đang cũ kỹ, năng lực vận tải đường sắt không đựơc vận dụng hiệu quả do chưa được hiện đại hóa.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, lượng hàng hoá vận chuyển đường sắt chiếm khoảng 15% tổng lượng hàng hoá lưu thông. Tuy nhiên, đường sắt Việt Nam vẫn đang đồng thời sử dụng 2 loại khổ ray khác nhau (1.000 và 1.435 mm) với tải trọng thấp. Chuyến tàu nhanh nhất chạy tuyến Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh (1.630 km) hiện vẫn cần đến 32 tiếng đồng hồ. Và khá nhiều tuyến đường liên tỉnh, liên huyện đang ở tình trạng xuống cấp nghiêm trọng.
2.3. Kinh nghiệm trong lĩnh vực Logistics còn yếu kém
Trong khi các doanh nghiệp nước ngoài đã có lịch sử hàng trăm năm hoạt động trong lĩnh vực Logistics thì tại Việt Nam nói chung và miền Bắc nói riêng, đa số các doanh nghiệp chỉ có tuổi đời trên duới 30 năm, thậm chí còn rất non trẻ. Không những thế, gần như toàn bộ các doanh nghiệp giao nhận vận tải chỉ mới chú trọng vào dịch vụ Logistics trong một vài năm gần đây. Còn đối với các công ty Logistics, đa phần chuyển đổi từ các công ty giao nhận vận tải.
Chính vì lẽ đó, ngoài cơ sở hạ tầng thiếu thốn cũng như quy mô nhỏ hẹp, các doanh nghiệp chưa cung cấp được những dịch vụ hoàn hỏa, hoàn toàn làm hài lòng những khách hàng của mình. Bên cạnh đó là kinh nghiệm quản lý cũng như mức độ ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật hiện đại vào việc cung cấp những sản phẩm của doanh nghiệp còn rất hạn chế. Để đạt được trình độ cao, sánh ngang tầm với các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp Logistics của Việt Nam phải tổ chức và điều hành được mạng lưới đủ rộng, cộng với sự trợ giúp của công nghệ thông tin để có thể quản lý chặt chẽ toàn bộ quy trình của sản phẩm dịch vụ. Trong thực tế, hầu hết doanh nghiệp Việt Nam mới đóng vai trò như những nhà cung cấp dịch vụ vệ tinh cho các công ty Logistics nước ngoài, như đảm nhận việc khai báo hải quan, cho thuê
phương tiện vận tải, kho bãi... Chưa có doanh nghiệp nào đủ sức tổ chức, điều hành toàn bộ quy trình hoạt động Logistics.
Thêm vào đó, ở Việt Nam một trong những nguyên nhân làm cho dịch vụ Logistics của nhiều doanh nghiệp cung cấp thiếu độ tin cậy là do trình độ ứng dụng công nghệ thông tin kém.
2.4. Nguồn nhân lực hạn chế
Nguồn nhân lực đối với bất cứ doanh nghiệp dịch vụ nào cũng đều là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp đó trên thương trường. Cũng xuất phát từ tuổi đời và kinh nghiệm nên một điểm yếu quan trọng khác của doanh nghiệp Việt Nam là thiếu nguồn nhân lực được đào tạo chuyên nghiệp, có kinh nghiệm và hiểu biết luật pháp quốc tế. Bên cạnh đó, do tốc độ phát triển cua ngành dịch vụ Logistics trong những năm gần đây khá nhanh chóng nên nguồn nhân lực cung cấp cho thị trường logistics tại Việt Nam hiện nay trở nên thiếu hụt trầm trọng.
III. Đánh giá chung về những thuận lợi và khó khăn trong việc ứng dụng và phát triển Logistics ở miền Bắc Việt Nam
Có thể bạn quan tâm!
- Công Ty Cổ Phần Container Việt Nam (Viconship)
- Các Tuyến Vận Chuyển Đường Bộ Phía Bắc Của Gslines
- Nhận Xét Chung Về Các Doanh Nghiệp Giao Nhận Vận Tải Và Logistics Miền Bắc Việt Nam
- Giá Trị Xuất Khẩu Một Số Mặt Hàng Chủ Yếu Tại Miền Bắc
- Nghiên cứu thị trường logistics miền Bắc Việt Nam - 14
- Nghiên cứu thị trường logistics miền Bắc Việt Nam - 15
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
1. Thuận lợi
Theo dự báo, trong tương lai không xa, dịch vụ Logistics sẽ trở thành một ngành kinh tế quan trọng tại Việt Nam, đóng góp tới 15% GDP cả nước. Đặc biệt, trong 10 năm tới, khi kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam có thể đạt mức 200 tỉ USD/năm thì nhu cầu sử dụng dịch vụ Logistics lại càng lớn. Dự báo, đến năm 2010, hàng Container qua cảng biển Việt Nam sẽ đạt từ 3,6-4,2 triệu TEU. Con số này đến năm 2020 có thể đạt tới 7,7 triệu TEU.
Song hành cùng sự phát triển kinh tế là tăng trưởng trong hoạt động xuất nhập khẩu, do đó, ngành logistics lại thêm nhiều cơ hội phát triển. Theo dự báo của Bộ Thương mại, trong 10 năm tới kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước sẽ đạt tới 200 tỷ USD. Điều đó cho thấy tiềm năng phát triển dịch vụ Logistics tại miền Bắc nói riêng và cả nước nói chung còn rất lớn.
Những năm gần đây, vận tải biển Việt Nam đang có những bước phát triển vượt đáng kể. Hiện 90% hàng hóa xuất nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển. Đặc biệt, lĩnh vực vận chuyển Container luôn đạt tốc độ tăng trưởng hai chữ số trong những năm gần đây. Tuy vậy, điều này lại dẫn đến Việt Nam đang rất cần các cảng nước sâu để có thể thoả mãn được nhu cầu xuất nhập khẩu ngày càng tăng. Tổng khối lượng hàng qua các cảng biển Việt Nam hiện nay vào khoảng 140 triệu tấn/năm (theo Cục Hàng hải Việt Nam), tốc độ tăng trưởng hàng năm trong vòng 10 năm tới theo dự đoán là 20
- 25%. Hiện chính phủ Việt Nam và các nhà đầu tư quốc tế đang triển khai một loạt dự án xây dựng các cụm cảng nước sâu như ở khu vực Cái Mép - Thị Vải ở phía Nam cũng như Hải Phòng ở phía Bắc. Các dự án này đang phấn đấu hoàn thành vào năm 2009.
Việc dịch chuyển cơ sở sản xuất của nhiều doanh nghiệp nước ngoài từ nơi khác đến Việt Nam đã tạo ra cơ hội rất lớn trong việc xây dựng một mạng lưới Logistics hoạt động có hiệu quả.
2. Khó khăn
Hạn định 2009 mở cửa lĩnh vực Logistics không còn xa. Theo cam kết gia nhập WTO, Việt Nam sẽ cho phép các công ty dịch vụ hàng hải, Logistics 100% vốn nước ngoài hoạt động bình đẳng tại Việt Nam. Điều này đặt doanh nghiệp Việt Nam trước thách thức cạnh tranh gay gắt trên sân nhà, áp lực cạnh tranh rất lớn từ việc hội nhập quốc tế, sự lớn mạnh không ngừng của thị trường cũng như những đòi hỏi ngày càng tăng từ phía khách hàng cũng đang đặt ra những thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp Logistics.
Một thực tế là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics trong nước tuy quy mô nhỏ, manh mún nhưng lại chưa biết liên kết lại, mà kinh doanh theo kiểu chụp giật, cạnh tranh thiếu lành mạnh, thi nhau hạ giá dịch vụ để giành được hợp đồng. Và chủ yếu là hạ giá thành thuê container, điều này chỉ có các doanh nghiệp trong nước bị thiệt, còn doanh nghiệp nước ngoài là những người chủ tàu sẽ được lợi. Một thực tế khác là trong khi các doanh
nghiệp của ta còn đang mải cạnh tranh với nhau thì các tập đoàn hàng hải lớn trên thế giới như APL, Mitsui OSK, Maerk Logistics, NYK Logistics..., những tập đoàn hùng mạnh với khả năng cạnh tranh lớn, bề dày kinh nghiệm và nguồn tài chính khổng lồ với hệ thống mạng lưới đại lý dày đặc, hệ thống kho hàng chuyên dụng, dịch vụ khép kín trên toàn thế giới, mạng lưới thông tin rộng khắp, trình độ tổ chức quản lý cao, đã và đang từng bước xâm nhập, củng cố, chiếm lĩnh thị trường trong nước.
Bên cạnh đó, một trong những khó khăn không nhỏ cho ngành Logistics của Việt Nam là nguồn nhân lực đang thiếu một cách trầm trọng. Theo ước tính của VIFFAS, nếu chỉ tính các nhân viên trong các công ty hội viên (khoảng
140) thì tổng số khoảng 4.000 người. Đây là lực lượng chuyên nghiệp, ngoài ra ước tính khoảng 4.000-5.000 người thực hiện bán chuyên nghiệp. Nguồn nhân lực được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau. Từ trước tới nay, các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành ngoại thương, hàng hải, giao thông vận tải cũng chỉ đào tạo chung các kiến thức cơ bản về nghiệp vụ ngoại thương, vận tải. Sách và tài liệu tham khảo về loại hình dịch vụ này cũng chưa nhiều. Ngay cả như các chuyên gia được đào tạo chuyên nghiệp trong lĩnh vực này vẫn còn quá ít so với yêu cầu phát triển.
Theo đánh giá của các chuyên gia, dịch vụ Logistics ở Việt Nam chưa phát triển được là do:
Đồng vốn và nhân lực ít ỏi nên việc xây dựng bộ máy doanh nghiệp quá đơn giản.
Tính chuyên sâu hầu như không có, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chưa đặt văn phòng đại diện tại nước ngoài trong khi xu thế hiện nay là Logistics toàn cầu.
Về nguồn nhân lực, chúng ta chưa có một trường nào chuyên đào tạo về Logistics. Kiến thức mà những nhân viên làm việc tại các doanh nghiệp Logistics hiện nay có được là học từ nước ngoài, một phần nhỏ từ các đại học chuyên ngành trong nước với kiến thức
thiếu cập nhật.
Các doanh nghiệp Logistics hoạt động rời rạc, thiếu hợp tác hỗ trợ lẫn nhau, thậm chí cạnh tranh không lành mạnh.
Vậy, như đã phân tích ở trên, Logistics không chỉ là ngành đem lại nguồn lợi khổng lồ mà còn có vai trò to lớn, liên quan mật thiết tới sự cạnh tranh sống còn của doanh nghiệp. Khái niệm Logistics, theo ESCAP, là quá trình tối ưu hóa về vị trí, lưu trữ và bao gồm cả vận chuyển các tài nguyên - yếu tố đầu vào và đầu ra từ nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối và đến tay người tiêu dùng cuối cùng thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế.
Đối với nền kinh tế quốc dân, Logistics đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu trong sản xuất, lưu thông, phân phối. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, chỉ riêng họat động Logistics đã chiếm từ 10 đến 15% GDP của hầu hết các nước tại Châu Âu, Bắc Mỹ và Châu Á - Thái Bình Dương.Vì vậy nếu nâng cao hiệu quả họat động Logistics sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế
.
Đối với doanh nghiệp, Logistics đóng vai trò to lớn trong việc giải quyết bài tóan đầu vào và đầu ra một cách có hiệu quả. Logistics có thể thay đổi nguồn tài nguyên đầu vào hoặc tối ưu hóa quá trình chu chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ,… giúp giảm chi phí và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Hiện đối với các doanh ngiệp Việt Nam, chi phí cho giao nhận kho vận còn chiếm tới 20% giá thành sản phẩm; trong khi tỷ lệ này ở các nước phát triển chỉ vào khoảng 8 - 12%. Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam so với các doanh nghiệp nước ngoài vốn đã rất mạnh.
Phân phối giống như mạch máu của nền kinh tế. Nắm được hệ thống phân phối chính là nắm được phần thắng trong tay. Và Logistics là một mắt xích quan trọng trong hệ thống phân phối ấy. Chính vì vậy ngành Logistics cần được quan tâm một cách thích đáng bởi thời hạn mở cửa ngành Logistics
trong lộ trình gia nhập WTO đang đến gần, và thua ngay trên sân nhà sẽ không chỉ dừng lại ở nguy cơ nữa mà có thể sẽ trở thành sự thật.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY VIỆC ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN LOGISTICS TẠI MIỀN BẮC VIỆT NAM
I. Định hướng phát triển đến năm 2015
1. Quan điểm về việc ứng dụng Logistics trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải ở Việt Nam
Trên cơ sơ nghiên cứu lý luận và một phần thực tiễn phát triển Logistics cho thấy, ngành dịch vụ này cần một nền tảng hạ tầng cơ sở vững chắc và ngành vận tải giao nhận, vận tải đa phương thức phải đạt tới một trình độ nhất định. Vì vậy, muốn Logistics được ứng dụng và phát triển có hiệu quả ở Việt Nam nói chung và miền Bắc Việt Nam nói riêng, nhất thiết phải có sự phối hợp đồng bộ của chính phủ cũng như các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận và các doanh nghiệp khác trong nước - những khách hàng tiềm năng của loại hình dịch vụ này. Chính phủ cần tiên phong trong việc tạo lập một cơ sở hạ tầng cũng như có sự hỗ trợ cần thiết về chính sách, hệ thống pháp lý, vốn,… cho các doanh nghiệp kinh doach dịch vụ vận tải giao nhận ứng dụng và phát triển Logistics.
Logistics phải được coi là một trong những ngành dịch vụ mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế nói chung và trong chiến lược phát triển các ngành dịch vụ nói riêng. Thực tiễn kinh nghiệm phát triển Logistics ở các nước cho thấy dịch vụ Logistics là một trong những ngành dịch vụ quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và chi phí Logistics chiếm một tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu chi phí của hầu hết các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Logistics phát triển sẽ thúc đẩy nhiều ngành khác phát triển.
Nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận trong việc ứng dụng và phát triển Logistics cũng như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong việc sử dụng các dịch vụ Logistics phục vụ hoạt động của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải nhận thức được tầm
quan trọng của Logistics, mô hình dịch vụ Logistics đối với chi phí kinh doanh và chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp.
Phát triển vận tải đa phương thức cũng là điều kiện quyết định việc phát triển và áp dụng Logistics trong hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận có hiệu quả hay không. Dịch vụ vận tải đa phương thức là dịch vụ vận tải giao nhận trọn gói "door to door". Toàn bộ hành trình của hàng hóa trong vận tải đa phương thức đòi hỏi rất nhiều dịch vụ được cung cấp để tạo thành một hành động thống nhất, một chế độ trách nhiệm thống nhất, một hợp đồng đơn nhất được thể hiện trên một chứng từ đơn nhất trên toàn bộ hành trình nhằm giảm tối đa chi phí trong hành trình, vận chuyển hàng nhanh và kịp thời giao hàng cho người nhận.
Phát triển dịch vụ Logistics phải hướng tới hình thành mô hình Logistics điện tử (E - Logistics). Logistics điện tử dựa trên cơ sở ứng dụng triệt để công nghệ thông tin và các thành quả của công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu năng của Logistics. Đây là xu hướng chung của các nước trên thế giới trong chiến lược phát triển Logistics và cũng là điều kiện quyết định cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics.
2. Dự báo nhu cầu về dịch vụ Logistics
Trước hết, cần phải thấy được nền kinh tế của chúng ta đang phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
Thứ nhất, khi quy mô ngày càng gia tăng thì nhu cầu có những chiếc tàu biển trọng tải lớn, chất lượng cao, những cảng biển trang bị hiện đại, những kho bãi đạt tiêu chuẩn,… cũng ngày càng lớn. Không chỉ có vậy, việc nâng cấp hạ tầng cơ sở phục vụ cho lượng hàng hóa được chuyên chở ngày một lớn. Mặt khác, nếu không đầu tư cho khoa học, công nghệ, kỹ thuật thì việc quản lý một lượng hàng hóa khổng lồ, kiểm soát từng khâu trong quá trình lưu thông là không thể.