Nghiên cứu tiềm năng, thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững tại Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, tỉnh Ninh Bình - 2


ĐẶT VẤN ĐỀ


Việt Nam được các nhà khoa học đánh giá là một trong những nước có tính đa dạng sinh học (ĐDSH) cao, đặc biệt là các Khu dự trữ sinh quyển, Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên. Gia tăng dân số và nhu cầu của con người sử dụng tài nguyên thiên ngày càng nhiều đã và đang gây ảnh hưởng đến tính ĐDSH của Việt Nam nói chung và các vùng sinh thái trọng điểm nói riêng. Vấn đề đặt ra cho các cơ quan quản lý Nhà nước, các cấp, các ngành là làm thế nào để phát triển kinh tế xã hội vẫn đảm bảo quản lý các Vườn Quốc gia (VQG) và Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) một cách bền vững.

KBTTN đất ngập nước Vân Longđược thành lập theo Quyết định số 2888/QĐ-UBND ngày 18/12/2001 của UBND tỉnh Ninh Bình. Tổng diện tích Khu bảo tồn là 2.736 ha, nằm trên địa phận 7 xã thuộc huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Tuy với quy mô diện tích không thật lớn nhưng Vân Long được đánh giá có nhiều tiềm năng về phát triển du lịch.KBTTN đất ngập nước Vân Long là nơi tồn tại đồng thời hai kiểu hệ sinh thái đặc trưng, điển hình, đó là hệ sinh thái trên núi đá vôi và hệ sinh thái đất ngập nước nội đồng lớn nhất đồng bằng Bắc bộ[16]. Với tính đa dạng sinh học cao, nhiều loài động thực vật đặc hữu, quý hiếm được ghi trong Sách đỏ Việt Nam và Thế giới. Đặc biệt là loàiVoọc Quần đùi trắng(Trachypithecus delacouri) - một loài đặc hữu của Việt Nam, là một trong 25 loài linh trưởng đang bị đe dọa tuyệt chủng ở mức toàn cầu. Năm 2010, Vân Long vinh dự được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác lập đồng thời hai kỷ lục:là nơi có cá thể Voọc mông trắng sinh sống nhiều nhất và nơi có bức tranh tự nhiên lớn nhất Việt Nam. Với nhiều lợi thế về vẻ đẹp của thiên nhiên, các di tích lịch sử - văn hóa và các hệ sinh thái, Vân Long có lợi thế lớn trong phát triển các loại hình du lịch, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, các loại hình du lịch này muốn tồn tại và phát triển bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế lâu dài rất cần có sự quy hoạch, khai thác, sử dụng và bảo vệ một cách hợp lí các nguồn tài nguyên. Hiện nay các hệ sinh thái và môi trường nơi đây đang bị đe dọa bởinhiều


hoạt động phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là tác động của cộng đồng dân cư, với những nguy cơ như: Cháy rừng, săn bắn trái phép động vật rừng, phát thải không kiểm soát của các nhà máy công nghiệp, canh tác đất không bền vững, chăn thả gia súc, lấn chiếm đất rừng, nạn rác thải, …Đây là mối đe dọa chính đối với tính đa dạng sinh học của các hệ sinh thái và môi trường sống, dẫn đến các hệ sinh thái bị giảm cấp và môi trường tự nhiên nơi đây bị hủy hoại.

Xuất phát từ nhận thức thực tiễn trên, để góp phần phát triển du lịch bền vững, ổn định đời sống của người dân địa phương cũng như cải thiện môi trường sinh thái, tôi tiến hành thực hiện đề tài “ Nghiên cứu tiềm năng, thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững tại Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, tỉnh Ninh Bình”.


Chương 1‌

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


Nghiên cứu tiềm năng, thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững tại Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, tỉnh Ninh Bình - 2

1.1. Trên thế giới

1.1.1. Một số vấn đề chung về phát triển du lịch bền vững

* Khái niệm du lịch:

Từ giữa thế kỷ XIX, du lịch đã bắt đầu phát triển mạnh và trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Thuật ngữ du lịch đã trở nên khá thông dụng. Du lịch gắn liền với nghỉ ngơi, giải trí, tuy nhiên do hoàn cảnh, thời gian và khu vực khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau nên khái niệm du lịch cũng không giống nhau.

Theo Liên hiệpQuốc tế Tổ chức các Cơ quan Lữ hành (International Union of Official Travel Oragnization - IUOTO)[24]: Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống...

Tại hội nghị Liên hiệp quốc về du lịch họp tại Roma - Italia (21/8 đến 5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc cuả họ[24].

Theo I.I pirôgionic, 1985[23]: Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hoá hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hoá.


Ngoài ra du lịch còn được định nghĩa nhìn từ góc độ du khách; nhìn từ góc độ kinh tế; từ góc độ thị trường du lịch; Xét từ góc độ các quốc sách phát triển du lịch; Xét từ góc độ sản phẩm du lịch…

* Phát triển du lịch bền vững:

Có rất nhiều khái niệm, cách hiểu đã đưa ra về du lịch bền vững. Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hiệp quốc (UNWTO) năm 2005: “Du lịch bền vững bao gồm tất cả các loại hình du lịch, cả du lịch quy mô lớn và những loại hình du lịch nhỏ. Nguyên tắc của sự bền vững trong du lịch là đề cập đến các yếu tố, khía cạnh về môi trường, kinh tế và văn hóa - xã hội của phát triển du lịch và sự cân bằng giữa 3 yếu tố này cần được thiết lập nhằm đảm bảo mục tiêu bền vững dài hạn”[24].

Trên cơ sở đó UNWTO (2005) đã nêu ra 2 nguyên tắc cơ bản của du lịch bền vững bao gồm: (1) - Giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng tiêu cực của ngành du lịch và hoạt động du lịch tới môi trường, văn hóa - xã hội và kinh tế ; (2) - Tăng cường tối đa đóng góp của ngành du lịch cho nền kinh tế và tăng lợi ích cho cả du khách và cộng đồng địa phương, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và các giá trị văn hóa truyền thống.

Như vậy, có thể hiểu: Du lịch bền vững đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch vẫn bảo đảm những khả năng đáp ứng nhu cầu thế hệ tương lai. Du lịch bền vững đòi hỏi phải quản lý tất cả các dạng tài nguyên theo cách nào đó để chúng ta có thể đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hoá, các quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng dạng sinh học và các hệ đảm bảo sự sống.

Mục tiêu của du lịch bền vững là: Phát triển, gia tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế và môi trường; Cải thiện tính công bằng xã hội trong phát triển; Cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng bản địa; Đáp ứng cao độ nhu cầu của du khách; Duy trì chất lượng môi trường.


1.1.2. Lịch sử hình thành du lịch‌

Từ thời Hy Lạp cổ, các nhà lữ hành như Herodotus (năm 484 - 425 trước Công Nguyên) đã tới thăm các xứ sở và vùng đất bên ngoài quê hương mình và tường thuật ghi lại những điều được mắt thấy tai nghe. Tương tự như vậy, người La Mã giàu có đã đi đến Ai Cập và Hy Lạp, thăm các thánh địa, tắm suối nước nóng tự nhiên và nghỉ ngơi, thư giãn. Trong thế kỷ 18 và 19, việc đi thăm nhiều nơi trên thế giới đã trở nên một hoạt động rất được ưa chuộng trong giới quý tộc châu Âu. Đầu thế kỷ 20, với việc xuất hiện của ô tô càng khuyến khích người Mỹ và châu Âu đi du lịch nhiều hơn. Đặc biệt, sau chiến tranh thế giới thứ hai, các chuyến bay chở khách cũng đóng một vai trò quyết định. Các khách du lịch phương Tây đã đặt chân tới những vùng đất trước đó được coi là rất xa xôi[24]. Tuy nhiên, chỉ đến những năm 50 và 60 của thế kỷ 20, khi ngành hàng không phục vụ phát triển rộng khắp thì ngành du lịch mới thật sự phát triển.

Trong vài thập niên gần đây, hoạt động du lịch trên thế giới phát triển đã có những tác động đáng kể đến nền kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường của các lãnh thổ du lịch. Vì thế các nghiên cứu về du lịch đã rất quan tâm đến những tác động này và tìm ra những mô hình phát triển du lịch hiệu quả để hạn chế thấp nhất những tác hại và gia tăng tối đa những lợi ích mà du lịch mang lại, nhằm mục tiêu phát triển du lịch bền vững.

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững. Phần lớn, các nghiên cứu này xuất phát từ góc nhìn của khái niệm phát triển bền vững, sau đó phát triển thành những nghiên cứu về phát triển bền vững trong ngành du lịch, gọi tắt là phát triển du lịch bền vững. Chỉ tính đến năm 1999, theo thống kê của Tổ chức du lịch thế giới (The World Tourism Organization) đã có trên 100 cuốn sách và 250 bài báo (công bố quốc tế) nói về du lịch bền vững (Lucian Cernar và Julien Gourdon, 2007)[23]. Từ đó đến nay, con số nói trên chắc chắn đã tăng hơn rất nhiều.


1.1.3.Những nguyên tắc phát triển du lịch bền vững‌

Muốn đảm bảo phát triển du lịch bền vững, cần phải tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc của phát triển bền vững, bao gồm 10 nguyên tắc sau[23]:

Nguyên tắc 1: Khai thác và sử dụng nguồn lực (tài nguyên) một cách bền vững, bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn. Đó được coi là nền tảng cơ bản nhất để duy trì phát triển du lịch lâu dài.

Nguyên tắc 2: Giảm thiểu tiêu thụ quá mức tài nguyên và giảm thiểu chất thải. Thực hiện nguyên tắc này nhằm giảm chi phí khôi phục tài nguyên và giảm chi phí cho việc xử lý ô nhiễm môi trường và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.

Nguyên tắc 3: Phát triển du lịch phải đặt trong quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế- xã hội.

Nguyên tắc 4: Duy trì tính đa dạng tự nhiên, đa dạng xã hội và đa dạng văn hoá. Việc duy trì tính đa dạng sẽ tạo cho sức bật cho ngành du lịch giúp du lịch phát triển một cách bền vững.

Nguyên tắc 5: Phát triển du lịch phải hỗ trợ kinh tế địa phương phát triển. Du lịch được coi là một ngành tổng hợp vì vậy sự phát triển của du lịch có liên quan mật thiết với các ngành kinh tế khác trong đó có cả kinh tế địa phương vì vậy muốn phát triển bền vững du lịch thì du lịch phải có vai trò hỗ trợ, dẫn dắt kinh tế địa phương phát triển.

Nguyên tắc 6: Lôi kéo sự tham gia của cộng đồng địa phương. Sự tham gia của cộng đồng địa phương không chỉ đem lợi nhuận cho cộng đồng mà còn làm tăng tính trách nhiệm của cộng đồng trong việc phát triển du lịch và bảo vệ môi trường.

Nguyên tắc 7: Lấy ý kiến quần chúng và các đối tượng liên quan. Điều đó giúp thống nhất trong quá trình phát triển du lịch giảm thiểu những mâu thuẫn của mọi nguời, đi đến tính thống nhất cao về quan điểm phát triển giúp phát triển du lịch được lâu dài.


Nguyên tắc 8: Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực. Như chúng ta đã biết nguồn nhân lực phục vụ du lịch có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nguồn nhân lực có chất lượng sẽ giúp cho du lịch phát triển đa dạng và bền vững hơn.‌

Nguyên tắc 9: tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm. Đó là việc cung cấp thông tin một cách đầy đủ cho du khách, quảng bá du lịch một cách có trách nhiệm qua đó giúp du khách thoả mãn tối đa nhu cầu của mình.

Nguyên tắc 10: Coi trọng công tác nghiên cứu. Triển khai nghiên cứu, nhằm mang lại lợi ích cho khu du lịch, đáp ứng tối đa nhu cầu của du khách, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp du lịch.

Tóm lại, muốn du lịch phát triển bền vững thì nhất thiết phải tôn trọng các nguyên tắc cơ bản trên để không tổn hại đến môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế, và môi trường xã hội. Du lịch bền vững sẽ tác động tích cực đến đời sống xã hội và kinh tế. Du lịch thực sự đóng vai trò quan trọng và là ngành mũi nhon chỉ khi nó được phát triển một cách bền vững. Mặt khác cần triển khai các nguyên tắc trên trong toàn bộ hệ thống của nền kinh tế xã hội thì khi đó mới đem lại hiệu quả cao, hiệu quả tốt nhất.

1.2. Ở Việt Nam

Theo Luật Du lịch được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua năm 2005, có hiệu lực từ tháng 01/2006[16]: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu câu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.

1.2.1. Lịch sử hình thành ngành du lịch Việt Nam

Ngày 05/06/1951,Vua Bảo Đại đã cho thành lập Sở du lịch tại miền Nam, lúc này đang thuộc quyền kiểm soát của thực dân Pháp. Nhiều khu du lịch đẹp tại miền Nam đã được sở du lịch lúc đó phát hiện như Vũng Tàu, Nha Trang, Khánh Hòa.... Do ảnh hưởng của chiến tranh nên ngành kinh doanh này vẫn gặp rất nhiều khó khăn và khó phát triển[24].


Năm 1960,Sở du lịch miền Bắc mới chính thức được thành lậpvà phát triển chậm so với các nước trong khu vực trong một thời gian dài. Tuy nhiên, với những lợi thế đi cùng là các chính sách du lịch mới, ngành công nghiệp kinh doanh này đã nhanh chóng phục hồi và có bước phát triển nhanh chóng.

Là một đất nước có cảnh quan thiên nhiên đẹp, nên Việt Nam có tiềm năng phát triển du lịch rất lớn. Theo số liệu thống kê trên thế giới[23], Việt Nam xếp thứ 27 trong những quốc gia có nhiều bãi biển trên thế giới. Cho đến nay có 7 địa điểm được UNESCO công nhận là Di sản thế giới, bao gồm Vịnh Hạ Long, Thành nhà Hồ, Hoàng thành Thăng Long, Cố đô Huế, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn và VQG Phong Nha - Kẻ Bàng. Nổi bật nhất trong số đó là Vịnh Hạ Long đã được bầu là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên của thế giới. Ngoài ra còn có nhiều khu du lịch nổi tiếng thu hút nhiều du khách như Sapa, Đà Lạt, Hạ Long, du lịch Tuần Châu

...Việt Nam hiện nay có 8 khu dự trữ sinh quyển được UNESCO công nhận. Với sự đa dạng của các loài động vật và thực vật phong phú, với sự đa dạng về dân tộc cũng tạo nên nền văn hóa riêng của mỗi vùng như Lễ hội voi, Lễ hội cồng chiêng tại Tây Nguyên, hoặc các ngày hội của dân tộc vùng núi phía Bắc.

Mặc dù có rất nhiều tiềm năng, hoạt động du lịch ở Việt Nam chỉ thực sự diễn ra sôi nổi từ sau năm 1990, gắn liền với chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước. Theo số liệu thống kê, từ năm 1990 đến 2002 lượng khách quốc tế tăng 10,5 lần (từ 250.000 đến 2.620.000), khách nội địa tăng 13 lần (từ 1000.000 tăng lên 13.000.000). Thu nhập xã hội cũng tăng đáng kể, năm 1991 là 2.240 tỷ đồng đến năm 2002 là 23.000 tỷ đồng, trong đó hoạt động du lịch trong các KBT,VQG và du lịch biển đóng góp một tỷ trọng lớn. Các số liệu thống kê ở một số Vườn Quốc gia như Cúc Phương, Cát Bà, Côn Đảo, Bạch Mã … các khu bảo tồn thiên nhiên như Hồ Kẻ Gỗ… bình quân mỗi năm tăng 50% khách nội địa và 30 % khách quốc tế. Trong năm 2008, nước ta đón hơn 4,2 triệu du khách quốc tế và hàng chục triệu lượt khách du lịch trong nước[2]. Những con số này được tăng dần theo thời gian, đến năm 2015 Việt Nam đã chào đón gần 8 triệu khách du lịch quốc tế tăng so với năm 2014 là 0,9% [24] .

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/08/2022