Các Khu Vực Và Tài Nguyên Trọng Điểm Vùng Du Lịch Bắc Trung Bộ Giai Đoạn Từ Nay Đến 2020


trong những năm gần đây đã phát triển về quy mô và sao hạng, tập trung chủ yếu tại các địa phương có hoạt động du lịch phát triển mạnh trong vùng, gồm Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam (xem biểu đồ 2.3). Tuy nhiên, bên cạnh các khách sạn được xếp hạng thì vẫn còn nhiều khách sạn chưa được xếp hạng, phần lớn đều có quy mô nhỏ, chất lượng chưa đồng bộ. Hầu hết các khách sạn trong thành phố đều có nhà hàng, tuy nhiên nhiều nhà hàng quy mô còn nhỏ, thiết bị giản đơn, trang trí nội thất chưa hấp dẫn du khách, ngoại trừ tại một số khách sạn lớn v.v...


132

134

53

6

98

63

66

54

38

38

17

13

140

120

100

80

60

40

20

0


QUẢ NG BÌ NH


QUẢ NG TRỊ THỪA THIÊN

HuẾ


ĐÀ NĂNG QUẢ NG NAM


QUẢ NG NGÃ I

Tổ ng số khách sạ n Khách sạn đượ c xế p hạ ng (1--> 5 sao)

Biểu đồ 2.3: Số lượng khách sạn tại các địa phương

Vùng du lịch Bắc Trung Bộ 2010

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các địa phương và tổng hợp của tác giả)

Số lượng các công ty lữ hành trên địa bàn đ ã tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây, chỉ riêng Thừa Thiên Huế và thành phố Đà nẵng trong 03 năm (2007 - 2009) đã có 31 công ty, chi nhánh lữ hành được thành lập. Tuy nhiên, số lượng đơn vị có quy mô và có chức năng kinh doanh lữ hành quốc tế vẫn còn hạn chế như Công ty du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng - VITOUR; Công ty lữ hành Hương Giang (Huế); Công ty du lịch, dịch vụ Đà Nẵng... còn lại là các đơn vị có quy mô nhỏ và chủ yếu làm chức năng kinh doanh lữ hành nội địa.

b. Các điểm vui chơi giải trí và các dịch vụ bổ sung khác

Hiện tại các cơ sở và các địa điểm vui chơi giải trí ở các địa phương đã tăng nhanh so với những năm trước đây, tập trung chủ yếu vào các loại hình rạp chiếu phim; cà phê thính phòng; hệ thống quầy bar, sàn nhảy; trò chơi điện tử có thưởng tại một số khách sạn, khu du lịch lớn; một số công viên giải trí tại Huế, Đà Nẵng… Các loại hình du lịch truyền thống cũng đã từng bước được các địa phương đưa vào phục vụ du khách như múa Rối nước, hát Tuồng (Đà Nẵng), ca Huế trên sông Hương, múa Cung Đình (Huế), Trình tấu nhạc dân tộc trong nhà cổ (Hội An) v.v…



Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia và du khách thì các điểm vui chơi giải trí vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách, đặc biệt là các dịch vụ giải trí về đêm (Băng Châu, 2011) [108]. Điều này hạn chế khả năng kéo dài thời gian lưu trú của du khách.

2.1.4.2 Cơ sở hạ tầng

a. Giao thông: Đánh giá về hệ thống giao thông, bao gồm:

- Hệ thống đường bộ:Hệ thống đường bộ trong những năm gần đây đã được đầu tư và phát triển nhanh chóng, gồm có các tuyến chính: Quốc lộ 1A (Bắc - Nam); Quốc lộ 9 (dài 89 km từ Cảng Cửa Việt đến cửa khẩu Lao Bảo); Đường Hồ Chí Minh; Quốc lộ 14 chạy dọc phía Tây… Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, chất lượng hệ thống đường bộ m ặc dù đã được đầu tư nhưng nhìn chung là thấp. Đặc biệt, ở một số địa phương hệ thống tỉnh lộ, đường dẫn đến các điểm du lịch nhiều nơi đã bị xuống cấp, còn rất xấu.

- Hệ thống đường sắt : Tuyến đường sắt xuyên Việt chạy qua lãnh thổ các địa phương Vùng du lịch Bắc Trung Bộ song song với quốc lộ 1A, với các ga chính là: Đồng Hới (Quảng Bình); Đông Hà (Quảng Tri); Huế; Đà Nẵng; Tam Kỳ (Quảng Nam); Quảng Ngãi. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi trong việc giao lưu vận chuyển khách du lịch từ Hà Nội, thành phHChí Minh và các tỉnh trong cả nước đến các địa phương trong vùng.

- Hệ thống cảng biển: Vùng du lịch Bắc Trung Bộ có nhiều cảng biển: Càng Quốc tế Đà Nẵng , cảng Chân Mây (Huế), cảng Cái Lân, cảng Dung Quất (Quảng Ngãi), cảng Hội An (Quảng Nam); cảng Gianh, Hòn La (Quảng Bình) v.v… Trong đó cảng Quốc tế Đà Nẵng là nơi rất dễ dàng thông thương với các vùng khác trong cnước và các cảng thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Ngoài ra, các cảng Chân Mây, Cái Lân, Dung Quất đang được đầu tư để xây dựng thành cảng biển nước sâu. Điều này sẽ tạo điều kiện cho việc đưa đón khách du lịch đi theo đường

biển đến các địa phương trong vùng.

- Hệ thống sân bay:Các sân bay trong vùng gồm sân bay Quốc tế Đà Nẵng, sân bay Phú Bài (Huế), sân bay Chu Lai (Quảng Ngãi)… trong đó sân bay Quốc tế Đà Nẵng là một trong ba cửa ngõ đưa khách quốc tế trực tiếp vào nước ta. Riêng sân bay Phú Bài hiện tại có thể đón và phục vụ máy bay Boeing 737, Airbus 320


cất, hạ cánh... đã nâng cao một bước khả năng vận chuyển hành khách và hàng hóa bằng đường hàng không.

b. Hiện trạng về cấp điện

Hiện nay bình quân đầu người ở các địa phương Vùng du lịch Bắc Trung Bộ được cấp là 80Kwh/người/năm. Ở các thành phố là 240 – 280 Kwh/người/năm. Trong những năm gần đây mạng lưới điện dẫn đến các điểm tham quan như lăng tẩm, các khu di tích lịch sử nằm ngoài thành phố huyện lỵ đã được cải tiến đáng kể.

c. Hiện trạng về hệ thống cấp, thoát nước

Hệ thống cấp nước hiện tại ở các tỉnh và thành phố trong vùng đều có nhà máy nước lấy nguồn nước từ các sông hoặc nước ngầm chảy ngang qua địa phương như nhánh sông Cầu Đỏ thuộc sông Hàn (Đà Nẵng); sông Hương (Huế); Nhật Lệ (Quảng Bình), Thạch Hãn (Quảng Trị) v.v… Về hệ thống thoát nước do đã được xây dựng từ lâu nên đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Năng lực thoát nước ở các địa phương VDLBTB chỉ đạt 40% công suất, khi có mưa lớn thường bị ngập úng ở nhiều điểm. Việc cấp thoát nước ở các đô thị và các điểm du lịch quan trọng cần phải đầu tư nhiều hơn nữa mới đáp ứng được yêu cầu .

c. Hệ thống thông tin liên lạc

Hệ thống thông tin liên lạc tại các địa phương trong vùng khá hiện đại. Hầu hết các xã đều có mạng lưới bưu cục. Chất lượng hoạt động thông tin báo chí ngày càng được nâng lên đáp ứng được nhu cầu người dân, diện phủ sóng phát thanh đạt trên 90%, truyền hình đạ t trên 70% địa bàn dân cư. Diện phủ sóng điện thoại di động đã được mở rộng nhanh chóng đến tận nhiều vùng sâu, vùng xa của VDLBTB. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thông tin trong du lịch.

d. Cơ sở hạ tầng xã hội

- Về giáo dục:Số lượng trường phổ thông, trường mẫu giáo, giáo viên, học sinh tăng nhanh qua các năm. Nhiều địa phương trong vùng du lịch như Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa thiên Huế, Đà Nẵng đến cuối năm 2009 đã có gần 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS, gần 50% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập bậc trung học. Hệ thống đào tạo đại học phát triển nhanh . Các địa phương VDLBTB được coi là những vùng đất đào tạo nhân tài cho đất nước. Ngoài Đại học Huế (có 7 trường đại học thành viên và 8 viện và trung tâm) và Đại học Đà



Nẵng (8 trường thành viên và đơn vị trực thuộc), trong những năm vừa qua một số đại học và chi nhánh của các đại học lớn được thành lập như Đại học Quảng Bình; Đại học Quảng Nam; Chi nhánh trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh tại Quảng Ngãi v.v… Tại nhiều trường, đã có đào tạo chuyên ngành du lịch . Ngoài ra, trên địa bàn VDLBTB còn có 42 cơ sở trường đào tạo trung học chuyên nghiệp và dạy nghề trên trên địa bàn (Tổng Cục Thống kê, 2010 và 2011) [56], [57].



Quảng Ngãi Quảng Nam Đà Nẵng TT. Huế Quảng Trị


360


380


316


439


524


Quả ng Ngã i Quả ng Nam Đà Nẵ ng

TT.Huế Quả ng Trị


202


179


181


158


273

Quảng Bình

403


0 200 400 600

Quả ng Bì nh

173


0 100 200 300


Số trường phổ thông năm 2009 Số cơ sở khám chữa bệnh năm 2009

Biểu đồ 2.4: Số lượng trường phổ thông và cơ sở khám chữa bệnh các địa phương Vùng du lịch Bắc Trung Bộ năm 2009

(Nguồn: Số liệu thống kê – Tổng cục Thống kê )

- Vy tế: Tính đến cuối năm 2009, toàn vùng có 82 bệnh viện, 03 bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng, 43 phòng khám khu vực và 926 trạm y tế xã, phường (xem biểu đồ 2.4). Ngoài ra, còn có nhiều cơ sở y tế tư nhân. Tỷ lệ bình quân là 1,6 y, bác sỹ trên 1000 dân (Tổng Cục Thống kê , 2011) [57]. Hiện nay, nhiều bệnh viện và các cơ sở khám chữa bệnh đã được đầu tư rất hiện đại. Đảm bảo cho việc chăm sóc sức khỏe không chỉ cho người dân mà cả du khách đến vùng.

- Mang lưới bảo hiểm: Hệ thống bảo hiểm trên địa bàn Vùng du lịch Bắc Trung Bộ ngày càng được kiện toàn và phát triển. Ngoài hệ thốn g bảo hiểm xã hội còn có nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện của các tổ chức bảo hiểm trong và ngoài nước hoạt động như Chi nhánh Công ty Bảo hiểm Bảo Minh; Chi nhánh Công ty Bảo hiểm Pijicô, Chi nhánh Bảo hiểm Toàn Cầu; Bảo hiểm Bưu điện v.v... Tuy nhiên, cho đến thời điểm này việc kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm về tính mạng và tài sản của khách khi đi du lịch vẫn ít đựơc các công ty bảo hiểm quan tâm, phát triển ngoại trừ sản phẩm bảo hiểm khách đi du lịch nước ngoài v.v…


Tóm lại: Hiện trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch tại VDLBTB đã không ngừng được đầu tư và phát triển trong những năm qua, đóng góp tích cực không chỉ phục vụ dân sinh mà còn góp phần phát triển hoạt động du lịch, trong đó có DLST. Tuy nhiên, chúng ta cần đẩy nhanh hơn nữa việc đầu tư và phát triển các hoạt động nhu cơ sở hạ tầng, hệ thống giáo dục, y tế, mạng lưới bảo hiểm du lịch… đặc biệt tại các vùng sâu, vùng xa nhằm tạo điều kiện, thúc đẩy sự phát triển DLST mạnh mẽ hơn.

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Hướng tiếp cận

2.2.1.1 Tiếp cận theo vùng

Phát triển DLST trên cơ sở khai thác có hiệu quả nguồn tiền năng DLTN của vùng. Tuy nhiên, ở mỗi địa bàn có thể có những tính chất, mật độ phân bố tài nguyên khác nhau. Vì vậy, chúng tôi sử dụng phương pháp tiếp cận theo vùng và xác định trọng điểm du lịch sinh thái tại VDLBT nhằm làm cơ sở triển khai các định hướng và giải pháp sau này của luận án.

Việc phân vùng và xác định trọng điểm DLST tại VDLBTB đã được Hiệp hội Du lịch Thừa Thiên Huế đề xuất (xem mục 1.1.4.3 chương 1). Cho đến nay, việc phân vùng trong DLST trên vẫn có giá trị nhất định, tuy nhiên do tình hình thực tế có sự thay đổi. Nhiều dự án phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển du lịch nói riêng đã được triển khai. Điều kiện về cơ sở hạ tầng đã được nâng cấp, xây dựng mới, đặc biệt, là về mặt giao thông v.v … Vì vậy, nhiều địa phương đã đưa thêm một số điểm tài nguyên vào danh sách như ven biển Điện Ngọc (Quảng Nam) (kéo dài đến khu vực Cẩm An gần cửa Đại) và sông Cổ Cò (tiếp giáp TP. Đà Nẵng), khu vực Khe Gió, hồ Ái Tử (Quảng Trị) v.v… Đứng ở giác độ toàn VDLBTB, sau khi đi khảo sát tiềm năng và dựa vào hiện trạng của các địa phương, chúng tôi đã đề nghị bán kính "khu vực trọng điểm" là 90 km (theo đường bộ). Theo quan điểm của chúng tôi và thực tế khảo sát tại vùng, việc xác định bán kính như trên dựa vào thời gian di chuyển khoảng “1,5 giờ” tính từ tài nguyên trọng điểm đến tài nguyên xa nhất. Do đó chúng tôi đã đưa thêm vào một số tài nguyên "kết hợp". Dướ i đây là danh sách khu vực và tài nguyên trọng điểm của vùng (xem bảng 2.2).


Bảng 2.2: Các khu vực và tài nguyên trọng điểm Vùng du lịch Bắc Trung Bộ giai đoạn từ nay đến 2020

Khu vực trọng điểm

Tài nguyên trọng điểm

Tài nguyên kết hợp trong

vùng trọng điểm

TIỂU VÙNG I

1. VGQ Phong Nha; K

- VQG Phong Nha – Kẻ Bàng

Bầu Tró; Vũng Chùa-Đảo Yến; Sông Gianh; Đèo Ngang; Phá Hạc Hải; Suối khoáng Bang

Bàng – Biển Nhật Lệ - Cảnh

- Biển Nhật Lệ - Cảnh Dương

Dương (Quảng Bình) và phụ

(Tính cả khu vực đèo Lý Hòa – bãi

cận

Đá Nhảy)

2. Biển Cửa Tùng – Cửa

- Biển Cửa Tùng - Cửa Việt

Biển Vĩnh Thanh-Vinh Kim; Rừng

Việt (Quảng Trị) kéo dài

- Đảo Cồn Cỏ

nguyên sinh Rú Lĩnh; Hồ Ái Tử;

đến biển Phong Điền;


Biển Phong Điền - Quảng Điền

Quảng Điền (Thừa Thiên


(Thừa Thiên Huế)(gồm khu vực

Huế) và phụ cận


làng cổ Phước Tích)

TIỂU VÙNG II

1. Bạch Mã – Lăng Cô, Cảnh

- VQG Bạch Mã

Biển Nam Ô – Xuân Thiều; Hải

Dương (Thừa Thiên Huế) – Bà

- Biển Lăng Cô – Cảnh Dương

Vân; Suối Voi - Nhị Hồ; Phá Tam

Nà (Đà Nẵng) và phụ cận

- Núi Bà Nà

Giang; Nhà vườn Huế; Suối nước



nóng Mỹ An

2. Khu vực biển Mỹ Khê - Bắc

- Biển Mỹ Khê - Bắc Mỹ An –

Biển Thanh Bình; Đảo Sơn Trà;

Mỹ An – Non Nước (Đà

Non Nước (Đà Nẵng)

Biển Điện Ngọc; Biển Tam Thanh

Nẵng) – Cửa Đại – Cù lao

- Biển Hà My – Cửa Đại – Hà

- Tam Hải; Suối Tiên.

Chàm (Quảng Nam) và phụ

Bình (Quảng Nam)


cận

- Cù Lao Chàm


3. Khu vực biển Mỹ Khê

Cửa Đại (Quảng Ngãi) và phụ cận

Biển Mỹ Khê – Cửa Đại (Quảng

Ngãi) (Từ Mũi Ba Làng An – Đến

khu vực bãi tắm Minh Tân)

Khu vực Biển Rạng – Dung Quất; Đảo Lý Sơn; Núi Sứa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

Nghiên cứu tiềm năng và các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại một số trọng điểm vùng du lịch Bắc Trung Bộ - 9

Trong luận án này, chúng tôi đi sâu xem xét việc khai thác và các giải pháp phát triển các khu vực trọng điểm (gồm cả tài nguyên trọng điểm và tài nguyên kết hợp trong vùng trọng điểm). Ngoài ra, chúng tôi cũng đưa vào xem xét một số tài nguyên bổ sung trong phân kỳ phát triển (xem phụ lục 4).

Như vậy, với việc xác định như trên thì các điểm tài nguyên hiện đang có tổchức hoạt động DLST hiện nay đều nằm trong khu vực trọng điểm của VDLBTB. Vì vậy, thật sự việc xem xét sự phát triển DLST tại một số trọng điểm của VDLBTB cũng chính là xem xét sự phát triển DLST của VDLBTB hi ện nay(xem


câu 1, phục lục 9 và 15). Tuy nhiên, việc xác định các trọng điểm của VDLBTB sẽ giới hạn bớt các tài nguyên chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa như khu vực A Lưới (Thừa Thiên Huế); Minh Long, Tây Trà (Quảng Ngãi) v.v… Theo trao đổi và phỏng vấn nhanh của chúng tôi với một số cán bộ quản lý du lịch và chuyên gia thì những tài nguyên này khó có thể đưa vào khai thác trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 vì đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn và nhiều điều kiện khác.

2.2.1.2 Tiếp cận theo lĩnh vực nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu phát triển hoạt động DLST tại VDLBTB. Trong đó, chúng tôi đi sâu đánh giá tiềm năng du lịch tự nhiên tại các trọng điểm của vùng. Vấn đề tiềm năng của một loại tài nguyên nào đó có thể đựơc xem xét dưới nhiều góc độ và phạm vi khác nhau như sinh học, kinh tế, môi trường v.v… Trong đề tài này chúng tôi không đi sâu nghiên cứu phân loại tài nguyên DLST trên phương diện kỹ thuật về sinh học và môi trường mà chỉ tập trung đánh giá tiềm năng dưới góc độ kinh tế - kinh doanh, cùng với việc xem xét thực trạng và nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển DLST tại VDLBTB; trên cơ sở đó chúng tôi đưa ra những định hướng, giải pháp thúc đẩy sự phát triển DLST tại các trọng điểm của vùng.

2.2.1.3 Tiếp cận theo chính sách

Xem xét các chính sách của nhà nước và các địa phương trong vùng trong việc quy hoạch, định hướng và các chính sách hỗ trợ, khuyến khích trong việc quản lý tài nguyên và thúc đẩy sự phát triển DLST theo hướng bền vững.

2.2.1.4 Tiếp cận theo sự tham gia

Việc quản lý, khai thác tài nguyên và phát triển DLST có sự tham gia của các chủ thể chủ yếu. Chúng tôi cũng sử dụng phương pháp tiếp cận dựa trên đối tượng tham gia DLST, gồm các nhà lập chính sách, các nhà quản lý, doanh nghiệp du lịch, cộng đồng cư dân địa phương và khách du lịch.

2.2.1.5 Tiếp cận trên khía cạnh phát triển bền vững

Hiệu quả hoạt động DLST không chỉ được hiểu là hiệu quả về kinh tế mà còn là hiệu quả của việc khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường, đem lại lợi ích cho cộng đồng. Hoạt động DLST muốn phát triển phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố bền vững như việc quản lý, tổ chức tài nguyên, công tác BVMT v.v…



Các tổchứckinh tếkhaithácTN,

pháttriểnDLST:

+ Doanh nghiệp du lịch

+ Tổ

chức, cá nhân khác

+ Cộng

đồng địa phương

Xác định 2 tiểu vùng DLST và khu vực trọng điểm

- Tiểu vùng I: Quảng Bình đến Bắc Thừa Thiên Huế (huyện Phong Điền)

- Tiểu vùng II: Bắc Thừa Thiên Huế (huyện Hương Trà) đến Quảng Ngãi

Nghiên cứu tiềm năng

DLST

- Khả năng thu hút (tính hấp dẫn, an toàn, tính liên kết, CSHT & CSVCKT)

- Khả năng khai thác (tính thời vụ, tính bền vững, sức chứa)



Đề xuất giải pháp

- Giải pháp về cơ chế chính sách

- Giải pháp về công tác quy hoạch

- Giải pháp về tổ chức, phát triển DLST

- Giải pháp về quản lý hoạt động DLST

- Giải pháp về bảo vệ môi trường

- Vốn đầu tư cho DLST

DLST

bền

vững

DLST

bền

vững

Cácyếu tốảnhhưởngđếnviệcpháttriểnDLST

+ Yếu tố tài nguyên

+ Yếu tố công tác quản lý, tổ chức DLST

(chính sách, CSHT, CSVC;

quảng bá …)

+ Yếu tố liên quan đến du khách

+ Yếu tố khác

Thực trạng phát triển

DLST

- Về công tác quy hoạch

- Về tổ chức khai thác DLST

- Công tác quảng bá

- Đào tạo nguồn nhân lực

- Quản lý tài nguyên DLST

- Giáo dục môi trường

- Vốn đầu tư cho DLST

- Đánh giá mức độ khai thác tiềm năng và hiệu quả DLST

- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển DLST

tại các trọng điểm VDLBTB

+ Đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển khách DLST (Mô hình Logit)

+ Phương pháp đánh giá các yếu tố thành công then chốt (CSFs)

Định hướng phát triển cho vùng và trọng điểm DLST

- Quan điểm phát triển

- Các chỉ tiêu dự báo (số khách, ngày khách, lao động, danh thu, vốn đầu tư)

- Định hướng mô hình p hát triển, loại hình, sản phẩm, tuyến DLST

Sơ đồ 2.1: Khung phân tích nghiên cứu tiềm năng và phát triển hoạt động du lịch sinh thái

Xem tất cả 249 trang.

Ngày đăng: 30/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí