ĐỊA PHƯƠNG SỐ DỰ ÁN | Q/MÔ ĐẦU TƯ GHI CHÚ | ||
- Quảng Bình | (dự án) 18 | (tỷ đồng) 2.458,6 | Tính cả vốn Dự án PTDL bền vững |
tiểu vùng Sông Mê Kong | |||
- Quảng Trị | 7 | 1.536,8 | - |
- Thừa Thiên Huế | 38 | 30.550,0 | - |
- Đà Nẵng | 35 | 28.645,0 | - |
- Quảng Nam | 16 | 10.648,0 | Dự án Khu du lịch Bãi rồng (400 ha |
– 4 tỷ USD) đã bị rút GPĐT | |||
- Quảng Ngãi | 9 | 2.376,8 | - |
Tổng cộng | 127 | 76.215,2 | - |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên Cứu Tiềm Năng Du Lịch Sinh Thái Tại Một Số Trọng Điểm Vùng Du Lịch Bắc Trung Bộ
- Điểm Đánh Giá Khả Năng Thu Hút Và Khai Thác Tài Nguyên Tiểu Vùng I
- Công Tác Tổ Chức Quảng Bá Phát Triển Thị Trường Khách Du Lịch Sinh Thái
- Nghiên Cứu Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Tại Các Trọng Điểm Vùng Du Lịch Bắc Trung Bộ
- Đánh Giá Các Yếu Tố Thành Công Then Chốt Cho Vùng Du Lịch Bắc Trung Bộ Và Các Trọng Điểm
- Tổng Vốn Đầu Tư Nghìn Tỷ Đồng 36,3 (Gđ 2011 – 2015) 50,1 (Gđ 2016- 2020)
Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.
Bảng 3.9: Số dự án về du lịch sinh thái đã và đang triển khai tại Vùng du lịch Bắc Trung Bộ từ năm 2006 – 2010
Ghi chú: + Quy mô vốn được tổng hợp trên GPĐT được cấp đến thời điểm 31/12/2010
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các địa phương và tổng hợp của tác giả)
Riêng nguồn vốn đầu tư cho các dự án phát triển DLST đã tăng nhanh trong những năm gần đây. Với tổng vốn (tính trên giấy phép đăng ký kinh doanh) giai đoạn 2006 – 2010 là 76.215,2 tỷ đồng (xem bảng 3.9). Trong đó có nhiều địa phương như Đà Nẵng; Thừa Thiên Huế … thu hút được vốn đầu tư lớn. Số lượng dự án DLST tập trung nhiều tại Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng thể hiện tại bảng 3.9. Riêng Thừa Thiên Huế chỉ tính trong năm 2008 và đầu năm 2009 đã có 19 dự án trong nước và ngoài nước được cấp chứng nhận đầu tư với tổng nguồn vốn 756 triệu USD. Tuy nhiên, nhiều dự án triển khai rất chậm, vì vậy nguồn vốn thực tế đầu tư các dự án ở nhiều địa phương mới chỉ đạt khoảng 30% - 40% so với vốn đăng ký.
3.3 Đánh giá mức độ khai thác tiềm năng và hiệu quả của hoạt động du lịch sinh thái tại các trọng điểm Vùng du lịch Bắc Trung Bộ
3.3.1 Đánh giá mức độ khai thác tiềm năng du lịch sinh thái
Dựa trên việc nghiên cứu t iềm năng du lịch tại mục 3.1; chúng ta thấy VDLBTB được đánh giá là có tiềm năng lớn về DLST với nhiều tài nguyên có khả năng thu hút và khả năng khai thác cao. Tuy nhiên, trong nhiều năm trước đây, do chỉ tập trung chủ yếu vào khai thác nguồn tài nguyên d u lịch văn hóa nên việc khai thác các nguồn tài nguyên này vào phục vụ du lịch vẫn chưa được quan tâm nhiều.
Kể từ vài năm trở lại đây, đặc biệt là sau năm 200 3, đã có nhiều dự án vừa và lớn do các đơn vị kinh doanh du lịch đầu tư vào một số địa điểm như biển Nhật Lệ (Quảng Bình), biển Lăng Cô – Cảnh Dương, VQG Bạch Mã (Thừa Thiên Huế), Khu vực biển Mỹ Khê - Bắc Mỹ An – Non Nước (Đà Nẵng), Cù Lao Chàm (Quảng Nam) ...
Tên tài nguyên | Các tổ chức tham gia khai thác | Mức độ khai thác so với tiềm năng | |||||||
Các tổ chức Huyện, Xã | Dân địa phương | Ban QL khu bảo tồn | Các đơn vị kinh doanh DL | Khác | Cao | Khá | TB | Thấp | |
TIỂU VÙNG 1: QUẢNG BÌNH – PHÍA BẮC THỪA THIÊN HUẾ | |||||||||
VQG Phong Nha – Kẻ Bàng | X | X | X | X | X | X | |||
Đèo Ngang | X | X | X | X | |||||
Biển Nhật Lệ - Cảnh Dương | X | X | X | X | X | ||||
Suối khoáng Bang | X | X | X | X | |||||
Vũng Chùa - Đảo Yến | X | X | X | X | X | ||||
Biển Cửa Tùng – Cửa Việt | X | X | X | X | X | ||||
Đảo Cồn Cỏ | X | X | X | X | X | ||||
TIỂU VÙNG 2: BẮC THỪA THIÊN HUẾ - QUẢNG NGÃI | |||||||||
VQG Bạch Mã | X | X | X | X | |||||
Biển Cảnh Dương – Lăng Cô | X | X | X | X | X | ||||
Suối Voi – Nhị Hồ | X | X | X | X | |||||
Núi Bà Nà – Suối Mơ | X | X | X | ||||||
Bán đảo Sơn Trà | X | X | X | X | X | X | |||
Biển Nam Ô – Xuân Thiều | X | X | X | X | X | ||||
Biển Mỹ Khê – Non Nước | X | X | X | X | X | ||||
Biển Thanh Bình | X | X | X | X | |||||
Cù Lao Chàm | X | X | X | X | X | ||||
Biển Điện Ngọc (Quảng Nam) | X | X | X | X | |||||
Biển Cửa Đạị (Hội An) | X | X | X | X | |||||
Mỹ Khê – Cửa Đại (Q. Ngãi) | X | X | X | X | |||||
Biển Rạng – Dung Quất | X | X | X | X | X | X |
Bảng 3.10: Bảng tổng hợp mức độ khai thác một số tài nguyên tự nhiên phục vụ du lịch tại Vùng du lịch Bắc Trung Bộ
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp các địa phương VDLBTB; Hiệp hội Du lịch Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và khảo sát, điều tra của tác giả)
Theo khảo sát của chúng tôi thì việc khai thác tiềm năng DLST không đồng đều ở từng tiểu vùng, khu vực trọng điểm và điểm tài nguyên . Tuy nhiên, do quy mô của mỗi khu vực và điểm tài nguyên khác nhau, vì vậy nếu đánh giá mức độ khai thác so với tiềm năng của từng tài nguyên, chúng tôi đã sử dụng phương pháp
đánh giá thông qua điều tra 11 chuyên gia cho điểm (xem phụ lục 5a, 5b) cho một số tài nguyên đã có hoạt động DLST phát triển, có mức độ đầu tư cao trong những năm gần đây. Số điểm các chuyên gia cho được quy đổi theo mức cao, khá, trung bình, thấp (xem phục lục 5a) thể hiện tại 3.10.
Các tài nguyên trọng điểm là các tài nguyên có mức độ đầu tư và ph át triển
hoạt động DLST cao nhất trong vùng. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay, nếu so với tiềm năng của tài nguyên việc khai thác vẫn chỉ ở mức khá và trung bình. Các tài nguyên được khai thác ở mức khá thể hiện tại bảng 3.10 phần lớn là những tài ngu yên biển có vị trí thuận lợi như khu vực biển Mỹ Khê – Non Nước (Đà Nẵng) có số điểm tổng hợp là: 12,42 điểm, Khu vực biển Cửa Đại (Hội An): 12,23 điểm (xem phụ lục 5b) v.v... Nhiều tài nguyên mặc dù có tiềm năng lớn như Phá Tam Giang – Cầu Hai (Thừa Thiên Huế) v.v... các chuyên gia không đánh giá vì mức độ đầu tư đang còn ở giai đoạn đầu và việc tổ chức hoạt động DLST chỉ mới phát triển.
Qua khảo sát thực tế của chúng tôi vào năm 2010, thì tại các tài nguyên trọng điểm có lợi thế như biển Cảnh Dương – Lăng Cô (Thừa Thiên Huế), biển Mỹ Khê – Non Nước, biển Nam Ô – Xuân Thiều (Đà Nẵng), biển Cửa Đại (Quảng Nam) v.v... đã có rất nhiều dự án được cấp phép đầu tư. Tuy nhiên, ngoài một số khu vực như đoạn bờ biển Mỹ Khê - Bắc Mỹ An – Non Nước (Đà Nẵ ng), biển Cửa Đại (Quảng Nam) đã được đầu tư khá hoàn chỉnh với nhiều khu du lịch đẹp và nhiều loại hình DLST. Còn tại nhiều khu vực khác có nhiều nhiều dự án đã được cấp phép vẫn chưa đầu tư hoặc đầu tư dở dang gây ảnh h ưởng đến mỹ quan, môi trường và hiệu quả hoạt động DLST của vùng. Ngoài các điểm tài nguyên đã được nêu trên, tại các điểm tài nguyên khác có vị trí ít thuận lợi hơn trong vùng mức độ đầu tư vẫn đang còn ở mức thấp. Nhiều tài nguyên có cảnh quan rất đẹp nhưng ở vùng sâu, vùng xa ngoài khu vực trọng điểm như ven tuyến đường Hồ C hí Minh v.v…vẫn chưa có sự đầu tư.
3.3.2 Hiệu quả của hoạt động du lịch sinh thái
3.3.2.1. Hiệu quả kinh tế của du lịch sinh thái
Đối với thế giới, đã có nhiều nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động DLST đứng ở cấp địa phương và quốc gia như nghiên cứu của Lindberg, K., J. Enriquez. (1994) [90] và Bennett, J (1995) [77]. Tuy nhiên, đối với Việt Nam đến thời điểm này, việc đánh giá hiệu quả kinh tế DLST mới chỉ tập trung vào một khu
du lịch hay điểm tài nguyên, chưa có mộ t công trình đánh giá đầy đủ và toàn diện về hiệu quả kinh tế của DLST đối với một địa phương hay một vùng. Trong luận án này chúng tôi đã cố gắng đi vào đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động DLST tại các trọng điểm VDLBTB, đây cũng chính là hoạt động DL ST của VDLBTB hiệnnay(xem mục 2.2.1.1) thông qua việc đóng góp trực tiếp vào hiệu quả hoạt động du lịch và kinh tế của vùng .
a. Chi tiêu bình quân của khách du lịch sinh thái
Khác với một số ngành sản xuất vật chất khác, việc đánh giá hiệu quả kinh tế người ta thường xem xét bắt đầu từ các yếu tố đầu vào. Riêng đối với hoạt động du lịch nói chung và DLST nói riêng, v iệc đánh giá hiệu quả kinh tế thường xuất phát từ việc xem xét chi tiêu của khách du lịch. Tuy nhiên, chi tiêu của khách du lịch lại bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như sự phát triển dịch vụ phục vụ khách, đối tượng khách, số ngày lưu trú bình quân v.v…
Đầu năm 2009, lần đầu tiên Tổng cục Thống k ê đã tiến hành điều tra chi tiêu
của khách du lịch với quy mô lớn (Tổng cục Thống kê, 2010) [55]. Đây là cơ sở để tính toán doanh thu hoạt động du lịch nói chung và DLST nói riêng của vùng. Tuy nhiên để chính xác hơn, trong điều tra của năm 2010 , chúng tôi đã đưa thêm vào phần điều tra chi tiêu của khách DLST thông qua điều tra chi tiêu của một ngày khách đến vùng (điều tra của Tổng cục Thống kê là điều tra về chi tiêu của khách du lịch nói chung). Kết quả điều tra của 1216 mẫu được thể hiện trong bảng 3.11.
Bảng 3.11: Chi tiêu bình quân của khách du lịch sinh thái đến vùng
1. Lưu trú | 526,24 | 171,04 | 265,70 | 115,20 |
2. Ăn uống | 393,39 | 166,07 | 196,63 | 74,68 |
3. Vận chuyển | 304,43 | 171,92 | 168,84 | 82,3 |
4. Tham quan, hướng dẫn | 155,80 | 38,66 | 62,73 | 22,18 |
5. Mua hàng hoá | 288,85 | 97,47 | 94,74 | 36,63 |
6. Vui chơi, giải trí | 82,15 | 49,31 | 66,47 | 19,78 |
7. Khác | 119,31 | 39,01 | 86,26 | 28,16 |
Chi tiêu BQ 1 ngày khách | 1.870,1 | 743,47 | 941,37 | 388,93 |
(ĐVT: nghìn đồng)
KHÁCH DU LỊCH KHÁCH DLST |
Quốc tế Nội địa Quốc tế Nội địa |
(Nguồn: Tổng cục Thống kê và điều tra của tác giả)
Chi tiêu ngày khách của khách DLST tại VDLBTB thấp hơn nhiều chi tiêu của khách du lịch nói chung đến vùng. Điều này đã phản ánh hiệu quả khai thác khách DLST vẫn chưa tốt. Chi tiêu của khách DLST ở hầu hết các lĩnh vực như lưu trú, ăn uống, vận chuyển, mua sắm hàng hóa v.v… đều thấp hơn nhiều so với khách du lịch đến vùng (chủ yếu là du lịch văn hóa) , do việc phát triển các dịch vụ tại các điểm tài nguyên chưa mạnh do đó đã không “thu thêm” được của khách, đặc biệt là khách quốc tế.
b. Hiệu quả kinh tế của hoạt động du lịch sinh thái
Các chỉ tiêu: số lượng khách, ngày khách, chi tiêu bình quân của khách DLST có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động DLST . Doanh thu DLST năm 2010 là 1.025,37 tỷ đồng, với tốc độ phát triển bình quân từ năm 2005 – 2010 là 123% (hay 1,23 lần) hay tăng trưởng bình quân là 23%/ mỗi năm. (xem bảng 3.6).
Hiệu quả hoạt động DLST được tính toán thông qua chỉ tiêu như giá trị sản suất (GO) và giá trị tăng thêm (VA). Việc tính các chỉ tiêu này theo phương pháp SNA (hệ thống tài khoản quốc gia). Trong đó giá trị sản xuất (GO) được tính dựa vào doanh thu DLST. So với UNWTO và nhiều nước trên thế giới, chỉ tiêu GO và VA đều được tính dựa vào phương pháp sản xuất (VA = GO – IC) nhưng cách xác định có phần khác nhau. GO và IC để tính VA trong tài khoản vệ tinh du lịch – TSA của Việt Nam được tính dựa trên hệ số quy đổi về giá trị sản xuất theo doanh thu và tỷ trọng chi phí trung gian (xem phụ lục 11a và 11b) chiếm trong giá trị sản xuất. Các số liệu về tỷ trọng này dựa trên kết quả nghiên cứu của T ổng cục Thống kê trong nhiều năm. Còn đối với UNWTO và một số nước số liệu này được tính dựa
trên số liệu thực tế của các ngành liên quan đến hoạt động du lịch. Với cách tính trên, đối với UNWTO và nhiều nước người ta dễ tổng hợp và sử dụng chỉ tiêu GDP phổ biến hơn so với GO.
Bảng 3.12 cho thấy: giá trị sản xuất (GO) của hoạt động DLST năm 2010 đạt 886,18 tỷ đồng, gấp 2,69 lần so với giá trị GO năm 2005 của Hiệp hội Du lịch Thừa Thiên Huế (2006b) [18] ước tính (bằng 330 tỷ đồng); giá trị tăng thêm (VA) của DLST là 508,72 tỷ đồng (bằng 57,4% GO); giá trị IC là 377,46 tỷ đồng (bằng 42,59% GO). Giá trị tỷ trọng của VA lớn hơn tỷ trọng của IC cho thấy hiệu quả phần
giá trị mới tạo ra của hoạt động DLST khá cao. Tỷ trọng IC trong GO của DLST cũng khá tương đồng với tỷ trọng IC chung của hoạt động du lịch năm 2007 là 42,53% (Nguyễn Thị Tuyết Nhung, 2011) [30, 121].
Bảng 3.12: Hiệu quả du lịch sinh thái Vùng du lịch Bắc Trung Bộ năm 2010
(ĐVT: tỷ đồng)
1. Lưu trú | 294,74 | 294,74 | 123,79 | 170,95 |
2. Ăn uống | 217,56 | 174,05 | 73,10 | 100,95 |
3. Vận chuyển | 196,22 | 196,22 | 88,69 | 107,53 |
4. Thăm quan, hướng dẫn | 64,66 | 64,66 | 25,99 | 38,66 |
5. Mua hàng hoá | 100,72 | 5,04 | 1,51 | 3,53 |
6. Vui chơi, giải trí | 64,86 | 64,86 | 27,56 | 37,29 |
7. Khác | 86,61 | 86,61 | 36,81 | 49,80 |
* Tổng cộng | 1.025,37 | 886,18 | 377,46 | 508,72 |
(Nguồn: Tổng hợp, tính toán của tác giả)
Trong cơ cấu giá trị tăng thêm (VA) thì chủ yếu là giá trị tăng thêm từ dịch vụ lưu trú, ăn uống và vận chuyển. Riêng giá trị tăng thêm (VA) của mua sắm hàng hóa chiếm tỷ trọng nhỏ (3,53 tỷ đồng). Điều này phản ánh việc phát triển các dịch vụ bổ sung của chúng ta còn yếu. Tỷ lệ giá trị tăng thêm (VA) của DLST năm 2005 chiếm 1,67% trong GDP du lịch của cả vùng (Hiệp hội Du lịch Thừa Thiên Huế, 2006b) [18]. Đến năm 2010 tỷ lệ này chiếm gần 4% trong GDP du lịch của cả vùng (là 12.813,2 tỷ đồng), tăng gấp 2,4 lần so với năm 2005. Theo dự đoán của nhiều chuyên gia, tỷ lệ này s ẽ tăng nhanh trong nhưng năm tiếp theo. Điều này thể hiện sự đóng góp ngày càng tăng của DLST trong hiệu quả của hoạt động du lịch tại VDLBTB. Kết quả bảng 3.13 cũng cho thấy: GO của khách DLST quốc tế cao hơn GO của khách DLST nội địa, chủ yếu do chi tiêu và ngày lưu trú bì nh quân của khách DLST quốc tế lớn hơn so với khách nội địa. Điều này phản ánh rõ nét hiệu quả khai thác khách DLST quốc tế so với khách nội địa. Nếu xem xét chỉ tiêu hiệu quả tính trên một lao động năm 2010, chúng ta thấy chỉ tiê u GO/LĐ là 72,45 triệu đồng, VA/LĐ là 41,59 triệu đồng thể hiện tại bảng 3.13.
Bảng 3.13: Hiệu quả hoạt động du lịch sinh thái tính trên khách du lịch
1. GO | tỷ đồng | 331,14 | 555,04 | 886,18 |
2. IC | tỷ đồng | 141,29 | 236,17 | 377,46 |
3. VA | tỷ đồng | 189,85 | 318,87 | 508,72 |
II. Hiệu quả tính trên 1 đồng chi phí IC | ||||
1. GO/IC | lần | 2,34 | 2,35 | 2,35 |
2. VA/IC | lần | 1,34 | 1,35 | 1,35 |
III. Hiệu quả tính trên 1 khách du lịch sinh thái | ||||
1. GO/khách | 1000đ/khách | 212,43 | 682,12 | 373,52 |
2. VA/khách | 1000đ/khách | 121,79 | 391,88 | 214,42 |
IV. Hiệu quả tính trên lao động | ||||
1. GO/LĐ | trđ/lđ | - - 72,45 | ||
2. VA/LĐ | trđ/lđ | - - 41,59 |
(Nguồn: Tổng hợp, tính toán của tác giả)
Các chỉ tiêu nêu trên vẫn chỉ mang tính tương đối. Vì vậy, để có cơ sở so sánh chúng tôi đã đi sâu tìm hiểu chỉ tiêu này tại một số đơn vị du lịch, tiêu biểu là Khu nghỉ mát Lăng Cô (4 sao) - Thừa Thiên Huế. Kết quả kinh doanh của Khu nghỉ mát Lăng Cô được thể hiện qua bảng 3.14.
Bảng 3.14: Kết quả kinh doanh của Khu nghỉ mát Lăng Cô từ 2008 - 2010
1. Tổng số khách | lượt khách | 22.760 | 23.769 | 24.422 104 |
2. Tổng số ngày khách | ngày khách | 35.050 | 38.030 | 39.808 107 |
3. Tổng doanh thu | tr. đồng | 14.434,5 | 16.266,7 | 17.910,1 111 |
4. Số lao động | người | 107 | 115 | 120 106 |
5. Ngày lưu trú bình quân | ngày | 1,54 | 1,6 | 1,63 103 |
(Nguồn: Số liệu Khu nghỉ mát Lăng Cô)
Số liệu bảng 3.14 và biểu đồ 3.4 cho thấy: chỉ tiêu bình quân chung năm 2010 của khu nghỉ mát Lăng Cô: GO/khách (700.020 đồng) và VA/khách (405.330 đồng) và GO/LĐ là 136,63 triệu đồng; VA/LĐ là 79,11 triệu đồng, cao hơn rất nhiều so với
mức bình quân DLST đến vùng. Điều này có thể thấy rõ do ngày lưu trú bình quân của khách tại khu nghỉ mát là 1,63 ngày, giá phòng bình quân của Khu nghỉ mát Lăng Cô cao hơn so với chi tiêu về lưu trú của . Chỉ tiêu GO/LĐ của Khu nghỉ mát Lăng Cô lớn hơn so với bình quân một số ngành khác tại khu vự c (UBND Huyện Phú Lộc, 2011) [71] và đều tăng qua các năm từ 2008 - 2010. Điều này một phản ánh một phần hiệu quả hoạt động du lịch và giá trị tăng thêm (VA) của hoạt động DLST tạo ra sẽ ngày càng cao.
132
55 61.1
765 0.2
8639.3
9 492.7
149 19
1 6395.9
11.4
62 79.7
6902 .2
40000
30000
20000
10000
0
20 08 200 9 2010
GTGT (VA) G TTG (IC) G TXS (GO)
Biểu đồ 3.4: Hiệu quả kinh doanh của Khu nghỉ mát Lăng Cô từ 2008 – 2010
(Nguồn: Số liệu Khu nghỉ mát Lăng Cô và tính toán của tác giả)
Nhìn chung: Kết quả việc xem xét hiệu quả k inh tế hoạt động DLST đã cho thấy, việc phát triển hoạt động DLST đem lại giá trị mới làm ra của DLST là khá cao. Tuy nhiên, giá trị sản xuất (GO) và giá trị tăng (VA) DLST bình quân của vùng so với một số đơn vị du lịch vẫn có sự cách biệt nhau, chủ yếu do thời gian lưu trú và chi tiêu của khách khác nhau. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế của hoạt động này, cần đẩy mạnh việc phát triển các dịch vụ nhằm tạo nguồn thu từ khách và nâng cao thời gian lưu trú của khách trong DLST.
3.3.2.2 Hiệu quả xã hội và môi trường của du lịch sinh thái
- Về mặt xã hội: Sự phát triển hoạt động DLST tại VDLBTB những năm gần đây đã góp giải quyết công ăn việc làm đặc biệt là ở những vùng nông thôn, vùng sâu; cải thiện thu nhập cho người dân địa phương nơi có phát triển hoạt động DLST . Kết quả khảo sát 12 khu du lịch tại VDLBTB năm 2011 cho thấy: việc thu hút người địa phương vào làm việc tại các khu du lịch tăng nhanh (Nguyễn Quyết Thắng, 2011) [47]. Nghiên cứu điển hình tại Khu nghỉ mát Lăng Cô cho thấy tỷ lệ thu hút lao động địa phương rất cao năm 2010 chiếm 93,6%/ tổng số lao động, số