nhiên, để có thể nhận định đúng về hoạt động du lịch ở điểm tài nguyên nào đó là DLST hay du lịch tự nhi ên thì cần phải dựa trên các đặc trưng của DLST.

1.1.2.2 Các đặc trưng của du lịch sinh thái

Các định nghĩa nêu trên đã đề cập đến DLST dưới nhiều giác độ và phạm vi khác nhau. Tuy nhiên, đều thống nhất ở một số đặc trưng cơ bản của DLST đó là:

- Thứ nhất: DLST là loại hình dựa vào thiên nhiên; du khách đến các điểm tài nguyên thiên nhiên (TNTN) như các vườn quốc gia, khu bảo tồn, các vùng hoãng dã... để tìm hiểu, trải nghiệm với thiên nhiên.

- Thứ hai: Hoạt động DLST đem lại lợi ích về kinh tế xã hội ch o cộng đồng; góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân địa phương; đóng góp vào sự tiến bộ, chăm sóc sức khỏe và phúc lợi công cộng cho cư dân nơi có tổ chức các loại hình hay chương trình DLST.

Đối với một hoạt động du lịch nếu chỉ dựa vào hai đặc trưng trên thì được gọi là du lịch dựa vào tự nhiên, du lịch đại chúng (mass tourism) chưa phải là DLST.

- Thứ ba: Các tổ chức cung ứng, các đơn vị doanh nghiệp du lịch, cơ quan quản lý nguồn tài nguyên, cư dân địa ph ương và khách du lịch tham gia vào DLST phải có trách nhiệm tích cực thực hiện các giải pháp về bảo vệ môi trường, giảm thiểu các tác động tiêu cực của du lịch đối với môi trường và văn hóa.

- Thứ tư: Các chương trình hoạt động cần có giảng giải về môi tr ường và văn hóa địa phương của vùng để làm tăng kiến thức của du khách. Có giáo dục môi trường cho các đối tường: cơ quan quản lý, doanh nghiệp và cộng đồng địa phương.

- Thứ năm: Cần có các phương tiện chuyên biệt và việc sắp xếp để hỗ trợ các chương trình hoạt động DLST như các trung tâm thông tin, diễn giải môi trường đường mòn tự nhiên, các tài liệu in ấn về DLST v.v...

- Thứ sáu: DLST đòi hỏi các tài nguyên thiên nhiên và văn hóa của điểm tới thăm thường xuyên được nghiên cứu và giám sát. Các hướng d ẫn viên đóng vai trò là người trung gian giữa thiên nhiên, cộng đồng của vùng và khách du lịch; ngoài

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/04/2023