Đánh Giá Các Yếu Tố Thành Công Then Chốt Cho Vùng Du Lịch Bắc Trung Bộ Và Các Trọng Điểm


Hsu (2011) [91]. Để làm được điều này, cần lấy mẫu lớn (trên 30 chuyên gia). Trong nghiên cứu này, do giới hạn về nhiều mặt, chúng tôi sử dụng phương pháp ước lượng đơn giản với việc xin ý kiến tám (08) chuyên gia nhằm tìm ra mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến thành công của VDLBTB (xem phụ lục 16a, 16b).

Bảng 3.18 đánh giá các yếu tố thành công then chốt (CSFs) cho VDLBTB và các trọng điểm của Vùng.

- Đối với VDLBTB:trong các yếu tố chính, các yếu tố ảnh hưởng mạnh là công tác bảo vệ môi trường (MT = 1,980), dịch vụ hỗ trơ và CSHT (DV = 1,374), công tác quảng bá cho DLST (MA = 1,331), chính sách quản lý (CS = 1,310), đào tạo nguồn nhân lực (NNL = 1,299), lợi thế vị trí (LT = 0,961). Trong đó đối với yếu tố “phụ thuộc” (2nd level) thì yếu tố bảo vệ môi trường (BVMT = 1,953) công tác này theo đánh giá vẫn là vấn đề mà chúng ta còn yếu. Công tác thông tin cho DLST với trọng số các chuyên gia cho khá cao (0,176), vì đây là yếu tố quan trọng để thúc đẩy sự phát triển DLST. Các yếu tố như CSHT & CSVCKT, đào tạo nhân viên, giáo dục cộng đồng, sự hỗ trợ cho doanh nghiệp, giá sản phẩm, sản phẩm đặc thù cũng là những nhân tố then chốt , cần phải được đẩy mạnh.

Trong nhóm yếu tố về môi trường thì yếu tố an ninh, an toàn được đánh giá có hệ số ảnh hưởng lớn (+2,006), đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch nói chung và DLST nói riêng VDLBTB, khi lo ngại về tình hình mất an ninh đang gia tăng đối với du khách trên thế giới . Tuy nhiên, công tác an ninh, an toàn cho DLST còn liên quan đến nhiều vấn đề như hệ thống cứu hộ du khách, việc chấn chỉnh các tệ nạn: ăn cắp, trộm, ăn xin v.v… tại các điểm du lịch. Đây là vấn đề mà chúng ta cần tiếp tục chấn chỉnh.

Mặc dù VDLBTB được đánh giá có sự đa dạng và mật độ hấp dẫn tài nguyên cao được cho điểm cao. Tuy nhiên, yếu tố lợi thế vị trí (LT) có trọng số thấp hơn các yếu tố khác, bởi yếu tố tài nguyên quan trọng nhưng nếu không quản lý, tổ ch ức hoạt động DLST tốt thì không phát triển hoạt động này, nhất là trong thời điểm hiện nay việc cạnh tranh điểm đến rất mạnh trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

117


Bảng 3.18: Đánh giá các yếu tố thành công then chốt cho Vùng du lịch Bắc Trung Bộ và các trọng điểm




(1) (2)=

(1)*(4)


(3) (4) (5) (6)= (4)*(5)


(7) (8)=

(7)*(4)


(9) 10=(9

)*(4)


(11) 12=(1

1)*(4)


(13) 14=(1

3)*(4)

m

Cấp độ 1 (1st level) Cấp độ 2 (2nd level)

Yếu tố chính

(Assessed element)

VDLBTB

Điểm Tổng điểm

Yếu tố phụ thuộc

(Assessed factor)


VDLBTB


TIỂU VÙNG I


TIỂU VÙNG II



Trọng

s

Điểm

Tổng

điểm

KV1

KV2

KV1

KV2

KV3


Điểm T/điểm

Điểm T/điểm

Điểm

T/điểm

Điểm

T/điểm

Điểm

T/điể

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

Nghiên cứu tiềm năng và các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại một số trọng điểm vùng du lịch Bắc Trung Bộ - 17

(15) 16=(1

5)*(4)

1. Lợi thế vị trí

(Local resources)

2. Quảng bá

(Marketing)

7,750 0,961


8,021 1,331

Sự đa dạng nguồn TN 0,143 7,44 0,922 7,44 0,922 7,31 0,907 7,44 0,922 7,44 0,922 7,06 0,876


Tính hấp dấn nguồn TN 0,143 7,50 0,930 7,50 0,930 6,75 0,837 7,50 0,930 7,50 0,930 6,94 0,860

Thông tin điểm đến 0,176 8,31 1,380 8,31 1,380 8,56 1,421 8,31 1,380 8,31 1,380 8,63 1,432


Giá sản phẩm 0,176 7,69 1,276 7,69 1,276 8,13 1,349 7,69 1,276 7,69 1,276 8,56 1,421


Sản phẩm đặc thù 0,176 8,06 1,338 8,06 1,338 8,25 1,370 8,06 1,338 8,06 1,338 8,31 1,380


3. DV hỗ trợ & CSHT 8,375 1,374 CSHT và CSVC 0,183 8,38 1,374 8,38 1,374 8,69 1,425 8,38 1,374 8,38 1,374 9,19 1,507

4. Đào tạo nguồn nhân

lực

7,875 1,299

Đào tạo nhân viên 0,165 7,63 1,258 7,63 1,258 7,63 1,258 7,63 1,258 7,63 1,258 7,94 1,310


Giáo dục cộng đồng 0,165 8,13 1,341 8,13 1,341 8,13 1,341 8,13 1,341 8,13 1,341 8,13 1,341


5. Chinh sách, quản lý 7,844 1,310 Sự hỗ trợ của NN 0,147 7,75 1,294 7,75 1,294 7,75 1,294 7,75 1,294 7,75 1,294 8,25 1,378

Công tác quản lý tổ

chức DLST

0,147 7,94 1,326 7,94 1,326 8,13 1,357 7,94 1,326 7,94 1,326 8,38 1,399

6. Yếu tố về môi trường 9,250 1,980

An ninh, an toàn 0,186 9,38 2,006 9,38 2,006 9,38 2,006 9,38 2,006 9,38 2,006 9,38 2,006


Bảo vệ môi trường 0,186 9,13 1,953 9,13 1,953 9,13 1,953 9,13 1,953 9,13 1,953 9,13 1,953

(Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả)

Ghi chú: - Tiểu vùng 1: Từ Quảng Bình – Phía bắc Thừa Thiên Huế (đến huyện Phong Điền, Quảng Điền), gồm: Khu vực 1 (KV1): VGQ Phong Nha; Kẻ Bàng – Biển Nhật

L- Cảnh Dương (Quảng Bình) và phụ cận; Biển Cửa Tùng – Cửa Việt (Quảng Trị) kéo dài đến biển Phong Điền; Quảng Điền (T hừa Thiên Huế) và phụ cận .

- Tiều vùng II: Từ gần p hía bắc Thừa Thiên Huế (huyện Hương Trà) - Quảng Ngãi, gồm: Khu vực 1 (KV1): Biển Cảnh Dương – Bạch Mã – Lăng Cô (Thừa Thiên Huế) – Bà Nà (Đà Nẵng) và phụ cận; Khu vực 2 (KV2): Biển Mỹ Khê - Bắc Mỹ An – Non Nước (Đà Nẵng) – Cửa Đại – Cù Lao Chàm (Quảng Nam) và phụ cận; Khu vực 3 (KV3): Khu vực biển Mỹ Khê – Cửa Đại (Quảng Ngãi) và phụ cận.

- Các KV1 (Tiểu vùng 1); KV1, KV2 (Tiểu vùng 2) được ch o điểm các yếu tố then chốt bằng điểm của VDLBTB. Các chuyên gia cho rằng sự phát triển DLST của VDLBTB đến năm 2020 chủ yếu tập trung tại 03 KV này và mỗi KV đều có những thế mạnh nhất định, xét về lợi thế ở tổng quát khá tương đồng nhau.


- Đối với các trọng điểm VDLBTB: Có 03 khu vực mà các chuyên gia cho rằng “điểm” các yếu tố thành công then chốt giống nhau và giống yếu tố thành công của VDLBTB (xem phụ lục 14b). Đó là: (1) VGQ Phong Nha, Kẻ Bàng - Nhật Lệ - Cảnh Dương (Quảng Bình) và phụ cận ; (2) Biển Cảnh Dương - Bạch Mã - Lăng Cô (Thừa Thiên Huế) - Bà Nà (Đà Nẵng) và phụ cận; (3) Biển Bắc Mỹ An - Non Nước (Đà Nẵng) - Cửa Đại - Cù Lao Chàm (Quảng Nam) và phụ cận .

Hầu hết các chuyên gia cho rằng: DLST tại VDLBTB chyếu phát triển ở ba khu vực này (có thể đến sau năm 2020). Các khu vực này có điều kiện về phân bố tài nguyên, môi trường xã hội, sự phát triển về DLST và CSHT & CSVCKT tương đối đồng nhất, lại nằm trên trục “đề án con đường di sản”(xem phụ lục 14b). Vì vậy, xét về “tổng thể” những yếu tố thành công then chốt của ba khu vực này giống nhau và cũng là yếu tố thành công của VDLBTB. Dựa vào bảng 3.18, đối với ba khu vực này cần tiếp tục đẩy mạnh yếu tố an minh an toàn, bảo vệ môi tường, CSHT & CSVCKT đặc biệt là các dịch vụ hỗ trợ cho khách như hthống vui chơi, giải trí v.v… cũng như các yếu tố về thông tin, sản phẩm đặc thù, giá sản phẩm.

+ Riêng khu vực biển Cửa Tùng – Cửa Việt (Quảng Trị) kéo dài đến biển Phong Điền, Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) và phụ cận: Theo đánh giá của các chuyên gia, khu vực này mới được khai thác, sự đầu tư so với các khu vực khác chưa cao, do vậy việc cho điểm ở một số yếu tố có phần thấp hơn so với các khu vực khác. Vì vậy, đối với khu vực này trong giai đoạn đến năm 2020, các yếu tố thành công ngoài nhóm các yếu tố môi trường, cần lưu tâm đến yếu tố CSHT&CSVCKT, yếu tố thông tin, sản phẩm đặc thù, giá sản phẩm v.v…

+ Khu vực biển Mỹ Khê – Cửa Đại (Quảng Ngãi) và phụ cận: Thực tế hiện nay, khách quốc tế đến miền Trung thường đi đến Quảng Nam rồi quay lại, rất ít khi đi đến Quảng Ngãi. Khu vực này mức độ đầu tư về DLST cũng chỉ mới bắt đầu vài năm lại đây. Vì vậy, theo các chuyên gia, cần đẩy mạnh việc nâng cao các yếu tố CSHT&CSVCKT phục vụ DLST, đẩy mạnh yếu tố thông tin về điểm đến, công tác đào tạo nhân lực và giá chương trình DLST phải hấp dẫn du khách v.v…

Kết hợp cách đánh giá của chuyên gia và du khách

Trong các yếu tố then chốt trên nhằm đi xa hơn nữa chúng tôi đã kết hợp cách


đánh giá của chuyên gia và du khách (xem mục 2.2.4.3). Du khách sẽ chọn yếu tố ảnh hưởng đến việc đi DLST của họ, một số yếu tố như sự hỗ trợ của nhà nước v.v… khách sẽ không đánh giá mà phải dựa vào chuyên gia. Thông qua điều tra 721 du khách bằng phần mềm LIMDEP V8.0 chúng tôi đã chạy phần ma trận (matrix) của mô hình hồi quy Logit nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của mỗi biến trong tổng thể biến (trường hợp này khá tương đồng với hệ số ảnh hưởng) thể hiện tại bảng 3.19.

Bảng 3.19: Uớc lượng ma trận (matrix) so sánh mức độ tác động của các yếu tố thông qua mô hình Logit

STT TÊN BIẾN

(Variable)

Hệ số βi

(Coefficient)

Sai số chuẩn

(standard error)

1. X1 ( Có mục đích DLST)

2.27765***

2.7262

2. X2 (Mức độ thông tin)

1.98144***

0.4554

3. X3 (Điều kiện an toàn)

3.02482***

0.5123

4. X4 (Giá chương trình DLST)

-0.60097*

0.4399

5. X5 (Loại hình DLST)

-0.00061ns

0.3355

6. X6 (Điều kiện CSHT &CSVC)

2.67372***

0.0027

7. X7 (Điều kiện thời tiết)

1.4761***

0.4825

8. X8 (Thời gian lưu trú)

2.3855***

0.3762

9. X9 (Bảo vệ môi trường)

3.58578***

0.4156

10. X10 (Sản phẩm đặc thù)

0.71575**

0.4663

(Nguồn: số liệu điều tra và tính toán của tác giả)


B VM T

ANINH

C S HT&C S VC

TTIN


S P DT


GIA


Khach xep hang (passive)

C.gia xep hang (Active)

Sơ đồ 3.3 thể hiện việc “gán” cách xếp hạng, bằng công cụ phần mềm Excel biểu hiện với 02 trục tung song song như sau:



Sơ đồ 3.3: Kết hợp cách xếp hạng theo phương pháp CSFs

cho Vùng du lịch Bắc Trung Bộ


Theo việc kết hợp hai cách đánh giá tại bảng 3.20, chúng ta thấy các yếu tố an ninh, thông tin được cả khách và chuyên gia cho ở mức cao. Đây là các yếu tố cần phải luôn hướng đến và giữ ở mức cao nhất. Yếu tố này là “tất yếu” để phát triển DLST. Các yếu tố bảo vệ môi trường, CSHT & CSVC và sản phẩm đặc thù luôn phải cố gắng thúc đẩy. Yếu tố về giá luôn phải được duy trì.

Bảng 3.20: Kết hợp cả hai cách đánh giá với một số yếu tố

Yếu tố

Chuyên

gia

Khách

Cấp độ

Biện pháp sử dụng

Thông tin

1,380

1,98144

Cân bằng

Sử dụng các biện pháp thúc đẩy. C/lược sử dụng là “tăng trưởng tập trung”

An ninh, an toàn

2,006

3,02482

Cân bằng

CSHT và CSVC

1,374

2,67372

Mong muốn

Sử dụng các biện pháp đẩy

mạnh. Chiến lược sử dụng là phát triển hội nhập

Bảo vệ môi trường

1,953

3,58578

Mong muốn

Giá chương trình DLST

1,276

- 0,60097

Duy trì

Sử dụng các biện pháp nhằm

duy trì. Chiến lược sử dụng là

tăng trưởng đa dạng.

Sản phẩm đặc thù

1,338

0.71575

Duy trì

(Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả)

* Ghi chú: Việc so sánh dựa trên tỷ lệ từng yếu tố trong tổng thể; dao động (Δd = 5%)

* Đối với các trọng điểm: Các khu vực: VGQ Phong Nha; Kẻ Bàng - Biển Nhật Lệ - Cảnh Dương (Quảng Bình) và phụ cận (Tiểu vùng I); Biển Cảnh Dương - Bạch Mã - Lăng Cô (Thừa Thiên Huế) - Bà Nà (Đà Nẵng) và phụ cận; Biển Bắc Mỹ An - Non Nước (Đà Nẵng) - Cửa Đại - Cù Lao Chàm (Quảng Nam) và phụ cận (Tiểu vùng II). Các yếu tố thành công then chốt kết hợp 02 cách đánh giá cần quan tâm giống như các yếu tố VDLBTB. Riêng tại hai khu vực: Biển Cửa Tùng – Cửa Việt (Quảng Trị) kéo dài đến biển Phong Điền; Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) và phụ cận (Tiểu vùng I); Khu vực biển Mỹ Khê – Cửa Đại (Quảng Ngãi) và phụ cận (Tiểu vùng II). Mặc dù một số yếu tố then công then chốt được các ch uyên gia cho điểm khác nhau so với các vùng . Tuy nhiên, mức độ khác biệt về thứ tự ảnh hưởng không lớn. Do đó, đối với các trọng điểm này, phải cố gắng để yếu tố an ninh, thông tin cần phải đạt ở mức cao. Đồng thời thúc đẩy các yếu tố bảo vệ môi trường, CS HT & CSVC và sản phẩm đặc thù và phải có chiến lược duy trì mức g iá hấp dẫn để thu hút khách đến.


Tóm tắt chương 3

Qua kết quả đánh giá tiềm năng DLST tại VDLBTB đã cho chúng ta thấy, TNDL tnhiên ở VDLBTB không chỉ phong phú mà có giá trị cao. Trong đó , có nhiều tài nguyên du lịch có khả năng thu hút và khả năng khai thác cao và có thể tổ chức các sản phẩm du lịch rất đặc thù . Điều này có ý nghĩa lớn trong việc thúc đẩy DLST của VDLBTB phát triển.

Thực trạng phát triển hoạt động DLST những năm qua tại vùng có có những bước khởi sắc. Số lượng khách tăng nhanh với tốc độ phát triển bình quân từ năm 2005 – 2010 đạt 1,19 lần (119%), giá trị mới của DLST tạo ra là khá cao, đóng góp vào hiệu quả kinh tế của vùng. Công tác quy hoạch DLST cũng đã từng bước được triển khai, số lượng dự án đầu tư vào DLST tăng nhanh những năm gần đây . Công tác quảng bá và đào tạo nguồn nhân lực đã từng bước được nâng cao. Công tác quản lý tài nguyên, công tác giáo dục môi trường ngày càng được củng cố, chú trọng.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được, mức độ khai thác tài nguyên và phát triển hoạt động DLST của VDLBTB vẫn chưa cao, còn tồn tại nhiều bất cập. Thiếu định hướng và quy hoạch DLST tổng thể cho từng tiểu vùng hoặc cấp vùng. Việc đầu tư dự án DLST chủ yếu vẫn nằm ở các tài nguyên có cảnh quan đẹp, thuận lợi và ít có loại hình mới. Công tác quản lý , tổ chức hoạt động DLST còn nhiều chồng chéo. Việc giáo dục môi trường cho các đối tượng tham gia vào DLST vẫn chưa được thường xuyên liên tục v.v… điều này đã làm hạn chế sự phá t triển hiệu quả hoạt động DLST của VDLBTB.

Nhằm có định hướng tiếp cận các nguồn lực để đề ra các giải pháp phát triển

DLST tại các trọng điểm của VDLBTB, đề tài đã đi sau nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển khách DLST đến vùng thông qua việc ước lương mô hình Logit. Ngoài ra, đề tài cũng áp dụng phương pháp đánh giá các yếu tố thành công then chốt (The critical success factors method – CSFs) nhằm cho chúng ta thấy rõ hơn mức độ ảnh hưởng từng yếu tố, để từ đó đề ra chiến lược và biện phá p hợp lý nhằm thúc đẩy hoạt động DLST.


Chương 4

ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN

DU LỊCH SINH THÁI TẠI MỘT SỐ TRỌNG ĐIỂM

VÙNG DU LỊCH BẮC TRUNG BỘ


Để làm cơ sở đưa ra những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển hoạt động DLST tại các trọng điểm VDLBTB, cần xây dựng những định hướng phát triển DLST phù hợp với điều kiện của ngành và chủ trương của Đảng và Nhà nước .

4.1 Định hướng phát triển du lịch sinh thái

4.1.1 Quan điểm định hướng

- Việc phát triển DLST phải phù hợp với chủ trương, qu an điểm về phát triển hoạt động du lịch của Đảng và Nhà nước , Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của các địa phương trong vùng, Chiến lược phát triển của du lịch Việt Nam.

- Phát triển DLST phải gắn với việc bảo tồn và cải thiện môi trường tức phải

giải quyết mối quan hệ lợi ích hài hòa giữa phát triển kinh t ế và bảo vệ môi trường .

- Phát triển DLST phải góp phần hỗ trợ với các loại hình du lịch khác, đặc biệt

là DLVH, phát huy đựơc giá trị cộng hưởng của chúng.

- Phát triển DLST phải đóng góp vào sự phát triển kéo theo của các ngành kinh tế. Đặc biệt đóng góp vào sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp , nông thôn, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội tại các vùng sâu, vùng xa, góp phần khôi phục và phát triển các ngành nghề thủ công, văn hóa truy ền thống tại địa phương.

- Ưu tiên phát triển các loại hình DLST đặc thù, các loại hình DLST thuộc thế mạnh của từng điểm, từng cụm du lịch, các loại hình DLST đóng vai trò kích thích sự phát triển của các loại hình khác. Không phát triển ồ ạt thiếu sự qu ản lý.

4.1.2 Định hướng tổng quát

4.1.2.1 Mục tiêu tổng quát

- Đẩy mạnh và tăng hiệu quả hoạt đ ộng bảo tồn, duy trì và phát triển tính đa dạng sinh học, cân bằng hệ sinh thái của vườn quốc gia, các khu bảo tồn, các điểm tài nguyên đầm phá, rừng, biển, sông, suối, hồ v.v...

- Đóng góp vào hiệu quả kinh tế của ngành du lịch, đưa du lịch thật sự là


ngành kinh tế mũi nhọn. Để đạt được mục tiêu đã đề ra trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của các địa phương là phấn đấu doanh thu của ngành du lịch tăng 20% hàng năm. Trong đó, tốc độ phát triển bình quân về số lượng khách giai đ oạn từ năm 2010 đến 2015 đạt từ 1,2 đến 1,6 (lần) và từ 1,4 đ ến 2,3 giai đoạn 2015 đến 2020 (Nguyễn Quyết Thắng, 2011) [47]. Với mục tiêu đề ra như trên, đến năm 2015 số lượng khách DLST phải cố gắng phấn đấu đạt ít nhất 22,5% trên tổng số khách và khoảng 26% năm 2020.

- Góp phần đa dạng hóa các loại hình du lịch, kéo dài ngày lưu trú bình quân của du khách đến vùng lên 3,0 ngày (năm 2015) và trên 3,5 ngày (năm 2020). Như vậy, DLST phải đóng góp vào việc kéo dài ngày lưu trú bình quân của khách lên khoảng 1,0 ngày (năm 2015) và 1,2 ngày (năm 2020).

- Tạo thêm công ăn việc làm, phát triển ngành nghề thủ công truyền thống, tăng thu nhập cho dân cư địa phương, thúc đẩy việc chuyển đổ i cơ cấu nông nghiệp, nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống cho dân cư sống quanh vườn quốc gia, đầm phá, vùng biển, vùng núi v.v...

- Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vùng, góp phần giúp du khách nhận

thức đúng và có kinh nghiệm về địa phương.

4.1.2.2 Tính toán các chỉ tiêu dự báo

Cơ sở dự báo

Chúng tôi chyếu sử dụng phương pháp chuyên gia dự đoán. Đây là một trong những phương pháp được đánh giá cao trong lĩnh vực du lịch nhất là trong giai đoạn hiện nay. Do đặc thù của sản phẩ m du lịch rất nhạy bén đối với những biến động của tình hình kinh tế - chính trị thế giới. Các thông tin để làm cơ sở cho các chuyên gia dự báo chủ yếu dựa vào những căn cứ như chiến lược phát triển kinh tế xã hội của các địa phương VDLBTB đến năm 2020 và Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 ; các số liệu về hiện trạng và xu thế tăng trưởng của dòng khách du lịch đến Việt Nam nói chung và VDLBTB, các tính toán dbáo ngành , các d án đầu tư và chuẩn bị đầu tư trong ngành du lịch v.v…(xem phụ lục 8).

Xem tất cả 249 trang.

Ngày đăng: 30/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí