Hệ Thống Chỉ Tiêu Đánh Giá Tiềm Năng Du Lịch Sinh Thái


Hoặc sử dụng theo công thức Armand (1975) tính theo số hạng đánh giá


S =


B: là số hạng đánh giá

Smax - Smin B


(2)

Ngoài ra, trong một số nghiên cứu người ta có thể phân hạng gồm: Loại 1: tài nguyên đạt từ 70% điểm trở lên; Loại 2: tài nguyên có 50% đến dưới 70% điểm; Loại 3: dưới 50% điểm (Nguyễn Văn Hóa, 2006b) [20, 44]. Trong luận án chúng tôi sử dụng công thức (2) để phân hạng tài nguyên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

Nhằm thấy rõ hơn về tiềm năng DLST của tài ng uyên, luận án cũng kết hợp đánh giá khả năng thu hút và khả năng khai thác. Trong một số nghiên cứu trước đây, người ta cũng kết hợp tính tổng điểm hoặc tích điểm của hai tiêu chí này, sau đó phân hạng tài nguyên loại I, loại II, loại III. Tuy nhiên, phương pháp này được nhiều chuyên gia không đồng ý vì hai tiêu chí này không đồng nhất nhau. Vì vậy, luận án sử dụng cách phân tích để kết hợp hai tiêu chí này.

2.2.4.5 Phương pháp chuyên gia

Nghiên cứu tiềm năng và các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại một số trọng điểm vùng du lịch Bắc Trung Bộ - 11

Đây là phương pháp được đánh giá cao trong lĩnh vực du lịch hiện nay. Do nhu cầu về du lịch rất nhạy cảm với những biến động về tình hình an ninh - chính trị trên thế giới. Mặt khác, đây là phương pháp rất có ưu điểm trong việc sử dụng để đánh giá các vấn đề có tính “ước định” để làm sáng tỏ các vấn đề có tính chất kinh tế, kỹ thuật phức tạp, đồng thời trắc nghiệm lại các tính toán và những nhận định làm căn cứ cho việc đưa ra các kết luận có tính khoa học và thực tiễn. Vì vậy, chúng tôi đã thu thập ý kiến rộng rãi của các chuyên gia bao gồm các nhà khoa học; các nhà quản lý nhà nước, doanh nghiệp về du lịch; các nhà báo đã có những nghiên cứu về du lịch tại địa phương v.v... Trong luận án này, việc sử dụng phương pháp chuyên gia tỏ ra có ưu điểm bởi các lý do sau:

+ Việc tiếp cận về phát triển DLST VDLBTB mới đặt ra trong một vài năm trở lại đây, do đó, chưa có nhiều những nghiên cứu cụ thể trong lĩnh vực này để làm cơ sở cho việc lấy mốc dự đoán bằng các phương pháp ngoại suy xu hướng tại nhiều điểm tài nguyên.

+ Nhiều điểm tài nguyên DLST VDLBTB chủ yếu còn ở dưới dạ ng tiềm


năng do vậy việc xác định giá trị phần nhiều mang tính ước định.

+ Nhiều điểm tài nguyên du lịch sinh thái đã có chủ trương phát triển , tuy nhiên vẫn chưa có các dự án và luận chứng cụ thể nên thiếu cơ sở để đ ánh giá các nhân tố và thiết lập các mô hình dự báo chính xác.

Phương pháp chuyên gia được sử dụng nhiều phần trong luận án như đánh giá tiềm năng DLST; mức độ khai thác tiềm năng; xin ý kiến về các chỉ tiêu sử dụng trong dự báo cũng như các nhận định v.v… làm cơ sở triển khai luận án.

Tính điểm trung bình

Điểm trung bình cho các chỉ tiêu chuyên gia được tính theo công thức sau:


Cj =

1n

n


Cij


Trong đó: - Cij điểm chuyên gia i đánh giá mục ti


êu j

j i1


- nj là số chuyên gia tham gia cho điểm mục tiêu j


- i = 1, n (n: chuyên gia); j = 1, m

Xử lý ý kiến bất đồng các chuyên gia

(mục tiêu)

Khi thu thập ý kiến của các chuyên gia, trong một số vấn đề sẽ phát sinh ý kiến không đồng nhất. Vì vậy, cần phải kiểm định để có biện pháp xử lý sự bất đồng nếu có.

- Đối với các vấn đề mang tính định lượng: Để xem xét sự bất đồng của các chuyên gia đối với các vấn đề mang tính định lượng chúng tôi áp dụng công thức:

+ Công thức 1: CV =

S

* 100

X

- S : Phương sai

- X : GT bình quân

Nếu CV lớn có nghĩa là c ó sự bất đồng ý kiến và như vậy chúng tôi sẽ xem xét đloại bỏ các ý kiến cá biệt lớn.

+ Công thức 2: Wj =

Ñoä leäch chuaån caùc đaùnh giaù cuûa n chuyeân gia cho muïc tieâu j Giaù trò đieåm trung bình cuûa muïc tieâu j



i1

nj

(C) C

n

2

ij j

j

W = j


Trong đó: C =


n

TiCij

i1

C j C j

j n

Ti

i1

Ti : là h số năng lực chuyên gia (trưng hợp này là đồng hệ số)


- Đối với các vấn đề định tính: Ý kiến được lấy khi có tổng số chuyên gia đồng ý trên 50%. Ngoài ra, đối với vấn đề được gán bằng thang đo chúng tôi áp dụng cả hai phương pháp trên, tức sau khi loại bỏ các ý kiến cá biệt l ớn, giá trị được lấy khi có số ý kiến đồng ý trên 50%.

2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái

Để đánh giá giá trị tiềm năng du lịch sinh thái, luận án sử dụng hệ thống chỉ tiêu đánh giá tài nguyên. Bao gồm việc xem xét theo các tiêu thức khả năng thu hút; khả năng khai thác của tài nguyên DLST, cụ thể:

- Chỉ tiêu đánh giá về khả năng thu hút khách: gồm 4 nhóm chỉ tiêu chủ yếu

+ Tính hấp dẫn (HD)

+ Tính an toàn (AT)

+ Tính liên kết (LT)

+ Chất lượng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

(CSHT&CSVCKT)

- Chỉ tiêu đánh giá khả năng khai thác các tài nguyên du lịch sinh thái : gồm 3 nhóm chỉ tiêu.

+ Tính thời vụ (TV)

+ Tính bền vững (BV)

+ Sức chứa (CPI)

Các chỉ tiêu trên đư ợc đánh giá ở bốn (04) mức độ: cao, khá cao, trung bình và kém.

2.3.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động du lịch sinh thái

Để đánh giá thực trạng khai thác, phát triển du lịch sinh thái, chúng tôi sdụng hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu, gồm : chỉ tiêu li ên quan đến việc khai thác phát triển khách du lịch sinh thái, chỉ tiêu liên quan đến hiệu quả hoạt động du lịch sinh thái, chỉ tiêu về giá trị đầu tư của doanh nghiệp .

- Chỉ tiêu liên quan đến việc khai thác, phát triển khách du lịch sinh thái

+ Số lượng khách (lượt khách) DLST (quốc tế, nội địa) (S)

+ Tổng số ngày khách DLST (quốc tế, nội địa ) (L)


+ Ngày lưu trú bình quân (L/S)

+ Tốc độ phát triển bình quân (TĐPTBQ) khách DLST

+ Tốc độ phát triển (TĐPT) khách DLST

+ Cơ cấu khách (tỷ trọng %); Chi tiêu bình quân 01 ngày khách DLST.

- Chỉ tiêu liên quan đến kết quả và hiệu quả hoạt động du lịch sinh thái

+ Doanh thu (DT)

+ Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

+ Chỉ số xác định hiệu quả đầu tư cho DLST (ICOR)

+ Nhu cầu lao động cho DLST (K)

+ Tỷ lệ lao động bình quân tính trên một khách DLST (K/khách)

+ Nhu cầu vốn đầu tư (Tỷ đồng)

+ Giá trị sản xuất (GO), giá trị gia tăng (VA)

+ Giá trị sản xuất, giá trị gia tăng tính trên một khách DLST (GO/khách,

VA/khách)

+ Giá trị sản xuất, giá trị gia tăng tính trên lao động, năng suất lao động (GO/LĐ, VA/LĐ, DT/LĐ)

- Chỉ tiêu về giá trị đầu tư của doanh nghiệp

+ Số dự án đầu tư (DA)

+ Quy mô đầu tư (QM) (ha)

+ Vốn đầu tư (VĐT) (Tỷ đồng hoăc triệu USD)

+ Cơ cấu vốn đầu tư (Tỷ trọng %)

Ngoài hệ thống các chỉ tiêu, luận án cũng sử dụng một số công thức để tính

toán các chỉ tiêu nghiên cứu (xem phụ lục 7)


Tóm tắt chương 2

Vùng du lịch Bắc Trung bộ (VDLBTB) (kéo dài từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi) là vùng đất có nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn to lớn cho sự phát triển hoạt động du lịch nói chung và DLST nói riêng. Việc phát triển hoạt động du lịch tại VDLBTB không chỉ đóng góp vào sự phát triển du lịch của cả nước mà còn thúc đẩy sự phát triển du lịch ở khu vực Đông Nam Á và Châu Á – Thái Bình Dương.


Trong những năm qua, ngành du lịch đã đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nhi ều địa phương trong vùng. Hệ thống cơ sở hạ tầng và hệ thống CSVC phục vụ cho ngành du lịch như hệ thống khách sạn, nhà hàng, công ty lữ hành v.v... tăng nhanh đã tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành du lịch.

Mặt hạn chế chủ yếu của vùng đối với hoạt động du lịch đó là điều kiện thời tiết khắc nghiệt, lại phân bố không đều giữa các khu vực. Điều kiện cơ sở hạ tầng mặc dù đã phát triển nhanh tuy nhiên vẫn chưa đồng đều, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa. Hệ thống điểm vui chơi, giải trí cho du khách vẫn còn thiếu v.v... Do đó, đã ảnh hưởng đến việc khai thác hoạt động du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng.

Để tiến hành nghiên cứu, luận án vận dụng những phương pháp nghiên cứu

một cách tổng hợp:

+ Hướng tiếp cận nghiên cứu là: tiếp cận theo vùng, luận án tập trung xem xét hoạt động DLST tại 5 khu vực trọng điểm; tiếp cận theo lĩnh vực nghiên cứu; tiếp cận theo chính sách; tiếp cận theo sự tham gia; tiếp cận theo khía cạnh phát triển bền vững.

+ Phương pháp tiến hành cụ thể là thu thập thông tin thứ cấp, thu thập số liệu sơ cấp trực tiếp với 02 cuộc khảo sát (khảo sát về đặc điểm, cơ cấu khách 1 216 mẫu, khảo sát nhu cầu khách 721 mẫu); phương pháp xử lý số liệu dùng chương trình EXCEL, LIMDEP V8.0; phương pháp thống kê mô tả; phương pháp phân tích định lượng; phương pháp các yếu tố thành công then chốt (The critical success factors method – CSFs); phương pháp đánh giá tiềm năng DLST; phương pháp chuyên gia.

+ Chúng tôi cũng sử dụng hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu và các công thức tính toán các chỉ tiêu như số lượng khách, ngày khách, số lao động, doanh thu DLST, công thức tính sức chứa v.v…

--- & ---


Chương 3

NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

DU LỊCH SINH THÁI TẠI MỘT SỐ TRỌNG ĐIỂM VÙNG DU LỊCH BẮC TRUNG BỘ


3.1 Nghiên cứu tiềm năng du lịch sinh thái tại một số trọng điểm Vùng du lịch Bắc Trung Bộ

3.1.1 Giới thiệu tiềm năng du lịch sinh thái Vùng du lịch Bắc Trung Bộ

3.1.1.1 Tài nguyên rừng, núi

Diện tích rừng của các địa phương VDLBTB là 1.803,2 nghìn ha. Trong đó rừng tự nhiên là 1.327,8 nghìn ha, rừng trồng 475,4 nghìn ha. Diện tích rừng và đất rừng chiếm bình quân từ 45% – 65% diện tích đất tự nhiên. Hầu hết rừng nằm ở các vùng núi như VQG Bạch Mã, VQG Phong Nha – Kẻ Bàng, Núi Bà Nà v.v… Điều này thuận lợi cho việc kết hợp phát triển DLST nghỉ núi và tham quan tìm hiểu, nghiên cứu động, thực vật rừng (xem phụ lục 17).

- Đặc điểm: Rừng ở các địa phương VDLBTB có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú, rất thuận lợi cho việc phát triển DLST. Nét độc đáo của rừng VDLBTB là nơi giao thoa giữa hai luồng thực vật ở phía Bắc và phía Nam, có nhiều loại gỗ quý tiêu biểu cho cả hai vùng như gõ, kền, cẩm lai... Tại nhiều khu vực rừng nằm ở các vùng núi có địa chất, địa mạo rất độc đáo, nhiều nơi có hang động, sông ngầm có giá trị cho việc DLST khám phá, tìm hiểu…

- Tài nguyên động, thực vật: Tại các khu rừng, đặc biệt là ờn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình); Bạch Mã (Thừa Thiên Huế) hiện còn rất nhiều loài sinh vật quý hiếm. Theo thống kê , riêng tại VQG Bạch Mã đã có khoảng

1.460 loài thực vật, trong đó có 30 loài được đưa vào sách đỏ Việt Nam. Hệ động vật ở khu vực này cũng rất phong phú . VQG Phong Nha – Kẻ Bàng có 1.072 loài; VQG Bạch Mã là 993 loài, trong đó có nhiều loài quý hiếm, được thốn g kê trong sách đỏ thế giới như sao la, mang lớn, tắc kè Phong Nha, khỉ đuôi lợn v.v…


Nhìn chung: Tài nguyên rừng VDLBTB thật sự là tài sản quý báu , có giá trị lớn đối với việc phát triển DLST, tạo điều kiện cho việc phát triển nhiều loại hình DLST như du lịch tìm hiểu động , thực vật; du lịch nghỉ dưỡng, vãn cảnh v.v... Ngoài ra, với hệ thống địa hình, địa t ầng và địa chất phức tạp rừng ở VDLBTB sẽ rất có giá trị trong việc thiết kế các chương trình như du lịch mạo hiểm, du lịch nghiên cứu địa hình v.v...

3.1.1.2 Tài nguyên du lịch biển - đảo

Vùng biển thuộc Vùng du lịch Bắc Trung Bộ kéo dài từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi qua 6 tỉnh và thành phố, có nhiều vũng vịnh. Đây là vùng biển có nhiểu cảng lớn như Cảng Đà Nẵng, Chân Mây, Cái Lân… và có nhiều bãi tắm tự nhiên, cảnh quan đẹp với nước trong xanh. Đặc biệt có một số đảo có giá trị về mặt du lịch như đảo Sơn Trà, Cù Lao Chàm v.v... Vùng đặc quyền kinh tế cách bờ đến 200 hải lý. Ngoài ra còn phải kể tới hệ thống động, thực vật ven các đảo Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm như các bãi san hô, các rừng trên đảo… (xem phụ lục 17)

Với chiều dài bờ biển và lợi thế về nguồn tài nguyên đ ộng thực vật; vùng biển – đảo thuộc VDLBTB không chỉ là vùng kinh tế lớn mà trong hoạt động du lịch ngoài dịch vụ tắm biển còn có thể tổ chức các loại hình khác như thể thao bãi biển, lặn biển để ngắm sinh vật hoặc bắt tôm hùm v.v...

3.1.1.3 Tài nguyên đầm phá

Vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tên gọi tắt của một dải đầm phá duyên hải hay hệ thống đầm phá liên hoàn bao gồm Phá Tam Giang, đầm Sam, đầm Chuồn, đầm Thuỷ Tú, đầm Hà Trung, đ ầm Cầu Hai) là hệ thống đầm phá thuộc cỡ lớn trên thế giới. Được hình thành sau thời kỳ biển tiến Flandrien, cách đây khoảng 3000 năm. Nó được phân bố trên chiều dài 68 km (bao gồm 44 xã và thị trấn của 5 huyện tỉnh Thừa Thiên Huế), rộng gần 22.000 ha, có tổng diện tích mặt nước là 216 km2, chiếm 43% diện tích lãnh thổ Thừa Thiên Huế (xem phụ lục 17).

Với các đặc điểm về địa hình, khí hậu, nguồn nước của hệ đầm phá đã tạo nên một hệ động thực vật rất phong phú và đa dạng như thực vật phù du có 221 loài thuc 06 ngành; thc vật nhỏ sống ở đáy có 54 loài ; thực vật thuỷ sinh bậc cao có


18 loài thuộc 9 họ; thực vật bậc cao có 31 loài, thuộc 20 họ (sú, na biển, trang, giá, cóc vàng, cỏ gà nước...). Động vật phù du có 66 loài; động vật đáy có 46 loài. Cá có 230 loài thuộc 65 họ và 16 bộ (cá chép, cá đối, cá bống trắng, cá trỏng, cá song, cá hồng, cá trích, cá khế, cá liệt...); chim có 73 loài. Trong đó có nhiều loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam cũng như được bảo vệ nghiêm ngặt như choắt chân màng lớn, diệc lửa, ó ca, choắt lưng hung v.v…

Cư dân vùng đầm phá - ven biển có nguồn gốc đã từ lâu đời. Đây là một tài nguyên văn hoá đặc sắc tạo điều kiện cho hoạt động du lịch tìm hiểu cộng đồng. Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai cũng gắn liền với nhiều di tích và các sự kiện lịch sử quan trọng. Dọc phá Tam Giang - Cầu Hai có nhiều di tích văn hóa, các làng nghề, lễ hội nổi tiếng (Chùa Túy Vân, Lễ cầu ngư, Lễ tế thu, làng nghề An Truyền, đua thuyền...).

Những yếu tố nêu trên là tiền đề để tổ chức nhiều loại hình DLST khác nhau như du lịch trên sông nối tiếp qua đầm phá và ra biển; du lịch thể thao trên nước; khám phá cuộc sống trên đầm phá; du lịch tham quan kết h ợp nghiên cứu khoa học... Tuy nhiên, cũng chính do điều kiện địa hình đa dạng và luôn biến động sẽ gây không ít khó khăn trong việc xây dựng CSHT &CSVCKT cho ngành du lịch.

3.1.1.4 Tài nguyên sông, suối, hồ

VDLBTB còn có nhiều sông, suối, hồ có giá trị về mặt du lịch. Vùng này có nhiều sông lớn sông như sông Gianh (Quảng Bình); sông Thạch Hãn (Quảng Trị); sông Hương (Huế); sông Hàn (Đà Nẵng); sông Trương Giang, sông Vu Gia, sông Thu Bồn (Quảng Nam) v.v… Hiện tại, đã có nhiều dự án đầu tư DLST nghỉ dưỡng ven các sông này và nhiều sông khác tại VDLBTB.

Ngoài hệ thống sông; VDLBTB còn có hệ thống suối và hồ, nhiều suối có cảnh quan đẹp để phát triển DLST như suối Voi (Huế); suối Tiên (Đà Nẵng); suối Tiên (Quảng Nam)… Các hồ có hồ Ái Tử (Quảng Trị); hồ Thiên An (Huế) v.v

3.1.1.5 Tài nguyên đặc thù khác

Một số tài nguyên đặc thù như nhà vườn Huế, Hội An; các vườn rau xanh nội thành Huế; các khu vực nông thôn, làng nghề quanh các thành phố v.v… Đây là

Xem tất cả 249 trang.

Ngày đăng: 30/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí