Bảng 2.3: Trình tự nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Nội dung công việc | Phương pháp áp dụng, thu thập | Số liệu | ||
Thứ cấp | Sơ cấp | |||
1. | Nghiên cứu tổng quan về tiềm năng và phát triển DLST, cơ sở lý luận và | Thu thập tài liệu có sẵn, nghiên cứu tổng quan tài liệu thứ cấp, nghiên cứu chuyên khảo, trao đổi chuyên gia | | |
thực tiễn | ||||
- Khảo sát thực địa các tài nguyên | ||||
2. | Nghiên cứu tiềm năng DLST tại các trọng điểm | DLST kết hợp nghiên cứu bả n đồ - Điều tra chuyên gia; điều tra khảo | | |
VDLBTB | sát thực địa; thu thập tài liệu; phỏng | |||
vấn thu thập thông tin | ||||
- Phương pháp đánh giá giá trị tiềm | ||||
năng DLST | ||||
- Khảo sát thực tế, phỏng vấn trao | ||||
3. | Đánh giá thực trạng và kết quả phát triển DLST | đổi, thu thập thông tin - Phương pháp thống kê, phân tích | | |
định tính, định lượng | ||||
- Phương pháp so sánh | ||||
4. | Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển DLST tại các trọng | - Phương pháp toán kinh tế - Phương pháp yếu tố thành công then chốt (CSFs); Phương pháp chuyên gia | | |
điểm VDLBTB | (Delphi) | |||
- Phương pháp phân tích xu hướng, | ||||
5. | Định hướng và các giải pháp phát triển DLST | đánh giá, phân loại, phân tích lợi thế - Phương pháp Matrận, mô hình hóa, | | |
thiết kế tuyến du lịch |
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Thực Tiễn Về Nghiên Cứu Tiềm Năng Và Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Ở Việt Nam
- Vị Trí Địa Lý, Lợi Thế So Sánh Của Vùng Du Lịch Bắc Trung Bộ Trong Chiến Lược Phát Triển Du Lịch Của Việt Nam Và Quốc Tế
- Các Khu Vực Và Tài Nguyên Trọng Điểm Vùng Du Lịch Bắc Trung Bộ Giai Đoạn Từ Nay Đến 2020
- Hệ Thống Chỉ Tiêu Đánh Giá Tiềm Năng Du Lịch Sinh Thái
- Nghiên Cứu Tiềm Năng Du Lịch Sinh Thái Tại Một Số Trọng Điểm Vùng Du Lịch Bắc Trung Bộ
- Điểm Đánh Giá Khả Năng Thu Hút Và Khai Thác Tài Nguyên Tiểu Vùng I
Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.
2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin
2.2.2.1 Thông tin và số liệu thứ cấp
Thông tin và số liệu thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau ở các cơ quan, ban ngành trung ương và các địa phương trong vùng du lịch, gồm: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch, Tổng cục Thống kê, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Lao động – TBXH, UBND tỉnh, Sở Kế hoạch – Đầu tư,
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch , UBND các huyện, xã của các địa phương VDLBTB, Hiệp hội Du lịch Việt Nam (VITA), Chi hội PATA Việt Nam, Hiệp hội du lịch các địa phương: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, các viện nghiên cứu, các trường đại học có liên quan đến nội dung nghiên cứu và các kết quả nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đã công bố trên các tạp chí chuyên ngành du lịch, tài chính, công nghiệp; thương mại; nông nghiệp và phát triển nông thôn, nghiên cứu kinh tế, kỷ yếu hội nghị, hội thảo, tạp chí khoa học...
2.2.2.2 Thông tin và số liệu sơ cấp
Thông tin và số liệu sơ cấp được thu thập để cung cấp dữ liệu c ho phương pháp đánh giá các nhân tố ảnh hưởng sự phát triển khách DLST - Mô hình tương quan hồi quy Logit, các chỉ tiêu về chi tiêu khách DLST, cơ cấu theo giới tính, độ tuổi và các chỉ tiêu khác, các thông tin phỏng vấn để nắm thực trạng phát triển DLST v.v…
- Thông qua phỏng vấn trực tiếp các cán bộ quản lý và chuyên môn tại các sở, ban, ngành tại các địa phương thuộc VDLBTB (nhất là Sở Văn hóa , Thể thao và Du lịch). Các cán bộ huyện, cán bộ quản lý điểm tài nguyên, cán bộ kinh doanh du lịch, du khách để nắm thực trạng tài nguyên và hoạt động DLST trên địa bàn.
- Chọn mẫu điều tra: Thông qua thực tế xu hướng đặc điểm, luồng khách đến VDLBTB, chúng tôi đã tổ chức hai cuộc điều tra:
+ Điều tra về đặc điểm cơ cấu khách
Cuộc điều tra này được kết hợp với điều tra để đánh giá tài nguyên theo phương pháp chi phí du lịch theo vùng (Zonal Travel Cost Method – ZTCM). Cuộc điều tra chủ yếu tại các điểm tài nguyên có hoạt động DLST phát triển trong VDLBTB. Đây là cuộc điều tra với số lượng mẫu lớn vào năm 2010 với hơn 1.700 phiếu phát ra số phiếu thu về hợp lệ là 1216 phiếu thể hiện tại bảng 2.4.
+ Điều tra nhu cầu của du khách
Do đặc điểm về nguồn khách đến các địa phương miền Trung , đối với khách quốc tế là từ tháng 2 – 5 (kéo dài đến giữa tháng 6) và tháng 11 hàng năm. Đối với khách nội địa là khoảng cuối tháng 5 đến cuối tháng 8 hàng năm. Tuy nhiên, đo đặc thù về điều kiện thời tiết, nên hoạt động DLST của vùng mạnh nhất từ giữa tháng 5
– 8 hàng năm (do thời gian này ít mưa). Vì vậy, cuộc điều tra mới nhất tập trung vào việc đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển khách DLST đến VDLBTB
(hay điều tra yếu tố ảnh hưởng nhu cầu DLST của du khách) , chúng tôi đã chọn thời điểm điều tra được chọn từ th áng 5 đến tháng 7/2011. Số phiếu được tính theo công
thức:
Ns2 Z 2
. (Trong đó: N: Lượng khách dự kiến (từ tháng 5 đến
n
N 2 x s2 Z 2
tháng 7/2011); độ tin cậy = 95%; x trong phạm vi cho phép = 5%; Độ lệch chuẩn lấy theo phương sai các cuộc điều tra về du lịch ở nước ta). Số lượng mẫu được điều tra thực tế là 830 m ẫu, sau khi loại đi những mẫu hỏng còn lại là 721 mẫu (lớn hơn mẫu tính theo công thức trên là 364 mẫu) (xem bảng 2.4).
Bảng 2.4: Phân bố mẫu điều tra ở địa bàn nghiên cứu
Khách | Số lượng mẫu | Các điểm điều tra | |
1. Khách quốc tế 2. Khách nội địa | 498 718 | VQG Phong Nha, biển Nhật Lệ - Cảnh Dương (Quảng Bình), biển Cửa Tùng- Cửa Việt, đảo Cồn Cỏ, suối khoáng Mỹ An, VQG Bạch Mã, biển Lăng Cô (TT.Huế), khu vực biển Đà Nẵng, biển Cửa Đại (Quảng Nam), biển Khe Hai, Mỹ Khê (Quảng Ngãi). | |
ĐIỀU TRA NHU CẦU DU KHÁCH | |||
Cơ cấu khách | Số lượng mẫu | Các điểm điều tra | |
Q.Tê | Nội địa | ||
- Dưới 35 tuổi | 88 | 190 | VQG Phong Nha, Đồng Hới, biển Cửa Tùng – Cửa Việt và phụ cận, TP. Huế, VQG Bạch Mã, Lăng Cô, TP.Đà Nẵng và các bãi biển, Bà Nà, khu vực Hội An, Cửa Đại, Mỹ khê và phụ cận. |
- Từ 35 – 55 tuổi | 109 | 206 | |
- Trên 55 tuổi | 47 | 81 | |
Tổng cộng | 244 | 477 | 12 điểm |
Phương pháp chọn mẫu như vậy, đặc biệt với số lượng mẫu lớn bảo đảm tính chính xác và đại diện đủ theo tính chất của từng điều tra. Từng điều tra đã tham khảo và trao đổi với nhiều nhóm chuyên gia đ ể chọn điểm, chọn mẫu nhằm bảo đảm được tính chất ổn định của khách DLST (xem phụ lục 1b).
2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu
- Kiểm chứng số liệu: Sau khi số liệu thu thập về, chúng tôi tiến hành kiểm chứng lại thông qua việc “làm sạch” số liệu, loại b ỏ những biểu, những phiếu thu thập thông tin không đáng tin cậy.
- Phân loại số liệu theo phương pháp phân tổ th ống kê: Với những mục tiêu điều tra và phân tích khác nhau, việc tổng hợp tài liệu được tiến hành trên cơ sở phương pháp phân tổ thống kê theo các tiêu thức như cơ cấu khách theo quốc tịch, giới tính, độ tuổi, sở thích của du khách đối với từng loại hình DLST v.v... Trên cơ sở số liệu đã được thu thập, tổng hợp, việc phân tích số liệu được v ận dụng theo các phương pháp: Phương pháp phân tích thống kê và phương pháp phân tích kinh tế, phương pháp toán kinh tế...
- Phương pháp xử lý số liệu: Chúng tôi sử dụng chương trình EXCEL để tính các giá trị tuyêt đối, tương đối của các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật liên quan đến đề tài. Ngoài ra, luận án cũng sử dụng phần mềm LIMDEP V8.0 để ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển khách du lịch sinh thái .
2.2.4 Các phương pháp phân tích
2.2.4.1 Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này được sử dụng nhằm đánh giá tình hình phát triển DLST đến VDLBTB thời gian qua từ đó có những giải pháp thiết thực, thông qua các thông tin, số liệu thành hệ thống các biểu bảng, sơ đồ và đồ thị thống kê mô tả tình hình phát triển DLST trên thế giới, Việt Nam và VDLBTB cũng như các địa phương trong vùng.
2.2.4.2 Phương pháp phân tích định lượng
Phương pháp toán kinh tế được luận án sử dụng thông qua phân tích tương quan hồi quy Logit nhằm đánh giá nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhu cầu của khách DLST đến vùng.
Trong luận án, chúng tôi đã sử dụng mô hình hàm xác suất phi tuyến Logit có dạng hàm như sau:
Y P 1
Trong đó: Zi = + i.Xi
i i 1 e zi
Triển khai ra ta có:
L = l n ()= Pi
n
β + β X + u
i
i 1 - P
i = 1
i i i
Trong công thức trê n các thành phần gồm:
- Xi (i=1÷n) là nhân tố i ảnh hưởng đến xác suất xảy ra việc quyết định
tham gia DLST. Các nhân tố ảnh hưởng gồm mục đích đi DLST, thông tin, điều kiện an ninh, giá, loại hình DLST, điều kiện thời tiết, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất của điểm du lịch, thời gian lưu trú tại vùng và công tác bảo vệ môi trường cho điểm tài nguyê n.
- và i (i=1÷n) là hệ số tự do và các hệ số của các nhân tố X i . Y thể hiện quyết định của du khách, nếu Y = 1 khách quyết định đi DLST; nếu Y = 0 khách không đi DLST. Sử dụng phương pháp ước lượng hợp lý tối đa MLE (Maximum Likelihood Estimates) để ước tính các thông số của mô hình (xem phụ lục 1a).
2.2.4.3 Phương pháp các yếu tố thành công then chốt
Phương pháp các yếu tố thành công then chốt (The Critical Success Factors method - CSFs) đã được D. Ronald Daniel đưa ra vào khoảng thập niên 60 – TK
XX. CSFs được phát triển rộng rãi ở các thập niên sau đó do John F. Rockart (1979)
[119] thuộc trường quản lý MIT và từ đó được phổ biến nhân rộng ra nhằm trợ giúp việc thực hiện chiến lược cũng như các dự án (Jonker, JA., 2004) [98]. CSFs được ứng dụng theo nhiều cách khác nhau như áp dụng cho yếu tố thành công của doanh nghiêp, dự án, cho một địa phương, vùng hay cho một lĩnh vực cụ thể v.v…
B5: Đánh giá thực hiện CFSs
B4: Kết nối CSFs với giải pháp
B3: Đánh giá CSFs
Có thể tóm tắt CSFs theo sơ đồ 2.2 như sau:
B1: Thiết lập mục tiêu | B2: Xác định yếu tố then chốt | |
Sơ đồ 2.2: Các bước triển khai CSFs
Riêng trong lĩnh vực DLST, phương pháp này đã được áp dụng rất phổ biến trên thế giới. Một số nghiên cứu sử dụng phương pháp này như “Đánh giá yếu tố thành công then chốt của ngành công nghi ệp DLST Hàn Quốc ” của Meng Shiunn Lee, Ya Han San và Yu Ru Hsu (2010) [ 91], Douglas B. Trent (2005) [81] “Nghiên cứu về yếu tố thành công của DLST gắn với cộng đồng ”, Scott Parker & Anshuman Khare (2005) [99] “Đánh giá nhân tố cho sự phát triển du lịch bề n vững ở Nam Phi” v.v…
Tuy nhiên, tại Việt Nam hầu như chưa có nghiên cứu nào việc sử dụng phướng pháp CSFs trong du lịch và DLST. Vì v ậy, trong luận án chúng tôi đã áp dụng CSFs để đánh giá các nhân tố then chốt của VDLBTB và các trọng điểm nhằm có các giải pháp toàn diện hơn cho việc thúc đẩy sự phát triển DLST. Để sử dụng phương pháp này, chúng tôi đã sử dụng phương pháp chuyên gia (Delphi) cho điểm. Dựa trên 04 nhóm yếu tố chính do Crounch và Ritchie (1999) [79] đã đưa ra cho ngành du lịch dựa trên lợi thế cạnh tranh của điểm đến được gọi là: “yếu tố đạt chuẩn bối cảnh”, gồm:
(1) Các yếu tố hỗ trợ và các nguồn lực: CSHT, khả năng tiếp cận v.v…
(2) Yếu tố vị trí: vị trí, điều kiện tài nguyên, tính hấp dẫn …
(3) Yếu tố về quản lý: công tác quản lý, tổ chức hoạt động và chi phí.
(4) Yếu tố điều kiện tiêu chuẩn: môi trường xung quanh, an toàn.
Số lượng yếu tố dựa trên nghiên cứu của Daniel (1961) [ 80], Daniel chỉ ra rằng hầu hết các ngành công nghiệp có chứa 3 - 6 yếu tố có thể quyết định sự thành công của hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, CSFs được vận dụng kết hợp cách đánh giá của chuyên gia và du khách ở một số yếu tố. Theo Ralf Knoll (2006) [ 95], yếu tố chuyên gia xếp hạng là yếu tố “chủ động” (Active), khá ch đánh giá là yếu tố “bị động” (Passive). Mức đánh giá của chuyên gia và của khách có thể khác nhau so với hệ số của các yếu tố. Trong trường hợp:
+ Nếu hệ số của yếu tố nào đó khách cho cao hơn so với yếu tố của chuyên gia:
được gọi là “yếu tố mong muốn” (Customer view). Đây là yếu tố cần phải thúc đẩy.
+ Trường hợp các yếu tố của cả hai bên xếp hạng khá tương đồng nhau (xét trên tổng thể các yếu tố khác): là yếu tố cân bằng (Balance) phải luôn đạt trạng thái ở mức cao.
+ Yếu tố chuyên gia cho cao hơn du khách cho: là yếu tố duy trì (tức luôn
phải cố gắng giữ vững).
2.2.4.4 Phương pháp đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái
Từ thực tế VDLBTB, sau khi xem xét hiện trạng tài nguyên, các tài nguyên trong các khu vực trọng điểm đang ở khía cạnh tiềm năng. Vì vậy, trong luận án này chúng tôi áp dụng phương pháp "đánh giá tổng hợp" nhằm đánh giá giá trị để khai thác,
và phát triển hoạt động DLST. Phương pháp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
Tiêu chí đánh giá (xem tiêu chí đánh giá tại phụ lục 3a, 3b)
Trước đây để đánh giá tiềm năng DLST theo phương pháp “đánh giá tổng hợp” người ta thường đánh giá ở các khía cạnh: đánh giá về khả năng thu hút khách và đánh giá khả năng khai thác các tài nguyên du lịch sinh thái.
Trong luận án này, chúng tôi đã sử dụng đánh giá cả hai (02) khía cạnh trên. Các tiêu chí này cũng đã được xin ý kiến các chuyên gia nhằm phù hợp với thực tế của vùng . Trong đó:
- Về khả năng thu hút khách:được xây dựng cho bốn (04) chỉ tiêu (hay yếu tố) chủ yếu: tính hấp dẫn; tính an toàn; tính liên kết; chất lượng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.
- Tính hấp dẫn đối với du khách của tài nguyên du lịch tự nhiên là vẻ đẹp, độc đáo của cảnh quan thiên nhiên, sự đa dạng của địa hình, địa mạo, tính đa dạng sinh học, sự phù hợp của khí hậu đối với sức khoẻ con người, tính ng uyên sơ đặc sắc và độc đáo của các di tích, văn hóa bản địa và hiện tượng tự nhiên.
- Tính an toàn được xác định bởi tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội, vệ sinh môi trường.
- Tính liên kết được xác định bởi số điểm du lịch và khoảng cách giữa các điểm du lịch trong một không gian nhất định và mức độ tiện lợi cho việc liên kết các điểm du lịch thành tuyến du lịch hoặc thành cụm.
- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được xác định bởi sự tiện lợi và đồng bộ của mạng lưới giao thông, thô ng tin liên lạc, điện, nước, cơ sở phục vụ nhu cầu ăn, nghỉ, giải trí và các điều kiện hỗ trợ khác... cho du khách.
Mỗi một chỉ tiêu nêu trên được đánh giá theo 4 bậc điểm: 4, 3, 2, 1 tương ứng với mức độ đánh giá từ cao đến thấp (tốt, khá, trung bình và kém). Các tiêu thức cho điểm cụ thể với từng chỉ tiêu (xem phụ lục 3a, 3b).
- Về khả năng khai thác:được xây dựng cho ba (03) tiêu chí khác: tính thời
vụ, tính bền vững và sức chứa du khách của từng điểm tài nguyên.
+ Tính thời vụ được xác định bởi số ng ày thích hợp trong năm cho việc tổ chức các hoạt đông du lịch, đón và phục vụ nhu cầu của khách du lịch. Tính thời vụ của tài nguyên bị ảnh hưởng nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố về số loại hình tổ chức .
+ Tính bền vững là khả năng bảo tồn, duy trì các thà nh phần và bộ phận tự nhiên trước áp lực của các hoạt động du lịch và các hiện tượng tự nhiên.
+ Sức chứa du khách là tổng sức chứa tối đa lượng du khách tại một thời điểm nhất định trong ngày của một điểm tài nguyên du lịch. Các chỉ tiêu nêu trên cũng được đánh giá theo 4 bậc điểm: 4, 3, 2, 1 (xem phụ lục 3a, 3b).
Đánh giá chung và phân hạng
* Tính tổng điểm
Sau khi tính điểm các yếu tố, người ta tính tổng điểm theo cách sau:
- Tính tổng điểm các yếu tố đánh giá
n
F = MiXi
i1
(1)
- Tính tích điểm các yếu tố:
n
F = Mi Xi i1
(2)
Trong đó: Mi: là hệ số nhân; Xi: Chỉ tiêu đánh giá; i= 1n; n: số yếu tố
Trong nghiên cứu hiện nay người ta sử dụng cả hai cách tính điểm. Cách tính tích điểm sẽ có ưu điểm khi tài nguyên đó còn quá hoang sơ hoặc nằm trong vùng nhạy cảm như nằm trong khu vực quốc phòng… nên tài nguyên đó dù hấp dẫn đến đâu cũng không thể khai thác cho DLST. Trong luận án chúng tôi sử dụng cách tính tổng điểm vì các tài nguyên được xem xét đề u đã được đặt ra để phát triển DLST.
*Phân hạng điểm tài nguyên
Sau khi đánh giá chung, người ta so sánh tỷ lệ điểm của tổng hoặc tích điểm đánh giá so với điểm tối đa có thể có để phân hạng. (Nguyễn Văn Hóa, 2008b; Hiệp hội Du lịch Thừa Thiên Huế, 2006a) [20, 43], [17]. Đây là cách sử dụng khá phổ biến trong nghiên cứu hiện nay.
Cách thứ hai: Áp dụng công thức của Avasian (1988). Khoảng cách giữa các
bậc có thể được tính bằng :
S = Smax - Smin
1+LogH
(1)
Smax: Giá trị sức hút lớn nhất; Smin: Giá trị sức hút nhỏ nhất. H: Số điểm được chọn để đánh giá