Điểm Đánh Giá Khả Năng Thu Hút Và Khai Thác Tài Nguyên Tiểu Vùng I


bảng 3.2, 3.3 và sơ đồ 3.1). Những tài nguyên này mới được đầu tư để phát triển, điều kiện tiếp cận so với một số tài nguyên khác trong tiểu vùng còn hạn chế... do đó làm giảm khả năng thu hút của tài nguyên. Nhưng đây vẫn là tài nguyên được đánh giá là khá thuận lợi, cần phải được ưu tiên với mức độ khá cao.


VQG Phong Nha - Kẻ

Bàng

35


30

Biển Phong Điền –

Quảng Điền 25

Bàu Tró

20

Rừng nguyên sinh Đèo Ngang

Rú Lịnh 15


10

Hồ Ái Tử 5 Biển Nhật Lệ - Cảnh Dương

0


Biển Vinh Thanh –

Vĩnh Kim Vũng Chùa-Đảo Yến


Phá Hạc Hải

Đảo Cồn Cỏ

Suối khoáng Bang

Biển Cửa Tùng, Cửa Việt


Điểm khả năng hấp dẫn Điểm khả năng khai thác


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

Nghiên cứu tiềm năng và các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại một số trọng điểm vùng du lịch Bắc Trung Bộ - 13

Sơ đồ 3.1: Điểm đánh giá khả năng thu hút và khai thác tài nguyên Tiểu vùng I

Một số tài nguyên có khả năng thu hút và khả năng khai thác thuận lợi (đều nằm ở loại 2) như phá Hạc Hải, suối khoáng Bang, đèo Ngang (Quảng Bình). Đây là nhưng tài nguyên có quy mô và loại hình dự kiến có khả năng tổ chức ở mức vừa phải. Tuy nhiên, môt số tài nguyên như phá Hạc Hải, suối khoáng Bang có thể tổ chức một số loại hình DLST đặc thù (DLST nghiên cứu đầm phá, DLST nghỉ dưỡng, chữa bệnh nước khoáng nóng). Đối với các tài nguyên này cần ưu tiên phát triển tiếp theo (mức khá).

Còn các tài nguyên có khả năng thu hút và khả năng khai thác thấp hơn (đều nằm ở loại 3) hoặc 1 trong 2 tiêu chí trên nằm ở loại 3 (xem bảng 3.2, 3.3 và sơ đồ 3.1). Thể hiện trên sơ đồ 3.1 là những đường cong bị lõm vào như: Bàu Tró (Quảng Bình), hồ Ái Tử, rừng nguyên sinh Rú Lĩnh (Quảng Trị). Đây là các tài nguyên có mức độ ưu tiên phát triển thấp nhất trong các tài nguyên của tiểu vùng. Việc đầu tư phát triển các tài nguyên này cần được xem xét trong định hướng của tiểu vùng nhằm bổ sung cho các tài nguyên chủ yếu khác.


- Đối với Tiểu vùng II: Các tài nguyên có khả năng thu hút và khả năng khai thác cao (loại 1) như biển Lăng Cô – Cảnh Dương, VQG Bạch Mã (Th ừa Thiên Huế), núi Bà Nà - suối Mơ, biển Nam Ô - Xuân Thiều, biển Mỹ Khê – Non Nước, biển Thanh Bình (Đà Nẵng), Cù Lao Chàm , biển Điện Ngọc, biển Cửa Đại (Hội An

- Quảng Nam) (xem bảng 3.2, 3.3 và sơ đồ 3.2). Các tài nguyên trên hầu hết đều có quy mô và lợi thế để phát triển DLST, đặc biệt lại nằm gần các điểu tài nguyên khác trong vùng. Đây là những tài nguyên cần ưu tiên phát triển cao.

Điểm khả năng thu hút Điểm khả năng khai thác

Núi Sữa

VQG Bạch M ã

40

35

30

25

20

15

10

5

0

Biển Lăng Cô – Cảnh Dương

Đảo Lý Sơn

Núi Hải Vân

Biển Rạng – Dung Quất

Phá Tam Giang – Cầu Hai

Biển M ỹ Khê – Cử Đại (Q.Ngãi)

Suối Voi – Nhị Hồ

Suối Tiên Núi Bà Nà – Suối M ơ

Biển Tam Thanh – Tam Hải

Bán đảo Sơn Trà

Biển Cửa Đại (Hội An)

Biển Nam Ô – Xuân Thiều

Biển Điện Ngọc

Cù Lao Chàm

KV biển M ỹ Khê – Non Nước Biển Thanh Bình

Sơ đồ 3.2: Điểm giá khả năng thu hút và khai thác tài nguyên tiểu vùng II

Một số tài nguyên có khả năng thu hút t huận lợi (loại 2) nhưng có khả năng khai thác cao (loại 1) hoặc ngược lại như phá Tam Giang – Cầu Hai (Thừa Thiên Huế), bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), biển Tam Thanh – Tam Hải, suối Tiên (Quảng Nam), biển Mỹ Khê – Cửa Đại, biển Rạng – Dung Quất (Quảng Ngãi). Đây là những tài nguyên được đánh giá là khá thuận lợi, cần phải được ưu tiên với mức độ khá cao. Thật sự những tài nguyên này đều được đánh giá là những tài nguyên có tiềm năng lớn để phát triển DLST, tuy nhiên cần được tiếp tục đầu tư để tăng sức hấp dẫn cùng như khả năng tiếp cận tài nguyên.

Tài nguyên núi Hải Vân (phía địa giới Đà Nẵng) có khnăng thu hút và khả năng khai thác thuận lợi (đều nằm ở loại 2). Đây là tài nguyên có quy mô và khả năng tổ chức các loại hình du lịch vừa phải. Tuy nhiên, tài ng uyên này lại nằm liền


kề với nhiều tài nguyên có sức thu hút và khai thác cao như biển Lăng Cô – Cảnh Dương (Thừa Thiên Huế), biển Nam Ô – Xuân Thiều, núi Bà Nà (Đà Nẵng); đồng thời lại nằm trên tuyến Quốc lộ 1A. Do đó cũng cần ưu tiên phát triển nhằm tạo thế liên hoàn cho cụm tài nguyên tại khu vực này.

Các tài nguyên như Suối Voi - Nhị Hồ (Thừa Thiên Huế), suối Tiên (Quảng Nam), đảo Lý Sơn, núi Sữa (Quảng Ngãi). Đây là các tài nguyên có khả năng thu hút và khả năng khai thác thấp hơn (đều nằm ở loại 3) hoặc 1 trong 2 tiêu chí trên nằm ở loại 3 (xem bảng 3.2, 3.3 và sơ đồ 3.2). Các tài nguyên này chủ yếu có quy mô nhỏ hoặc vị trí bất lợi, đòi hỏi vốn đầu tư lớn. Các tài nguyên có mức độ ưu tiên phát triển thấp nhất trong các tài nguyên của tiểu vùng.

Như vậy: Qua kết quả đánh giá trên chúng ta thấy, TNDL tự nhiên ở VDLBTB

không chỉ phong phú mà có giá trị cao. Trong đó có nhiều tài nguyên du lịch có khả năng thu hút và khả năng khai thác cao. Ngoài ra, còn có nhiều tài nguyên có thể tổ chức các sản phẩm du lịch rất đặc thù. Điều này không chỉ có ý nghĩa lớn trong việc thúc đẩy DLST phát triển mà còn nâng cao vị trí của VDLBTB trong du lịch cả nước.

3.2 Thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại một số trọng điểm tại Vùng du lịch Bắc Trung Bộ

Như đã trình bày ở mục 2.2.1.1, hoạt động DLST của VDLBTB hiện nay chủ yếu tập trung tại các tài nguyên nằm trong các khu vực trọng điểm của vùng. Vì vây, việc xem xét thực trạng phát triển DLST tại một số trọng điểm cũng chính là xem xét sự phát triển DLST tại VDLBTB .

3.2.1 Công tác quy hoạch du lịch sinh thái

Đối với hoạt động du lịch, mặc dù gặp nhiều khó khăn, công tác quy hoạch du lịch vẫn được triển khai và đạt được một số kết quả nhất định. Hầu hết các địa phương trong VDLBTB đều đã xây dựng " Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2010”. Cho đến thời điểm này, nhiều địa phương như Quảng Bình , Thừa Thiên Huế, Quảng Nam đã xây dựng xong "Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2020 và 2025" (UBND Tỉnh Quảng Bình, Thừa Thiên H uế, Quảng Nam; 2006 và 2010) [63], [68], [64]. Riêng thành phố Đà Nẵng cũng đã thông qua "Chương trình phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng đến năm 2015" (UBND thành phố Đà Nẵng, 2009) [ 60] v.v…


Riêng trong lĩnh vực DLST, công tác quy hoạch DLST tổng thể cho từng địa phương hoặc cấp vùng (nhiều địa phương) mới chỉ hình thành trên ý t ưởng. Việc quy hoạch DLST hiện nay mới chỉ triển khai cho từng điểm tài nguyên và các dự án phát triển DLST, chủ yếu nằm trong khu vực trọng điểm. Theo thống kê của chúng tôi, từ tháng 3/2008 đến tháng 4/2011 có 41 quy hoạch các điểm tài nguyên và dự án DLST, trong đó tập trung chủ yếu một số địa phương như Thừa Thiên Huế (12 quy hoạch); Đà Nẵng (11 quy h oạch); Quảng Bình (6 quy hoạch) … Bảng 3.4 cho thấy tên một số quy hoạch từ năm 2008 đến n ay.

Bảng 3.4: Danh sách một số quy hoạch du lịch sinh thái đã và đang đư ợc triển khai tại Vùng du lịch Bắc Trung Bộ từ năm 2008 đến nay

TT

ĐỊA PHƯƠNG

TÊN QUY HOẠCH DLST


1.


Tỉnh Quảng Bình

Quy hoạch phát triển du lịch bền vững khu vực VQG Phong Nha - Kẻ Bàng (225.000 ha); Quy hoạch chung Khu du lịch thung lũng Phong Nha; Quy hoạch chi tiết điểm DLST suối nước Moọc; Quy hoạch chi

tiết du lịch và đô thị biển xã Bảo Ninh (Đồng Hới) v.v…

2.

Tỉnh Quảng trị

Quy hoạch khu nghỉ dưỡng sinh thái Laguna; Quy hoạc h các dự án

DLST Cửa Tùng - Cửa Việt; Quy hoạch chi tiết Khu du lịch sinh

thái Rào Quán; Quy hoạch phát triển du lịch đảo Cồn Cỏ v.v…


3.


Tỉnh TT.Huế

Quy hoạch khu DLST ven biển tại xã Hải Dương; Quy hoạch khu quần

thể sân golf và làng DLST phong cảnh VN; Quy hoạch khu DLST biển Lăng Cô (Everland Resort); Quy hoạch khu DLST bí ẩn Hành Hương (Lộc Bình); Quy hoạch Khu DLST ven đầm Lập An; Quy hoạch DLST nghỉ dưỡng biển Gia Minh – CONIC; Quy hoạch Khu DLST vườn Huế; Quy hoạch khu DLST Vinh Thanh và một số quy hoạch đang

triển khai tại một số điểm tài nguyên khác v.v. ..


4.


TP. Đà Nẵng

Quy hoạch chi tiết khu du lịch Bà Nà - Suối Mơ; Quy hoạch chi tiết

khu DLST bán đảo Sơn Trà; Quy hoạch dự án Khu đô thị, DLST Làng Vân; Quy hoạch khu danh thắng Ngũ Hành Sơn và một số quy hoạch dự án phát triển DLST tại biển Mỹ khê, Đèo Hải Vân v.v


5.


Tỉnh Quảng Nam

Quy hoạch khu DLST thuộc xã Cẩm Thanh; Quy hoạch khu du lịch

nghỉ dưỡng Tre Hội An; Quy hoạch làng du lịch cộng đồng Trà Nhiêu; Quy hoạch khu du lịch biển Cù lao Chàm; Điều chỉnh quy hoạch tổng thể du lịch hồ Phú Ninh v.v…


6.


Tỉnh Quảng Ngãi

Quy hoạch chi tiết khu du lịch biển Mỹ Khê; Quy hoạch chung khu

du lịch huyện đảo Lý Sơn; Quy hoạch chi tiết khu DLST và văn hoá

Thiên Ấn; Quy hoạch chung khu du lịch Đặng Thùy Trâm; Quy hoạch khu DLST nghỉ dưỡng Cà Đam - Hồ Nước Trong.

(Nguồn: UBND tỉnh, thành phố; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các địa phương)


Bên cạnh những quy hoạch phát triển DLST thì cũng có nhiều quy hoạch nhằm bảo tồn tính đa dạng sinh học các nguồn tài nguyên tại các khu vực trọng điểm như: "Quy hoạch quản lý tổng hợp vùng bờ Ngũ Hành Sơn và Sơn Trà" (Đà Nẵng); “Quy hoạch khu bảo vệ tự nhiên đất ngập nuớc đầm phá Tam Giang - Cầu Hai” (Thừa Thiên Huế) v.v…

Tuy nhiên, do chưa có quy hoạch DLST tổng thể, vì vậy theo đánh giá của nhiều chuyên gia: việc quy hoạch DLST từng điểm tài nguyên vẫn còn nhiếu bất cập, chưa khai thác một cách rõ nét lợi thế so sánh của từng điểm tài nguyên. Việc quy hoạch các tài nguyên và khu vực trọng điểm bị phân tán nên chưa kích thích các điểm tài nguyên khác phát triển (Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 2003; Nguyễn Quyết Thắng, 2011) [72, 7], [47]. Điều này một phần do chưa bám vào thực tế liên kết giữa các địa phương. Ngoài ra, các quy hoạch mới chỉ tập trung phần lớn vào các điểm tài nguyên có vị trí thuận tiện cho việc khai thác. Còn rất nhiều tài nguyên khác ít thuận lợi hơn và các tuyến du lịch việc quy hoạch hầu như vẫn còn bỏ ngỏ, chưa được quan tâm đúng mức v.v...

Qua nghiên cứu tiềm năng ở mục 3.1.2, chúng ta thấy phần lớn các tài

nguyên trọng điểm đều có khả năng thú hút và khai thác cao. Do đó, thời gian đến các địa phương trong VDLBTB cần xem xét quy hoạch DLST tổng thể, toàn diện hơn, nếu không sẽ rất dễ rơi vào tình trạng khai thác "manh mún", là m giảm hiệu quả hoạt động này.

3.2.2 Công tác tổ chức, khai thác hoạt động du lịch sinh thái

3.2.2.1 Tình hình khai thác khách du lịch sinh thái trong những năm qua

a. Về số lượng khách du lịch sinh thái

Đến thời điểm này số liệu thống kê về khách DLST tại một số địa phương VDLBTB vẫn chưa được cập nhật thường xuyên . Vì vậy, vào cuối năm 2010 được sự hỗ trợ của UBND và các Sở Văn hóa , Thể thao và Du lịch các địa phương; Hiệp hội Du lịch Thừa Thiên Huế và đại diện Tạp chí D u lịch tại Miền Trung, chúng tôi đã tiến hành triển khai mẫu thống kê lượng khách đến từng điểm tài nguyên đang tổ chức DLST, hầu hết đều nằm trong khu vực trọng điểm của vùng (xem mục 2.2.1.1). Riêng với khách du lịch nội địa, còn một lượng “khách viếng” (không lưu lại qua đêm) , chyếu là người dân tham gia các hoạt động như tắm biển v.v… tại các điểm tài nguyên chưa có sự tổ chức quản lý, lượng khách này rất khó thống kê (hiện nay trên


thế giới lượng khách này vẫn chưa được tính vào thống kê) . Số lượng khách DLST đến VDLBTB giai đoạn 2005 – 2010 được thể hiện qua bảng 3.5.

CHỈ TIÊU

ĐVT

2005

2008

2009

2010

TĐPTBQ

(%)

Tổng số khách du lịch

nghìn lượt/k

6.183,1

9.235,3

9.120,9

10.766,9

112

Tổng số khách DLST

nghìn lượt/k

996,8

2.194,5

1.801,7

2.372,5

119

Khách quốc tế

nghìn lượt/k

367

735,7

597

813,7

111

Khách nội địa

nghìn lượt/k

620,8

1.458,8

1.204,7

1.558,8

120

So với tổng số khách DL

%

16,1

23,8

19,8

21,8

-

Bảng 3.5: Số lượng khách du lịch sinh thái đến Vùng du lịch Bắc Trung Bộ giai đoạn 2005 – 2010








(Nguồn: Số liệu của các địa phương, Hiệp hội Du lịch Thừa Thiên Huế và tổng hợp của tác giả)

Bảng 3.5 chúng ta thấy, mặc dù tốc độ phát triển bình quân của khách DLST từ năm 2005 đến 2010 tăng đều qua các năm, tuy nhiên số lượng khách DLST vẫn chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong tổng số khách du lịc h đến VDLBTB, chiếm 21,8% (năm 2010), điều này phản ánh một phần hiệu quả việc khai thác khách DLST. Biểu đồ 3.1 cho thấy số lượng khách DLST đến các địa phương VDLBTB đ ông nhất là Thừa Thiên Huế và Đ à Nẵng.


700

600

500

400

300

200

100

0


555.2


96.02


147.1


26.04

645.3 612.1


300.28 281.56


339.3


94.4


73.5

13.02

QUẢNG BÌNH

QUẢNG TRỊ TT.HUẾ ĐẦ NẴNG QUẢNG NAM QUẢNG

NGÃI


Toång soá khaùch DLST Khaùch DLST quoác teá


Biểu đồ 3.1: Số lượng khách du lịch sinh thái đến các địa phương năm 2010

(Nguồn: Số liệu của các địa phương và tổng hợp của tác giả - ĐVT: nghìn lượt khách )

b. Cơ cấu khách du lịch sinh thái

Cơ cấu khách DLST quốc tế theo quốc tịch đến VDLBTB trong năm 2010

thì đáng kể là khách du lịch Nhật Bản chiếm 16,74%, Pháp chiếm 14,39%, khách Đức


chiếm 6,32%, Australia chiến 3,58%, khách các nước Bắc Âu: Na Uy, Thụy Điển, Đan

Mạch… chiếm 4,32%, khách Mỹ chiếm 5,83% còn lại là khách các nước khác .

N42%


Nam 58%

Riêng cơ cấu theo độ tuổi, giới tính theo số liệu điều tra năm năm 2010 của chúng tôi (với số mẫu là 1216) tại các điểm tài nguyên DLST phát triển. Kết quả thu được như biểu đồ 3.2.

11. 2

2 2 . 3

4 3 . 7

2 2 . 8

Dưới 18

t35 - 55 tui

T18 - 35 tui

Tr ên 55 tui

Nam N

Biểu đồ 3.2: Cơ cấu khách theo giới tính và độ tuổi

(Nguồn: Số liệu của các địa phương và điều tra, tổng hơp của tác giả)

Riêng khách nội địa, chủ yếu là khách tại các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng… và khách nội vùng. Ngoài khách đi theo các chương trình DLST thì còn một số lượng khá đông khách do các cơ quan đoàn thể, học sinh sinh viên tham gia các chương trình tham quan, học tập.

c. Doanh thu khách du lịch sinh thái

Hiện tại chưa có địa phương nào trong VDLBTB thống kê về doanh thu của khách đi DLST. Vào năm 2006, Hiệp hội Du lịch Thừa Thiên Huế đã ước tính doanh thu khách DLST đến VDLBTB từ năm 2002 đến năm 2005. Việc ước tính doanh thu hoạt động DLST chủ yếu dựa vào việc điều tra chi tiêu của khách DLST . Vào năm 2010 chúng tôi đã đưa thêm vào phần điều tra chi tiêu và ngày lưu trú bình quân của khách DLST trong vùng. Theo điều tra của chúng tôi thì ngày lưu trú bình quân của khách DLST quốc tế 0,84 ngày và khách nội địa là 0,63 ngày (điều tra năm 2006 đối với khách quốc tế là 0,78 ngày và khách nội địa là 0,52 ngày) . Với kết quả điều tra như trên, chúng tôi tính toán d oanh thu của DLST của VDLBTB tại bảng 3.6.

Trong tổng doanh thu thì khách DLST quốc tế chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu (63%), trong khi lượng khách DLST chỉ chiếm 34% trong tổng số khách. Điều này phản ánh một phần hiệu quả thu hút khách quốc tế so với khách nội địa.


Bảng 3.6: Doanh thu du lịch sinh thái Vùng du lịch Bắc Trung Bộ từ 2005 - 2010

(ĐVT: tỷ đồng)

CHỈ TIÊU

2005

2008

2009

2010

TĐPTBQ

(%)

1. DT Khách Quốc Tế

253,84

581,76

472,08

643,43

120

2. DT Khách Nội Địa

100,47

357,44

295,18

381,94

130

* Tổng doanh thu DLST

354,31

939,20

767,26

1.025,37

123

(Nguồn: Hiệp hội Du lịch Thừa Thiên Huế và tính toán của tác giả)

3.2.2.3 Hoạt động của các doanh nghiệp du lịch và các thành phần kinh tế trong lĩnh vực đầu tư phát triển du lịch sinh thái

DN tr ong nước DN coù voán nöôùc ngoaøi

DN tr ong nước DN coù voán nöôùc ngoaøi

36.60%

63.40%

41.30%

58.70%

Đối với nhiều doanh nghiệp du lịch trong những năm từ 2003 trở về trước vẫn chưa chú trọng đến việc khai thác các sản phẩm DLST. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây việc đầu tư của các doanh nghiệp tại các điểm tài nguyên , hầu hết tại các khu vực trọng điểm tăng nhanh. Theo báo cáo của các địa phương, số lượng doanh nghiệp và vốn đầu tư phân chia theo doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn nước ngoài tham gia vào lĩnh vực DLST từ năm 2005 đến 6/2011 được thể hiện qua biểu đồ 3.3.


Tỷ trọng DN trong nước và DN có vốn nước ngoài đầu tư DLST

Cơ cấu vốn đầu tư vào DLST của DN trong

nước và DN có v ốn nước ngoài


Biểu đồ 3.3: Cơ cấu vốn đầu tư của doanh nghiệp vào du lịch sinh thái

(Nguồn: UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư các địa phương)

Du lịch sinh thái là một ngành kinh tế dịch vụ, vì vậy chủ trương của hầu hết địa phương là kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầ u tư, khai thác, phát triển hoạt động này. Đối với doanh nghiệp trong nước thì thành phần kinh tế nhà nước (gồm các doanh nghiệp 100% vốn và doanh nghiệp vốn nhà nước là chủ đạo ) chiếm số lượng nhỏ trong tổng số doanh nghiệp đầu tư. Cụ thể khu vực Lăng Cô (Thừa

Xem tất cả 249 trang.

Ngày đăng: 30/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí