A: Phương Pháp Và Hệ Thống Chỉ Tiêu Đánh Giá Tiềm Năng Du Lịch Sinh Thái


+----------+----------+

+----------------------------------------+

| Fit Measures for Binomial Choice Model |

| Logit model for variable Y |

+----------------------------------------+

| Proportions P0= .341193 P1= .658807 |

| N = 721 N0= 246 N1= 475 |

| LogL = -92.82782 LogL0 = -462.7547 |

| Estrella = 1-(L/L0)^(-2L0/n) = .87282 |

+----------------------------------------+

| Efron | McFadden | Ben./Lerman |

| .83759 | .79940 | .92626 |

| Cramer | Veall/Zim. | Rsqrd_ML |

| .83598 | .90100 | .64162 |

+----------------------------------------+

| Information Akaike I.C. Schwarz I.C. |

| Criteria .28801 258.04268 |

+----------------------------------------+

Frequencies of actual & predicted outcomes Predicted outcome has maximum probability. Threshold value for predicting Y=1 = .5000

Predicted

------

----------

+

-----

Actual

0 1

|

Total

------

----------

+

-----

0

226 20

|

246

1

16 459

|

475

------

----------

+

-----

Total

242 479

|

721

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

Nghiên cứu tiềm năng và các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại một số trọng điểm vùng du lịch Bắc Trung Bộ - 25


=======================================================================

Analysis of Binary Choice Model Predictions Based on Threshold = .5000

-----------------------------------------------------------------------

Prediction Success

-----------------------------------------------------------------------

Sensitivity = actual 1s correctly predicted 96.632%

Specificity = actual 0s correctly predicted 91.870% Positive predictive value = predicted 1s that were actual 1s 95.825% Negative predictive value = predicted 0s that were actual 0s 93.388% Correct prediction = actual 1s and 0s correctly predicted 95.007%

-----------------------------------------------------------------------

Prediction Failure

-----------------------------------------------------------------------

False pos. for true neg. = actual 0s predicted as 1s

8.130%

False neg. for true pos. = actual 1s predicted as 0s

3.368%

False pos. for predicted pos. = predicted 1s actual 0s

4.175%

False neg. for predicted neg. = predicted 0s actual 1s

6.612%

False predictions = actual 1s and 0s incorrectly predicted

4.993%

=======================================================================


Phụ lục 3a: PHƯƠNG PHÁP VÀ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI

------------------

Đánh giá tiềm năng du lịch là một việc xem xét tài nguyên theo những tiêu chí nhất định để phục vụ cho mục đích du lịch. Đánh giá tiềm năng DLST là một hướng trong đánh giá tiềm năng du lịch. Trước đây việc đánh giá tiềm năng du lịch thường được sử là "đánh giá kỹ thuật" hay còn gọi là: "đánh giá mức độ thuận lợi" hay "đánh giá tổng hợp" (Nguyễn Thị Hải, 2002 [11]. Với việc phát triển công cụ tin học, ngày nay trong nhiều nghiên cứu về đánh giá tài nguyên DLST người ta áp dụng kinh tế lượng trong đánh giá. Trong đó, đối với DLST người ta áp dụng thêm phương pháp chi phí du lịch theo vùng (Zonal travel cost zonal – ZTCM). Tuy nhiên phương pháp này chỉ phù hợp cho việc đánh gía từng điểm nguyên như vườn quốc gia, bãi biển v.v…, nơi đã có hoạt động DLST phát triển. Còn để đánh giá cho một khu vực gồm nhiều điểm tài nguyên, hay những điểm tài nguyên chưa phát triển hoạt động DLST thì phương pháp này không phù hợp, vì không xác định được vùng xuất phát của du khách và không thể thể bọc tách chính xác chi phí du lịch của du khách theo vùng.

Từ thực tế VDLBTB, sau khi xem xét hiện trạng tài nguyên, rất nhiều điểm tài nguyên trong các khu vực trọng điểm đang ở khía cạnh tiềm năng. Vì vậy, trong luận án này chúng tôi áp dụng phương pháp "đánh giá tổng hợp" nhằm đánh giá giá trị tài nguyên để khai thác, và phát triển hoạt động DLST. Phương pháp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

Các bước đánh giá

Các bước được tiên hành trong mô hình đánh giá tổng hợp theo sơ đồ 1. Trong nghiên cứu và thực tiễn hiện nay việc đánh giá độ hấp dẫn của các tiềm năng tự nhiên người ta sử dụng phương pháp cho điểm theo từng tiêu thức đặc tính. Việc đánh giá “trước hết cần xác định thang đo để đánh giá. Số cấp độ có thể có nhiều loại hoặc ít loại, tùy theo mức độ cần hiết của việc đánh giá” . Việc đánh giá thường phải do một ban giám khảo xác định điểm” (Nguyễn Văn Hóa, 2006b) [20, 46].

Phương pháp cho điểm sử dụng trong đề tài để x ác định tiềm năng DLST. Cụ thể đó là việc xem xét theo hai tiêu thức: Khả năng thu hút và khả năng khai thác của từng tài nguyên. Chúng tôi đã lấy ý kiến điều tra của 16 chuyên gia có chuyên môn sâu và kinh nghiệm trong lĩnh vực DLST tại VDLBTB. Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo ý kiến của các chuyên gia khác để lấy thông tin thêm cho các chuyên gia cho điểm (xem phlục 13a, 13b, 16a, 16b). Phương pháp này được tiến hành dựa trên một tiêu chí được xây dựng phù hợp với thực tiễn của địa bàn đang nghiên cứu trong giai đoạn hiện nay. Để việc xây dựng thang điểm và tiêu chí mang tính chính xác và có sức thuyết phục cao thì ngoài việc tham khảo một số đánh giá


về tiềm năng DLST của một số nghiên cứu chúng tôi đã lấy ý kiến góp ý của một số

Bước 6: Nhận xét và xếp loại kết quả đánh

ớc 2: Chọn các yếu tố đánh giá

Bước 3: Xác định các bậc của từng yếu tố

ớc 4: XĐ điểm mỗi bậc & hệ số các yếu t

Bước 5: Tính điểm mỗi yếu tố

Bước 1: Xây dựng thang đánh giá

Đánh giá tổng hợp

Đánh giá từng yếu tố cấu thành

chuyên gia (xem phụ lục 16a).



Sơ đồ 1: Mô hình đánh giá tổng hợp

Phương pháp này cũng đã đựơc ứng dụng để đanh giá t ại một số địa phương trong vùng như Thừa Thiên Huế... Tuy nhiên, trong phần này, mặc dù phương pháp giống nhau nhưng qua xem xét các nghiên cứu, chúng tôi đã đưa ra một hệ thống tiêu chuẩn có một số điểm khác để đánh giá.

Đánh giá chung và phân hạng

* Tính tổng điểm

Sau khi tính điểm các yếu tố, người ta tính tổng điểm theo cách sau:

- Tính tổng điểm các yếu tố đánh giá

n

F=

i=1

Mi*Xi

(1)

- Tính tích điểm các yếu tố:

n

F = Mi Xi i1

(2)

Trong đó: Mi: là hệ số nhân; Xi: Chỉ tiêu đánh giá; i= 1n; n: số yếu tố

Trong nghiên cứu hiện nay người ta sử dụng cả hai cách tính điểm. Cách tính tích điểm sẽ có ưu điểm khi tài nguyên đó còn quá hoang sơ hoặc nằm trong vùng nhạy cảm như: nằm trong khu vực quốc phòng… nên tài nguyên đó du hấp dẫn đến


đâu cũng không thể khai thác cho DLST. Trong luận án chúng tôi sử dụng cách tính

tổng điểm vì các tài nguyên được xem xét đều đã được đặt ra để phát triển DLST.

*Phân hạng điểm tài nguyên

Sau khi đánh giá chung, người ta so sánh tỷ lệ điểm của tổng hoặc tích điểm đánh gía so với điểm tối đa có thể có để phân hạng. Đây là cách sử dụng khá phổ biến trong nghiên cứu hiện nay.

Cách thứ hai: Áp dụng công thức của Avasian (1988). Khỏa cách giữa các bậc

có thể được tính bằng

S = Smax - Smin

1+LogH (1)

Smax: Giá trị sức hút lớn nhất; Smin: Giá trị sức hút nhỏ nhất;

H: Số điểm được chọn để đánh giá

Hoặc sử dụng theo công thức Armand (1975) tính theo số hạng đánh giá

S =


B: là số hạng đánh giá

Smax - Smin

B (2)

Ngoài ra, trong một số nguyên cứu người ta có thể phân hạng gồm: Loại 1: tài nguyên đạt từ 70% điểm trở lên; Loại 2: Tài nguyên có 50% đến dưới 70% điể m, loại 3: dưới 50% điểm. Trong luận án chúng tôi sử dụng công thức (2) để phân hạng tài nguyên. Nhằm thấy rõ hơn về tiềm năng DLST của tài nguyên, luận án cũng kết hợp đánh giá khả năng thu hút và khả năng khai thác. Trong một số nghiên cứu trước đây, người ta cũng kết hợp tính tổng điểm hoặc tích điểm của hai tiêu chí này, sau đó phân hạng tài nguyên loại I, loại II, Loại III. Tuy nhiên, phương pháp này được nhiều chuyên gia không đồng ý vì hai tiêu chí này không đồng nhất nhau. Vì vậy, luận án sử dụng cách phân tích để kết hợp hai tiêu chí này.

1.1. Đánh giá về khả năng thu hút khách

Được xây dựng cho 4 chỉ tiêu chủ yếu: Tính hấp dẫn; tính an toàn; tính liên kết; chất lượng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.

- Tính hấp dẫn đối với du khách của tài nguyên du lịch tự nhiên là vẻ đẹp , độc đáo của cảnh quan thiên nhiên, sự đa dạng của địa hình, địa mạo, tính đa dạng sinh học, sự phù hợp của khí hậu đối với sức khoẻ con người, tính nguyên sơ đặc sắc và độc đáo của các di tích, văn hóa bản địa và hiện tượng tự nhiên.

- Tính an toàn được xác định bởi tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội, vệ sinh môi trường.


- Tính liên kết được xác định bởi số điểm du lịch và khoảng cách giữa các điểm du lịch trong một không gian nhất định và mức độ tiện lợi cho việc liên kết các điểm du lịch thành tuyến du lịch hoặc thành cụm.

- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được xác định bởi sự tiện lợi và đồng bộ của mạng lưới giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, cơ sở phục vụ nhu cầu ăn, nghỉ, giải trí và các điều kiện hỗ trợ khác... cho du khách.

Mỗi một chỉ tiêu nêu trên được đánh giá theo 4 bậc điểm: 4, 3, 2, 1 tương ứng với mức độ đánh giá từ cao đến thấp (tốt, khá, trung bình và kém). Các tiêu thức cho điểm đối với từng tiêu chí được đánh giá như sau:

a. Tính hấp dẫn

+ Rất hấp dẫn (4 điểm): Tối thiểu có 5 phong cảnh đẹp, địa hình đa dạng, có hệ sinh thái đa dạng độc đáo được bảo tồn tốt, có thể tổ chức ít nhất là 5 loại hình du lịch, trong đó có tối thiều một loại hình đặc trưng. Tài nguyên lớ n.

+ Khá hấp dẫn (3 điểm): Có 3 phong cảnh đẹp, hệ sinh thái tương đối đa dạng ở trong trạng thái được bảo tồn khá tốt, có thể tổ chức được 4 loại hình du lịch. Tài nguyên khá lớn.

+ Trung bình (2 điểm): Có 1-2 phong cảnh đẹp, tính đa dạng sinh học vừa

phi, đáp ứng được 1-2 loại hình du lịch.

+ Kém (1 điểm): Phong cảnh đơn điệu, hệ sinh thái phong phú, đa dạng không điển hình, chỉ có thể tổ chức được 1 loại hình du lịch.

b. Tính an toàn (về sinh thái và xã hội)

- Rất an toàn (4 điểm): Không xảy ra trường h ợp mất ổn định nào về an ninh, sinh thái và thiên tai; không có hiện tượng khủng bố, quấy nhiễu, trộm cắp, trấn lột, bắt cóc, bán hàng rong, ăn xin, không xảy ra dịch bệnh.

- Khá an toàn (3 điểm): Có các đặc trưng như trên, tuy nhiên, chỉ có hiện tượng quấ y nhiễu, ăn xin, bán hàng rong nhưng không thường xuyên.

- Trung bình (2 điểm): Không có hiện tượng cướp giật, trấn lột, khủng bố,

bắt cóc, thiên tai, dịch bệnh, tuy nhiên, hoạt động ăn xin, bán hàng rong hoạt động mạnh .

- Kém (1 điểm): Có xảy ra cướp giật, hoặc bắt cóc, dịch bệnh, đe doạ đến

tính mạng của con người, xâm phạm tài sản của du khách.

c. Tính liên kết

- Rất tốt (4 điểm): Có thêm ít nhất 4 điểm tài nguyên du lịch (kể cả tự nhiên và nhân văn) nằm lân cận điểm được xem xét trong phạm vi bán kính k hông quá 25 km, riêng các đảo là 30 km.

- Khá (3 điểm): Có thêm t2 - 3 điểm tài nguyên du lịch ở trong phạm vi


điểm xem xét không quá 25 km, riêng các đảo là 30 km.

- Trung bình (2 điểm): Chỉ có thêm 1 điểm tài nguyên du lịch trong phạm vi 25 km.

- Kém (1 điểm): Không có điểm tài nguyên du lịch nào khác có thể liên kết được trong phạm vi bán kính 25 km của điểm xem xét.

d. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

- Rất tốt (4 điểm): Cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật du lịch đồng bộ, đủ tiện nghi; có khả năng tiếp cận thuận lợi bằng đường bộ, đường sông... có đủ các loại hình cơ sở lưu trú, ăn uống và dịch vụ đạt tiêu chuẩn, đủ các dịch vụ bổ sung.

- Khá (3 điểm): Cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật du lịch đồng bộ, đủ tiện

nghi; có khả năng tiếp cận thuận lợi, có khá đầy đủ các dịch vụ lưu trú, ăn uống, giải trí .

- Trung bình (2 điểm): Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đồng bộ

(thiếu một vài yếu tố như: cấp điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc và một số dịch vụ ...).

- Kém (1 điểm): Cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật du lịch ở trình trạng kém hoặc

chất lượng thấp hoặc thiếu nhiều, việc đi đến các điểm đó khó khăn, mất nhiều thời gian.

Các tiêu chí nêu trên có sự tác động tới sức thu hút khách theo các cấp độ khác nhau. Do vậy, để có được một bản đánh giá tổng hợp chính xác, cần phải xác định hệ số nhân cho từng tiêu chí theo mức độ tác động của nó. Dựa vào điểm tổng hợp sau khi đã nhân hệ số, các điểm tài nguyên du lịch sẽ được phân làm 3 loại như sau :

- Loại có sức thu hút khách cao: Các điểm tài nguyên du lịch thuộc nhóm

này có khả năng thu hút cả khách quốc tế và nội địa.

- Loại có sức thu hút trung bình: Các điểm tài nguyên du lịch thuộc nhóm này hiện tại có khả năng thu hút khách nội địa là chủ yếu. Muốn hấp dẫn khách quốc tế phải có sự đầu tư lớn hơn.

- Loại có sức thu hút kém: Các điểm tài nguyên du lịch thuộc nhóm này chỉ có

khả năng thu hút khách tại địa phương.

1.2. Đánh giá khả năng khai thác các tài nguyên du lịch sinh thái

Ngoài các tiêu chí về tính hấp dẫn, tính an toàn, tính liên kết, cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật du lịch, người ta còn sử dụng thêm 3 tiêu chí khác: Tính thời vụ, tính bền vững và sức chứa du khách của từng điểm tài nguyên.

- Tính thời vụ được xác định bởi số ngày thích hợp trong năm cho việc tổ chức các hoạt đông du lịch, đón và phục vụ nhu cầu của khách du lịch. Tính thời vụ của tài nguyên bị ảnh hưởng nhiều yếu tố , trong đó có yếu tố về số loại hình tổ chức

- Tính bền vững là khả năng bảo tồn, duy trì các thành phần và bộ phận tự nhiên trước áp lực của các hoạt động du lịch và các hiện tượng tự nhiên.

- Sức chứa du khách là tổng sức chứa tối đa lượng du khách tại một thời


điểm nhất định trong ngày của một điểm tài nguyên du lịch. Các chỉ tiêu nêu trên cũng được đánh giá theo 4 bậc điểm : 4, 3, 2, 1.

a. Tính thời vụ

- Rất dài (4 điểm): Có thể tổ chức hoạt động du lịch trên 270 ngày/năm.

- Khá dài (3 điểm): Có thể tổ chức hoạt động du lịch từ 180 ngày đến dưới

270 ngày/ năm.

- Trung bình (2 điểm): Có thể tổ chức hoạt động du lịch từ 120 ngày đến dưới 180 ngày/năm.

- Kém (1 điểm): Có thể tổ chức hoạt động du lịch dưới 120 ngày/năm.

b. Tính bền vững

+ Rất bền vững (4 điểm): Tài nguyên đó ở dạng nguyên sinh không có thành phần hoặc bộ phận tự nhiên nào bị phá hoại, khả năng phục hồi sinh thái của môi trường nhanh, tồn tại vững chắc trên 100 năm.

+ Khá bền vững (3 điểm): Có 1 -2 thành phần tự nhiên bị phá hoại nhưng không đáng kể, có khả năng phục hồi nhanh, tồn tại vững chắc từ 50 - 100 năm.

+ Trung bình (2 điểm): Có 1 -2 thành phần tự nhiên bị phá hoại ở mức đáng

kể, phải tốn quá nhiều kinh phí mới phục hồi được, tồn tại từ 10 - 50 năm.

+ Kém (1 điểm): Có 2 -3 thành phần hoặc bộ phận tự nhiên bị phá hoại ở mức đáng

kể, tốn quá nhiều kinh phí để phục hồi nhưng chậm, tồn tại vững chắc dưới 10 năm.

c. Sức chứa du lịch

+ Rất lớn (4 điểm): Có khả năng đón và chứa được một cách an toàn (cho cả du khách và tài nguyên thiên nhiên) ít nhất 250 người/lượt tham quan.

+ Khá lớn (3 điểm): từ 150 đến 249 người/ lượt tham quan.

+ Trung bình (2 điểm): từ 50 đến 149 người/ lượt tham quan.

+ Kém 1 điểm): dưới 50 người/ lượt tham quan.

Điểm đánh giá tổng hợp sau khi đã sử lý ý kiến bất đồng của chuyên gia và đựơc

nhân hệ số để xác định theo mức độ quan trọng của các tiêu chí đối với hoạt động du lịch.

Dựa vào điểm tổng hợp các tiêu chí, khả năng khai thác các điểm tài nguyên du lịch được phân chia làm 3 loại như sau:

Loại 1: Loại tài nguyên du lịch này có rất nhiều lợi thế về khả năng khai thác để

phục vụ cả khách quốc tế và nội địa .

Loại 2: Loại này có lợi thế ở mức khai thác trung bình. Thường cần dự án đầu tư

với tổng vốn khá lớn mới tổ chức được để phục vụ khách du lịch.

Loại 3: Loại này giá trị về mặt khai thác không thuận lợi do đó rất khó trong

việc tổ chức các hoạt động du lịch. Thường loại này phải đầu tư rất lớn mới khai thác


phục vụ du khách được.

Phụ lục 3b: BẢNG TỔNG HỢP CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG

DU LỊCH SINH THÁI


A. KHẢ NĂNG THU HÚT

1. Tính hấp dẫn (HD)

Rất hấp dẫn

Khá hấp dẫn

Trung bình

Kém

- Phong cảnh tối thiểu

0 5

03

1 – 2

1

- Đa dạng về hệ sinh thái

Độc đáo, đa

Đa dạng

TB

Kém


dạng




- Loại hình có thể tổ chức

Ít nhất 5 loại

04 loại

1- 2

1

2. Tính an toàn (AT)

Rất an toàn

Khá an toàn

Trung bình

Kém

- An toàn về sinh thái

Rất tốt

Rất tốt

Rất tốt

-

- Tệ nạn xã hội

Không có

-

-

-

+ Ăn xin, bán hàng rong

Không có

Không thưòng

Hoạt động

Hoạt động



xuyên

mạnh

mạnh

+ Trộm cắp, cướp giật

Không có

Không có

Không có

- Dịch bệnh, ô nhiễm

Không có

Không có

Không có

Không có

3. Tính liên kết (LK)

Rất tốt

Khá

Trung bình

Kém

Số điểm TN lân cận

Ít nhất 04

2 - 3

1 - 2

0

4. CSHT & CSVCKT

Rất tốt

Khá

Trung bình

Kém

- Tính đồng bộ

Rất đồng bộ

Đồng bộ

Chưa đồng bộ

Kém

- Tính tiện nghi

Đủ

Đủ

Thiếu một số

Kém

- Khả năng tiếp cận

Thuận lợi

Thuận lợi

Tương đối

Khó khăn

B. KHẢ NĂNG KHAI THÁC

1. Tính thời vụ (TV)

Rất dài

Khá dài

Trung bình

Kém

Số ngày có thể tổ chức

Trên 250

180 - 250

100 – 180

ới 100

2. Tính bền vững (BV)

Bền vững cao

Khá bền vững

Trung bình

Kém

- T/phần TN bị phá hoại

Nguyên sinh

1 - 2

1-2, đáng kể

2 - 3

- Khả năng phục hồi

Nhanh

Nhanh

Chậm

Rất chậm

- Khả năng tồn tại

Trên 100 năm

5- 100 năm

10 - 50 n

10 năm

3. Sức chứa (CPI)

Rất lớn

Khá lớn

Trung bình

Kém

Sức chứa thời điểm

trên 250 người

150 - 249 ng

5- 149 người

ới 50


Lớn

Khá lớn

Trung bình

Thấp

(Nguồn: tổng hợp của tác giả)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/04/2023