Giá Trị Xuất Khẩu Một Số Mặt Hàng Chủ Yếu Tại Miền Bắc

Thứ hai, tính phức tạp của "chuỗi dây chuyền cung ứng", khi các mối quan hệ trong nền kinh tế ngày càng mở rộng thì các nhà sản xuất kinh doanh có nhiều lựa chọn hơn trong việc tìm đầu vào cũng như tính toán các công đoạn cho đầu ra của sản phẩm của mình. Làm thế nào để tiết kiệm chi phí, tìm được phương án sản xuất tối ưu nhất? Lời giải sẽ nằm trong bài toán Logistics và không phải là phóng đại khi nói rằng, Logistics sẽ giúp các nhà sản xuất kinh doanh tối ưu hóa được hoạt động của mình.

Thứ ba, sự phát triển của công nghệ thông tin và thương mại điện tử, dẫn đến sự phát triển của Logistics điện tử (E - Logistics). Điều này cho phép việc quản lý các công đoạn của quá trình kinh doanh trở nên dễ dàng hơn, và điều quan trọng là giảm đáng kể chi phí cho hoạt động Logistics.

Thứ tư , nhu cầu của các doanh nghiệp xuất nhập khầu

Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu

Biểu đồ 6 (Giá trị xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu tại miền Bắc) dưới đây cho thấy sự biến động về giá trị xuất khẩu một số mặt hàng có thế mạnh tại miền Bắc trong 3 năm gần nhất (2005 – 2007).

Biểu đồ 6: Giá trị xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu tại miền Bắc


8

7

6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

5

Tỷ USD 4

Nghiên cứu thị trường logistics miền Bắc Việt Nam - 13

3

2

1

0

than dệt may giầy dép thủ công khoáng mỹ nghệ

sản

Các mặt hàng


2005

2006

2007



Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu

(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam)

Biểu đồ 7 (Giá trị xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu tại miền Bắc) dưới đây cho thấy những năm vừa qua miền Bắc tiếp tục nhập siêu lớn, tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu cao hơn nhiều so với tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu.

Biểu đồ 7: Giá trị nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu tại miền Bắc


2005

2006

2007



12

10

8

Tỷ USD 6

4

2

0

máy móc xăng dầu ôtô thiết bị

Các mặt hàng

(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam)

Vài nét sơ lược cho thấy việc tìm được một nhà cung ứng dịch vụ Logistics tốt sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh cho các nhà sản xuất kinh doanh như thế nào. Tất nhiên, bản thân các nhà sản xuất kinh doanh cũng có thể thực

hiện một số công đoạn của Logistics nhưng với sự phát triển ngày một rộng của các công ty giao nhận vận tải, cộng thêm những ưu điểm của dịch vụ Logistics thuê ngoài (3PL), có lẽ các nhà sản xuất kinh doanh sẽ ngày càng hướng đến những nhà cung cấp dịch vụ Logistics.

Thứ năm, không thể không lưu ý tới sự góp mặt ngày càng nhiều của các công ty kinh doanh dịch vụ Logistics quốc tế, đặc biệt khi Việt Nam đã gia nhập WTO và đang mở cửa đón nhận những luồng đầu tư. Nhận thấy nhu cầu về Logistics ngày một gia tăng và sự yếu kém của các nhà cung cấp dịch vụ Logistics trong nước, những doanh nghiệp nước ngoài đã thể hiện rõ ưu thế vượt trội về chất lượng dịch vụ của mình. Nếu các nhà kinh doanh Logistics trong nước không nhanh chân cải tiến dịch vụ của mình và nhà nước không có những hỗ trợ về cơ sở hạ tầng thì nguy cơ thị trường "béo bở" này rơi vào tay các nhà khinh doanh quốc tế là không tránh khỏi.

3. Định hướng

Có rất nhiều vấn đề cần giải quyết để phát triển dịch vụ Logistics tại Việt Nam nói chung và miền Bắc nói riêng. Tuy vậy, những vấn đề này không thể giải quyết trong một sớm một chiều.

Trước mắt, trong tương lai gần, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải và Logistics cần mang đến cho khách hàng của mình những dịch vụ với chất lượng tốt nhất trong khả năng của họ. Bên cạnh đó cần chú trọng đến chất lượng đội ngũ nhân viên hoạt động trong lĩnh vực này. Chúng ta cần những con người được đào tạo chuyên môn và có bài bản.

Bản thân các doanh nghiệp cũng cần có sự liên kết với nhau, tránh hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, tạo thời cơ cho các doanh nghiệp nước ngoài chen chân vào. Và để làm được điều đó, các hiệp hội giao nhận vận tải cũng cần phát huy vai trò của mình.

Về lâu dài, cần hoàn thiện hạ tầng cơ sở giao thông, thông tin liên lạc,… để lấy đó làm cơ sở cho Logistics phát triển.

II. Một số giải pháp‌

1. Tầm vĩ mô

1.1. Về phía nhà nước

Trước hết, cần phải thấy rằng, một “hành lang” bao gồm các quy định pháp luật cụ thể và rõ ràng, sự quan tâm của nhà nước trong đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo… là những điều kiện quan trọng để thúc đẩy ngành Logistics Việt Nam phát triển.

Về việc ban hành các quy định pháp luật, tạo điều kiện cho Logistics phát triển, có một thực tế là các văn bản quy định về hoạt động Logistics vô cùng ít ỏi, nhất là trong thời điểm mà Logistics ngày càng phát triển và nhu cầu về dịch vụ này ngày càng cao như hiện nay.

Logistics mới chỉ được công nhận là một hành vi thương mại trong Luật Thương mại sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1-1-2006. Tháng 9-2007 vừa qua, Chính phủ mới ban hành Nghị định 140 “Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics”, nhưng theo những người am hiểu về lĩnh vực này thì Nghị định 140 còn sơ sài đối với một lĩnh vực mang lại lợi nhuận khổng lồ như Logistics. Logistics là một chuỗi hệ thống dịch vụ nên cần có sự giải thích và cụ thể hóa các nội dung như: khái niệm Logistics, người kinh doanh dịch vụ Logistics, hợp đồng dịch vụ Logistics, thời hạn trách nhiệm, cơ sở trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh dịch vụ Logistics,…

Không chỉ dừng lại ở đó, những lĩch vực có liên quan đến Logistics cũng cần được quy định cụ thể và rõ ràng, như vấn đề về: thương mại điện tử, vận tải đa phương thức, vận tải biển, vận tải hàng không,…

Về việc xây dựng kết cấu hạ tầng, phương tiện khoa học kỹ thuật. Với một kết cấu hạ tầng yếu kém như hiện nay, không chỉ riêng ngành dịch vụ Logistics mà nền kinh tế nói chung cũng gặp rất nhiều cản trở. Hệ thống đường sá, cầu cống, nhà ga, bến cảng, kho tàng bến bãi,… của chúng ta hầu hết đều đã cũ và rất lạc hậu nhưng khi xây dựng, nâng cấp lại trì trệ, thiếu tính

đồng bộ và chất lượng không cao. Vì vậy về phía nhà nước cần thực hiện các biện pháp:

Mở rộng hệ thống cảng biển và cảng thông quan nội địa: Không những cần phải xây dựng một hệ thống cảng có quy mô lớn với trang thiết bị hiện đại mà cần quản lý và khai thác có hiệu quả tối đa. Vấn đề kinh phí xây dựng là vấn đề khó khăn nhất, song không thể hoàn toàn ỷ lại vào đầu tư của nhà nước mà bản thân các địa phương cũng cần đầu tư cho cảng của mình vì khi đưa vào hoạt động, đó chính là nguồn lợi khổng lồ và giúp phát triển các ngành khác. Gần đây các nhà đầu tư nước ngoài cũng đã quan tâm đến lĩnh vực này và tham gia đầu tư vào hệ thống cảng của Việt Nam.

Xây dựng và nâng cấp đội tàu vận chuyển: Hàng hóa của chúng ta chủ yếu vận chuyển bằng đường biển nên ngoài việc mở rộng hệ thống cảng, điều quan trọng là phải có một đội tàu với số lượng lớn, hiện đại và được trẻ hóa. Các công ty vận tải giao nhận trong nước cần tăng cường đội tàu của mình, tránh việc phải nhường quyền thuê tàu cũng như quyền chuyên chở hàng hóa cho nước ngoài, vì như vầy là chúng ta đã chịu mất một khoản thu lớn cũng như mất quyền chủ động trong các hợp đồng chuyên chở. Để làm được như vậy, Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ đầu tư để các công ty vận tải biển có thể thuê, mua tàu mới bằng cách giúp đỡ họ vay vốn của các ngân hàng. Nhà nước cũng cần có sự đầu tư thích đáng vào ngành công nghiệp đóng tàu còn non trẻ. Tuy vậy, trình độ của nước ta còn qua hạn chế cộng thêm đòi hỏi về vốn rất lớn nên phải có sự liên kết, tranh thủ học hỏi kỹ thuật hiện đại từ các nước đóng tàu có trình độ cao như Nhật Bản.

Cải tạo hệ thống đường sắt: Trước hết là nâng cấp chất lượng các tuyến đường và mở rộng thêm một số tuyến vận chuyển hàng hóa tới các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu vực cảng. Ngoài ra cần tăng cường các toa xe chuyên dụng chở hàng rời, hàng lỏng,… Việc

tăng tốc độ cho các đoàn tàu cũng là một vấn đề cần làm ngay do các đoàn tàu cũ đã quá ì ạch, nặng nề.

Bố trí hợp lý các cơ sở hạ tầng kỹ thuật bến bãi kho tàng: Nhu cầu và những ích lợi vận chuyển bằng Container đã ngày càng được nhận rõ và do đó cần tăng cường các xe chuyên dụng chở Container. Đây không phải là vấn đề đơn giản vì đi kèm với nó còn nhiều bất cập. Thứ nhất, các tuyến đường lớn dành cho Container có chất lượng chưa tốt, dễ gây tai nạn cho các phương tiện giao thông. Thứ hai, hệ thống các trạm Container đường bộ chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu. Việc nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giao thông, bến bãi kho tàng cần được chú trọng đầu tư trên cơ sơ học tập các kinh nghiệm của Singapore (diện tích nhỏ nhưng bố trí hợp lý và đem lại hiệu quả cao).

Về vận tải hàng không: Thời gian qua chúng ta mới chỉ chú trọng đến vận chuyển hành khách mà chưa đi vào khai thác vận chuyển hàng hóa một cách có hiệu quả. Việc mua máy bay chở hàng cùng các phương tiện xếp dỡ cũng như mở rộng các sân bay là cần thiết, song lại cần kinh phí không nhỏ nên nên cần có kế hoạch đầu tư (thuê, mua) và bố trí phù hợp với từng cụm kinh tế.

Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin: Đây không chỉ là đòi hỏi của riêng dịch vụ Logistics mà là đòi hỏi chung của một xã hội văn minh với nền kinh tế phát triển. Phải có những chính sách thích hợp để đầu tư phát triển hoạt động Logistics.

Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho Logistics: Tại các trường đại học và cao đẳng, nội dung giảng dạy về Logistics cần chuyên sâu hơn. Bên cạnh đó, tạo điều kiện để các doanh nghiệp có thể hợp tác với tổ chức quốc tế, tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn trong và ngoài nước hay các cuộc hội thảo để ngoài việc nâng cao trình độ và học hỏi kinh nghiệm từ các nước bạn.

Ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về các nội dung: khái niệm Logistics, người kinh doanh dịch vụ Logistics, hợp đồng dịch vụ Logistics, thời hạn trách nhiệm, cơ sở trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh dịch vụ Logistics,… Đặc biệt cần ban hành riêng một nguồn luật điều chỉnh E - Logistics bởi lĩnh vực này ngày càng thể hiện rõ tính ưu việt của nó, đã và đang được các công ty Logistics lớn trên thế giới áp dụng thành công, mang lại hiệu quả rõ rệt, đồng thời cắt giảm đáng kể chi phí cũng như tiết kiệm thời gian.

1.2. Về phía các Hiệp hội

Khi đã gia nhập WTO, các chế định của nhà nước luôn công bằng cho cả doanh nghiệp trong nước và ngoài nước. Chính vì vậy, vai trò của các hiệp hội lúc này cực kỳ quan trọng.

Hiện nay, mặc dù chúng ta có đủ các hiệp hội từ Hiệp hội Cảng biển, Hiệp hội Đại lý và môi giới hàng hải, Hiệp hội các chủ tàu, Hiệp hội Giao nhận kho vận… nhưng vai trò của các Hiệp hội này vẫn chưa thực sự phát huy. Hoạt động Logistics chuyên nghiệp đòi hỏi phải tích hợp được việc cung ứng nguyên vật liệu, sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, phân phối với hàng loạt các dịch vụ vận tải, giao nhận… do đó rất cần tiếng nói chung, sự liên minh giữa các hiệp hội, các doanh nghiệp, để làm được điều này các Hiệp hội cần:

Làm đại diện cho các doanh nghiệp trong nước và bảo vệ lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp. Khi xảy ra tranh chấp thương mại quốc tế, Hiệp hội cần Tư vấn cho các doanh nghiệp trong nước về tình hình thị trường quốc tế cũng như các vấn đề về luật pháp quốc tế.

Giải quyết và xử lý kịp thời khi có những dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong nước. Các hiêp hội cần phối hợp cùng các cơ quan nhà nước xây dựng và tạo lập một môi trường kinh doanh có tính cạnh tranh lành mạnh.

Thiết lập các thủ tục và tiêu chuẩn kinh doanh cho các doanh

nghiệp. Các Hiệp hội cần xây dưng những tiêu chuẩn chung về chất lượng cho dịch vụ mà họ cung cấp.

Tóm lại, các Hiệp hội cần gắn kết các doanh nghiệp thành viên, tạo nên một liên minh vững chắc để phát triển và cạnh tranh với những doanh nghiệp nước ngoài.

2. Tầm vi mô

2.1. Đối với người cung cấp dịch vụ Logistics

Tính đến thời điểm này, toàn bộ doanh nghiệp giao nhận vận tải đều nhận thức được tầm quan trọng của dịch vụ Logistics và nguồn lợi khổng lồ mà nó mang lại. Tuy nhiên, làm thế nào để khai thác được triệt để món lợi khổng lồ đó thì không phải ai cũng biết cách.

Đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống kho bãi cũng như phương tiện chuyên chở của doanh nghiệp: cần cải tạo chất lượng các cảng biển truyền thống, mở rộng các cảng nhỏ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần ý thức được rằng, chi phí bỏ ra để trang bị một đội tàu trẻ, có trọng tải lớn tuy cần có sự đầu tư không nhỏ nếu không muốn nói là vượt quá khả năng tài chính của nhiều doanh nghiệp nhưng lợi ích từ việc khai thác chúng lớn hơn nhiều chi phí phải bỏ ra, và quan trọng hơn, một đội tàu chất lượng cao sẽ đem lại niềm tin cho những khách hàng sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó là nâng cao trình độ quản lý và bồi dưỡng nguồn nhân lực: các doanh nghiệp phải tự mình hoặc có thể liên kết với các doanh nghiệp khác để đào tạo thường xuyên đội ngũ nhân viên hoạt động trong lĩnh vực Logistics, mà theo em, hiệu quả nhất là những đợt tham quan học hỏi tại những doanh nghiệp nước ngoài. Để tiết kiệm chi phí, có thể chỉ cần thực hiện tham quan tại các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam vì các doanh nghiệp này mang sang Việt Nam những công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực Logistics.

Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ vận tải giao nhận, như: đóng gói

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 11/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí